intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 2: Quy phạm pháp luật

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

561
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chương 2: Quy phạm pháp luật giới thiệu tới các bạn những nội dung về khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật; cơ cấu của quy phạm pháp luật; phân loại quy phạm pháp luật. Bài giảng hữu ích với những bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 2: Quy phạm pháp luật

  1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  2. NỘI DUNG  1. Khái niệm và đặc điểm 2. Cơ cầu của quy phạm pháp luật 3. Phân loại quy phạm pháp luật
  3. I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP  LUẬT   1. Khái niệm: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự  mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra  hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ  xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
  4. 2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật  ­ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận ­ Được Nhà nước bảo đảm thực hiện ­ Mang tính bắt buộc chung ­ Nội dung trong mỗi quy phạm pháp luật đều  thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc
  5. II. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.  Giả  định:  là  một  bộ  phận  của  quy  phạm  pháp  luật  nêu  lên  những  điều  kiện,  hoàn  cảnh  (thời  gian,  địa  điểm…)  có  thể  xảy  ra  trong  thực  tế  cuộc  sống  và  cá  nhân  hay  tổ  chức khi  ở vào những hoàn cảnh, điều kiện  đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp  luật. 
  6. Ví dụ  Điều 133. Tội cướp tài sản 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực  ngay  tức  khắc  hoặc  có  hành  vi  khác  làm  cho  người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể  chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị  phạt tù từ ba năm đến mười năm. (Bộ luật hình sự 1999)
  7. ­ Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động  của pháp luật ­ Yêu cầu:  hoàn cảnh,  điều kiện nêu trong phần  giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tế ­ Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào?  Trong hoàn cảnh, điều kiện nào? 
  8. ­ Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều  kiện, giả định được chia thành hai loại +  Giả  định  giản  đơn:  chỉ  nêu  lên  một  hoàn  cảnh, điều kiện + Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh,  điều kiện 
  9. Giả định giản đơn Khoản 1, Điều 121, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa  đổi 2009): Tội làm nhục người khác 1.  Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,  danh  dự  của  người  khác,  thì  bị  phạt  cảnh  cáo,  cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến hai năm.
  10. Giả định phức tạp Điều  102,  Bộ  luật  Hình  sự  1999  (sửa  đổi  2009):  Tội  không  cứu  giúp  người  đang  ở  trong  tình  trạng  nguy  hiểm đến tính mạng 1.  Người  nào  thấy  người  khác  đang  ở  trong  tình  trạng  nguy hiểm  đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không  cứu  giúp  dẫn  đến  hậu  quả  người  đó  chết,  thì  bị  phạt  cảnh  cáo,  cải  tạo  không  giam  giữ  đến  hai  năm  hoặc  phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 
  11. 2. Quy định   Quy định  là bộ phận của quy phạm pháp luật,  trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay  tổ  chức  ở  vào  hoàn  cảnh,  điều  kiện  đã  nêu  trong  bộ  phận  giả  định  được  phép  hoặc  buộc  phải  thực  hiện.  Bộ  phận  quy  định  của  pháp  luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước. 
  12. ­ Vai  trò:  mô  hình  hoá  ý  chí  của  Nhà  nước,  cụ  thể  hoá cách thức xử của các chủ thể khi tham gia quan  hệ pháp luật ­ Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của  bộ  phận  quy  định  là  một  trong  những  điều  kiện  bảo đảm nguyên tắc pháp chế ­ Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự  như thế nào? 
  13. ­ Phân  loại:  căn  cứ  vào  mệnh  lệnh  được  nêu  trong  trong bộ phận quy định, có hai loại quy định +  Quy  định  dứt  khoát:  chỉ  nêu  một  cách  xử  sự  và  các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự  lựa chọn + Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều  cách xử  sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân  có thể lựa chọn cách xử sự. 
  14. Quy định dứt khoát Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện  kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi  phạm  hành  chính  phải  được  tiến  hành  nhanh  chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi  phạm  hành  chính  gây  ra  phải  được  khắc  phục  theo đúng quy định của pháp luật.  (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002)
  15. Quy định không dứt khoát Ðiều 401. Hình thức hợp đồng dân sự 1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời  nói,  bằng  văn  bản  hoặc  bằng  hành  vi  cụ  thể,  khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó  phải  được  giao  kết  bằng  một  hình  thức  nhất  định.
  16. 3. Chế tài  Chế  tài  là  một  bộ  phận  của  quy  phạm  pháp  luật, nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước  dự  kiến  áp  dụng  đối  với  cá  nhân  hay  tổ  chức  nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà  nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm  pháp luật. 
  17. Ví dụ Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 1.  Người  nào  bắt  cóc  người  khác  làm  con  tin  nhằm  chiếm  đoạt  tài  sản,  thì  bị  phạt  tù  từ  hai  năm đến bảy năm. 
  18. – Vai trò: nhằm bảo đảm cho pháp luật được  thực hiện nghiêm minh. – Yêu  cầu:  biện  pháp  tác  động  phải  tương  xứng  với  mức  độ,  tính  chất  của  hành  vi  vi  phạm. – Các  xác  định:  trả  lời  câu  hỏi  chủ  thể  phải  chịu  hậu  quả  gì  nếu  không  thực  hiện  đúng  quy định của quy phạm pháp luật.
  19. ­  Phân  loại:  căn  cứ  vào  khả  năng  lựa  chọn  biện  pháp áp dụng, mức áp dụng, có 2 loại:  +  Chế  tài  cố  định:  chỉ  nêu  một  biện  pháp  chế  tài và một mức áp dụng. +  Chế  tài  không  cố  định:  nêu  lên  nhiều  biện  pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều  mức để chủ thể có thể lựa chọn.
  20. ­  Ngoài ra, căn cứ vào tính chất và thẩm quyền áp  dụng, chế tài được chia thành 4 loại:  + Chế tài hình sự + Chế tài hành chính + Chế tài dân sự + Chế tài kỷ luật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2