intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 6 - Hồ Phương Ngân (Phần B)

Chia sẻ: Sơn Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

110
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Bệnh học thủy sản - Chương 6: Bệnh do nguyên sinh động vật (ngành protozoa)" cung cấp cho người học các kiến thức: Trùng bánh xe - Trichodinosis, trùng quả dưa, lớp sán lá đơn chủ,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh học thủy sản: Chương 6 - Hồ Phương Ngân (Phần B)

  1. CHƯƠNG 6 PHẦN B BỆNH DO NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT (ngành protozoa)
  2. I. Trùng bánh xe: Trichodinosis
  3. 1. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh • Ký sinh gây bệnh thuộc 3 giống Trichodina; Trichodinella; Tripartiella • Trùng bánh xe mặt bụng dạng hình tròn, nhìn nghiêng có dạng hình chuông, kích thước 50-70µm; ở giữa có hạch lớn hình móng ngựa và hạch nhỏ hình tròn
  4. • Có 2-3 vòng tiêm mao dùng để bơi trong nước • Trùng bám vào da và mang cá nhỡ vào vòng móc bám bằng kitin ở mặt bụng, có 24 chiếc móc, phần gai hướng vào phía trong nhìn giống như bánh xe
  5. 2. Dấu hiệu bệnh lý • Ký sinh ở da và mang làm tổn thương niêm mạc gây hiện tượng viêm ngứa • Cá bị bệnh gầy yếu, da và mang tiết nhiều niêm dịch, từng phần mang bị thổi loét, bạc màu, chức năng hô hấp bị phá hoại, khiến cá bị ngạt • Cá bị nổi đầu thành đàn, bơi lờ đờ, chậm chạp, thích tập trung chỗ nước mới chảy vào ao
  6. 3. Mùa vụ • Xuất hiện quanh năm
  7. 4. Cách phòng • Không nuôi cá ở mật độ cao • Xử lý mùn bã hữu cơ • Tránh gây sốc cho cá
  8. 5. Cách trị • Để có hiệu quả cần điều trị thành nhiều đợt kế tiếp nhau, HCHO 30ppm/m3 nước, trị 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày thì sã có hiệu quả: + Ngày 1: tắm HCHO cho cá 1 lần + Ngày 3: thay khoảng 75% nước ao và tăm HCHO lần 2 + Ngày 6: thay 20-25% lượng nước và tắm HCHO lần 3 và giữ nguyên nước trong 2 ngày + Ngày 8: sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa
  9. II. Trùng quả dưa
  10. 1. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh • Nguyên sinh động vật Ichthyopthirius multifiliis • Trùng trưởng thành có hình dạng rất giống quả dưa, đường kính 0,5-1,0 mm. Ở mặt bụng phần phía trước có miệng hình xoắn ốc là nơi trùng bám vào cơ thể cá để hút chất dinh dưỡng. • Ký sinh ở da, mang cá, hút máu và tạo vết thương, vết thương sau đó bị nhiễm khuẩn tạo các đốm mủ màu trắng trên da, mang nên còn gọi là bệnh đốm trắng.
  11. Chu trình sống của trùng quả dưa • Gồm 2 giai đoạn:
  12. Dấu hiệu bệnh lý • Các vị trí bị trùng bám sẽ hình thành nhiều đốm lấm tấm màu trắng đục có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. • Da cá đổi thành màu đen sậm • Trùng bám nhiều ở mang và phá hủy mang làm suy giảm chức năng hô hấp, cá bị ngộp nên phải nổi đầu • Cá bị bệnh nặng sẽ trở nên chậm chạp, bơi lội lờ đờ. Khi cá quá yếu chúng chỉ ngoi đầu lên mặt nước để thở, đuôi bất động
  13. Phân bố, loài cá và mức độ gây hại • Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa • Xuất hiện hầu hết các loài cá
  14. Phòng trị • Để có hiệu quả cần điều trị thành nhiều đợt kế tiếp nhau, HCHO 30ppm/m3 nước, trị 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày thì sã có hiệu quả: + Ngày 1: tắm HCHO cho cá 1 lần + Ngày 3: thay khoảng 75% nước ao và tăm HCHO lần 2 + Ngày 6: thay 20-25% lượng nước và tắm HCHO lần 3 và giữ nguyên nước trong 2 ngày + Ngày 8: sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa
  15. • HCHO không có khả năng diệt được trùng quả dưa sống dưới lớp biểu bì da, mang, cũng như các bào nang (trứng) trong môi trường
  16. III.Lớp sán lá đơn chủ 1. Bệnh sán lá 18 móc: Gyrodactylosis
  17. a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh • Trùng gây bệnh: Gyrodactylus (Họ: Gyrodactilidae, bộ: Monopisthocotylea) • 1 số loài ký sinh trên cá: G.gei; G.sinensis; G.ctenopharyhgodonis
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2