intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở (Ngành: Dịch vụ pháp lý - Trung cấp) - Trường CĐ Lào Cai

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở gồm có 2 phần, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức pháp luật hiện hành về hòa giải ở cơ sở, như: Khái niệm, đặc điểm; nguyên tắc, phạm vi, phương pháp và các bước tiến hành hòa giải; quy trình bầu, miễn nhiệm tổ viên, tổ trưởng tổ hòa giải; vai trò của các cơ quan trong quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải ở cơ sở. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở (Ngành: Dịch vụ pháp lý - Trung cấp) - Trường CĐ Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ (Áp dụng cho trình độ Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2017 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Công tác hòa giải ở cơ sở là một trong những môn học rèn luyện kỹ năng quan trọng cho học sinh trong chương trình đào tạo trung cấp pháp lý đã được Bộ giáo dục – Đào tạo và Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai phê duyệt. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập môn học này của học sinh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai tổ chức biên soạn tập bài giảng môn Công tác hòa giải ở cơ sở trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và các kinh nghiệm được tổng kết trong thực tế. Nội dung gồm 3 phần: Phần I. Lý luận chung Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức pháp luật hiện hành về hòa giải ở cơ sở, như: Khái niệm, đặc điểm; nguyên tắc, phạm vi, phương pháp và các bước tiến hành hòa giải; quy trình bầu, miễn nhiệm tổ viên, tổ trưởng tổ hòa giải; vai trò của các cơ quan trong quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải ở cơ sở. Phần II. Kinh nghiệm hòa giải thông qua một số vụ việc cụ thể Hy vọng rằng tập bài giảng này sẽ là tài liệu học tập quan trọng cho học sinh trong quá trình học tập và làm việc trong lĩnh vực hòa giải cơ sở. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng không tránh khỏi hạn chế, khiếm khuyết nhất định, mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc nhằm làm cho tập bài giảng được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Tác giả Giảng viên: Mai Thị Lan Hương – Khoa Pháp lý 2
  3. TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Sau khi học xong môn học này người học đạt được: các kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác hoà giải tại cơ sở để có thể tham mưu và trực tiếp thực hiện trên thực tế. - Về kỹ năng: + Có phương pháp tiếp cận khoa học, kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề pháp luật - xã hội - pháp lý. + Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân thông qua công tác hòa giải cơ sở; xây dựng và triển khai các kế hoạch hòa giải ở cơ sở; + Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; tham mưu trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đối ở cơ sở; quản lý và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật ở cơ sở + Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần làm việc hợp tác, phối hợp với người khác và trong tập thể. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học phải có ý thức nghiêm túc tiếp thu và nghiên cứu kiến thức của các môn học cơ sở, chuyên ngành về luật. Có nhận thức đúng đắn về vai trò của môn học. 3
  4. PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG Bài 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ 1. 1. Khỏi niệm và đặc điểm 1.1.1 Khái niệm Tồn tại xã hội có sự chi phối, tác động qua lại của những mối quan hệ. Có nhiều dạng quan hệ trong đời sống hàng ngày như: Quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, quan hệ gia đình...Sự tác động ấy biểu hiện bằng tính xen kẽ đa chiều. Trong quá trình đó hệ quả và phát triển của quan hệ là những hành vi. Hành vi đó có thể phù hợp, có thể chưa phù hợp với môi trường xã hội nào đó. Hay, do sự khác biệt về nhận thức, quan điểm, lợi ích kinh tế, tính cách...nên việc nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp là điều tất yếu. Những mâu thuẫn trên có thể giải quyết bằng một trong các hình thức sau: - Thông qua hoà giải ở cơ sở. - Thông qua việc giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Toá án nhân dân, cơ quan hành chính các cấp... - Thông qua việc giải quyết của các cơ quan như: Trọng tài kinh tế, Trọng tài lao động. - Đơn phương tránh xung đột hoặc hành động trực tiếp để bảo vệ hay từ bỏ các quyền và lợi ích của mình trong các mâu thuẫn, tranh chấp. - Tự thoả thuận của các bên để chấm dứt mâu thuẫn, tranh chấp. Như vậy hoà giải ở cơ sở là một trong những hình thức quan trọng để giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư. Hoạt động hoà giải ở cơ sở đã trở thành một truyền thống tốt đẹp; góp phần củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta và không ngừng được hoàn thiện phát triển phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội. Theo Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở thì: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật”, bên cạnh đó cũng giải thích các thuật ngữ như:. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). Các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này. Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật này để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật này. 1.1.2. Đặc điểm của hoà giải ở cơ sở 4
  5. a. Về nội dung và phạm vi Hoà giải ở cơ sở là một hình thức giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân mà pháp luật không bắt buộc phải giải quyết theo thủ tục qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. b. Về chủ thể Người tiến hành hoà giải là một hoặc một số tổ viên tổ hoà giải hay cá nhân khác do tổ viên tổ hoà giải mời hoặc thành viên của các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, tổ dân phố và các cụm dân cư. Hoạt động hoà giải ở cơ sở xuất hiện khi các bên vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ không tự giải quyết được các tranh chấp và mâu thuẫn mà cần có cá nhân hoặc tổ chức làm trung gian đưa ra những ý kiến phân tích có tính thuyết phục để các bên tự nguyện lựa chọn cách xử sự theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy phạm đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. c. Về phương pháp Người tiến hành hoà giải có thể vận dụng một hay nhiều phương pháp cùng lúc như: giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên hiểu và tự nguyện tuân thủ quy định pháp luật nào đó, hay áp dụng phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là sự đồng thuận giữa các bên về chấm dứt mâu thuẫn, tự giác thực hiện những cam kết của họ sau khi đã được hoà giải thành. Cách thức hoà giải trên được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác, cởi mở, chân thành của các bên, chứ không phải là hoạt động " phán xét", hay "xét xử"; áp đặt ý chí hay " chụp mũ" của người làm công tác hoà giải ở cơ sở. d. Về trình tự thủ tục Hoà giải không tiến hành theo một trình tự, thủ tục bắt buộc nào. Người tiến hành hoà giải có thể lựa chọn những hình thức, biện pháp hoà giải phù hợp với từng vụ việc. Trong quá trình hoà giải, hoà giải viên có thể trực tiếp gặp gỡ từng bên hoặc cả hai bên; trực tiếp trao đổi nhằm làm rõ vụ việc và hướng dẫn các bên tự thoả thuận phương án giải quyết chấm dứt hành vi vi phạm ở bất kỳ thời điểm thích hợp nào. e. Về kết quả hòa giải Kết quả của hoạt động hoà giải ở cơ sở là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên để giải quyết các bất đồng do vi phạm pháp luật nhỏ hay tranh chấp nhỏ gây ra như: chấm dứt hành vi vi phạm, giải toả những thắc mắc, bất đồng trong quan niệm sống, ứng xử...phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của xã hội. Kết quả hoà giải là vụ việc được giải quyết ổn thoả thông qua hình thức cam kết thoả thuận miệng hoặc có thể được ghi thành biên bản nếu các bên có mâu thuẫn tranh chấp yêu cầu. 1.2.Ý nghĩa, mô hình của tổ chức hòa giải cơ sở 1.2.1. Ýnghĩa 5
  6. - Hoà giải ở cơ sở có ý nghĩa rất to lớn trong việc tháo gỡ những rắc rối tại cộng đồng dân cư, phát huy tình cảm tương thân tương ái; tránh những vi phạm pháp luật đáng tiếc có thể xảy ra. - Nhằm giải quyết kịp thời, tại chỗ những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, không để những mâu thuẫn, tranh chấp đơn giản trở thành lớn, phức tạp; ngăn ngừa mầm mống phát sinh tội phạm hình sự, tranh chấp phức tạp về dân sự và các vi phạm pháp luật khác; hạn chế đơn thư khiếu kiện của dân, tiết kiệm thời gian, công sức tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn kỷ cương xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội ở cơ sở. - Góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở cơ sở, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, phát huy vai trò và khả năng to lớn của nhân dân trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nói riêng cũng như trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội nói chung. - Góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, từng bước nâng cao ý thức sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật của nhân dân; đồng thời thông qua hoạt động hoà giải phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo và những điểm không phù hợp với thực tế của các quy phạm pháp luật để từ đó có những kiến nghị chuyển đến các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh cho phù hợp. 1.2. 2. Mô hình của tổ chức hòa giải ở cơ sở Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân. Hoạt động hoà giải ở cơ sở không phải do cơ quan nhà nước hay tổ chức chuyên môn nghề nghiệp thực hiện mà do Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân Việt Nam), ở thôn, xóm, bản, tổ dân phố, cụm dân cư thực hiện. Trong đó, tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân, do nhân dân bầu ra. Công tác hoà giải ở cơ sở chủ yếu là “hướng dẫn, thuyết phục, dàn xếp, giúp đỡ” chứ không phải bằng “phán xét, quyết định hay quyền lực” của các cơ quan nhà nước, không do cơ quan nhà nước thực hiện. Bản chất của công tác hoà giải là một hình thức tự quản của nhân dân. Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. 6
  7. Tổ hoà giải có tổ trưởng và các tổ viên do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và do Uỷ ban nhân dân cùng cấp công nhận. Mỗi Tổ hoà giải có từ ba tổ viên trở lên. Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của cụm dân cư và kết quả cuộc họp thôn, xóm, bản, tổ dân phố, kết quả cuộc họp chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định số lượng Tổ hoà giải ở địa phương. Thành viên của Tổ hoà giải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân, có khả năng thuyết phục, có tinh thần tự nguyện và do chính nhân dân bầu lên. Như vậy, tổ hoà giải là một tổ chức quần chúng của nhân dân, do dân bầu ra và được thành lập ở cơ sở thôn, xóm, bản, tổ dân phố hoặc cụm dân cư...Về bản chất tổ hoà giải là tổ chức quần chúng, không phải là tổ chức chính quyền, được thành lập để hoà giải tại chỗ, thường xuyên, kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở, nhằm chủ động ngăn ngừa vi phạm pháp luật, hạn chế các vụ việc phải đưa ra Toà án giải quyết. 1.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác hoà giải ở cơ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức có mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, quy tụ, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật…Việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng là một trong những mục tiêu đặt ra đối với công tác hoà giải ở cơ sở. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2014 đã quy định một trong những nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật, đó là: Tham gia hoạt động hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hoà giải. Bên cạnh đó, với tính chất là tổ chức gần gũi, có 7
  8. tầm ảnh hưởng sâu rộng và chi phối đến nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân cư, quy tụ một lực lượng đông đảo các thành phần xã hội tham gia, Mặt trận Tổ quốc có lợi thế rất lớn khi tham gia công tác hoà giải ở cơ sở. Ngoài ra, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với công tác hoà giải ở cơ sở, Luật Mặt trận tổ quốc cũng quy định rất rõ trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận: 1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. 2. Các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Trong việc hoà giải tranh chấp đất đai, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng có vai trò rất quan trọng Luật đất đai năm 20014 quy định: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trước hết thể hiện trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan xây dựng, củng cố Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của nhân dân tại địa bàn. Lựa chọn, giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn là tổ viên Tổ hoà giải để nhân dân bầu. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu tổ viên Tổ hoà giải. Đây là một thủ tục không thể thiếu để đảm bảo tính khách quan, chính xác và đúng đắn trong quyết định lựa chọn thành viên của Tổ hoà giải. Việc lựa chọn, giới thiệu người của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam phải được tiến hành trên cơ sở sự đánh giá, nhận xét về năng lực, phẩm chất, thái độ, tinh thần tham gia… trên thực tế của cá nhân đối với tập thể, cụ thể là việc tham gia các hoạt động, phong trào và hiệu quả công việc mà cá nhân đảm nhận tại địa phương; uy tín của cá nhân được lựa chọn; đảm bảo sự thống nhất ý kiến với các tổ chức thành viên… Sau khi đã có kết quả lựa chọn, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành giới thiệu, công bố danh sách các cá nhân tiêu biểu đã được chọn lựa để nhân dân bầu. Việc lựa chọn, giới thiệu người của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có tác dụng quan trọng đến việc tổ chức và thành lập Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải tạo tiền đề để Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải hoạt động có chất lượng và hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên còn giúp đỡ, tạo điều kiện về nhân lực (con người), về tinh thần (động viên, khuyến khích, thuyết phục) 8
  9. đối với công tác hoà giải ở cơ sở, đồng thời tham gia hoà giải trực tiếp các vụ việc, các tranh chấp, xích mích trong nhân dân. Thông qua mạng lưới của mình, Mặt trận Tổ quốc đã cung cấp và bổ sung cho các tổ hoà giải lực lượng hoà giải viên đông đảo. Thành viên tham gia Mặt trận Tổ quốc trước hết là những người có tâm huyết, có năng lực và uy tín đối với nhân dân. Bởi vậy, khi tham gia hoạt động hoà giải họ sẽ phát huy hết khả năng cũng như uy tín của mình để vận dụng trong các tình huống hoà giải, mang lại hiệu quả hoà giải thành cao. Mặt khác, là tổ chức của quần chúng nhân dân, ảnh hưởng của Mặt trận Tổ quốc rất tích cực tới bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Qua những tác động tích cực của Mặt trận Tổ quốc sẽ hướng chính quyền cơ sở giành nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư cho công tác hoà giải, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này. Thực tế đã cho thấy những địa phương nào thu hút được sự quan tâm của chính quyền sở tại đối với công tác hoà giải, thì nơi đó hoạt động hoà giải thực sự phát huy hiệu quả thiết thực, là cầu nối của tình làng, nghĩa xóm, là sợi dây gắn kết con người, mang lại sự hoà hiếu, hoà thuận trong nhân dân. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn phối hợp với các cơ quan hữu quan tham gia hướng dẫn hoạt động hoà giải về nghiệp vụ, về cơ cấu tổ chức… và phối hợp tiến hành sơ kết, tổng kết công tác hoà giải ở cơ sở. Bài 2. ho¹t ®éng hoµ gi¶i ë c¬ së 2.1. Nguyªn t¾c cña hoµ gi¶i ở cơ sở 2.1.1. Khái niệm Nguyên tắc hoà giải là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo mà khi tiến hành hoạt động hoà giải phải tuân thủ một cách đầy đủ, toàn diện và nghiêm túc 2.1.2. Các nguyên tắc hòa giải - Hoà giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân nếu như người hoà giải chỉ căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, phong tục tập quán của địa phương, dòng họ để dàn xếp các mâu thuẫn, tranh chấp thì chưa đủ và không hiệu quả. Các vụ việc nếu chỉ dừng lại ở các quy phạm đạo đức để hoà giải thì chưa hẳn đã mang lại kết quả tích cực và thoả đáng. Một vụ việc chỉ được giải quyết dứt điểm và có hiệu quả cao khi người hoà giải bên cạnh việc căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán còn cần phải nắm vững và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Để thực hiện nguyên tắc này, tổ viên Tổ hoà giải phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trước hết, cần nắm vững quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác hoà giải ở cơ sở như pháp luật dân sự (quan hệ tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế,...), pháp luật hôn nhân và gia đình (quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quan hệ cha mẹ, con, 9
  10. nhận nuôi con nuôi, ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng...), pháp luật về đất đai (quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất...), pháp luật hành chính và pháp luật hình sự... Bên cạnh việc hoà giải theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoà giải viên cần phải kết hợp với các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân. Pháp luật được thể hiện ở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phong tục, tập quán thường được thể hiện hoặc bằng ngôn ngữ như luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số, các hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, tổ dân phố, hoặc bằng các thói quen ứng xử dưới dạng các hành động cụ thể. Phong tục, tập quán được áp dụng phải là phong tục tập quán tốt đẹp, không trái với pháp luật và quy tắc xây dựng nếp sống mới. Nếu phong tục, tập quán đã được quy định trong các hương ước, quy ước làng thì phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thực hiện. Đối với các hủ tục, tập quán lỗi thời thì tuyệt đối không được vận dụng để hoà giải. - Hoà giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoà giải ở cơ sở. Vì bản chất của hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận trên cơ sở tự nguyện. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên có tranh chấp trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ. Người làm công tác hoà giải phải hiểu được tâm lý của những người đang có mâu thuẫn, tranh chấp, vì giữa những người đó thường có những lý lẽ cho rằng mình đúng và không chấp nhận lý lẽ của bên kia. Do đó, khi hoà giải, tổ viên tổ hoà giải phải giúp họ bình tĩnh, tỉnh táo để nhìn nhận ra sự thật, thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên. Chỉ khi nào họ hiểu đúng đắn và thông cảm với nhau thì họ mới tự nguyện cùng nhau giải quyết mọi mâu thuẫn. Tuy nhiên có những trường hợp, nếu tiến hành hoà giải các bên có thể chưa chấp nhận ngay thì tổ viên tổ hoà giải phải dùng phương pháp thuyết phục để hai bên đi đến thoả thuận mà không được tìm cách áp đặt. Một trong những phương pháp để hai bên đi đến thoả thuận trong trường hợp họ không chấp nhận thì tổ viên tổ hoà giải phải nhờ đến sự trợ giúp của người đại diện chính quyền như công an hay đại diện của tổ chức xã hội để tạo nên một tâm lý nhất định đối với một hoặc các bên tranh chấp, để họ đồng ý chấp nhận việc hoà giải. Đương nhiên sự tác động tâm lý này không được mang tính ép buộc mà chỉ là sự hỗ trợ cho hoà giải viên thực hiện thành công việc hoà giải. - Hoà giải phải khách quan, công minh, có lý, có tình, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng Thông thường khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ để tự bảo vệ mình cho mình là đúng, không nhìn nhận được cái sai của mình đã gây ra 10
  11. cho người khác. Do đó người hoà giải phải thực sự khách quan, vô tư, công minh, đề cao lẽ phải, tìm cách thuyết phục để mỗi bên hiểu rõ sai trái, không xuề xòa “dĩ hoà vi quý” cho xong việc. Hơn nữa sự công minh, khách quan, vô tư của người hoà giải sẽ là yếu tố để hai bên đặt lòng tin và cùng nhau giải quyết vụ việc. Nguyên tắc có lý có tình là một trong những nguyên tắc đặc trưng nhất đối với hoạt động hoà giải ở cơ sở so với loại hình hoà giải khác. Trong hoà giải ở cơ sở cần tuân theo các quy phạm đạo đức, đề cao yếu tố tình cảm, khuyên nhủ các bên ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên không chỉ áp dụng theo các quy phạm đạo đức nói chung, trong từng trường hợp cụ thể hoà giải viên cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật để giải quyết sự việc và hướng dẫn các bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ nguyên tắc này chính là sự bảo đảm đạt được mục đích của công tác hoà giải là giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình, cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Trong quá trình thực hiện hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải phải giữ bí mật thông tin về đời tư của các bên tranh chấp. Khi đã được các bên tranh chấp tin tưởng và thổ lộ thông tin thầm kín về đời tư của mình cho hoà giải viên, thì hoà giải viên không được phép tiết lộ thông tin đó cho người khác. Song cũng cần phân biệt giữa bí mật thông tin đời tư cá nhân và thông tin bí mật của các bên tranh chấp về hành vi bất hợp pháp mà họ đã thực hiện. Bên cạnh đó, hoà giải phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Nguyên tắc này mang tính pháp lý cao và thường được áp dụng cho mọi loại hình hoà giải các tranh chấp kể cả việc hoà giải được thực hiện bởi Toà án và tổ chức trọng tài. Đối với hoà giải ở cơ sở, các tranh chấp, xích mích trong đời sống sinh hoạt hàng ngày liên quan đến sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường… thường liên quan đến nhiều người khác ngoài các bên tranh chấp, do đó Tổ hoà giải không thể vì mục đích đạt được hoà giải thành mà làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc hoà giải phải tuân thủ nguyên tắc không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. - Hoà giải phải kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày có thể xảy ra những va chạm, xích mích, tranh chấp nhỏ giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm giềng, bạn bè… với nhau mà nếu không được giải quyết kịp thời, có lý, có tình thì có thể từ những va chạm, xích mích, mâu thuẫn nhỏ sẽ dễ trở thành những mâu thuẫn lớn. Từ những tranh chấp, mâu thuẫn trong quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình có thể chuyển thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến trật tự chung. Vì vậy, các hoà giải viên cần chủ động, kịp thời ngăn chặn hậu quả xấu, phòng 11
  12. ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự có thể xảy ra để giữ gìn được tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, tập thể. Để tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc kịp thời, chủ động trong hoạt động hoà giải ở cơ sở, Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đã quy định: Tổ viên tổ hoà giải có thể chủ động hoà giải hoặc tổ chức việc hoà giải theo sáng kiến của mình. Khác với các loại hình hoà giải khác, pháp luật không quy định thời hạn tiến hành việc hoà giải một tranh chấp do tổ hoà giải thực hiện. Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Quy định này thể hiện một trong các đặc điểm của thực tiễn hoạt động công tác hoà giải ở cơ sở là có nhiều việc tranh chấp trong cộng đồng dân cư đòi hỏi tổ viên tổ hoà giải phải kiên trì việc hoà giải. Người hoà giải đến gặp gỡ từng bên để lắng nghe, thuyết phục rồi sau đó tổ chức cho các bên trực tiếp gặp nhau ở một nơi thuận tiện, giúp họ thông cảm với nhau. Cuộc gặp gỡ phải tránh biến thành cuộc đối chất giữa hai bên trong bầu không khí căng thẳng. Sau khi tìm hiểu đầy đủ sự việc, lắng nghe ý kiến của các bên, người hoà giải phải bằng tất cả sự cảm thông, khéo léo phân tích, thuyết phục cho các bên đạt tới thoả thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức, tập quán tốt đẹp của nhân dân và cùng nhau thực hiện những thoả thuận đó. 2.2. Ph¹m vi hoµ gi¶i 2.2.1. Những vụ việc được hoà giải a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác); b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất; c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn; d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính; đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây: Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; 12
  13. Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tạiKhoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính; g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm. 2.2.2 Không hòa giải các trường hợp sau đây: a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội; c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp mà pháp luật cho phép có thể hòa giải được; d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hòa giải cơ sở; đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm: Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.3. Phương pháp và các bước tiến hành hòa giải 13
  14. 2.3.1. Quyền tiến hành hoà giải a) Tổ hoà giải Việc hoà giải do các tổ viên Tổ hoà giải tiến hành hoặc tổ chức tiến hành trong các trường hợp sau: + Tổ viên Tổ hoà giải chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình trong trường hợp trực tiếp chứng kiến hoặc biết về việc tranh chấp. Khi tổ viên Tổ hoà giải chứng kiến hoặc biết việc tranh chấp trong cộng đồng dân cư thì có thể tự mình chủ động gặp gỡ ngay các bên tranh chấp để thực hiện việc hoà giải. Việc chủ động có mặt của tổ viên Tổ hoà giải trong nhiều trường hợp là rất cần thiết, có thể giải quyết các việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ một cách kịp thời, tránh để chuyện bé xé ra to, việc đơn giản thành việc phức tạp. Tổ viên Tổ hoà giải có thể đứng ra tổ chức việc hoà giải theo sáng kiến của mình, có thể mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải để cùng thuyết phục các bên tranh chấp. Trong trường hợp tổ viên Tổ hoà giải mời người ngoài Tổ hoà giải cùng tham gia việc hoà giải thì tổ viên Tổ hoà giải vẫn đóng vai trò người thực hiện việc hoà giải và người được mời có vai trò giúp đỡ tổ viên thực hiện việc hoà giải. Người được mời có thể là người có trình độ pháp luật, có kiến thức xã hội, có uy tín, đóng vai trò “tư vấn pháp luật” cho tổ viên Tổ hoà giải. trong trường hợp cần thiết, “người được mời” tham gia thuyết phục các bên, phân tích về góc độ pháp lý đối với tranh chấp cho các bên hiểu và cùng thống nhất đi tới kết quả hoà giải. + Thực hiện việc hoà giải theo sự phân công của tổ trưởng Tổ hoà giải, theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân Bên cạnh việc chủ động tiến hành hoặc tổ chức tiến hành hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải còn thực hiện việc hoà giải theo sự phân công của Tổ trưởng hay theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Trong trường hợp này, tổ viên Tổ hoà giải phải tìm hiểu rõ các bên tranh chấp, nguyên nhân tranh chấp, dự kiến cách thức hoà giải cũng như việc có cần mời người ngoài Tổ hoà giải tham gia giải quyết tranh chấp hay không để việc hoà giải đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết tổ viên Tổ hoà giải có thể từ chối việc hoà giải hoặc đề nghị mời tổ viên khác vì thấy mình có liên quan đến vụ việc hoà giải hoặc liên quan đến một trong hai bên tranh chấp nhằm đảm bảo việc hoà giải được khách quan, công bằng. + Thực hiện việc hoà giải theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh chấp Khi các bên tranh chấp tìm đến để yêu cầu thực hiện hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải cần cân nhắc xem việc tranh chấp được yêu cầu hoà giải có thuộc phạm vi giải quyết bằng hoà giải ở cơ sở hay không. Vì trong thực tiễn, phần lớn các bên tranh chấp tìm đến Tổ hoà giải là vì Tổ hoà giải là nơi thuận tiện nhất, giải quyết kịp thời các tranh chấp, xích mích vừa phát sinh... nên tạo được uy tín trong cộng đồng dân 14
  15. cư, song cũng không ít trường hợp, các bên tranh chấp tìm đến Tổ hoà giải không phải để được giải quyết bằng con đường hoà giải đối với các tranh chấp, xích mích mà nhằm mục đích trốn tránh việc xử lý thoả đáng của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mà họ gây ra. Ví dụ người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng lại tìm đến việc hoà giải để trốn tránh hình phạt của pháp luật. b) Thông qua hoạt động của các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân: hoà giải của các thành viên trong gia đình, họ tộc, hoà giải của các tổ chức tự quản của nhân dân, các đoàn thể xã hội... 2.3.2. Thời gian, địa điểm tiến hành việc hoà giải Thời gian tiến hành việc hòa giải tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên đương sự và tổ viên Tổ hoà giải. Việc hoà giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải ngay tại thời điểm xảy ra tranh chấp nếu tổ viên Tổ hoà giải là người chứng kiến và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay. Thực tế cho thấy thời gian tốt nhất là vào lúc đã xong công việc, không còn bận rộn vào việc khác như buổi tối, ngày nghỉ, giờ nghỉ là những lúc thư thái, tĩnh tâm dễ cảm thông với nhau. Việc chọn thời gian do kinh nghiệm và điều kiện cụ thể của tổ viên cũng như hoàn cảnh của các bên, nhưng càng gần thời gian phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp càng tốt (có thể ngay sau khi có tranh chấp). Địa điểm hoà giải do tổ viên Tổ hoà giải lựa chọn sao cho thuận lợi nhất cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên. Việc chọn địa điểm tuỳ thuộc kinh nghiệm của tổ viên Tổ hoà giải và điều kiện cụ thể nơi có vi phạm, tranh chấp. 2.3.3. Người tiến hành việc hoà giải Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên Tổ hoà giải tiến hành (kể cả tổ trưởng Tổ hoà giải). Đây là một quy định rất đặc thù đối với hoạt động hoà giải ở cơ sở. Trong hoạt động hoà giải tại Toà án phải tuân theo thủ tục tố tụng, pháp luật quy định cụ thể số thẩm phán trong hội đồng xét xử đối với từng cấp xét xử và từng loại vụ việc. Hoà giải của tổ chức trọng tài, số trọng tài viên tham gia giải quyết vụ việc là một hoặc ba là do các bên tranh chấp yêu cầu. Nhưng đối với hoà giải ở cơ sở, pháp luật không quy định cụ thể số lượng tổ viên Tổ hoà giải tham gia hoà giải trong các trường hợp. Do vậy, các tổ viên Tổ hoà giải có thể tự quyết định số tổ viên tham gia hoà giải đối với từng vụ, việc cụ thể. Đối với những việc tranh chấp tương đối phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, sự có mặt của một số tổ viên Tổ hoà giải sẽ tác động nhiều hơn đến khía cạnh tâm lý của các bên tranh chấp hoặc mỗi tổ viên Tổ hoà giải sẽ đứng ra thuyết phục mỗi bên. Trong trường hợp cần thiết, tổ viên tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ thực hiện việc hoà giải hoặc cùng tham gia hoà giải. Tổ viên Tổ hoà giải không tiến hành việc hoà giải nếu họ là người có liên quan đến vụ việc cần được hoà giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảo đảm hoà giải được khách quan hoặc 15
  16. không đem lại kết quả. Trong trường hợp này, Tổ trưởng Tổ hoà giải sẽ không phân công tổ viên đó thực hiện việc hoà giải. 2.3.4. Hoà giải các tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau Trong trường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các tổ hoà giải khác nhau, thì các Tổ hoà giải phải có sự phối hợp để cùng giải quyết vụ việc. Việc phối hợp hoà giải phải do Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện. Các tổ viên là người thực hiện việc hoà giải cũng có thể chủ động phối hợp với nhau nhưng phải báo cáo ngay với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoà giải. Thực tiễn công tác hoà giải thời gian qua cho thấy không ít những trường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư khác nhau (làng này với làng khác, thôn này với thôn khác, xã này với xã khác...) đã xảy ra thường khá phức tạp, gay gắt. Bởi vậy, những người thực hiện hoà giải ở các địa bàn khác nhau phải có sự phối hợp với nhau để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Trong trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến trật tự, an ninh trên địa bàn dân cư thì các tổ hoà giải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết kịp thời. 2.3.5. Phương thức và các bước tiến hành hoà giải a) Phương thức tiến hành hoà giải Việc hoà giải được tiến hành chủ yếu bằng lời nói: tổ viên Tổ hoà giải trực tiếp gặp gỡ các bên, dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục các bên đạt được sự thoả thuận tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm. Trong trường hợp các bên tranh chấp yêu cầu tổ viên Tổ hoà giải lập biên bản hoà giải thì Tổ hoà giải lập biên bản. Tuy nhiên, biên bản hoà giải không phải là một chứng cứ pháp lý và cũng không làm phát sinh hậu quả pháp lý. Đó chỉ là sự thoả thuận giữa các bên mang ý nghĩa đạo lý, danh dự và tạo nên một sự ràng buộc về mặt đạo lý và tâm lý giữa các bên. Trong trường hợp đã có biên bản hoà giải thành nhưng sau đó các bên lại không muốn thực hiện thoả thuận đó thì không ai có quyền cưỡng chế các bên thi hành kết quả hoà giải thành đã được ghi nhận trong biên bản. Tổ hoà giải cũng chỉ có thể dựa vào biên bản hoà giải để thuyết phục các bên thực hiện kết quả hoà giải. Trong trường hợp được các bên đồng ý, việc hoà giải cũng có thể lập thành biên bản. Tổ viên Tổ hoà giải có thể dựa vào biên bản hoà giải để làm cơ sở cho việc thuyết phục các bên tranh chấp đạt tới thoả thuận và thực hiện thoả thuận. Đối với việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình, nếu hoà giải không thành thì tổ viên Tổ hoà giải nên lập biên bản hoà giải không thành làm cơ sở pháp lý để Toà án thụ lý vụ việc. Tuy nhiên, từ quy định của Pháp lệnh, thì hoà giải do tổ hoà giải thực hiện không nhất thiết phải tuân theo một thủ tục chặt chẽ mà có thể tiến hành hoà giải ở mọi lúc, mọi nơi mà tổ viên Tổ hoà giải thấy thuận tiện cho việc hoà giải và việc 16
  17. hoà giải đạt kết quả, không cần trụ sở, biên bản, bàn giấy…tổ viên Tổ hoà giải chỉ dùng lời lẽ thuyết phục các bên, giúp họ đạt được thoả thuận. b) Các bước tiến hành hoà giải Từ thực tiễn hoạt động hoà giải có thể khái quát các bước tiến hành hoà giải được thực hiện như sau: Bước 1: Trước khi hoà giải - Khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên, người hoà giải cần có mặt kịp thời gặp gỡ các bên tranh chấp để can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên; khuyên nhủ hai bên có thái độ đúng mực, tôn trọng trật tự trị an, phải, trái, đúng, sai sẽ được giải quyết rõ rang. Đồng thời nhắc nhở quần chúng xung quanh có trách nhiệm ổn định tình hình, không nên có thái độ châm chọc, kích động “lửa cháy đổ thêm dầu”, không nên kéo bè, lập cánh tổ chức thành cuộc ẩu đả lớn dẫn đến hành vi phạm tội… Đối với những vụ việc như đánh nhau, gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn dân cư, tổ viên Tổ hoà giải cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời và hạn chế các thiệt hại về người, về vật chất có thể xảy ra; - Tìm hiểu nhanh nguyên nhân gây ra vụ việc, kịp thời thuyết phục, không để “việc bé xé ra to”, “việc đơn giản thành việc phức tạp”; - Có thể hội ý nhanh trong tổ hoà giải để bàn biện pháp hoà giải, phân công các hoà giải viên nắm chắc vụ việc, tiếp xúc với các đương sự để tiến hành hoà giải kịp thời. Nếu gặp vụ việc tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư thì Tổ hoà giải kịp thời báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết. Đây là bước quan trọng, nếu làm tốt bước này sẽ hạn chế, ngăn ngừa mâu thuẫn phát triển, tạo điều kiện cho việc hoà giải tiếp theo. Bước 2: Tiến hành hoà giải Đây là bước quan trọng có tính chất quyết định thành công hay thất bại của việc hoà giải. Để thực hiện bước này, tổ viên Tổ hoà giải cần làm những việc sau: - Trực tiếp trao đổi với từng bên, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh; - Lựa chọn thời gian thích hợp để các bên gặp gỡ, trao đổi phân tích vụ việc, làm rõ đúng sai, dựa vào quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán để phân tích cho các bên thấy rõ lỗi của mình; - Nắm chắc đặc điểm, tâm lý của từng bên cũng như tính chất vụ việc để áp dụng “nghệ thuật” hoà giải, tránh vội vàng, nôn nóng, “chụp mũ” hoặc làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên; - Khi hoà giải tại gia đình (hoặc nơi do các bên tranh chấp yêu cầu), chủ yếu dùng tình cảm, uy tín, lẽ phải để thuyết phục các bên, không nên hình thức, phức tạp hoá trong khâu tổ chức thực hiện; - Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người tiến hành hoà giải chủ trì buổi gặp gỡ trao đổi, có thể mời thêm một số người làm chứng hoặc đại diện của một số tổ chức 17
  18. đoàn thể, người cao tuổi, người có uy tín, bạn bè thân thích... tham gia. Việc gặp gỡ trong buổi hoà giải phải tạo ra được thái độ thân mật, cởi mở và chân thành trên cơ sở “tình làng, nghĩa xóm”, không lấy biểu quyết hoặc dùng áp lực, áp đặt thoả thuận của các bên. Bước 3. Sau khi hoà giải Trong bước này, người tiến hành hoà giải có thể thực hiện các công việc sau: - Nếu vụ việc hoà giải thành, tổ viên Tổ hoà giải cần động viên, thăm hỏi các bên và nhắc nhở các bên thực hiện cam kết của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết. Có thể biểu dương, động viên kịp thời việc thực hiện các cam kết của các bên trong các cuộc họp dân cư; - Nếu vụ việc hoà giải không thành thì tổ hoà giải cần dàn xếp ổn định và hướng dẫn các bên đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Dù hoà giải thành hay không thành, người làm công tác hoà giải cũng cần ghi chép vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo và tổ chức hội ý rút kinh nghiệm trong tổ hoặc đề đạt xin ý kiến của Ban Tư pháp xã. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành hoà giải - Thường xuyên nắm tình hình để kịp thời phát hiện và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư; - Cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoà giải đặc biệt là những người có vai trò quan trọng và uy tín cao trong gia đình, họ tộc và trong cộng đồng dân cư. Đối với vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc cần chú ý và phát huy vai trò của Già làng, Trưởng buôn, Trưởng bản...; - Khi vận dụng các phong tục tập quán của từng địa phương vào việc hoà giải cần xem xét phong tục, tập quán đó có trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hay không. Chỉ được vận dụng các phong tục tập quán tốt đẹp, không trái với những quy định của pháp luật. Bài 3: tæ hoµ gi¶i, tæ viªn tæ hoµ gi¶i. 1. Tæ hoµ gi¶i Tæ hoµ gi¶i ë c¬ së lµ tæ chøc tù qu¶n cña nh©n d©n ®-îc thµnh lËp ë th«n, xãm, b¶n, tæ d©n phè vµ c¸c côm d©n c- ®Ó thùc hiÖn hoÆc tæ chøc thùc hiÖn viÖc hoµ gi¶i nh÷ng vi ph¹m ph¸p luËt vµ tranh chÊp nhá trong nh©n d©n theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. Tæ hoµ gi¶i cã tæ tr-ëng vµ c¸c tæ viªn (gäi lµ hoµ gi¶i viªn). Mçi tæ hoµ gi¶i cã Ýt nhÊt tõ 3 tæ viªn trë lªn. C¨n cø ®Æc ®iÓm t×nh h×nh cña th«n, b¶n, côm d©n c- vµ kÕt qu¶ cuéc häp th«n, xãm, tæ d©n phè hoÆc kÕt qu¶ cuéc häp chñ hé hoÆc kÕt qu¶ phiÕu lÊy ý kiÕn chñ hé, Chñ tÞch UBND x·, ph-êng, thÞ trÊn quyÕt ®Þnh sè 18
  19. l-îng tæ hoµ gi¶i ë mçi th«n, b¶n, tæ d©n phè, côm d©n c- trªn ®Þa bµn m×nh phô tr¸ch. 2. Tæ viªn, tổ trưởng tæ hoµ gi¶i 2.1. Tiªu chuÈn cña tæ viªn tæ hoµ gi¶i Tæ viªn tæ hoµ gi¶i do UBMT Tæ quèc x·, ph-êng, thÞ trÊn phèi hîp víi c¸c tæ chøc thµnh viªn cña MÆt trËn lùa chän, giíi thiÖu ®Ó nh©n d©n bÇu vµ ®-îc Chñ tÞch UBND x·, ph-êng, thÞ trÊn ra quyÕt ®Þnh c«ng nhËn. Tæ viªn tæ hoµ gi¶i lµ c«ng d©n ViÖt Nam tõ 18 tuæi trë lªn, cã n¨ng lùc hµnh vi d©n sù ®Çy ®ñ vµ cã ®ñ c¸c tiªu chuÈn sau: - Cã phÈm chÊt ®¹o ®øc tèt, nghiªm chØnh chÊp hµnh chñ tr-¬ng, chÝnh s¸ch cña §¶ng, ph¸p luËt cña Nhµ n-íc vµ cã uy tÝn trong nh©n d©n; - Cã kh¶ n¨ng thuyÕt phôc, vËn ®éng nh©n d©n thùc hiÖn chÝnh s¸ch ph¸p luËt, quy ®Þnh cña ®Þa ph-¬ng; - Tù nguyÖn tham gia tæ chøc hoµ gi¶i, cã tinh thÇn tr¸ch nhiÖm, nhiÖt t×nh trong c«ng t¸c hoµ gi¶i. 2.2. NhiÖm vô, quyÒn h¹n cña tæ viªn tæ hoµ gi¶i: - Thùc hiÖn viÖc hoµ gi¶i c¸c vô viÖc theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt; - Th«ng qua ho¹t ®éng hoµ gi¶i tuyªn truyÒn, vËn ®éng nh©n d©n nghiªm chØnh chÊp hµnh ph¸p luËt; - §èi víi nh÷ng tranh chÊp kh«ng thuéc ph¹m vi hoµ gi¶i nh-ng xÐt thÊy cã thÓ ¶nh h-ëng ®Õn an ninh trËt tù ë ®Þa ph-¬ng th× tæ viªn tæ hoµ gi¶i ph¶i b¸o c¸o UBND x·, ph-êng, thÞ trÊn kÞp thêi xem xÐt, cã biÖn ph¸p gi¶i quyÕt ng¨n chÆn vi ph¹m ph¸p luËt vµ h¹n chÕ thÊp nhÊt nh÷ng thiÖt h¹i cã thÓ x¶y ra. 2.3. Tæ tr-ëng tæ hoµ gi¶i 2.3.1. Vai trò: Là ng-êi ®-îc bÇu trong sè c¸c hoµ gi¶i viªn vµ ®-îc Chñ tÞch UBND x·, ph-êng, thÞ trÊn ra quyÕt ®Þnh c«ng nhËn ®Ó phô tr¸ch tæ hoµ gi¶i. §ång thêi, tham gia ho¹t ®éng hoµ gi¶i víi t- c¸ch lµ hoµ gi¶i viªn. 2.3.2. NhiÖm vô quyÒn h¹n của Tổ trưởng tổ hòa giải - Ph©n c«ng, ®iÒu hoµ phèi hîp ho¹t ®éng cña tæ viªn tæ hoµ gi¶i, phèi hîp víi c¸c tæ hoµ gi¶i trong viÖc n©ng cao nghiÖp vô vµ trong ho¹t ®éng hoµ gi¶i tranh 19
  20. chÊp liªn quan ®Õn ®Þa bµn ho¹t ®éng cña c¸c tæ hoµ gi¶i ®ã; - Tæ chøc c¸c cuéc häp ®Þnh kú vµ ®ét xuÊt ®Ó rót kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c hoµ gi¶i vµ ®Ò xuÊt víi UBND x·, ph-êng, thÞ trÊn vÒ c¸c biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c hoµ gi¶i; cung cÊp tµi liÖu vµ c¸c th«ng tin n©ng cao nghiÖp vô hoµ gi¶i cho c¸c hoµ gi¶i viªn trong tæ; - Thùc hiÖn b¸o c¸o ®Þnh kú vµ ®ét xuÊt vÒ kÕt qu¶ ho¹t ®éng cña tæ hoµ gi¶i, cña hoµ gi¶i viªn ®èi víi UBND vµ UBMT Tæ quèc x·, ph-êng, thÞ trÊn; - §¹i diÖn cho tæ hoµ gi¶i trong quan hÖ víi tr-ëng th«n, xãm, b¶n, tæ tr-ëng tæ d©n phè (nÕu tæ tr-ëng tæ hoµ gi¶i kh«ng ®ång thêi lµ tr-ëng th«n, b¶n...), víi c¬ quan Nhµ n-íc, tæ chøc chÝnh trÞ - x· héi ë c¬ së. 3. Thñ tôc bÇu, miÔn nhiÖm tæ viªn, tæ tr-ëng tæ hoµ gi¶i 3.1. Thñ tôc bÇu tæ viªn, tæ tr-ëng tæ hoµ gi¶i Hoµ gi¶i viªn cña tæ hoµ gi¶i ë th«n, b¶n, tæ d©n phè nµo do nh©n d©n cña th«n b¶n, tæ d©n phè ®ã bÇu ra. Tr-íc khi tæ chøc bÇu hoµ gi¶i viªn, Ban T- ph¸p x· chñ ®éng phèi hîp víi UBMT Tæ quèc cïng cÊp vµ tr-ëng th«n, b¶n... lËp danh s¸ch nh÷ng c¸ nh©n ®ñ ®iÒu kiÖn lµm c«ng t¸c hoµ gi¶i ë c¬ së theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. Danh s¸ch nµy giao cho tr-ëng th«n (b¶n, tæ d©n phè, côm d©n c-) tr-íc khi tæ chøc häp nh©n d©n ®Ó bÇu ra tæ viªn tæ hoµ gi¶i theo mét trong nh÷ng h×nh thøc sau: a. Häp d©n bµn, biÓu quyÕt c«ng khai hoÆc bá phiÕu kÝn. b. Häp chñ hé trong th«n, xãm, b¶n, tæ d©n phè vµ côm d©n c- biÓu quyÕt c«ng khai hoÆc bá phiÕu kÝn. c. Tr-êng hîp kh«ng tæ chøc häp ®-îc th× ph¸t phiÕu lÊy ý kiÕn chñ hé gia ®×nh vÒ viÖc bÇu hoµ gi¶i viªn. - Tr-êng hîp tæ chøc häp toµn thÓ nh©n d©n (nh÷ng ng-êi trong ®é tuæi lao ®éng), häp chñ hé ®Ó bÇu hoµ gi¶i viªn cÇn tu©n theo tr×nh tù, thñ tôc sau ®©y: + B-íc chuÈn bÞ: Tuú t×nh h×nh thùc tÕ cña ®Þa ph-¬ng mµ Tr-ëng th«n (b¶n, tæ d©n phè, côm d©n c-) xem xÐt quyÕt ®Þnh triÖu tËp häp toµn thÓ nh©n d©n hay häp chñ hé gia ®×nh ®Ó bÇu hoµ gi¶i viªn; quyÕt ®Þnh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2