intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu – Lê Thanh Sang

Chia sẻ: Sơn Tùng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:34

133
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Tổng quan nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu" cung cấp cho người học các kiến thức: Các dạng phân tích tài liệu, yêu cầu của bài tóm tắt, kỹ năng đọc nhanh để nắm ý, cách viết tổng quan nghiên cứu, tại sao phải tổng quan nghiên cứu,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu – Lê Thanh Sang

  1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU,  THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ  CHỌN MẪU Lê Thanh Sang Học viện Khoa học xã hội
  2. CÁC DẠNG PHÂN TÍCH TÀI LIỆU Tóm tắt Điểm luận Tổng quan (abstract) (review) (overview) Tính Ngắn, đủ ý chính, Nhận xét sâu, có Như với điểm chất trung tính, tự diễn tính phê phán về luận nhưng đạt, nhưng không cách tiếp cận, tổng hợp lại ở đưa ra nhận xét phương pháp, và phạm vi rộng, ít chủ quan kết quả chi tiết Phạm Một bài viết, cuốn Một hoặc vài: Nhiều tài liệu: vi sách phạm vi hẹp phạm vi rộng Cấp Thấp, tóm tắt Cao, đòi hỏi kiến Cao, đòi hỏi độ đơn thuần thức sâu, phù kiến thức sâu, hợp mục tiêu rộng, phù hợp mục tiêu
  3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TÓM TẮT V ới bản thân Nhớ nhanh và nắm vững nội dung chính    Lưu trữ tài liệu để tham khảo, trích dẫn Học được cách lập luận, cấu trúc bài viết Với người khác Nắm được nội dung chính khi chưa đọc Đánh giá khả năng tóm tắt của mình
  4. YÊU CẦU CỦA BÀI TÓM TẮT Ngắn gọn, súc tích Trung thành với tài liệu gốc Sử dụng ngôn ngữ và các diễn đạt riêng Không đưa ra ý kiến bình luận
  5. CÁC DẠNG TÓM TẮT Tóm tắt thành một văn bản khá chi tiết  (chẳng hạn 500 từ) Tóm tắt thành một văn bản rất ngắn, khái quát  (chẳng hạn, từ 100­150 từ) Chỉ diễn đạt trong một câu phức đối với những  nội dung quan trọng nhất.
  6. NỘI DUNG CỦA BÀI TÓM TẮT Giới thiệu tài liệu: tác giả, tên tác phẩm,  thời gian xuất bản, nội dung chính. Tóm tắt chính: lý thuyết, cách tiếp cận,  phương pháp, nguồn dữ liệu, các kết quả và  phát hiện chính.
  7. QUI TRÌNH ĐỌC VÀ VIẾT TÓM TẮT Đọc lướt để hiểu khái quát nội dung tài liệu. Đọc kỹ để hiểu sâu nội dung tài liệu. Gạch dưới những câu chính và ghi chú thích  bên lề. Đọc lại các nội dung đã được đánh dấu và chú  thích để viết tóm tắt.
  8. KỸ NĂNG ĐỌC NHANH ĐỂ NẮM Ý  Không đọc từng chữ mà đọc theo từng khối. Đọc từ trên xuống thay vì từ trái sang phải. Đọc các phần cung cấp thông tin chính: Tựa  đề, các từ khóa, tên các chương, mục, bảng,  biểu, chương mở đầu và chương kết luận.
  9. CÁC BƯỚC ĐỌC KỸ, HIỂU SÂU TÀI  LIỆU  Các vấn đề cần trả lời? Câu trả lời nằm ở đâu? Bài này nghiên cứu cái gì, Phần giới thiệu: Câu chủ đề, bằng cách nào, và trình bày ra từ khóa, cách tiếp cận, phương sao? pháp, và cấu trúc bài viết. Các chương, mục, và tiểu Đoạn mở đầu, kết luận, mô mục viết cái gì, cách lập luận, hình phân tích, nguồn, biến số, bằng chứng, và kết quả là gì? bảng, biểu và các nhận xét. Cách dùng từ, phong cách Toàn bộ bài viết: So sánh với trình bày, bố cục có hợp lý, các qui ước khoa học và tính khoa học không? hiệu quả đối với dạng vấn đề. Giải quyết hợp lý, nhất quán Ghi chú, tổng hợp, so sánh các vấn đề nghiên cứu chưa? các ghi chú về tất cả các phần Ưu điểm và hạn chế? Những trong bài viết viết tóm tắt cũng vấn đề đặt ra là gì? như các nhận xét.
  10. CÁCH VIẾT BÀI ĐIỂM LUẬN  Yêu cầu của một bài điểm luận? Điểm luận và điểm luận so sánh?  Qui trình thực hiện một bài điểm luận?
  11. YÊU CẦU CỦA MỘT BÀI ĐIỂM LUẬN Không tóm tắt (summary) nội dung mà tập trung chủ yếu vào  các lập luận (arguments), các giả thuyết (hypotheses), và cách  thức, quá trình mà qua đó các lập luận, các giả thuyết đó  được chứng minh như thế nào? Điểm luận do vậy đòi hỏi có sự phê phán: cần chỉ ra đâu là  những ưu thế của bài viết về chủ đề nghiên cứu đồng thời  cũng chỉ ra những lỗ hổng, những bất hợp lý trong mô hình  phân tích, trong sử dụng số liệu, trong giải thích kết quả  hoặc mối liên hệ giữa kết quả thực nghiệm với vấn đề  nghiên cứu và lý thuyết xã hội.  Điểm luận có thể đề cập đến các khía cạnh: cách tiếp cận, lý  thuyết, qui trình phân tích, đo lường, giải thích kết quả, hình  thức trình bày và phong cách thể hiện v.v… Tổ chức thông tin và các bình luận đối với các khía cạnh nổi  bật trên và nêu lên các vấn đề chưa được giải quyết.
  12. ĐIỂM LUẬN SO SÁNH Khá phổ biến, dùng để so sánh giữa hai hay một số bài viết có  thể so sánh với nhau được.  Bài điểm luận so sánh các điểm giống và khác nhau trên một  số lĩnh vực giữa các bài viết.    Các lĩnh vực có thể so sánh bao gồm: chủ đề nghiên cứu, cách  tiếp cận, lý thuyết, qui trình phân tích, đo lường, mô hình  phân tích, các kết quả, cách giải thích và phong cách thể hiện   v.v… Lựa chọn các tiêu chí và khung so sánh.
  13. QUI TRÌNH ĐIỂM LUẬN  Đọc và viết tóm tắt từng bài viết để hiểu nội dung các bài  viết.  Điểm luận từng bài.    Xây dựng khung so sánh và các tiêu chí so sánh. Lắp vào khung so sánh những điểm chung và khác nhau giữa  các bài. Tổ chức thông tin một cách hợp lý cùng với các bình luận có  tính so sánh và phê phán. Chỉ ra một số vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu.
  14. CÁCH VIẾT TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU  Tại sao phải tổng quan trong một bài nghiên cứu? Yêu cầu của tổng quan nghiên cứu là gì?  Qui trình thực hiện một tổng quan nghiên cứu?
  15. Tổng quan tài liệu nằm ở đâu  trong quá trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn Xây dựng khái niệm: Khái niệm hóa  Tổng quan nghiên cứu: Phân tích phê phán và kế thừa Lựa chọn phương pháp: Phù hợp với vấn đề nghiên cứu  Thao tác hóa khái niệm và qui trình phân tích Tổng thể và mẫu nghiên cứu: Tính đại diện  Thu thập dữ liệu: Cung cấp bằng chứng Xử lý dữ liệu: Tổng hợp và quản lý  Phân tích dữ liệu: Các mô hình phân tích  Viết báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu 
  16. TẠI SAO PHẢI TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU? Giúp hiểu sâu và rộng lĩnh vực nghiên cứu liên quan. Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ trước, cả về lý  thuyết, phương pháp, và những phát hiện chính.  Chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và phần chưa được  nghiên cứu. Xây dựng các định hướng nghiên cứu và các giả  thuyết nghiên cứu. Xác định đóng góp mới của nghiên cứu này.
  17. YÊU CẦU CỦA TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHÔNG liệt kê và KHÔNG thuần túy tóm tắt. Mang tính kế thừa có phê phán. Những chỗ được lấp đầy và những khoảng trống. Những điểm phù hợp và những khác biệt, mâu thuẫn. Những vấn đề còn tranh luận. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo. Tổ chức thông tin trên theo một cấu trúc hợp lý và thống 
  18. CÁCH TỔ CHỨC THÔNG TIN Theo thời gian xuất bản. Theo tác giả. Theo chủ đề/vấn đề nghiên cứu. Kết hợp.
  19. QUI TRÌNH THỰC HIỆN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tập hợp danh mục tài liệu (thư viện, nguồn khác). Phân loại bước đầu các loại tài liệu. Đọc nhanh, lọc lại các tài liệu tốt và quan trọng. Lập dàn ý điểm luận.  Đọc lại, ghi chép, tóm tắt, bổ sung, điều chỉnh. Tập hợp, tổng hợp, và tổ chức lại thông tin.
  20. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Tổng thể (population) là khách thể nghiên cứu Mẫu (sample) là một phần trong tổng thể được chọn để tiến hành nghiên cứu, khảo sát. Mẫu phải tiếp cận với tổng thể, phản ảnh các tính chất của tổng thể hoặc đại diện cho tổng thể. Chọn mẫu: điển hình, đại diện, dắt dây, thuận tiện. Trong chọn mẫu đại diện có nhiều cách khác nhau: ngẫu nhiên đơn giản, phân tầng, cụm, khu vực, nhiều giai đoạn và sự kết hợp của các cách trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2