intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngoại bệnh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngoại bệnh lý 2 cung cấp các kiến thức cơ bản về bệnh lý, nguyên nhân, chẩn đoán và sơ lược điều trị bệnh học Ngoại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng. Bài giảng Ngoại bệnh lý 2 kết cấu gồm 13 bài và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: đại cương gãy xương; đại cương trật khớp; trật khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng; gãy xương cánh tay; gãy xương vùng khuỷu; gãy hai xương cẳng tay;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngoại bệnh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y ------***------ BÀI GIẢNG NGOẠI BỆNH LÝ II Biên soạn: ThS.Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh Bs.CKII. Hồ Văn Bình LƯU HÀNH NỘI BỘ Hậu Giang, 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y ------***------ BÀI GIẢNG NGOẠI BỆNH LÝ II Biên soạn: ThS.Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh Bs.CKII. Hồ Văn Bình LƯU HÀNH NỘI BỘ Hậu Giang, 2022
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình học tập các môn lâm sàng của sinh viên Y khoa hệ chính qui có 2 đợt học chuyên ngành Ngoại gồm: Triệu chứng học (Ngoại Cơ Sở) và Bệnh học ngoại (Ngoại Bệnh Lý) cả lý thuyết và thực hành. Cuốn giáo trình “BÀI GIẢNG NGOẠI BỆNH LÝ II” gồm chủ yếu là các chủ đề bệnh học Ngoại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bỏng, cung cấp các kiến thức cơ bản về bệnh lý, nguyên nhân, chẩn đoán và sơ lược điều trị. Giáo trình này được cập nhật để đạt được chuẩn năng lực đầu ra. Phương pháp dạy - học hiện nay đã có nhiều thay đổi, theo hướng tăng cường tính tự chủ của người học, áp dụng rộng rãi hình thức học tập từ xa, online, ... do vậy Bộ môn Ngoại rất cần có đầy đủ phương tiện, học liệu, trong đó giáo trình đạt chuẩn là thành tố quan trọng, giúp cho sinh viên có thể tự đọc, tự học, tự nghiên cứu trước khi lên lớp, trước khi đi thực hành tại bệnh viện. Cuốn giáo trình này có nội dung bám sát khung chương trình và chuẩn năng lực hiện hành, được biên soạn theo các giáo trình, bài giảng của trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Huế, Đại học Y Dược TP. HCM, … nên đảm bảo tính lý thuyết cũng như thực tiễn lâm sàng. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng, cuốn “BÀI GIẢNG NGOẠI BỆNH LÝ II” này sẽ được đón nhận tích cực bởi không chỉ các sinh viên mà còn bởi các Thầy Cô tham gia giảng dạy chương trình đào tạo này.
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GX Gãy xương CT- scan Chụp cắt lớp điện toán MRI Hình ảnh cộng hưởng từ TK Trật khớp TKV Trật khớp vai TKK Trật khớp khuỷu TKH Trật khớp háng SLAP Tổn thương sụn viền trước trên XCT Xương cánh tay KHX Kết hợp xương MTRR Mỏm trên ròng rọc MTLC Mỏm trên lồi cầu XCT Xương cẳng tay ĐDXQ Đầu dưới xương XN Xét nghiệm RL Radial length UA Ulnar tilt angel UV Ulnar variance VA Volar tilt angle CXĐ Cổ xương đùi XĐ Xương đùi CC Cẳng chân
  5. VTPM Vết thương phần mềm VT Vết thương XV Viêm xương GXH Gãy xương hở
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 8.1. Phân loại gãy đầu dưới xương đùi theo Muller AO .......................... 156 Bảng 9.1. Phân biệt tổn thương mạch máu, thần kinh và chèn ép khoang ........ 176 Bảng 12.1. Lượng máu mất với từng loại gãy xương ........................................ 208 Bảng 12.2. Ước tính lượng máu mất trong gãy xương hở ................................. 208 Bảng 13.1. Tỷ lệ sốc bỏng theo diện tích ........................................................... 228 Bảng 13.2. Chỉ số cận lâm sàng trong suy thận cấp........................................... 228 Bảng 13.3. Tính diện tích bỏng ở trẻ em (Lê Thế Trung - 1965) ...................... 232
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cơ chế trật khớp vai ra trước ............................................................... 35 Hình 2.2. Tổn thương sụn viền ổ chảo (A) và tổn thương Hill - Sachs (B)......... 36 Hình 2.3. Dấu hiệu ổ khớp vai rỗng ..................................................................... 37 Hình 2.4. X quang trật khớp vai ........................................................................... 38 Hình 2.5. Dấu hiệu trật khớp vai .......................................................................... 39 Hình 2.6. Nắn trật khớp vai ra trước theo thủ thuật Hippocrate hoặc Mothes..... 43 Hình 2.7. Các dây chằng của khuỷu ..................................................................... 45 Hình 2.8. Cơ chế ngã gây trật khớp khuỷu .......................................................... 47 Hình 2.9. Tổn thương giải phẫu bệnh của trật khớp khuỷu ................................. 47 Hình 2.10. Các loại trật khớp khuỷu .................................................................... 48 Hình 2.11. Trật khớp khuỷu ra sau....................................................................... 49 Hình 2.12. X quang trật khớp khuỷu.................................................................... 50 Hình 2.13. Nắn trật khớp khuỷu ........................................................................... 52 Hình 2.13. Phân loại gãy mỏm khuỷu theo Colton .............................................. 53 Hình 2.14. Các loại gãy mỏm vẹt ......................................................................... 53 Hình 2.15. Giải phẫu khớp háng .......................................................................... 55 Hình 2.16. Cơ chế trật khớp háng ........................................................................ 55 Hình 2.17. Phân loại Pipkin ................................................................................. 58 Hình 2.18. Biến dạng chi điển hình trong trật khớp háng .................................... 59 Hình 2.19. Hình ảnh X quang trật khớp háng ...................................................... 60 Hình 2.20. Trật khớp háng trung tâm ................................................................... 61 Hình 2.21. Kỹ thuật nắn trật khớp háng theo Allis (A) Bigelow (B) và Stimson (C) .............................................................................................................................. 66 Hình 3.1. Giải phẫu xương vai - cánh tay (nhìn trước) ....................................... 69 Hình 3.2. Tư thế chụp X quang đầu trên xương cánh tay .................................... 71 Hình 3.3. Gãy mấu động lớn ................................................................................ 72 Hình 3.4. Gãy thân xương cánh tay ..................................................................... 73 Hình 3.5. Bột treo cánh - cẳng - bàn tay và nẹp cánh tay ôm vai ........................ 76
  8. Hình 3.6. Nẹp cánh tay chức năng (Sarmiento functional bracce) ...................... 76 Hình 3.7. Phẫu thuật kết hợp xương cánh tay ...................................................... 79 Hình 3.8. Biến chứng tổn thương thần kinh quay ................................................ 80 Hình 4.1. Khớp khuỷu .......................................................................................... 84 Hình 4.2. Gãy trên 2 lồi cầu ................................................................................. 85 Hình 4.3. Cách nắn kín gãy trên 2 lồi cầu ............................................................ 88 Hình 4.4. Điều trị gãy liên lồi cầu cánh tay ......................................................... 90 Hình 4.5. Phân loại theo đường gãy của Willkins ............................................... 94 Hình 4.6. Phân loại theo sự di lệch ...................................................................... 95 Hình 4.7. Nắn gãy chỏm quay theo Patterson ...................................................... 96 Hình 4.8. Xuyên kim Kirschner nội tủy ............................................................... 97 Hình 4.9. Mổ kết hợp xương ................................................................................ 98 Hình 5.1. Xương quay và xương trụ .................................................................. 101 Hình 5.2. Bó bột cánh - cẳng - bàn tay .............................................................. 107 Hình 5.3. Gãy trật Monteggia ............................................................................ 111 Hình 5.4. Phẫu thuật điều trị gãy trật Monteggia ............................................... 113 Hình 5.5. Gãy trật Galeazzi ................................................................................ 114 Hình 5.6. Phẫu thuật điều trị gãy trật Galeazzi .................................................. 115 Hình 5.7. Các chỉ số X quang ĐDXQ ................................................................ 121 Hình 5.8. Bột cẳng bàn tay rạch dọc kiểu Hennecquin ...................................... 122 Hình 6.1. Các động mạch của cổ và chỏm xương đùi ....................................... 130 Hình 6.2. Vùng yếu của cổ xương đùi ............................................................... 131 Hình 6.3. Phân loại gãy cổ xương đùi theo vị trí giải phẫu ............................... 132 Hình 6.4. Phân độ gãy cổ xương đùi theo Pauwels ........................................... 132 Hình 6.5. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Garden ........................................... 133 Hình 6.6. Phẫu thuật điều trị gãy cổ xương đùi ................................................. 139 Hình 6.7. Thay khớp háng .................................................................................. 140 Hình 7.1. Giải phẫu xương đùi ........................................................................... 144 Hình 7.2. Phân độ gãy xương theo Winquist và Hansen ................................... 146 Hình 7.3. Kéo liên tục trong gãy xương đùi....................................................... 151
  9. Hình 7.4. Phẫu thuật kết hợp xương thân xương đùi ......................................... 152 Hình 8.1. Các lực kéo của các cơ lên đầu dưới xương đùi ................................ 154 Hình 8.2. Cơ chế gián tiếp gây gãy đầu dưới xương đùi ................................... 155 Hình 8.3. Phân loại gãy đầu dưới xương đùi theo hình thái gãy ....................... 155 Hình 8.4. Phân loại theo Neer ............................................................................ 156 Hình 8.5. Phân loại theo Muller AO .................................................................. 156 Hình 8.6. Các phương pháp kết hợp xương của gãy đầu dưới xương đùi ......... 159 Hình 8.7. Phân loại gãy đầu trên xương chày theo Schatzker ........................... 161 Hình 8.8. Các hình thái gãy xương bánh chè ..................................................... 165 Hình 8.9. Hình ảnh lâm sàng gãy xương bánh chè ............................................ 166 Hình 8.10. Hình ảnh X - quang ở phim chụp thẳng, nghiêng và chếch khớp gối .................................................................................. 166 Hình 9.1. Giải phẫu xương cẳng chân ................................................................ 172 Hình 9.2. Gãy hở xương chày ............................................................................ 173 Hình 9.3. Các biến chứng của gãy thân xương cẳng chân ................................. 177 Hình 9.4. Phẫu thuật điều trị gãy thân xương cẳng chân ................................... 180 Hình 11.1. Các giai đoạn của viêm xương tủy cấp tính ..................................... 193 Hình 11.2. Các giai đoạn của viêm xương mạn tính .......................................... 193 Hình 11.3. Hình ảnh viêm xương trên Xquang .................................................. 195 Hình 11.4. Hình ảnh áp xe Brodie...................................................................... 195 Hình 11.5. Xquang của viêm xương sau kết hợp xương đùi ............................. 197 Hình 11.6. Phẫu thuật viêm xương .................................................................... 199 Hình 12.1. Hình ảnh gãy hở hai xương cẳng chân ............................................. 203 Hình 13.1. Mô học da ......................................................................................... 223
  10. MỤC LỤC BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG .................................................................... 1 BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG TRẬT KHỚP. TRẬT KHỚP VAI, KHỚP KHUỶU, KHỚP HÁNG .......................................................................... 25 BÀI 3. GÃY XƯƠNG CÁNH TAY .................................................................... 67 BÀI 4. GÃY XƯƠNG VÙNG KHUỶU ............................................................. 83 BÀI 5. GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY ............................................................ 99 BÀI 6. GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI ......................................................................... 126 BÀI 7. GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI ................................................................... 142 BÀI 8. GÃY XƯƠNG VÙNG GỐI ................................................................... 153 BÀI 9. GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN ............................................................... 169 BÀI 10. XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM ............................................... 181 BÀI 11. VIÊM TỦY XƯƠNG – VIÊM XƯƠNG CHẤN THƯƠNG .............. 190 BÀI 12. GÃY XƯƠNG HỞ ............................................................................... 202 BÀI 13. BỎNG ................................................................................................... 221
  11. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG ThS.Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh I. Thông tin chung 1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về đại cương gãy xương (GX). 2. Mục tiêu học tập 2.1. Trình bày được định nghĩa và nguyên nhân của GX. 2.2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và biến chứng của GX. 2.3. Trình bày được tiến triển của GX. 2.4. Trình bày được các phương pháp điều trị GX. 3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức vào khám lâm sàng, chẩn đoán và điệu trị bệnh nhân GX. 4. Tài liệu giảng dạy 4.1. Giáo trình Nguyễn Tuấn Cảnh (2022), Bài giảng Ngoại bệnh Lý II, Bộ Môn Ngoại, Đại học Võ Trường Toản. 4.2. Tài liệu tham khảo PGs. Phạm Văn Lình (2008). Ngoại Bệnh Lý – tập II, Bộ Y Tế, NXB Y học. Gs. Hà Văn Quyết (2020). Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, ĐH Y Hà Nội, NXB Y học. 5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. II. NỘI DUNG 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 1
  12. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y GX là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học, do đó gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua xương hoặc là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của một xương. 1.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của hệ xương khớp 1.2.1. Bảo vệ Hộp sọ, lồng ngực, ống sống, … có chức năng bảo vệ các cơ quan/tạng bên trong. Vì vậy khi tổn thương bộ khung này các tạng được bảo vệ rất dễ bị tổn thương. 1.2.2. Nâng đỡ Bộ xương là trụ cột của cơ thể, xung quanh xương được xây dựng và sắp xếp các phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh đi sát xương, khi bị GX mạch và thần kinh dễ bị tổn thương. 1.2.3. Vận động Các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt động. Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi bị kích thích hoặc do thần kinh chỉ huy, cơ co ngắn hoặc duỗi dài ra, đáp ứng nhu cầu vận động của cơ thể. Hai đầu xương dài là xương xốp rất dễ bị gãy khi bị chấn thương. Khi bị GX, bệnh nhân mất cơ năng của chi. Ở trẻ em, hai đầu xương dài có các đĩa sụn tăng trương để cơ thể lớn lên, khi bị tổn thương đĩa sụn này thì chi phát triển lệch lạc, mất cân đối. 1.3. Dịch tễ học GX là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, bất kỳ lúc nào và bất cứ ở đâu. Mỗi nhóm tuổi có 1 loại GX hay gặp: - Trẻ em: Hay GX đòn, trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi, … - Người lớn (> 50 tuổi): hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay, … Mỗi nghề có một loại GX thường xảy ra: Thợ lò bị gãy cột sống do sập hầm; thợ tiện, thợ cưa hay bị thương ở bàn tay, … GX liên quan tới tuổi hoạt động nhiều: GX gặp nhiều nhất ở tuổi lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao (khoảng 20 – 40 tuổi) và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 2
  13. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 1.4. Sự liền xương 1.4.1. Điều kiện liền xương Liền xương gãy là phản ứng sinh học tự nhiên của cơ thể sống. Các thành tựu về sinh học liền xương đến nay hay nêu hai yếu tố chính giúp cho xương liền vững. 1.4.1.1. Sự phục hồi lưu thông máu ở ổ gãy Quan trọng nhất là phục hồi tuần hoàn càng sớm, càng phong phú, lưu thông tốt, ... thì càng đảm bảo sự nuôi dưỡng vùng xương gãy, cho đến khi hệ thống mạch máu trong ống tuỷ đảm đương trở lại chức năng nuôi dưỡng chính yếu. 1.4.1.2. Sự bất động ổ gãy Là yếu tố cơ - sinh học đảm bảo cho xương liền vững; không được bất động gây đau đớn dữ dội, gây co mạch và làm giảm lưu thông máu ở vùng gãy. Các đầu gãy di động có hại sẽ phá huỷ các mạch máu tân tạo, các mặt gãy không áp sát vào nhau (điều kiện để xương liền). Việc bất động không tốt còn gây ra di lệch thứ phát, can lệch, ... Tóm lại, để xương gãy có thể liền tốt cần có các điều kiện sau: + Phục hồi lưu thông máu đầy đủ vùng gãy. + Áp sát hai mặt gãy, khoảng cách không vượt quá mức cho phép tuỳ loại gãy, tuỳ lứa tuổi. + Bất động vững vàng ổ gãy, đồng thời cho phép vận động sớm cơ khớp. + Không có các yếu tố ngoại lai làm cản trở liền xương. 1.4.2. Các giai đoạn quá trình liền xương Có thể tóm tắt quá trình liền xương gồm ba giai đoạn liên tiếp, xen kẽ nhau: - Giai đoạn sung huyết (hyperémie): tiêu sạch mô hoại tử, làm sạch ổ gãy. - Giai đoạn phục hồi: mô hàn gắn vùng xương bị gián đoạn. - Giai đoạn tạo hình xương: mô tái tạo được thêm các chất vô cơ trở thành mô xương chính thức. 1.4.3. Các hình thức liền xương Tuỳ theo chất lượng bất động mà xương gãy được liền theo ba hình thức cơ bản: TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 3
  14. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y liền xương trực tiếp, liền xương gián tiếp và liền xương theo phương pháp căng giãn. 1.4.3.1. Liền xương trực tiếp - Là sự liền xương thẳng từ mô xương do máu tạo ra. Mô xương chỉ phát triển ở bên trong khe giữa các mặt xương gãy, không có can bắc cầu. Trên film X quang: ít có hình ảnh các đường can bên ngoài, đường gãy hẹp dần và biến mất. - Điều kiện quan trọng nhất để có liền xương trực tiếp: + Các đoạn gãy phải được bất động vững chắc đến mức gần như không còn một di động nào giữa 2 đầu gãy (nhất là những di động có hại như di động xoắn vặn, uốn bẻ, di lệch ngang), chỉ cho phép di lệch nhỏ theo trục tỳ nén (di lệch hữu ích là tăng sự tiếp xúc giữa hai mặt gãy). + Các điều kiện khác: đảm bảo lưu thông máu nuôi dưỡng đầy đủ ở vùng gãy, 2 mặt gãy càng áp sát nhau càng tốt. - Những khó khăn trong quá trình liền xương trực tiếp: quá trình liền xương trực tiếp phụ thuộc vào sự nắn chỉnh chính xác về mặt giải phẫu và chất lượng cố định. Giới hạn giao động cho phép là rất nhỏ. Trên thực nghiệm và trên lâm sàng người ta đã chứng minh là khe giữa các đầu gãy không nên quá 0,5 - 1mm nếu muốn có sự lấp đầy khe gãy bằng xương trong 4 - 6 tuần. 1.4.3.2. Liền xương gián tiếp - Hoàn cảnh: bất động không hoàn toàn vững chắc. - Hình thức liền xương: can xương hình thành không những ở khe giữa các mặt gãy với nhau mà còn bắc cầu cả bên ngoài thân xương tạo thành can xương to bao bọc lấy ổ gãy. - Theo Hunter (1837) quá trình liền xương theo các bước như sau: + Viêm tấy. + Can xơ mềm. + Can sụn cứng. + Tạo hình can xương. - Về diễn biến sinh học, liền xương gián tiếp cũng diễn biến tương tự như liền TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 4
  15. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y xương trực tiếp. 1.4.3.3. Liền xương bằng phương pháp căng giãn - Ilizarov từ thập kỷ 60 đã có công đề xuất dùng phương pháp căng giãn dần dần các đoạn gãy mà tạo ra xương mới. - Điều kiện để liền xương theo phương thức này là: + Không phá huỷ tuỷ xương: nhằm bảo toàn và không làm tổn thương các mô sinh xương cũng như các mạch máu nuôi xương. + Căng giãn chậm, chính xác: 1mm /24h chia làm nhiều lần, (> 4 lần). Nhịp độ căng giãn khoảng 2mm, có thể làm ngừng hẳn hiện tượng sinh xương do thiếu nuôi dưỡng; ngược lại nhịp độ kéo căng giãn chậm (khoảng 0,5mm/24h) có thể dẫn đến sự liền xương sớm, cản trở mục đích kéo dài xương. + Phải cố định vững chắc, đàn hồi: chỉ cho phép một kiểu di động xương duy nhất theo trục dọc trong suốt quá trình điều trị. + Tỳ nén sớm trên chi căng giãn (đối với chi dưới). 1.4.4. Rối loạn của liền xương Các rối loạn này bao gồm: chậm liền xương và khớp giả. 1.4.4.1. Chậm liền xương Là một khái niệm quy ước, khi một xương gãy phải bất động dài hơn thời gian bất động trung bình của loại gãy xương đó mới liền vững. Đa số các tác giả coi thời gian phải bất động thêm bằng 1/2 thời gian bất động trung bình nói trên. 1.4.4.2. Khớp giả Theo kinh điển là sự liền xương ngừng ở giai đoạn can sụn, xơ không đạt được vững chắc dù được bất động lâu dài. Một loại khớp giả lỏng lẻo do mất nhiều xương, trên phim X quang có gián cách > 1cm được gọi là mất đoạn xương. Nguyên nhân: đa số nguyên nhân toàn thân chỉ gây chậm liền xương, còn nguyên nhân khớp giả thường do thiếu sót trong điều trị, nhất là bất động không đủ vững hoặc TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 5
  16. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y không đủ thời gian có thể gây nên chậm liền xương hoặc khớp giả. 1.4.5. Tự điều chỉnh di chứng biến dạng Di chứng biến dạng sau GX thường có bốn loại là ngắn chi, bậc thang (hình lưỡi lê), gấp góc và xoay ngoài hoặc xoay trong. Phần lớn các biến dạng đều được sửa chữa theo xu hướng tốt hơn theo thời gian (tuổi càng nhỏ, khả năng tự sửa chữa càng lớn). Riêng xương gãy liền ở tư thế còn di lệch xoay thì trong quá trình phát triển, cơ thể ít tự điều chỉnh được di lệch này. Do vậy trong khi nắn chỉnh cần phải sửa di lệch này, đôi khi người ta phải phẫu thuật đục xương sửa lại. 1.4.6. Quy luật chung của quá trình liền xương Những nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như những kinh nghiệm rút ra từ lâm sàng, cận lâm sàng đã làm rõ quy luật chung của quá trình liền xương. Quy luật này được hoạt hoá và điều tiết bởi các trạm phát tín hiệu khu vực và các trung tâm điều tiết nằm trong tổng thể mối liên hệ các cộng đồng tế bào, tạo ra các hoạt động ngắn hạn, phạm vi hẹp. Điều mà mấy mươi thập kỷ qua được các nhà chuyên môn coi là “chân lý” trong điều trị gãy xương là: sau khi phục hồi hình thể giải phẫu, các đoạn gãy phải được bất động tốt, liên tục, đủ thời gian, đảm bảo cung cấp máu nuôi dưỡng cho các đầu gãy và tổ chức phần mềm, đảm bảo không làm rối loạn quá trình sinh học tự nhiên tại ổ gãy, đồng thời vận động sớm hệ cơ khớp để phục hồi cơ năng. 1.5. Tổn thương giải phẫu bệnh trong gãy xương 1.5.1. Xương - Gãy đơn giản: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cành tươi ở trẻ em. - Gãy phức tạp: Gãy nhiều tầng, nhiều đoạn, nhiều mảnh. - Di lệch các đầu xương: Có 4 loại di lệch thường gặp:  Di lệch chồng gây ngắn chi.  Di lệch sang bên làm chi sưng nề.  Di lệch gấp góc và di lệch xoay làm lệch trục chi. 1.5.2. Phần mềm TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 6
  17. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Tổn thương phần mềm nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ chế chấn thương. - Da: Vết thương lóc da, mất da. - Cân, cơ: Dập nát, đứt cơ, thậm chí bong lóc cơ một vùng rộng. - Mạch máu, thần kinh: đụng dập, vết thương bên, đứt rời. 1.6. Ảnh hưởng của giới tính và tuổi tác đến loại gãy xương Nói chung cả hai giới nam và nữ và mọi lứa tuổi đều bị GX chấn thương như nhau. Song do sự phát triển của bộ xương có 1 vài khác biệt theo lứa tuổi nên có một số loại GX đặc thù. 1.6.1. Ở trẻ em Bộ xương đang tăng trưởng, màng xương dày nên có thể gặp các loại GX sau ở thân xương. - Gãy xương cành tươi. - Gãy xương cong tạo hình. - Ở đầu xương còn sụn tiếp hợp nên cũng chỉ ở trẻ em mới thấy loại “bong sụn tiếp hợp”. 1.6.2. Ở người già Người già có loãng xương nên 1 số các xương xốp thường dễ bị gãy dù chấn thương rất nhẹ. - Gãy lún đốt sống (còng lưng ở người già). - Gãy cổ xương đùi. - Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay. - Gãy đầu dưới xương quay, … 1.6.2. Ở nữ giới sau mãn kinh: GX do loãng xương xuất hiện sớm hơn (so với nam giới cùng lứa tuổi). 2. Nguyên nhân 2.1. Do chấn thương Tuyệt đại đa số các gãy xương thường ngày là gãy xương chấn thương. Nguyên nhân là lực bên ngoài tác động lên xương lành mạnh bình thường. Lực TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 7
  18. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y gây chấn thương (gọi là tác nhân gây chấn thương) có thể tạo ra: - GX trực tiếp: nếu nơi gãy ở chính ngay nơi điểm đặt của tác nhân gây chấn thương. Ví dụ: xe cán qua đùi gây GX đùi, ngã chống gót chân xuống đất gây GX gót. - GX gián tiếp: nếu nơi gãy xương ở xa điểm đặt của tác nhân gây chấn thương. + Tác nhân gây chấn thương bên ngoài tác động làm cho cơ căng thẳng ra và co kéo mạnh làm GX nơi bám tận của gân. Đó là trường hợp GX mỏm khủyu nơi bám tận của cơ tam đầu cánh tay. + Tác nhân gây chấn thương bên ngoài làm căng quá mức dây chằng và chính dây chằng căng thẳng đã làm GX ở nơi bám tận của dây chằng. Đó là trường hợp GX nơi bám của dây chằng bên của khớp gối. Tất cả nguyên nhân dằng kéo đều tạo ra gãy xương gián tiếp. 2.2. Do bệnh lý Nếu 1 xương đã có bệnh trước (viêm xương, u xương, ...) thì chỉ cần 1 chấn thương bên ngoài không đáng kể cũng đủ gây ra GX, đó là loại GX bệnh lý. Nhiều khi chấn thương quá nhẹ, bệnh nhân không nhận ra (trở mình khi đang ngủ) nên dường như GX mà không có chấn thương gây ra. Loại GX bệnh lý còn gọi là gãy xương tự nhiên. 2.3. Gãy xương do mỏi (gãy xương do stress) Là trạng thái của 1 xương lành mạnh bị gãy không phải do một chấn thương mạnh gây ra. Các chấn thương nhẹ nhưng nhắc đi nhắc lại nhiều lần gây ra sự quá sức đối với xương liên quan, lâu dần gây GX. Ví dụ: như công nhân đào đất, thường ngày phải cúi lưng, ưỡn lưng hằng ngàn lần để đào và xúc đất, nên các dây chăng liên gai sống thường xuyên bị kéo căng, ngày này qua ngày khác dẫn đến gãy gai sống do mỏi. Vận động viên chạy “ma-ra-tông” cũng có thể bị GX bàn chân do stress. 3. Cơ chế - đường gãy và các loại di lệch Tác nhân gây GX và phản ứng của cơ vùng chi gãy xương tạo nên cơ chế gãy TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 8
  19. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y xương. Về quy tắc chung mỗi loại cơ chế đều tạo ra một đường gãy điển hình 3.1. Cơ chế chấn thương trực tiếp Chấn thương với một tác nhân mạnh, trực tiếp vào chi, gây nên một tổn thương nặng: xương gãy phức tạp, phần mềm dập nát, đứt mạch máu và thần kinh (tai nạn giao thông). Thời chiến còn có gãy xương hở do hoả khí. Ngoài cơ chế chấn thương trực tiếp, vết thương còn chịu lực tác động nặng của viên đạn, xương và phần mềm bị phá huỷ nhiều. Đây là loại gãy xương hở nặng nhất. Cơ chế trực tiếp gây tác động uốn bẻ thường tạo ra đường gãy ngang (nghĩa là thẳng góc với trục dọc của của thân xương). 3.2. Cơ chế chấn thương gián tiếp Xương hay bị gãy chéo xoắn, phần mềm bị tổn thương nhẹ hơn (gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em do ngã chống tay,…). - Cơ chế ưỡn bẻ gián tiếp (kiểu đòn bẩy) thường gây ra đường gãy chéo. - Cơ chế vặn xoắn tao ra đường gãy xoắn. - Cơ chế ép, dồn nén có thể gây gãy nát hoặc làm lún xương. - Vừa cơ chế uốn bẻ, vặn xoắn và dồn nén sẽ gây ra gãy xoắn có mảnh gãy thứ ba hình chêm. 3.3. Các di lệch điển hình của gãy xương Các đoạn xương gãy có thể nằm yên ở vị trí cũ, ta gọi là GX không có di lệch. Song nhiều trường hợp GX sẽ bị di lệch, ta gọi là GX có di lệch, có thể phân biệt 5 thể loại di lệch. - Sang bên: đoạn gãy di lệch thẳng góc với trục dọc của xương - Chồng ngắn: các đoạn gãy di lệch dọc theo trục xương tiến sát lại nhau, gọi tắt là di lệch chồng ngắn. - Xa nhau: các đoạn gãy di lệch dọc trục rời xa nhau, gọi tắt là di lệch xa. - Gập góc: trục hai đoạn gãy tạo một góc (thường tính bằng góc nhọn). - Xoay: đoạn gãy xa di lệch xoay quanh trục dọc của xương. TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 9
  20. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Một GX có thể có một hoặc nhiều kiểu di lệch (nhiều nhất là 4). Khi mô tả di lệch thì quy ước nói lên sự di lệch của đoạn gãy xa so với đoan gãy gần. 4. Phân loại gãy xương Dựa trên bệnh sinh và sinh lý bệnh nói trên một số tác giả đề nghị một kiểu phân loại gãy xương mới, có lưu ý đến vai trò quan trọng của tổn thương mô mềm (Oestern và Tschenre). 4.1. Đối với gãy xương kín (tiên lượng chèn ép khoang) - Gãy kín độ 0: GX không có tổn thương mô mềm hoặc tổn thương nhẹ không đáng kể. Thường là các GX gián tiếp, không di lệch hoặc ít di lệch. - Gãy kín độ 1: GX có xây xát da nông hoặc do đoạn gãy gây chạm thương mô mềm. GX đơn giản hoặc mức độ trung bình. - Gãy kín độ 2: xây xát da sâu hoặc chạm thương da và cơ khu trú do chấn thương trực tiếp gây ra. Nếu có đe dọa hội chứng chèn ép khoang cũng xếp vào GX độ 2. Thường là các GX do chấn thương trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng. - Gãy kín độ 3: chạm thương da hoặc xây xát da lan rộng, lóc da kín hoặc giập nát cơ. Có khi có hội chứng chèn ép khoang thực sự hoặc đứt mạch máu chính. Thường là các loại gãy do chấn thương trực tiếp, mức độ trung bình hoặc nặng. Xử trí tổn thương phần mềm ở loại gãy này còn khó khăn hơn cả GX hở độ 3. 4.2. Đối với gãy xương hở (tiên lượng chèn ép khoang và nhiễm trùng) Phân độ GX hở theo Gustilo dựa vào chiều dài vết thương, mức độ tổn thương mô xung quanh, nguy cơ nhiễm trùng và khả năng tổn thương mạch máu, thần kinh; đôi khi có liên quan tới cơ chế chấn thương. - Độ I: Da rách < 1cm, thường do xương gãy chọc thủng ra ngoài, mô mềm tổn thương không đáng kể, nguy cơ nhiễm trùng thấp. - Độ II: Da rách từ 1 đến 10cm, tổn thương mô mềm khu trú, nguy cơ nhiễm trùng mức độ trung bình. - Độ III: Da rách trên 10cm, tổn thương mô mềm lan rộng, xương gãy nát nhiều mảnh, thường do lực tác động lớn, …; nguy cơ nhiễm trùng cao. TLTK: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa – ĐH Y Hà Nội (2020) Chủ biên: Gs. Hà Văn Quyết – PGs. Đoàn Quốc Hưng – PGs. Phạm Đức Huấn 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2