intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

117
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến quản lí dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0030<br /> Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 128-136<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÍ<br /> DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG<br /> <br /> Vũ Thị Mai Hường<br /> Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Quản lí dựa vào nhà trường ra đời trong trào lưu cải cách giáo dục theo<br /> hướng chuyển từ bình diện giáo dục trên lớp sang bình diện tổ chức nhà trường, tái<br /> cấu trúc hệ thống giáo dục và phong cách quản lí. Các yếu tố tác động tới quản lí<br /> dựa vào nhà trường phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực và loại<br /> hình chương trình quản lí dựa vào nhà trường được tiếp nhận thực hiện trong thực<br /> tiễn. Việc xác định và thiết kế thang đo các yếu tố tác động tới mô hình này rất phức<br /> tạp vì có liên quan đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu<br /> vào hoặc có thể đơn giản chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực<br /> nào đó. Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến quản lí<br /> dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu<br /> học trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> Từ khoá: Quản lí, quản lí dựa vào nhà trường, các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố bên<br /> trong, yếu tố bên ngoài.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Malenet Al định nghĩa: “Quản lí dựa vào nhà trường được xem như sự thay đổi cấu trúc<br /> quyền lực một cách chính thức, hay nói cách khác đó là sự phân cấp quản lí ở cấp độ trường<br /> học, từ đó, xác định các thành viên có quyền đưa ra những quyết sách nhằm duy trì, củng cố<br /> và phát triển nhà trường” [1; 28]. Từ khi xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XX đến nay quản lí<br /> dựa vào nhà trường đã trở thành xu thế rất phổ biến trong lĩnh vực quản lí giáo dục. Cuộc<br /> cải cách trong lĩnh vực quản lí giáo dục hướng đến trao cho nhà trường nhiều quyền tự<br /> chủ và trách nhiệm xã hội hơn. Cuộc cải cách lấy nhà trường làm trung tâm đã đóng vai trò<br /> quan trọng góp phần đổi mới hiện trạng chất lượng giáo dục nhiều nước trên thế giới. Quản lí<br /> dựa vào nhà trường đã được áp dụng ở các nước phát triển, đang phát triển; trên khắp các khu<br /> vực và châu lục; thúc đẩy các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống đang trong quá trình thay đổi phải<br /> đẩy nhanh hơn sự thay đổi của mình [1]. Các yếu tố tác động của quản lí dựa vào nhà trường<br /> phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực, phụ thuộc vào loại hình hay cấp<br /> Ngày nhận bài: 19/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019.<br /> Tác giả liên hệ: Vũ Thị Mai Hường. Địa chỉ e-mail:huongvtm@hnue.edu.vn<br /> <br /> 128<br /> <br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường<br /> độ quản lí dựa vào nhà trường được thực hiện trong thực tiễn. Xác định và thiết kế thang<br /> đo các yếu tố tác động tới quản lí dựa vào nhà trường rất phức tạp vì điều này liên quan<br /> đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu vào hoặc có thể đơn giản<br /> chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực nào đó. Bài viết tìm hiểu các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu<br /> tố đó tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường<br /> Một trong những tài liệu về quản lí dựa vào nhà trường do một số chuyên gia giáo<br /> dục đưa ra (ví dụ, Bauer et al. 1998) đề xuất rằng, các yếu tố tác động của các chương<br /> trình quản lí dựa vào nhà trường có thể gồm: a) “phạm vi”, b) “ra quyết định”, và c) “sự<br /> uỷ thác”. “Phạm vi” là cần làm sáng tỏ những mục đích do các thành viên của Hội đồng<br /> nhà trường đưa ra, hoặc những phương diện bị ảnh hưởng bởi các quyết định của nhà<br /> trường. “Ra quyết định” liên quan tới thực tiễn các nhà quản lí giáo dục thực hiện mô hình<br /> quản lí dựa vào nhà trường theo định hướng của Hội đồng trường. “Sự uỷ thác” liên quan<br /> đến sự tương tác giữa các thành viên cộng đồng hoặc Hội đồng nhà trường và cha mẹ học<br /> sinh [2, 3].<br /> Theo một số tác giả (Gertler et al. 2007 và Santibaurez 2006), đối với các chương<br /> trình quản lí dựa vào nhà trường thì có hàng loạt các yếu tố tác động trong quá trình thực<br /> hiện có thể làm thay đổi kết quả giáo dục của nhà trường. Khi việc cung cấp các yếu tố<br /> nguồn lực bên trong nhà trường thay đổi thì các kết quả giáo dục có thể thay đổi theo [4, 5].<br /> Các tác giả nghiên cứu yếu tố tác động đến quản lí dựa vào nhà trường ở hai khía<br /> cạnh sau:<br /> Thứ nhất là do những bên có liên quan ở cấp độ địa phương như các thành viên cộng<br /> đồng, cha mẹ, đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường và học sinh có nhiều thông<br /> tin về nhà trường hơn chính quyền trung ương. Điều này có nghĩa là những người ở địa<br /> phương sẽ có sự lựa chọn tốt hơn, phù hợp hơn cho nhà trường. Khi cần đưa ra các quyết<br /> định liên quan đến nhà trường, họ sẽ đưa ra quyết định sát với nhà trường hơn so với<br /> chính quyền trung ương, hoặc các lãnh đạo có thẩm quyền về giáo dục ở địa phương.<br /> Theo nghĩa này, điều quan trọng để tạo nên sự thay đổi trong nhà trường cần theo các lĩnh<br /> vực sau:<br /> - Các quyết định quan trọng về nhân sự (bao gồm các giáo viên và nhân viên hành<br /> chính) như: tuyển dụng, sử dụng, thời gian, luân chuyển và đào tạo giáo viên. Điều quan<br /> trọng không chỉ là biết được các phương diện được chuyển giao cho cấp độ nhà trường và<br /> tần suất được quyết định, mà còn cần phải xác định được một cách chính xác là ai là<br /> người ra quyết định. Ví dụ, cộng đồng hay cha mẹ học sinh có quyền thực sự đối với việc<br /> tuyển dụng và sử dụng giáo viên?<br /> - Các quyết định quan trọng về kinh phí: Ai sẽ là thành phần xem xét và quyết định<br /> những sự thay đổi về lượng chi tiêu liên quan đến cơ sở vật chất, quản lí hành chính, và<br /> đào tạo đội ngũ. Đồng thời, khi cần đầu tư thì ai là người được ra các quyết định đầu tư<br /> cho các lĩnh vực này.<br /> 129<br /> <br /> Vũ Thị Mai Hường<br /> <br /> - Những thay đổi trong quá trình giáo dục: Quản lí dựa vào nhà trường có thể làm<br /> thay đổi phân bổ thời gian của các giáo viên đối với các nhiệm vụ giảng dạy, quản lí lớp<br /> và các cuộc họp với cha mẹ học sinh, các thành viên cộng đồng. Đồng thời, quản lí dựa<br /> vào nhà trường có thể góp phần làm giảm tỷ lệ vắng mặt của giáo viên trong các hoạt<br /> động chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường.<br /> - Huy động nguồn lực: Lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng nhiều hơn vào<br /> các công việc của nhà trường, từ đó dẫn đến việc nhà trường có thể nhận được nhiều sự<br /> đóng góp và tài trợ bằng với số tiền mà chính quyền trung ương cấp hoặc từ tiền thuế của<br /> địa phương.<br /> Thứ hai là xét về mặt lí thuyết, quản lí dựa vào nhà trường có thể làm thay đổi đối<br /> với các kết quả giáo dục bằng việc tăng cường hơn sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ<br /> học sinh vào nhà trường, duy trì trách nhiệm và sự giám sát của những người đưa ra quyết<br /> định về quản lí nhà trường. Theo đó, nội dung này được thể hiện ở các vấn đề sau đây:<br /> - Lôi cuốn sự tham gia trực tiếp của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào nhà trường:<br /> Cần khẳng định cơ chế chính thức của sự phối hợp hay sự hợp tác giữa các thành viên<br /> cộng đồng, cha mẹ và nhà trường (ví dụ như thông qua Hội đồng nhà trường), đồng thời<br /> xác định các thành viên, trách nhiệm của các thành viên trong cơ chế phối hợp này. Điều<br /> cốt yếu là xác định có bao nhiêu cuộc họp giữa cộng đồng và nhà trường cũng như các<br /> loại cuộc họp đó (ví dụ, các cuộc họp để ra quyết định hoặc chỉ vì các mục đích về thông tin).<br /> - Mối liên hệ giữa sự tham gia của cha mẹ học sinh và các quyết định ở cấp độ nhà<br /> trường: Mối liên hệ này sẽ góp phần làm sáng tỏ những yêu cầu hoặc sự khen ngợi, động<br /> viên khuyến khích của các thành viên cộng đồng đối với công việc giảng dạy, giáo dục<br /> của giáo viên dành cho học sinh trong nhà trường. Đồng thời, quan trọng là thông quan<br /> mối liên hệ chặt chẽ, nhà trường sẽ biết được những kiến nghị của các thành viên cộng<br /> đồng về các vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập của nhà trường và<br /> nhu cầu chi phí để kịp thời giải quyết các vấn đề này.<br /> - Sự thay đổi trong chính sách tài chính: Quản lí dựa vào nhà trường tích cực áp dụng<br /> hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Education Management Information System - EMIS),<br /> hệ thống nhận biết tiến trình học tập của học sinh và hệ thống xác định những đầu vào tài<br /> chính. Khi tham gia vào các quá trình ra quyết định của nhà trường, các thành viên cộng<br /> đồng và cha mẹ học sinh hoàn toàn có thể thuyết phục được nhà trường làm thay đổi các<br /> khoản chí phí. Từ đó, những sự thay đổi trên có thể cải tiến công tác quản lí hành chính<br /> của nhà trường và cuối cùng là nâng cao kết quả giáo dục. Ví dụ, nếu có một hệ thống<br /> EMIS tốt hơn sẽ giải phóng cho giáo viên khỏi những công việc hành chính, sau đó họ có<br /> nhiều thời gian hơn dành cho công việc chuyên môn như tìm hiểu học sinh, thiết kế và tổ<br /> chức quá trình giảng dạy.<br /> - Sự thay đổi bầu không khí nhà trường: Sự lôi cuốn cộng đồng tham gia tất cả vào<br /> các quá trình và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường có thể dẫn đến sự thay đổi<br /> bầu không khí nhà trường, lớp học cả ở khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực.<br /> Một yếu tố cần quan tâm khi thực hiện quản lí dựa vào nhà trường chính là sự thích<br /> ứng của quản lí dựa vào nhà trường với đặc trưng văn hoá, truyền thống, chế độ chính trị<br /> tại quốc gia nơi chính sách này được thực thi. Hầu hết các quốc gia chấp nhận quản lí dựa<br /> vào nhà trường để tạo ra sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng vào nhà trường, hoặc tăng<br /> 130<br /> <br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường<br /> thêm quyền lực của Hiệu trưởng và giáo viên, hoặc tăng mức độ thành tựu của học sinh,<br /> hoặc chuyển giao quyền lực của chính quyền, nhằm tạo ra cơ chế trách nhiệm đối với tiến<br /> trình ra quyết định ngày càng minh bạch hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, việc trao<br /> quyền cho những bên có liên quan đến nhà trường sẽ tăng hiệu quả và cải tiến chất lượng<br /> dịch vụ giáo dục. Ngoài ra, để cải cách quản lí dựa vào nhà trường thành công cần có sự<br /> ủng hộ của chính quyền trung ương, địa phương và các bên có liên quan.<br /> Nhìn chung, chính phủ các quốc gia đã có nhiều cách để áp dụng các chỉ dẫn khác<br /> nhau nhằm thực hiện thành công cuộc cải cách quản lí dựa vào nhà trường. Đầu tiên,<br /> chính phủ trung ương cần làm cho các nhà chức trách phụ trách về giáo dục địa phương<br /> có trách nhiệm hơn bằng việc yêu cầu họ cùng tất cả các bên có liên quan với nhà trường<br /> tham gia vào các cuộc thảo luận đối với các vấn đề về nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần<br /> sử dụng những phản hồi của các bên liên quan để thiết kế chính sách và can thiệp kịp thời<br /> để đáp ứng các nhu cầu địa phương. Song song với những thay đổi đó, chính phủ các<br /> quốc gia cũng nên thiết kế đánh giá tác động trong tương lai của các chương trình mới<br /> trước khi chúng được thực hiện đại trà. Xa hơn nữa, họ nên thực hiện đánh giá tác động<br /> một cách nghiêm ngặt đối với các chương trình hiện có. Những đánh giá này có thể do<br /> một nhóm liên quan đến việc phân tích và nghiên cứu của Bộ Giáo dục thực hiện, mặt<br /> khác cần khuyến khích các tổ chức độc lập đánh giá tác động của tất cả các chương trình.<br /> Cuối cùng các chính phủ các nước cần nâng cao nhận thức về cải cách quản lí dựa vào<br /> nhà trường ở cấp độ nhà trường và tuyên truyền phổ biến những điển hình tốt nhất về các<br /> chương trình quản lí dựa vào nhà trường trên toàn thế giới.<br /> Bản thân tính ưu việt của quản lí dựa vào nhà trường cũng đem lại sự vận dụng rộng<br /> rãi của mô hình này. Chi phí để thực hiện cải cách quản lí dựa vào nhà trường ít hơn so<br /> với những lợi ích mà nó mang lại. Rất nhiều cuộc cải cách quản lí dựa vào nhà trường có<br /> các mục tiêu kép. Thứ nhất đó là sự tham gia như là một cách tốt hơn để đạt được mục<br /> tiêu cao trong kết quả học tập của học sinh. Thứ hai là cải cách quản lí dựa vào nhà<br /> trường có mục đích khuyến khích sự quan tâm của cha mẹ học sinh với nhà trường như là<br /> cách để hỗ trợ chi phí tài chính thường xuyên cho nhà trường [2].<br /> Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường xuất phát từ bên trong<br /> và bên ngoài nhà trường. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Hệ thống văn bản pháp quy tạo<br /> điều kiện cho quản lí dựa vào nhà trường; Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; Nhận<br /> thức của lãnh đạo các cấp; Phong cách lãnh đạo các cấp; Nhận thức của cộng đồng; Chính<br /> sách tài chính cung cấp cho giáo dục Trình độ học vấn của cộng đồng; Chính sách sử<br /> dụng và tiếp nhận nguồn nhân lực; Cộng đồng, cơ quan quản lí giáo dục cấp trên hiểu về<br /> nhà trường<br /> Các yếu tố bên trong xuất phát từ đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cộng<br /> đồng và cha mẹ học sinh như: Sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh vào hội<br /> đồng trường để quyết định các vấn đề trọng tâm của nhà trường; Sự tham gia của giáo<br /> viên đối với các quyết định quản lí; Học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt<br /> động giáo dục trong lớp học; Môi trường nhà trường có tính dân chủ, chia sẻ, cộng tác,<br /> cởi mở; Năng lực quản lí lãnh đạo của Hiệu trưởng; Nhận thức của hiệu trưởng về quản lí<br /> dựa vào nhà trường; Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng<br /> Các yếu tố đó trong mỗi thời điểm khác nhau, tại mỗi quốc gia khác nhau sẽ có<br /> những tác động nhất định đến tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các nhà trường.<br /> 131<br /> <br /> Vũ Thị Mai Hường<br /> <br /> 2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường trong các<br /> trường tiểu học thành phố Hà Nội<br /> 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng<br /> Mục đích nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu tìm ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố<br /> bên trong và bên ngoài nhà trường có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi<br /> với hai phiếu hỏi có hai nội dung về thực trạng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản<br /> lí dựa vào nhà trường; thực trạng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà<br /> trường. Để đánh giá tính khách quan của các câu trả lời của các khách thể khảo sát,<br /> nghiên cứu có sử dụng thêm các câu hỏi phỏng vấn và quan sát bán cấu trúc.<br /> Khách thể khảo sát: 30 cán bộ quản lí phòng giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội;<br /> phỏng vấn bán cấu trúc đối với 03 hiệu trưởng và 03 giáo viên các trường tiểu học.<br /> Cách thức xử lí số liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để tính tần<br /> suất, điểm trung bình và hệ số tin cậy của phiếu khảo sát, từ đó rút ra các nhận định tổng<br /> quát về thực trang. Để đánh giá độ tin cậy của công cụ, đề tài dùng phương pháp đánh giá<br /> mức độ tương quan giữa các thành tố (item) trong cùng miền đo (internal consistency<br /> methods), sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient<br /> Alpha). Trong nghiên cứu này, chỉ số Cronbach's Alpha đạt 0.627, điều này cho thấy độ<br /> tin cậy của thang đo định lượng theo quy ước: Từ 0.6 - 0.8: có độ tin cậy, do đó, thang đo<br /> nghiên cứu dùng có thể sử dụng được. Đây là căn cứ để có thể tiến hành phân tích kết của<br /> các bảng số liệu.<br /> 2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng<br /> Kết quả nghiên cứu thực trạng được đề cập đến trong bảng số liệu 1 và 2 phía dưới.<br /> Đối với các yếu tố bên ngoài nhà trường, nhóm yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là nhóm yếu<br /> tố liên quan đến cộng đồng thông qua hai item: “Nhận thức của cộng đồng”, “Cộng đồng,<br /> cơ quan quản lí giáo dục cấp trên hiểu về nhà trường” với điểm trung bình xếp thứ 8 và 9.<br /> Qua trao đổi với hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, cô Nguyễn<br /> Thị A cho biết, “cộng đồng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động của nhà<br /> trường, gần đây vai trò của cộng đồng cũng được đề xuất tăng cường hơn trong hoạt<br /> động của nhà trường nhưng hành lang pháp lí cho sự tham gia của lực lượng này, cụ thể<br /> là trong luật giáo dục không đề cập nên vai trò của họ trong sự phát triển của nhà trường<br /> nói chung và tính tự chủ của nhà trường nói riêng còn hết sức hạn chế”. Bên cạnh đó,<br /> một giáo viên tiểu học huyện Ba Vì cho biết, nhận thức không đồng đều của cộng đồng<br /> cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của họ trong hoạt động của nhà trường bị hạn chế.<br /> Yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến quản lí dựa vào nhà trường được các khách<br /> thể khảo sát đánh giá với điểm trung bình cao là: “Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo các<br /> cấp” và những yếu tố liên quan đến văn bản chỉ đạo. Như vậy, cùng với khung lí luận về<br /> các yếu tố ảnh hưởng của quản lí dựa vào nhà trường thì yếu tố quản lí và lãnh đạo, quan<br /> điểm chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách cải cách giáo dục nói chung và<br /> quản lí dựa vào nhà trường nói riêng. Nếu các cấp lãnh đạo ủng hộ, đó là thời cơ thuận lợi<br /> cho sự thay đổi của các nhà trường; tuy nhiên, nếu không được ủng hộ thì đó là thách thức<br /> không dễ vượt qua.<br /> 132<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2