intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 2 - ThS. Phạm Xuân Trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản" cách đo lường các chỉ tiêu sản lượng quốc gia như GNP và GDP; các chỉ tiêu về mức giá cả chung; cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế; các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 2 - ThS. Phạm Xuân Trường

  1. BÀI 2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được cách đo lường các chỉ tiêu sản lượng quốc gia như GNP và GDP. 2. Trình bày được cách đo lường các chỉ tiêu về mức giá cả chung: CPI, chỉ số điều chỉnh GDP. 3. Trình bày được cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. 1.1. 4. Phân tích được các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản. 2
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC 2.4. Các phương pháp 2.2. xác định GDP Các chỉ tiêu đo lường mức giá cả chung 2.1. 2.5. Các chỉ tiêu đo lường Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản sản lượng quốc gia 2.3. Các chỉ tiêu vĩ mô khác 2.6. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp 3
  4. 2.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products – GDP) 2.1.2. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products – GNP) 2.1.3. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) 2.1.4. Thu nhập quốc dân và thu nhập có thể sử dụng (Y và YD) 2.1.5. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô 4
  5. 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) Khái niệm: GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). 5
  6. 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Các thuật ngữ cần chú ý: • “Giá trị thị trường”; • “Của tất cả”; • “Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng”; • “Được sản xuất ra”; • “Trong một quốc gia”; • “Trong một thời kỳ nhất định”. 6
  7. 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Rank Country 2015 % (share) 1 United States 17968 24.44 Top 20 quốc gia có GDP lớn nhất 2 China 11385 15.49 3 Japan 4116 5.60 Nguồn: IMF (2016) 4 Germany 3371 4.59 5 United Kingdom 2865 3.90 6 France 2423 3.30 7 India 2183 2.97 8 Italy 1819 2.47 9 Brazil 1800 2.45 10 Canada 1573 2.14 11 Korea 1393 1.89 12 Austrailia 1241 1.69 13 Russia 1236 1.68 14 Spain 1221 1.66 15 Mexico 1161 1.58 16 Indonesia 873 1.19 17 Netherlands 751 1.02 18 Turkey 722 0.98 19 Swizerland 677 0.92 20 Saudi Arabia 632 0.86 7
  8. 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) GDP danh nghĩa (nominal GDP – GDPn) và GDP thực tế (real GDP – GDPr): • GDP danh nghĩa: Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của thời kỳ đó. • GDP thực tế: Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc.  Sự thay đổi của GDP danh nghĩa phản ánh sự thay đổi của giá cả và sản lượng; sự thay đổi của GDP thực tế chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng. 8
  9. 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Ví dụ về tính toán GDPn, GDPr Q táo Q gà P táo P gà GDPn GDPr (kg) (kg) (đ/kg) (đ/kg) Năm 1 5 10 6 8 5 × 6 +10 × 8 = 110 5 × 6 + 10 × 8 = 110 (năm gốc) Năm 2 8 12 10 10 8 × 10 + 12 × 10 = 200 8 × 6 + 12 × 8 = 144 Năm 3 10 20 12 16 10 × 12 + 20 × 16 = 440 10 × 6 + 20 × 8 = 220 9
  10. 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Bài tập liên quan đến GDP 2.1. Cho bảng số liệu sau: Táo (kg) Gà (kg) Pt (đ/kg) Pg (đ/kg) Năm 1 10 35 20 10 Năm 2 (gốc) 16 30 15 15 Năm 3 20 28 25 20 ? Hãy tính toán GDPn và GDPr qua từng năm? 10
  11. 2.1.2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GROSS NATIONAL PRODUCTS – GNP) Khái niệm: GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. Đo lường: GNP = GDP – thu nhập người nước ngoài ở trong nước + thu nhập người trong nước ở nước ngoài = GDP + NFA Trong đó NFA (Net factor income from abroad) là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài. NFA = thu nhập người trong nước ở nước ngoài – thu nhập người nước ngoài ở trong nước 11
  12. 2.1.3. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN RÒNG (NNP) NNP đo lường tổng thu nhập của người dân một quốc gia trong một thời kỳ (thường là một năm) sau khi đã loại trừ đi phần thu nhập bù đắp cho khấu hao. NNP = GNP – Dep 12
  13. 2.1.4. THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG (Y VÀ YD) Thu nhập quốc dân (thu nhập của khu vực tư nhân) là phần tổng sản phẩm quốc dân ròng trừ đi thuế gián thu ròng (thu nhập của Chính phủ). Y = NI = NNP – Te Thu nhập có thể sử dụng (thu nhập khả dụng) là phần thu nhập quốc dân sau khi đã đóng thuế thu nhập ròng (thuế trực thu). YD = Y – Thuế trực thu ròng Thuế trực thu hay gián thu ròng là tổng thuế mà Chính phủ thu được trừ đi trợ cấp. 13
  14. 2.1.4. THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG (Y VÀ YD) (tiếp theo) Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia NFA Dep GNP (GNI) GDP TeZ (GDI) NNP (NNI) Thuế trực thu ròng NI Yd 14
  15. 2.1.5. Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ TIÊU GNP VÀ GDP TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ • Các chỉ tiêu GDP/người hay GNP/người phản ánh mức sống của người dân; • Sử dụng để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế, là thước đo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia; • Là cơ sở cho việc lập chiến lược kinh tế, kế hoạch ngân sách ngắn và dài hạn, giúp Chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ; • Việc so sánh GNP và GDP cho biết quy mô kinh tế giữa các nước qua đó phản ánh tiềm lực quốc gia, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. 15
  16. 2.1.5. Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ TIÊU GNP VÀ GDP TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ (tiếp theo) Tuy có ý nghĩa như vậy, nhưng GNP và GDP chưa phải là thước đo hoàn hảo về thành tựu kinh tế cũng như phúc lợi của một quốc gia. Lý do: • GNP, GDP bỏ sót một số yếu tố làm gia tăng phúc lợi nhưng cũng tính vào một số yếu tố làm suy giảm phúc lợi như:  Hoạt động kinh tế tự cung tự cấp, hoạt động kinh tế ngầm;  Những thiệt hại về môi trường;  Thời gian nghỉ ngơi của con người. • GDP, GNP cũng chưa phản ánh được một số vấn đề của xã hội ảnh hưởng lớn đến phúc lợi như tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ ly dị, mức độ bất bình đẳng… 16
  17. 2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC GIÁ CẢ CHUNG 2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – consumer price index) 2.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator – DGDP) 17
  18. 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) Khái niệm: Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Các thuật ngữ cần chú ý: • “Mức giá trung bình”; • “Giỏ hàng hóa và dịch vụ”; • “Một người tiêu dùng điển hình”. 18
  19. 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) (tiếp theo) Phương pháp tính toán: 5 bước • Bước 1: Chọn tháng (năm) cơ sở và xác định giỏ hàng cho tháng (năm) cơ sở: qi0 • Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các tháng (năm): pit • Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các tháng (năm): Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ t =  pi t 0 qi • Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các tháng (năm):  p q  t 0 CPI   t   100 i i p q 0 0   i i (Tử số: Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ hiện hành, mẫu số: Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ gốc) • Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát: CPI  CPI t t 1   t  100% CPI t 1 19
  20. 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) (tiếp theo) Ví dụ về tính toán CPI Giỏ hàng Tháng 1 (tháng cơ sở) Tháng 2 Tháng 3 Hàng hóa Số lượng Giá Chi tiêu Giá Chi tiêu Giá Chi tiêu Cam 5 0,8 4 1,2 6 1,6 8 Cắt tóc 6 11 66 12,5 75 12 72 Vé xe buýt 100 1,4 140 1,5 150 1,6 160 Chi phí mua giỏ hàng 210 231 240 CPI1= (210/210) × 100 = 100; CPI2 = (231/210) × 100 = 110 CPI3 = (240/210) × 100 = 114,3 Lạm phát tháng 2 = (110 − 100)/100 × 100% = 10% Lạm phát tháng 3 = (114,3 − 110)/110 × 100% = 4% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2