intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 1 - TS. Trần Việt Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

87
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Bài 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực" cung cấp khái niệm, vai trò của quản trị nguồn nhân lực; mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực; chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực và vai trò của bộ phận tác nghiệp quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; môi trường, xu hướng và thách thức của quản trị nguồn nhân lực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 1 - TS. Trần Việt Hùng

  1. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trần Việt Hùng 1 v2.0014101210
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Có một thương gia làm chủ một hệ thống cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng. Việc làm ăn khá phát đạt. Việc kinh doanh hệ thống cửa hàng bỗng trở nên sa sút, trong khi ngày càng có nhiều hệ thống cửa hàng ăn nhanh xuất hiện khắp nơi. Đội ngũ nhân viên không được quản lý sát sao, tính tổ chức và thái độ phục vụ khách hàng kém dần, một số nhân viên, đầu bếp giỏi lần lượt xin thôi việc. Vị thương gia này rất thất vọng và phẫn nộ, ông định triệu tập cuộc họp chất vấn, chỉ trích các vị Quản trị viên này. Suy đi tính lại, ông thấy vấn đề không phải các vị Giám đốc chi nhánh không đủ năng lực, hơn nữa, chính họ có công tạo nên thành công của hệ thống trong giai đoạn đầu. Ông ta nghĩ ra một kế: Ngày hôm sau, các chi nhánh nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ ông chủ, đó là tháo bỏ phần lưng ghế tựa của các Giám đốc. Họ rất ngạc nhiên không hiểu tại sao lại có mệnh lệnh kỳ quặc đó nhưng vì đó là mệnh lệnh nên họ vẫn phải chấp hành. Qua vài ngày làm việc với cái ghế không có lưng tựa, họ giật mình nhận ra thông điệp của ông chủ. 1. Hệ thống cửa hàng kinh doanh trên đã gặp phải vấn đề gì? 2. Vai trò của các nhà quản trị trong tình huống trên cần được nhấn mạnh như thế nào và chú trọng ở khâu nào? 2 v2.0014101210
  3. MỤC TIÊU • Hiểu được vai trò của yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh, trong mục tiêu hoạt động của xã hội và tầm quan trọng của mức độ thành công trong quản trị con người. • Hiểu được thực chất Quản trị nguồn nhân lực là gì, mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của Quản trị nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. • Hiểu được khái quát về các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực trong một tổ chức doanh nghiệp, những xu hướng, thách đố và một số mô hình Quản trị nguồn nhân lực được áp dụng. 3 v2.0014101210
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Nghiên cứu lý luận chung về quản trị học; • Tham khảo thông tin về vấn đề liên quan tới quản trị con người trong tổ chức, doanh nghiệp; • Tìm hiểu tại sao vấn đề nguồn lực con người được đề cao và công tác quản trị nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức; • Bí quyết: Nêu vấn đề nếu một tổ chức hay doanh nghiệp bỏ qua hoặc xem nhẹ công tác quản trị nguồn nhân lực thì vấn đề gì sẽ xảy ra với doanh nghiệp? 4 v2.0014101210
  5. CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI • Khái niệm, vai trò của quản trị nguồn nhân lực; • Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực; • Chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực và vai trò của bộ phận tác nghiệp Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; • Môi trường, xu hướng và thách thức của Quản trị nguồn nhân lực. 5 v2.0014101210
  6. 1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) là thành tố quan trọng của chức năng quản trị và là chức năng quản trị cốt lõi, liên quan đến các chính sách nhân sự, cùng các thực tiễn và hệ thống quản trị tác động đến lực lượng lao động. • Quản trị nguồn nhân lực cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho tổ chức: hoạch định nhân sự, tuyển dụng, phân tích, thiết kế công việc, đào tạo & phát triển, đãi ngộ, khen thưởng, đề bạt…. 6 v2.0014101210
  7. 2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Mục tiêu thuộc về doanh nghiệp Mục tiêu thuộc bộ Mục tiêu đối với phận chức năng trong xã hội doanh nghiệp Mục tiêu đối với cá nhân 7 v2.0014101210
  8. 3. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ PHẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP • Các nhóm chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực; • Bộ phận Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; • Vai trò của bộ phận Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 8 v2.0014101210
  9. 3.1. CÁC NHÓM CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Thu hút nguồn nhân lực Đào tạo, phát triển NNL Duy trì nguồn nhân lực 9 v2.0014101210
  10. 3.2. BỘ PHẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP Sơ đồ vị trí chức năng Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Tổng Giám đốc Giám đốc doanh nghiệp Giám đốc/ Giám đốc/ Giám đốc/ Giám đốc/ Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Sản xuất kinh doanh Tài chính - Nhân lực Kế toán 10 v2.0014101210
  11. 3.2. BỘ PHẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Sơ đồ tác nghiệp Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Thực hiện chức năng cơ bản và Bộ phận quản trị nhân lực tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp Giám đốc nhân lực Hoạch định Tổ chức Lãnh đạo Kiểm soát Trong phạm vi đơn vị Thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ, phục vụ các bộ phận khác về công tác tổ chức và nhân sự trong DN 11 v2.0014101210
  12. 3.3. VAI TRÒ CỦA BỘ PHẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Đề xuất và theo dõi thực hiện các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực; • Tư vấn và cố vấn cho các cấp quản trị khác; • Cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, phúc lợi...; • Kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, chương trình liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 12 v2.0014101210
  13. 4. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP Khái quát : • Nghiên cứu, hoạch định, tuyển dụng; • Đào tạo, sử dụng, cơ hội phát triển; • Quản trị tiền lương (tiền công); • Quản trị mối quan hệ trong lao động; • Tạo bầu không khí văn hóa lành mạnh trong doanh nghiệp; • Các dịch vụ và vấn đề phúc lợi trong doanh nghiệp; • An toàn lao động và y tế; • Các vấn đề xã hội có liên quan. 13 v2.0014101210
  14. 4. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Các kiểu mô hình Quản trị nguồn nhân lực áp dụng trong doanh nghiệp: Mô hình thư ký Mô hình pháp luật Mô hình tài chính Mô hình quản trị Mô hình nhân văn Mô hình khoa học hành vi 14 v2.0014101210
  15. 5. MÔI TRƯỜNG, XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Môi trường của Quản trị nguồn nhân lực:  Môi trường theo quan điểm quản trị học;  Môi trường theo quan điểm Quản trị nguồn nhân lực. • Xu hướng chủ yếu của Quản trị nguồn nhân lực; • Những thách thức của Quản trị nguồn nhân lực. 15 v2.0014101210
  16. 5.1. MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Theo quan điểm quản trị học • Quan điểm 1: Có ba loại môi trường ảnh hưởng tới doanh nghiệp là môi trường tổng quát, môi trường đặc trưng và văn hóa tổ chức. • Quan điểm 2: Có 2 loại môi trường:  Môi trường bên ngoài: Bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp;  Môi trường bên trong: Bầu không khí văn hóa của tổ chức. 16 v2.0014101210
  17. 5.1. MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (tiếp theo) Theo quan điểm quản trị nguồn nhân lực Kinh tế Dân số - Lao động Xứ mệnh Chiến lược mục tiêu chính sách Luật pháp Văn hóa xã hội Quản trị nguồn nhân lực Khoa học Chính quyền, kỹ thuật đoàn thể Văn hóa DN Cổ đông Khách hàng Đối thủ cạnh tranh 17 v2.0014101210
  18. 5.2. XU HƯỚNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Tiếp cận chiến lược; • Tính chất quốc tế hóa của Quản trị nguồn nhân lực; • Sự duy trì tính chất nhân văn và hành vi tổ chức; • Định chuẩn, đo lường và đánh giá hiệu quả của nguồn nhân lực. 18 v2.0014101210
  19. 5.3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Cải tổ (tái cấu trúc) ở các doanh nghiệp; • Cạnh tranh toàn cầu; • Tăng trưởng chậm; • Tính đa dạng của lực lượng lao động; • Những đòi hỏi, mong muốn của người lao động. 19 v2.0014101210
  20. 5.3.1. CẢI TỔ Ở CÁC DOANH NGHIỆP • Tạo lập lợi thế cạnh tranh thông qua cải tổ (tái cấu trúc) bộ máy hoạt động. • Những thách thức đặt ra là trở ngại mà người lao động có thể gặp phải như:  Mất việc và các lợi ích khác;  Thay đổi công việc;  Thay đổi trong thăng tiến nghề nghiệp;  Thay đổi trong quyền lực tổ chức, vị thế;  Thay đổi nhân sự;  Thay đổi văn hóa tổ chức…. 20 v2.0014101210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2