intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 Đề kiểm tra 1 tiết Vật lí lớp 10 - THPT Trường Chinh

Chia sẻ: Van Thien Tuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

143
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh 2 đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 10 của trường THPT Trường Chinh sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 Đề kiểm tra 1 tiết Vật lí lớp 10 - THPT Trường Chinh

  1. Trường THPT Trường Chinh KIỂM TRA 1 TIẾT Tổ : Lý – Tin – Công nghệ Môn : Vật lí - 10 nâng cao Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian phát đề ) Họ và tên: .......................................................... Lớp:.................... BẢNG CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẾ 4: Câu 1: Hai lực F1 và F2 song song, ngược chiều đặt tại A và B có hợp lực F đặt tại O cách A : 8 cm, cách B: 2 cm và có độ lớn F = 30 N. Tìm F1 và F2. A. 9 N và 18N B. 9 N và 36 N C. 10 N và 40 N D. 30 N và 9 N Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng : A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật . B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. C. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc Câu 3: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng: A. 2866J B. 1762J C. 2598J D. 2400J Câu 4: Một vật có khối lượng m = 3(kg) đặt tại A cách mặt đất một khoảng hA = 2(m). Chọn gốc thế năng tại B, cách mặt đất một khoảng hB = 1(m), thế năng của vật tại A có giá trị là: A. 20J B. 30J C. 60J D. 90J
  2. Câu 5: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với: A. tâm hình học của vật. B. điểm chính giữa của vật. C. điểm bất kì trên vật. D. điểm đặt của trọng lực tác dung lên vật. Câu 6: Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị của động lượng là A. kgms. B.kgm/s2 . C.kgms2 D.kgm/s Câu 7: Momen lực là đại lượng đặc trưng cho A. tác dụng làm quay của lực. B. tác dụng làm vật cân bằng của lực. C. tác dụng mạnh hay yếu của lực. D. khả năng sinh công của lực. Câu 8: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là: A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h. Câu 9: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực: A. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy B. Chuyển động của con Sứa C. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh D. Vận động viên bơi lội đang bơi Câu 10: Một lò xo có độ cứng 80 N/m. Khi nó bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu thì lò xo có một thế năng đàn hồi là: A. 0 J. B. 4 000 J. C. 0,4 J. D. 0,8 J. Câu 11: Chọn kết luận đúng. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải A. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. B. cùng độ lớn và cùng điểm đặt. C. cùng độ lớn và ngược chiều. D. cùng giá, cùng điểm đặt và cùng độ lớn. Cu 12: Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao 120m. Lấy g=10m/s2 .Bỏ qua sức cản. Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng: A. 10m B. 30m C. 20m D. 40 m Câu 13: Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động. A. Thế năng B. Động năng C. Cơ năng D. Động lượng Câu 14: Từ điểm M có độ cao 0,8m so với mặt đất, ném một vật có khối lượng 0,5kg lên trên theo phương thẳng đứng với vận tốc 2m/s. Lấy g =10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật bằng: A. 4J B. 1J C. 5J D. 8J
  3. Câu 15: Kết luận nào sau đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là đầy đủ? A. ba lực đó phải đồng quy. B. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy. C. ba lực đó phải đồng phẳng. D. hợp lực của hai lực bất kỳ phải cân bằng với lực thứ ba. Câu 16: Một vật khối lượng m1 = 1kg chuyển động với vận tốc v1= 10m/s tới va chạm vào vật m2 đang đứng yên. Sau va chạm m1 chuyển động ngược trở lại về sau với vận tốc 2m/s còn m2 chuyển động về phía trước với vận tốc 4m/s. Khối lượng của vật m2 A. 3kg B. 2kg C. 4kg D. 5kg Câu 17: Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng: A. 5W B. 4W C. 6W D. 7W Câu 18: Khi vận tốc tên lửa tăng gấp đôi và khối lượng của nó giảm còn ¼ thì động năng nó thay đổi như thế nào? A. Không đổi B. Tăng gấp 2 C. Giảm hai lần D.Tăng 8 lần Câu 19: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s Câu 20: Chọn phát biểu sai về 3 định luật Kêple: A. Mọi hành tinh đều chuyển động với quỹ đạo elip mà Mặt trời là một tiêu điểm B. Khi ở xa Mặt trời hành tinh chuyển động chậm hơn khi ở gần. C. Bán trục lớn của quỹ đạo elip tỉ lệ thuận với chu kì quay. D. Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành tinh quét các diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau. Câu 21: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết  = 300 . Cho g = 9,8 m/s2. Lực căng T của dây treo là  A. 4,9 N. B. 8,5 N. C. 19,6 N. D. 9,8 N. Câu 22: Nhận xét nào sau đây không đúng? Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm A. Luôn cùng giḠvới các lực thành phần. B. Có giá nằm trong khoảng cách giới hạn bởi giá của hai lực và tuân theo quy tắc chia trong C. Cùng phương với các lực thành phần. D. Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
  4. Câu 23: Công thức tính công tổng quát của lực F không đổi là: 1 A. A = F.s.cos  B. A = P.s. C. A = mgh. D. A = mv2. 2 Câu 24: Một vật đứng yên chịu tác dụng của 3 lực 16N, 8N và 10N. Nếu lực 16N không tác dụng vào vật nữa thì hợp lực tác dụng lên vật là: A. 10N. B. 16N. C. 18N. D. 8N. Câu 25: Một thanh có trọng lượng 30N, dài 4m có thể quay quanh đầu A của nó. Một lực F tác dụng lên điểm B cách điểm A một khoảng 3m và hướng thẳng đứng lên trên. Để thanh nằm ngang thì lực F có độ lớn là bao nhiêu? A. 20N B. 30N C. 60N D. 40N Câu 26: Một người dùng đòn gánh dài 1,2m gánh một thùng hàng nặng 15kg và một thùng cát nặng 10kg đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Vị trí đòn gánh đặt trên vai để hai thùng cân bằng là A. cách đầu gánh thùng hàng một đoạn 48cm. B. cách đầu gánh thùng cát một đoạn 60cm. C. cách đầu gánh thùng hàng một đoạn 72cm. D. cách đầu gánh thùng cát một đoạn 40cm. Câu 27: Ngẫu lực là : A. hệ hai lực cùng phương, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. B. hệ hai lực cùng phương, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. C. hệ hai lực song song, khác giá, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. D. hệ hai lực song song, khác giá, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. Câu 28: Một hòn bi được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà hòn bi lên được so với mặt đất là: A. 1,8m B. 3,36m C. 2,88m D. 2,4m Câu 29: Lực nào sau đây không phải là lực thế A. Lực ma sát B Trọng lực. C. Lực hấp dẫn D. Lực đàn hồi Câu 30: Một chất điểm đang đứng yên bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều, động năng của chất điềm bằng 150J sau khi chuyển động được 1,5m. Lực tác dụng vào chất điểm có độ lớn bằng: A. 0,1N B. 1N C. 10N D. 100N
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2