intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:72

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 2 Thuế giá trị gia tăng, Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng; Những nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng hiện hành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 2

  1. Chương 2: Thuế giá trị gia tăng   I. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT. II. Những nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành A. Phạm vi áp dụng B. Căn cứ tính thuế GTGT C. Phương pháp tính thuế GTGT D. Kê khai và nộp thuế E. Hoàn thuế 1
  2. I. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển  Bắt nguồn từ thuế doanh thu ở Pháp  Năm 1920: đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất → Trùng lặp thuế, thuế đánh chồng lên thuế, càng nhiều khâu thì càng chịu nhiều thuế.  Năm 1936: đánh vào khâu cuối cùng của quá trình sản xuất (khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu) → tránh được đánh chồng thuế nhưng thu thuế chậm.  1948: đánh vào giá trị gia tăng qua các khâu của quá trình sản xuất, viết tắt là TVA, còn ở Mỹ gọi là VAT (Value Added Tax)  1954: áp dụng chính thức thuế GTGT tại Pháp đối với ngành sản xuất và thương nghiệp bán buôn.  1968: thuế GTGT được áp dụng và chính thức có hiệu lực trong cả lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ.  Đến nay: đã có hơn 120 quốc gia áp dụng thuế GTGT (trừ Hoa Kỳ)→ Tìm hiểu vì sao?
  3. I. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT Hệ thống văn bản pháp lý quy định, điều chỉnh về thuế GTGT ở Việt Nam  Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được thông qua vào ngày 3/6/2008, có hiệu lực ngày 1/1/2009.  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 thông qua ngày 19/6/2013, có hiêu lục thi hành 1/1/2014.  Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT  Thông tư 219/2013/ TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và NĐ 209  Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 28/05/2014, có hiệu lực thi hành ngày 1/9/2014  Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, có hiệu lực thi hành ngày 15/11/2014  Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại NĐ số 12/2015/NĐ-CP và sửa TT số 39/2014/TT-BTC.  Văn bản hợp nhất số 16/VBHN – BTC ngày 17/6/2015  Văn bản hợp nhất số 14/VBHN/2018
  4. I. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 1. Một số khái niệm  Giá trị gia tăng  Là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng lên.  Là số chênh lệch giữa “giá đầu ra” và “giá đầu vào” do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ.  GTGT có thể tính bằng:  Phương pháp cộng: Giá trị gia tăng = tiền công/lương + lợi nhuận  Phương pháp trừ: GTGT = Gía đầu ra – Giá đầu vào. 4
  5.  Thuế GTGT (Value Added Tax) là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng  Ví dụ tổng quát về cơ chế vận hành thuế GTGT: Giả sử một sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu cuối cùng phải trải qua 4 nhà sản xuất kinh doanh A, B, C, D. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm là 10%. Hãy điền các giá trị vào bảng sau: A B C D  Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150  Thuế GTGT phát sinh 10 12 15  Giá bán đã có thuế GTGT 110 132 165 ---  Thuế GTGT phải nộp 10 2 3 ---  Tổng tiền thuế GTGT 15 5
  6. Ví dụ 1: Cơ chế vận hành của thuế GTGT A B C D Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150 Thuế GTGT phát sinh $10 $12 $15 Giá bán đã có thuế GTGT $110 $132 $165 $165 Thuế GTGT phải nộp $10 $2 $3 $15 Tổng tiền thuế GTGT $15 Vậy: Nếu D là người tiêu dùng cuối cùng thì số thuế GTGT mà D phải chịu là: $15. Kết luận: Thuế GTGT do người tiêu dùng chịu, còn các tổ chức A, B, C đều cộng thuế GTGT vào giá bán, bản thân mỗi khâu chỉ phải nộp thuế GTGT chênh lệch dương vào NSNN. Nếu trong trường hợp ở ví dụ trên, C xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì thuế GTGT ở khâu C là: $ 150 x 0% = $ 0 (Do thuế suất thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu là 0%). Số thuế GTGT C phải nộp: $ 0 – $ 12 = - $ 12 (Số tiền này sẽ được hoàn lại, hoặc khấu trừ thuế GTGT, tức là doanh nghiệp C sẽ được hoàn lại $ 12 6 hoặc khấu trừ thuế trong cả kỳ kinh doanh).
  7. Cơ chế vận hành thuế GTGT  SP, HH dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.  Chỉ có người bán hàng lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng, còn người bán hàng ở các khâu tiếp theo chỉ phải nộp thuế trên giá trị tăng thêm.  Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả SXKD của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là 1 khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp HHDV.  Thuế GTGT do người tiêu dùng chịu. 7
  8. I. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 2. Đặc điểm: + Là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn + Có tính trung lập kinh tế cao + Là thuế gián thu + Có tính lũy thoái so với thu nhập + Có tính lãnh thổ 8
  9. 3. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 3.1 Ưu điểm a) Khắc phục được hạn chế thuế đánh chồng lên thuế  Ví dụ: Quá trình chế biến qua các khâu (đơn giá), thuế suất đều là 5% Bông (20.000) → Sợi (28.000) → Vải (35.000) → Áo (48.000) Các khâu Thuế doanh thu (đ/sản phẩm) Thuế GTGT (đ/sản phẩm) Bông 20.000 x 5% = 1.000 20.000 x 5% = 1.000 Sợi 28.000 x 5% = 1.400 8.000 x 5% = 400 Vải 35.000 x 5% = 1.7500 7.000 x 5% = 350 Áo 48.000 x 5% = 2.400 13.000 x 5% = 650 Tổng thuế 6.550 2.400  Kết luận: Trong thuế DT, thuế ở khâu sau đánh chồng lên khâu trước.  Trong thuế GTGT: hạn chế này đã được khắc phục bởi thuế GTGT không đánh trên toàn bộ giá trị hàng hóa và chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng qua các khâu và chưa bị đánh thuế.
  10. 3. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 3.1 Ưu điểm b) Phạm vi áp dụng lớn  Giống với thuế doanh thu: đều áp dụng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. c) Điều chỉnh, quản lý và hành thu thuế dễ dàng  Gánh nặng thuế được chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế  Người chịu thuế không cảm nhận gánh nặng thuế một cách trực tiếp d) Góp phần khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu  Thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu  Thu thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
  11. 3. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 3.2 Nhược điểm a) Chi phí hành thu lớn: do phạm vi áp dụng lớn b) Quản lý và yêu cầu về hạch toán phức tạp  Yêu cầu phải có hóa đơn, chứng từ trong hàng hóa  Theo dõi thuế đầu ra, đầu vào để khấu trừ thuế c) Trốn lậu thuế phát sinh  Trốn lậu thuế ở khâu nhập khẩu khi không kê khai đúng giá trị hải quan  Làm giả bộ chứng từ để được hoàn thuế GTGT d) Tính công bằng chưa cao  Việc đánh thuế không phụ thuộc vào thu nhập của người chịu thuế  Người thu thấp cũng như người có thu nhập cao đều phải chịu thuế như nhau khi tiêu dùng sản phẩm.
  12. 4. Vai trò của thuế GTGT  Thuế GTGT khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là không đánh trùng lặp. Do đó, nó khuyến khích sản xuất, phát triển đầu tư, đổi mới tài sản cố định, tăng năng suất lao động.  Thuế GTGT góp phần khuyến khích SX HH xuất khẩu, bảo hộ SX trong nước  Thuế GTGT khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện một cách đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ. 12
  13. II. Những vấn đề cơ bản của thuế GTGT A. Phạm vi áp dụng B. Căn cứ tính thuế GTGT C. Phương pháp tính thuế GTGT D. Kê khai và nộp thuế 13
  14. A. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT: 1. Đối tượng chịu thuế GTGT: Đối tượng chịu thuế GTGT là HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. CÂU 52 14
  15. A. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT: 2. Đối tượng không chịu thuế GTGT (26 nhóm) + Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. + Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng + Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. + Phân bón, thức ăn cho gia súc gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm cả các loại đã chế biến và chưa chế biến. + Dịch vụ y tế, thú y, bưu chính viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của CP. + Dạy học, dạy nghề. 15
  16. A. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT: 2. Đối tượng không chịu thuế GTGT (26 nhóm) + Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biến, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là NaCl + Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. + Chuyển quyên sử dụng đất. + Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học , các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp cho đánh bắt thủy sản, tái bảo hiểm ra nước ngoài. + Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán như: - Cho vay, - Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác. - Bảo lãnh ngân hàng. - Cho thuê tài chính - Phát hành thẻ tín dụng 16
  17. A. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT: 2. Đối tượng không chịu thuế GTGT (26 nhóm) + Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. + Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. + Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật. + Vận chuyển hành khách bằng xe buýt, xe điện. + Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp: - Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. - Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt. - Tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của DN hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất kinh 17
  18. A. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT: 2. Đối tượng không chịu thuế GTGT (26 nhóm) - Hàng nhập khẩu và hàng hóa dịch vụ bán cho tổ các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. - Vũ khí, khí tài chuyên dùng cho quốc phòng an ninh - Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng SX, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài. - Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. - ….. - Chú ý: HH thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức, cá nhân bán HH ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định 18
  19. Đặc điểm chung của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT  Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, cộng đồng.  Các ngành, sản xuất, lĩnh vực đang còn khó khan cần khuyến khích tạo điều kiện phát triển.  Các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản không thuộc diện chịu thuế GTGT khi: Là sản phẩm mới qua sơ chế; Do người trực tiếp sản xuất, trực tiếp khai thác, trực tiếp bán ra hoặc trực tiếp nhập khẩu.  Hàng hoá, dịch vụ sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc vi các mục đích xã hội.  Hàng hoá, dịch vụ không tiêu dùng tại Việt nam. 19  Một số loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định GTGT.
  20. 3. Đối tượng nộp thuế GTGT Các tổ chức, cá nhân: 1. Hoạt động sxkd hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tại Việt Nam (không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở sxkd) 2. Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là người nhập khẩu) => Có thể khái quát 2 điều kiện cơ bản để 1 tổ chức, các nhân là đối tượng nộp thuế GTGT là: - Tổ chức, cá nhân phải có 1 trong các hành vi sau: SXHH, kinh doanh HHDV, nhập khẩu HHDV - Những hành vi trên phải tác động đến đối tượng chịu thuế GTGT. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2