intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 5.3 - Ths. Trương Đình Hoài

Chia sẻ: Manh Manh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

277
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh học thủy sản - Chương 5.3: Một số bệnh nấm thường gặp ở cá và các bệnh nấm chủ yếu ở giáp xác giới thiệu đến người học một số kiến thức về Bệnh Saprolegnia, hội chứng lở loét, bệnh thối mang, bệnh nấm hạt, bệnh nấm ở ấu trùng tôm, bệnh nấm ở ấu trùng tôm, bệnh đen mang,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 5.3 - Ths. Trương Đình Hoài

  1. LOGO Chương V BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN GV.ThS. Trương Đình Hoài BM: Môi trường và Bệnh thủy sản
  2. Một số bệnh Nấm thường gặp ở cá
  3. Bệnh Saprolegnia (Bệnh nấm thủy my) 1. Nguyên nhân gây bệnh  Bệnh gây ra bởi Saprolegnia spp., Achlya spp. hoặc Aphanomyces sp. 2. Loài bị ảnh hưởng  Nhiều loài cá nước ngọt: cá chép, cá vàng.. bị ảnh hưởng. 3. Triệu chứng bệnh - Một túm bông phát triển trên trứng cá và các mô tổn thương khác của cá. - Mầu sắc của nấm có thể thay đổi từ màu trắng sang màu xám.
  4. Nấm Saprolegnia có chứa túi bào tử trưởng thành. Nấm Saprolegnia có bào tử động đang giải phóng từ túi bào tử
  5. Nấm Achlya có chất đống bào tử sơ khai ở đỉnh của túi bào tử sau đó giải phóng. Túi bào tử trống rỗng sau khi tất cả các bào tử được giải phóng.
  6. Giải phóng bào tử sơ khai của nấm Aphanomyces. Chú ý: Bào tử sơ khai được giải phóng thành một hàng đơn và ngay lập tức chúng tụ tập thành đống ở ngọn của túi bào tử.
  7. Ở cá nấm thường bám trên trứng và trên mang . Nấm phát triển trên trứng cá Nấm Saprolegnia diclina trên lá mang của cá
  8. 4. Ảnh hưởng trên ký chủ  Ký chủ bị nhiễm nấm xảy ra nhanh và gây thiệt hại nhiều.  Cá bị chết hoặc yếu và không đáp ứng với kích thích bên ngoài.  Mô bệnh học cho thấy sự phá hủy nhanh lớp biểu bì (mô bị hoại tử) có đáp ứng viêm nhẹ. 5. Chẩn đoán  Kiểm tra dưới kính hiển vi túm nấm phát triển từ những mô bị ảnh hưởng sẽ quan sát thấy sợi nấm.  Nếu như có xuất hiện túi bào tử thì việc nhận dạng tác nhân gây bệnh liên quan có thể thực hiện được.
  9. Nấm thủy my
  10. 6. Phòng và xử lý bệnh * Các hóa chất thường được dùng trong xử lý bệnh:  Xanh malachite không kẽm 0,1% dùng để bôi lên chỗ mô bị tổn thương. Vùng bôi sau đó được rửa đi. Nếu tắm sử dụng nồng độ 67mg/l trong 1 phút, nồng độ 0,2 mg/l trong 1 giờ, và 0,1 mg/l trong thời gian dài (Đã bị cấm).  Muối ăn: tắm bằng muối ăn với nồng độ là 22g/l trong 30 phút, 30g/l trong 10 phút và nếu ngâm dùng nồng độ 1-3 g/l  Formalin: 0,4-0,5 ml/l trong 1 giờ.  Phương pháp mới hiện nay là dùng hỗn hợp H2O2 kết hợp với Acid Acetic để phòng và trị bệnh (Bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt)
  11. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS) 1. Tác nhân chính gây bệnh là nấm Aphanomyces invadans cùng với vi khuẩn và vi rút. 2. Ký chủ: Bệnh xảy ra trên nhiều loài cá nước ngọt (có tới 50 loài) ở Nhật bán, Úc và các nước đông nam Á. Nhưng một số loài cá nuôi như Rô Phi, cá trắm cỏ lại không bị mắc bệnh này. 3. Phân bố địa lý: Bệnh được báo cáo lần đầu tiên xảy ra ở Nhật bản và thường xuyên xảy ra ở Úc. Các vụ dịch được lan truyền sang cả phía Đông Nam và Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái lan, Philippine, Srilanka, Bangladesh và Ấn độ.
  12. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS) 4. Biểu hiện của cá bệnh:  Ban đầu cá có biểu hiện màu tối, mất tính thèm ăn và nổi dưới bề mặt nước.  Cá bệnh thường tạo đám hoại tử dưới da có thể ăn sâu vào các cơ thịt phía trong, một số đám viêm có tạo gờ màu trắng xám.  Đám hoại tử xuất hiện từ nhỏ sau to dần.  Tỷ lệ chết cao thường liên quan với các vụ dịch.  Nhưng các đám viêm có thể hồi phục (lành vết thường) nếu không có nhiễm trùng kế phát.
  13. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS) 5. Chẩn đoán bệnh  Bằng mắt thường có thể quan sát thấy các vết thương hở trên một số loài cá như cá rô đồng, cá quả, cá trôi: - Trong giai đoạn đầu của bệnh các đám viêm thể hiện sự xuất huyết nông ở dưới da và chưa quan sát thấy nấm. Sau đó xuất hiện các sợi nấm xuyên sâu vào mô cơ làm tăng quá trình viêm. - Nấm gây ra một đáp ứng viêm mạnh và quá trình tạo bọc được hình thành xung quanh sự xuyên của sợi nấm, đây là một đặc trưng đặc biệt của bệnh. Quá trình từ một viêm mạn tính nhẹ tới một viêm nặng nghiêm trọng. Hầu hết các đám viêm lớn, hở, xuất huyết dưới da có đường kính từ 1-4 cm thường do quá trình bội nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophyla.  CĐ phân biệt bằng P2 cắt mô tổ chức nhiễm để xác định sự có mặt của nấm A. invadans bằng cách quan sát sự tạo bọc (granuloma) của nấm và sợi nấm.
  14. Cơ cá nhiễm EUS Thận cá nhiễm EUS
  15. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS)  Nuôi cấy nấm: Dùng dao khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn rồi áp sát vào phần danh giới giữa vùng viêm và vùng lành để tránh tạp nhiễm nấm tạp từ bên ngoài, sau cắt mẫu có thể tích khoảng 2 mm3, dùng panh vô trùng gắp mẫu đặt vào đĩa MT nuôi cấy nấm (MT nuôi cấy nấm có chứa kháng sinh Penicilline 100 UI/ml và Oxolinic acid 100mg/l). Bao bọc đĩa mẫu rồi nuôi cấy ở nhiệt độ phòng và theo dõi hàng ngày. Nhận dạng nấm bằng P2 quan sát sự hình thành bào tử và quá trình sinh sản vô tính. Nấm A. invadans phát triển chậm trong môi trường nuôi cấy và không phát triển ở 37oC trên MT nuôi cấy GY agar.  Cảm nhiễm: để xác định nấm gây bệnh có thể tiêm 0,1 ml dung dịch có chứa trên 100 bào tử động vào loài cá nhạy cảm với bệnh EUS (cá quả) ở 20oC để quan sát sự phát triển của nấm trong cơ của mẫu cá sau 7 ngày tiêm và hình thành bọc nấm sau 14 ngày.
  16. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS) 6. Truyền bệnh: Bệnh có thể lan truyền thông qua lụt lội làm phát tán cá mang mầm bệnh.  Bệnh thường xảy ra ở đk To thấp (các tháng mùa đông và mùa xuân). Nấm A. invadans là nguyên nhân cần thiết của bệnh và có mặt trong mọi trường hợp, tuy nhiên da cá bị tổn thương là đk cần thiết để cho nấm gắn và xuyên vào lớp mô bên dưới.  Các tổn thương này có thê gây ra do nguyên nhân vô sinh hoặc hữu sinh ví dụ như ở Úc và Philippine các vụ dịch xảy ra đều có sự liên quan đến các trận mưa a xít cùng với To thấp. Trong các trường hợp khác không có mưa a xít bệnh có thể xuất hiện cùng với tác nhân sinh học khác như nhiễm Rhadovirus hoặc các yếu tố MT (như To) có thể tạo ra các tổn thương.
  17. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS) Mô cơ cá trê bị nhiễm bệnh EUS, những điểm đen là sợi nấm.
  18. Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome = EUS) 7. Phòng và Xử lý bệnh: EUS xuất hiện ở hầu hết các loài cá tự nhiên nên rất khó xử lý vụ dịch trong một vùng.  Xử lý quần đàn trong tự nhiên là không thể trong hầu hết các trường hợp.  Giảm mật độ nuôi là một giải pháp hạn chế dịch bệnh.  Giải pháp loại trừ tác nhân gây bệnh bằng cách di chuyển tất cả các loại cá từ ao, hồ chứa, kênh nước trước khi thả lại, rút cạn, phơi ao và bón vôi cùng với việc khử trùng các dụng cụ.  Khi các tác nhân gây bệnh được xử lý từ vị trí nhiễm cần có các biện pháp phòng bệnh để tránh bệnh quay trở lại.  Giải pháp chọn các loài cá có khả năng kháng bệnh tự nhiên để nuôi là có hiệu quả ở mức trang trại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2