intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị chi phí và giá thành sản phẩm - PGS.TS. Đinh Thị Mai

Chia sẻ: Le Quoc Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:74

114
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị chi phí và giá thành sản phẩm do PGS.TS. Đinh Thị Mai biên soạn với các nội dung như: Một số vấn đề chung về quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp, nội dung quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác (sản xuất),...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị chi phí và giá thành sản phẩm - PGS.TS. Đinh Thị Mai

  1. BÀI GIẢNG Quản trị chi phí  và giá thành sản phẩm (lớp đào tạo cán bộ quản lý Công ty Nhôm Đack Nông)    PGS.TS. Đinh Thị Mai
  2. NỘI NỘI DUNG DUNG CƠ CƠ BẢN BẢN Một số vấn  Nội dung  đề chung về  quản trị chi  quản trị phí trong DN khai thác chi phí và giá  (sản xuất)    thành trong  DN 2
  3. 1. Một số vấn đề chung về QTCP  và Zsp trong  DN 1.1. Khái niệm chi phí, giá  thành và phân biệt chi phí  với giá thành sản phẩm Nghiên  cứu 3  1.2. Khái niệm QT chi phí  vấn đề  và sự cần thiết của QT chi  cơ bản phí trong DN 1.3. Khái niệm KTQT chi  phí và vai trò của KTQT  chi phí trong DN 3
  4. 1.1. Khái niệm CP, giá thành, phân biệt CP với giá  thành 1.1.1. Khái niệm và bản chất chi phí         Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của  toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà  DN đã chi ra trong kỳ dùng vào sản xuất (khai thác), tiêu thụ  sản phẩm (ví dụ hao phí về NVL, hao phí về máy móc thiết  bị, nhà xưởng, hao phí về nhân công,...). Trên góc độ QTDN, CP được hiểu là:      + Các phí tổn thực tế cho hoạt động sxkd,      + Các phí tổn ước tính để thực hiện dự án,      + Các phí tổn mất đi do lựa chọn PA này mà bỏ qua cơ  hội KD khác. *  Phân biệt CP với chi tiêu,
  5. 1.1.2. Khái niệm giá thành và bản chất của giá thành         Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ  các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN đã  chi ra ở bất cứ kỳ nào có liên quan đến khối lượng SP, công  việc đã hoàn thành.     Giá thành SP là một chỉ tiêu mang tính giới hạn nhất định,  vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. 1.1.3.  Phân biệt CP với giá thành SP. (phân biệt qua sơ đồ và công thức)
  6. 1.2. Khái niệm QTCP và sự cần thiết của QTCP  1.2.1. Khái niệm: QTCP là việc tập hợp, tính toán và kiểm  soát các CP phát sinh trong quá trình SXKD của DN nhằm  cung cấp thông tin CP cần thiết cho các nhà quản lý làm  tốt công tác quản trị DN. 1.2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu QTCP  ­ Xuất phát từ sự tác động của môi trường kinh doanh  hiện nay      + Sự cạnh tranh khốc liệt của các DN, ngành nghề, Tập  đoàn, các quốc gia trong nền kinh tế thị trường mở cửa và  hội nhập + Kết quả của sự cạnh tranh dẫn đến có DN bị giải thể,  phá sản và có nhiều DN thành công.
  7.  ­ Xuất phát từ vai trò của QTCP  + QTCP là công cụ để kiểm soát chi phí    ­ Mục tiêu của DN là LN, do vậy DT tối đa, CP tối thiểu,  DN  cần  có  công  cụ  kiểm  soát  CP  thông  qua  ĐMCP,  dự  toán CP.     ­ Kiểm soát CP thông qua đánh giá trách nhiệm nhà QT,  phân  tích  hiệu  quả  hoạt  động  của  các  bộ  phận  như  Tổ  SX, PX, Phòng, Ban...   +  Thông tin QTCP là căn cứ quan trọng để đưa ra các  quyết định KD     ­ Quyết định NH hàng ngày của các nhà QT như điều hành  SXKD ntn? bán hàng ở đâu? Cho ai? Giá bao nhiêu?…     ­ Quyết định dài hạn như đầu tư MMTB, thuê TS. Vì  vậy,Yêu  cầu  nhà  quản  trị  DN  phải  có  kiến  thức  về  QTCP để kiểm soát CP, phân tích và đưa ra các QĐ tối  ưu.
  8. 1.3. Khái niệm và vai trò  kế toán QTCP   1.3.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí  * Kế toán QT: là việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin  kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài  chính trong nội bộ đơn vị kế toán. * Kế toán CP: là việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin  CP cho một dự án, một quá trình sản xuất, một công việc hoặc một  sản phẩm nào đó.     Kế toán CP là một công cụ của quản lý, có chức năng xử lý và  cung cấp thông tin về CP cho các đối tượng sử dụng cả bên trong  và bên ngoài DN.     Với các đối tượng bên trong DN, mục đích kế toán CP cung cấp  thông tin CP cho quản trị nội bộ DN. Kế toán CP trong kế toán QT  gọi là kế toán QTCP. * Kế toán QTCP: là một bộ phận của KTQT tập trung chủ yếu vào  việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về CP cho các  chủ thể quản lý trong nội bộ DN nhằm giúp các nhà quản lý thực  hiện chức năng QTDN. 
  9. 1.3.2. Vai trò của kế toán QTCP đối với  QTDN ­ QTDN có 4 chức năng cơ bản là:  Lập KH (lập dự toán); tổ  chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá và ra quyết định. ­  Kế  toán  QTCP  ra  đời  nhằm  đáp  ứng  nhu  cầu  thông  tin  cho  các nhà QT thực hiện toàn diện các chức năng trên. ­ Kế toán QTCP cung cấp thông tin cho các nhà QTDN về dự  toán CP trước kỳ KD, thông tin thực hiện CP trong kỳ KD và  kiểm soát CP. Hệ  thống  thông  tin  kế  toán  QTCP  là  một  kênh  thông  tin  hữu  ích đối với các nhà QTDN trong môi trường SXKD luôn  biến động và cạnh tranh. Đây là một hệ thống thông tin quan  hệ vật chất – trách nhiệm, một hệ thống thông tin minh bạch  về trách nhiệm nội bộ trong điều hành, QTDN.   Kế toán QTCP ra đời và ngày càng phát triển do sự cạnh  tranh giữa các DN, các TĐKT, các quốc gia trong nền kinh  tế toàn cầu hội nhập và Phát triển.
  10. *  Những  nhân  tố  ảnh  hưởng  đến  sự  phát  triển  của  kế  toán QTCP  ­ Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô + Trình độ quản lý và nhận thức của các nhà quản trị, + Mục tiêu của các DN trong nền kinh tế thị trường, + Sự cạnh tranh giữa các DN ... ­ Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô + Luật kế toán, + Các chế độ chính sách của Chính phủ, Bộ, ban ngành, + Tính cạnh tranh giữa các tập đoàn của nền kinh tế khu  vực và thế giới.
  11. 2. Nội dung Quản trị CP trong DN  2.1. Phân loại chi phí và phân loại giá thành  2.1.1. Phân loại chi phí Trong quá trình khai thác/sản xuất, các DN phát sinh nhiều loại chi  phí khác nhau cần phải nhận diện (phân loại) chi phí để kiểm soát  và quản lý chi phí. Các chi phí được phân loại theo các tiêu thức sau  đây: ­ Căn cứ vào yếu tố CP (theo nội dung kinh tế của CP),  ­ Căn cứ vào chức năng hoạt động (theo khoản mục CP), - Căn cứ vào mức độ hoạt động (ƯXCP), ­ Căn cứ vào mối quan hệ của CP với kỳ hạch toán, ­ Căn cứ vào mối quan hệ của CP với các BCTC, ­ Căn cứ vào mối quan hệ của CP với đối tượng chịu CP ­Căn cứ vào mối quan hệ của CP với các quyết định KD,  ­ Căn cứ vào mối quan hệ của CP với mức độ kiểm soát của nhà  QT,  QT,
  12. * Phân loại chi phí theo yếu tố Theo cách phân loại  này CP bao gồm 07 nhóm yếu tố: (các Cty trong tập đoàn TKV đang áp dụng)  CP nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ,   CP nhiên liệu, động lực  CP tiền lương (p/c), các khoản có t/c tiền lương,  CP về các khoản trích theo tiền lương,  CP khấu hao TSCĐ,   CP dịch vụ mua ngoài,  Các CP khác bằng tiền. * Ý nghĩa: cho biết nội dung, kết cấu, tỷ trọng của từng  yếu tố CP, làm cơ sở xây dựng dự toán CPSX, phân  tích tình hình thực hiện dự toán CPSX.
  13. * Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Theo cách phân loại này, các nhà quản trị trong DN khai thác/sản xuất cần  phải nhận diện và kiểm soát được CP sản xuất và CP ngoài sản xuất: * Chi phí SX: là các khoản CP phát sinh trong việc khai thác/sản xuất sản  phẩm. Đây là các CP phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tổ đội khai  thác/SX của DN, gồm:   + CP nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào khai thác/sản xuất      Tùy theo đặc điểm SXKD của từng đơn vị, cơ cấu CP NVLTT có sự  khác nhau. Cụ thể, đối với các đơn vị khai thác khoáng sản hầu như  không có CP vật liệu chính, chỉ có vật liệu giữ vai trò phụ trợ cho quá  trình khai thác như: xăng, dầu diezen, dầu động cơ, dầu thủy lực, mỡ  máy, phụ tùng ô tô, máy xúc.... Đối với các ĐV vận tải, phục vụ ­ phụ trợ  CPNVLTT bao gồm cả VL chính và VL phụ. + CP nhân công trực tiếp, + CP sản xuất chung: CP điện, điện thoại, lương nhân viên PX, tổ  đội....), * Chi phí ngoài sx: Là các khoản CP phát sinh trong quá trình tiêu thụ (bán  hàng) và hoạt động quản lý, hành chính toàn DN, gồm: + CP bán hàng, + CP quản lý doanh nghiệp.
  14. * Phân loại theo mức độ hoạt động (ƯXCP) * Nội dung phân loại ­ Biến phí (BP ­ chi phí biến đổi) ­ Định phí (ĐP ­ chi phí cố định) ­ Chi phí hỗn hợp  * Ý nghĩa ­ Việc phân chia CP thành BP và ĐP giúp cho các nhà quản trị  hiểu đúng bản chất các yếu tố CP để kiểm soát và chủ động  điều tiết CP cho phù hợp. ­ Cung cấp thông tin để xây dựng kế hoạch, đánh giá việc thực  hiện với KH, từ đó các nhà quản trị thấy được sự biến động của  CP có phù hợp với sự biến động của mức độ hoạt động hay  không và đề ra biện pháp hữu hiệu quản lý tốt CP.  ­ Phân tích mối quan hệ giữa CP, khối lượng và lợi nhuận  (CVP), từ đó phân tích điểm hòa vốn, đánh giá trách nhiệm của  các cấp quản lý, làm căn cứ để ra các quyết định phù hợp.
  15. * Chi phí biến đổi ­ Biến phí (BP)  ­ Khái niệm: BP là các khoản CP có quan hệ tỷ lệ thuận với biến  động về mức độ hoạt động (Trong các DN khai thác, mức độ hoạt  động thể hiện là sản lượng khoáng sản) đã khai thác, tiêu thụ). Ví dụ  thực tế   Đặc điểm: + BP tính cho một đơn vị SP không đổi (ý nghĩa),  + Tổng BP thay đổi khi mức độ HĐ thay đổi, thường tỷ lệ thuận với  KQSXKD (quy mô hoạt động). + Khi DN không hoạt động thì BP không phát sinh (BP=0). ­ BP có thể chia thành 2 loại :  + BP tỷ lệ: là những CP có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với sự biến  động của mức độ hoạt động.  + BP cấp bậc: là những CP chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay  đổi nhiều, rõ ràng (quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính). Điều này  đỏi hỏi các nhà quản trị phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng  của từng bậc, tránh tình trạng huy động quá nhiều so với nhu cầu, sẽ  khó khăn khi nhu cầu bị giảm đi sau đó (như: CP gián tiếp, CP bảo  trì).
  16. BIẾN PHÍ TỶ LỆ VÀ BIẾN PHÍ CẤP BẬC Chi phí Chi phí BP tỷ lệ BP cấp bậc  Mức độ hoạt  Mức độ hoạt   động  động  16
  17. * CP CỐ ĐỊNH ­ ĐỊNH PHÍ  (ĐP) ­ Khái niệm: ĐP là các khoản CP không biến đổi khi  mức độ hoạt động thay đổi. ­ ĐP chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của DN. ­ Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa KLSP tối thiểu và  KLSP tối đa mà DN dự định SX, tiêu thụ (ví dụ). ­ Đặc điểm: + Tổng ĐP giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong  phạm vi phù hợp. + ĐP cho một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng  SPSX, tiêu thụ thay đổi (ý nghĩa).  
  18. Ví dụ ­ PX hợp đồng thuê máy xúc với giá 5tr/ngày đêm, trong  vòng 1 tháng (30 ngày) là 150 tr, ­ Năng lực tối đa máy có thể xúc: 10 tấn/ngày, ­ Phạm vị phù hợp: tối thiểu 5 tấn/ngày; tối đa 10  tấn/ngày, Trong phạm vi phù hợp, từ 5 – 10 tấn/ngày, PX chỉ  phải trả tiền thuê CĐ tháng 150tr.   ­ Nếu PX không bố trí được việc, máy chỉ xúc dưới 5  tấn/ngày thì nên thuê loại máy có công suất nhỏ hơn và  trả tiền ít hơn sẽ có lợi.  ­ Nếu PX có khối lượng công việc nhiều, cần phải xúc  nhiều hơn khối lượng 10 tấn/ngày thì phải thuê máy có  công suất lớn hơn và phải trả tiền thuê nhiều hơn.   
  19. ĐỒ THỊ ĐỊNH PHÍ Chi phí Chi phí Phạm vi phù hợp  Đường định  Đường biểu diễn  phí  định phí phí  0 Mức hoạt động  0 Mức hoạt động  19
  20. * CHI PHÍ HỖN HỢP  ­ CP hỗn hợp là các khoản CP mà bản thân nó  gồm cả yếu tố  biến phí và định phí.  ­ Ở mức độ hoạt động căn bản thì CP hỗn hợp thể hiện các đặc  điểm của ĐP, khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản thì CP  hỗn hợp bao gồm cả BP.   ví dụ: CP thuê bao điện thoại CĐ cho 1 máy là 27.000đ/tháng  với số lần gọi không quá 150 lần.  ­ Kể từ lần gọi thứ 151 trở đi Cty phải trả 2000đ/1 lần gọi.  ­ Nếu trong tháng 1 máy CĐ gọi 200 lần thì số tiền phải trả là  27.000đ + (50 x 2000đ) = 127.000đ. Đây là CP hỗn hợp, trong  đó:  + 27.000đ là CPCĐ với mức hoạt động căn bản là dưới 150  lần,  + Từ lần thứ 151 trở đi mang đặc tính của BP với mức biến  động là 2000đ/1 lần gọi. * Xét các CPSX trong PX: CPNVLTT, CPNCTT: luôn biến đổi,  CPSX chung là CP HH (gồm cả: BP, ĐP). 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2