intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2009: Nhân lực y tế ở Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

180
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2009, Bộ Y tế và HPG đã nhất trí chọn chủ đề trọng tâm của Báo cáo JAHR là “Nhân lực y tế ở Việt Nam”, trong đó đi sâu phân tích về số lượng, chất lượng nhân lực y tế và công tác quản lý nhà nước và điều hành nguồn nhân lực y tế. Nội dung báo cáo gồm 7 chương và được chia thành 2 phần. Phần 1 sau đây trình bày các nội dung: Cập nhật thực trạng ngành Y tế, tổng quan về nhân lực y tế, số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2009: Nhân lực y tế ở Việt Nam: Phần 1

  1. BỘ Y TẾ VIỆT NAM NHÓM ĐỐI TÁC Y TẾ BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2009 Nhân lực y tế ở Việt Nam Hà Nội, Tháng 12 - 2009
  2. Ban biên tập TS. Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến PGS. TS. Phạm Lê Tuấn TS. Nguyễn Hoàng Long PGS. TS. Phạm Trọng Thanh ThS. Sarah Bales ThS. Dương Đức Thiện Các chuyên gia tư vấn TS. Ronald van Konkelenberg ThS. Nguyễn Khánh Phương TS. Khương Anh Tuấn PGS. TS. Phạm Văn Thân TS. Bùi Thị Thu Hà TS. Vũ Khắc Lương ThS. Dương Huy Lương 2
  3. Lời nói đầu Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế (JAHR) 2009 là báo cáo thứ ba do Bộ Y tế cùng với các đối tác phát triển chỉ đạo thực hiện, nhằm phân tích hệ thống y tế Việt Nam, xác định các vấn đề ưu tiên, đề xuất các giải pháp để khắc phục, kiểm điểm những tiến bộ trong việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất. Báo cáo JAHR đã được nhiều người đánh giá là một quá trình hữu ích để tập hợp và phân tích các ý tưởng và thông tin của các bên liên quan quan tâm đến việc tăng cường hệ thống y tế Việt Nam, bao gồm cả các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà quản lý y tế, các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Báo cáo JAHR 2009 tập trung vào vấn đề nhân lực y tế, cập nhật và cung cấp thông tin để phân tích thực trạng, dự báo những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới và đề xuất định hướng cho các giải pháp tương ứng. Các vấn đề về nguồn nhân lực y tế được Quốc hội và Chính phủ thảo luận trong quá trình xem xét Luật Khám bệnh, chữa bệnh trước khi Luật này được thông qua ngày 23/11/2009 và các dự thảo văn bản pháp quy khác đã được đề cập trong báo cáo, nhằm bảo đảm cho các thông tin của báo cáo được kịp thời, toàn diện và thích hợp. Quá trình thực hiện báo cáo JAHR đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các bên liên quan. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Nhóm đối tác y tế (HPG), gồm đại diện các cơ quan quốc tế và một số nhà tài trợ song phương, như WHO, UNICEF, UNFPA, ADB, EU, AusAID, Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, GTZ/KfW, USAID/PEPFAR, Pathfinder. Tổ thư ký của báo cáo JAHR, do TS. Nguyễn Hoàng Long, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, đứng đầu, cùng các điều phối viên gồm PGS. TS. Phạm Trọng Thanh, ThS. Sarah Bales, ThS. Dương Đức Thiện, Cn. Dương Thu Hằng và các cán bộ của Vụ Kế hoạch - Tài chính, đã làm việc tích cực để đáp ứng thời hạn khá chặt chẽ, thu hút nhiều người tham gia nhất có thể, nhằm lồng ghép với các hoạt động xây dựng kế hoạch và chính sách của Bộ Y tế và cải thiện chất lượng của báo cáo JAHR. Chúng tôi cảm ơn các chuyên gia trong nước đã tham gia phân tích các thông tin có sẵn, thu thập ý kiến đóng góp và nhận xét của các bên liên quan để dự thảo các chương và nhiều lần bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn TS. Ronald van Konkelenberg, cố vấn kỹ thuật, đã có nhiều ý kiến tư vấn có giá trị trong quá trình xây dựng báo cáo. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và nhận xét rất hữu ích của các cán bộ lãnh đạo và chuyên gia của Bộ Y tế, các Bộ, ngành, các địa phương, các thành viên HPG và các bên liên quan khác trong quá trình xây dựng báo cáo tổng quan này. Ban biên tập 3
  4. Mục lục Lời nói đầu.......................................................................................................................3 Giới thiệu .........................................................................................................................9 Mục đích của Báo cáo JAHR ................................................................................................ 9 Nội dung và cấu trúc của JAHR 2009 ................................................................................... 9 Tổ chức thực hiện ............................................................................................................... 10 Phương pháp thực hiện ...................................................................................................... 10 Chương 1: Cập nhật thực trạng ngành y tế ...............................................................12 1. Tình hình sức khoẻ nhân dân .............................................................................................. 12 1.1. Các chỉ số sức khỏe hướng tới mục tiêu phát triển thiên niên kỷ................................ 12 1.2. Các vấn đề sức khỏe ưu tiên ....................................................................................... 13 2. Cập nhật về hệ thống y tế .................................................................................................... 14 2.1. Cung ứng dịch vụ ......................................................................................................... 15 2.2. Nhân lực y tế ................................................................................................................ 19 2.3. Hệ thống thông tin y tế ................................................................................................. 21 2.4. Dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị và công nghệ y tế ......................................... 22 2.5. Tài chính y tế ................................................................................................................ 24 2.6. Quản lý/điều hành ........................................................................................................ 26 3. Định hướng phát triển của ngành y tế trong những năm tới................................................ 28 3.1. Định hướng phát triển ngành y tế ................................................................................ 28 4. Đánh giá tóm tắt việc thực hiện các khuyến nghị đã nêu trong Báo cáo JAHR 2007, 2008..................................................................................................................................... 31 Chương 2: Tổng quan về nhân lực y tế ......................................................................32 1. Các khái niệm về nguồn nhân lực........................................................................................ 32 2. Khung lý thuyết phân tích nguồn nhân lực y tế.................................................................... 33 2.1. Mối liên quan giữa nhân lực với các thành phần khác của hệ thống y tế.................... 33 2.2. Tính chất đặc thù của nhân lực y tế ............................................................................. 34 3. Định hướng chính sách về nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam............................................... 37 3.1. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................................ 37 3.2. Quản lý nguồn nhân lực ............................................................................................... 38 4. Định hướng chiến lược về nhân lực y tế các nước trong khu vực ...................................... 38 4.1. Những hạn chế và các vấn đề ưu tiên ......................................................................... 39 4.2. Quan điểm chiến lược về nhân lực y tế cho khu vực .................................................. 40 4.3. Mục tiêu về nhân lực y tế ............................................................................................. 41 4.4. Các lĩnh vực kết quả đầu ra chủ yếu............................................................................ 42 5. Khung phân tích của báo cáo JAHR 2009 ........................................................................... 44 Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế .............................................48 1. Phân tích thực trạng .............................................................................................................48 1.1. Tiến bộ và thành tựu .................................................................................................... 48 1.2. Nhu cầu nhân lực y tế và khả năng đáp ứng trong những năm tới ............................. 53 1.3. Bất cập và thách thức .................................................................................................. 60 2. Những vấn đề ưu tiên........................................................................................................... 70 2.1. Thiếu cán bộ y tế trong lĩnh vực YTDP và một số chuyên ngành khác ....................... 70 2.2. Phân bố nhân lực y tế chưa hợp lý .............................................................................. 70 2.3. Thiếu chuyên gia y tế giỏi, cán bộ y tế chuyên sâu ..................................................... 71 Chương 4: Chất lượng nhân lực y tế..........................................................................72 1. Một số khái niệm .................................................................................................................. 72 2. Thực trạng chất lượng nhân lực y tế.................................................................................... 73 2.1. Tiến bộ và thành tựu .................................................................................................... 74 2.2. Bất cập và thách thức .................................................................................................. 77 3. Những vấn đề ưu tiên........................................................................................................... 87 3.1. Chất lượng đào tạo của các trường y tế còn chưa cao ............................................... 87 3.2. Năng lực thực hành chuyên môn của NVYT mới tốt nghiệp còn yếu.......................... 87 3.3. Cơ chế đào tạo liên tục còn yếu, nhất là ở các khu vực khó khăn .............................. 87 Chương 5: Quản lý và sử dụng nhân lực y tế............................................................88 1. Quan niệm về quản lý và điều hành nhân lực y tế............................................................... 88 2. Đánh giá thực trạng..............................................................................................................88 4
  5. 2.1. Những tiến bộ và thành tựu ......................................................................................... 88 2.2. Bất cập, thách thức ...................................................................................................... 99 3. Những vấn đề ưu tiên.........................................................................................................111 3.1. Chiến lược, chính sách đang thiếu ............................................................................ 111 3.2. Ngân sách cho nhân lực y tế thấp.............................................................................. 111 3.3. Năng lực cán bộ quản lý chưa đáp ứng nhu cầu....................................................... 111 3.4. Hệ thống thông tin quản lý nhân lực yếu kém............................................................ 111 3.5. Bất cập nhân lực liên quan tự chủ và xã hội hoá....................................................... 111 Chương 6: Kết luận ....................................................................................................113 Chương 7: Khuyến nghị.............................................................................................118 Các giải pháp hạn chế tình trạng thiếu nhân lực y tế cho một số chuyên ngành và ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng khó khăn .............................................................. 118 Các giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực y tế ....................................................... 119 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực ở các cơ sở y tế ............................. 120 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhân lực y tế ............. 121 Phụ lục 1: Các khuyến nghị JAHR 2008 và kết quả thực hiện ...............................123 Phụ lục 2: Tóm tắt các vấn đề ưu tiên và giải pháp.................................................136 Phụ lục 3: Các chỉ số theo dõi ...................................................................................144 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................150 5
  6. Danh mục Bảng Bảng 1: Tóm tắt kết quả thực hiện một số mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến sức khỏe ............................................................................................................................... 13 Bảng 2: Các vấn đề ưu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương về nhân lực y tế giai đoạn 2006- 2015 ............................................................................................................................... 40 Bảng 3: So sánh các mục tiêu chiến lược..................................................................................... 41 Bảng 4: Các lĩnh vực kết quả đầu ra chủ yếu của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực y tế khu vực Tây Thái Bình Dương giai đoạn 2006-2015 .................................................... 42 Bảng 5: Cán bộ y tế qua các năm, 2003 - 2008............................................................................ 49 Bảng 6: Số lượng một số loại cán bộ y tế trên 1 vạn dân, 2003-2008.......................................... 49 Bảng 7: So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng............................................................................................ 50 Bảng 8: Tình hình phân bổ cán bộ y tế tuyến xã, thôn/bản, 2008 ................................................ 51 Bảng 9: Phân bố dân số và số cán bộ y tế nhà nước theo vùng lãnh thổ, 2008 .......................... 52 Bảng 10: Số cán bộ y tế trên 1 vạn dân năm 2008 và mục tiêu đến 2020 ................................... 53 Bảng 11: Ước tính nhu cầu đào tạo hằng năm, 2015 và 2020 ..................................................... 54 Bảng 12: Xu hướng bệnh tật tử vong (%), 1976~2008................................................................. 54 Bảng 13: Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học, sau đại học theo các vùng địa lý, 2009 55 Bảng 14: Các đặc trưng của các cơ chế tuyển sinh ..................................................................... 57 Bảng 15: Số lượng NVYT theo loại hình, bậc học tốt nghiệp hằng năm ...................................... 59 Bảng 16: Số sinh viên đại học tốt nghiệp & dự kiến ra trường hằng năm, 2007~2012 ................ 59 Bảng 17: Số học viên sau đại học ngành y tế nhập học, 2007- 2008........................................... 60 Bảng 18: Thực trạng nhân lực y tế khu vực KCB tính theo giường bệnh ở các tuyến................. 61 Bảng 19: Thực trạng nhân lực y tế khu vực KCB tính theo 3 bộ phận ......................................... 61 Bảng 20: Thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế trong lĩnh vực YTDP ........................................... 62 Bảng 21: Nhân lực làm công tác Dân số - KHHGĐ các tuyến, 2009............................................ 63 Bảng 22: Số lượng nhân lực y tế RHM ở các tỉnh/thành phố phía Nam, 2008 ............................ 64 Bảng 23: Phân bố cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số theo các tuyến, 2007............................ 66 Bảng 24: Phân bổ nhân lực y tế công theo thành thị/nông thôn, 2008 ......................................... 67 Bảng 25: Số học viên sau đại học, 2007....................................................................................... 75 Bảng 26: Cơ cấu cán bộ y tế theo chuyên ngành và bậc học, 2008 ............................................ 78 Bảng 27: Phân bổ trình độ cán bộ theo tuyến, 2008..................................................................... 79 Bảng 28: Một số ngành đào tạo và chương trình đào tạo............................................................. 82 Bảng 29: Ngân sách nhà nước dành cho đào tạo trong ngành y tế, 2000~2007 ......................... 87 Bảng 30: Tổng chi đào tạo nhân lực y tế, 2001-2005 ................................................................... 95 Bảng 31: Tổng chi tiêu chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế, 2001-2005 ........................................ 96 Bảng 32: Phân cấp thực hiện quản lý nhân lực ở Việt Nam ....................................................... 106 Bảng 33: Chi chế độ đãi ngộ từ NSNN, 2001-2008 (nghìn đồng/tháng)..................................... 109 6
  7. Danh mục Hình Hình 1: Các mục tiêu và cơ cấu của báo cáo JAHR 2009 ............................................................ 11 Hình 2: Khung lý thuyết về hệ thống y tế (theo WHO) .................................................................. 15 Hình 3: Quản lý nâng cao hiệu quả làm việc................................................................................. 45 Hình 4: Mối liên hệ giữa Chiến lược phát triển nguồn nhân lực khu vực Tây Thái Bình Dương và JAHR 2009................................................................................................................ 47 Hình 5: Tổng số cán bộ y tế, 2003-2008 ....................................................................................... 48 Hình 6: Cơ cấu và phân bổ cán bộ y tế theo tuyến, 2008............................................................. 51 Hình 7: Cơ cấu nhân lực y tế theo giới, 2008 ............................................................................... 66 Hình 8: Sơ đồ về các cơ chế đào tạo trong hệ thống y tế............................................................. 73 Hình 9: Cơ cấu nhân lực y tế theo trình độ học vấn, 2000 và 2008 ............................................. 74 Hình 10: Sơ đồ hệ thống bảo đảm chất lượng chuyên môn của nhân lực y tế ............................ 90 7
  8. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 Các chữ viết tắt ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á) ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BHYT Bảo hiểm Y tế CBYT Cán bộ y tế CĐ Cao đẳng CK Chuyên khoa CSSK Chăm sóc sức khỏe ĐH Đại học GAVI Global Alliance for Vaccines and Immunizations GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) GTZ/KfW Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức/Ngân hàng tái thiết Đức HIV/AIDS Human Immuno-deficiency Virus/Acquired Immuno-deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người) HPG Health Partnership Group (Nhóm đối tác y tế) JAHR Joint Annual Health Review (Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế) JICA Japan International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản) KCB Khám, chữa bệnh KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NGO Non-governmental Organization (Tổ chức phi chính phủ) NSNN Ngân sách nhà nước NUFFIC The Netherlands Organisation for International Cooperation in Higher Education NVYT Nhân viên y tế ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) PEPFAR President’s Emergency Plan for Aids Relief (Chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ) RHM Răng-hàm-mặt TC Trung cấp TMH Tai-mũi-họng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTYT Trung tâm y tế UBND Ủy ban Nhân dân UNFPA United Nations Population Fund (Quỹ Dân số Liên hợp quốc) UNICEF United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) USAID US Agency for International Development (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WPRO Western Pacific Region (Khu vực Tây Thái Bình Dương (của WHO)) YTDP Y tế dự phòng 8
  9. Giới thiệu Giới thiệu Mục đích của Báo cáo JAHR Năm 2007, “Nhóm đối tác y tế” (Health Partnership Group - HPG) gồm các tổ chức quốc tế và nước ngoài hỗ trợ cho y tế Việt Nam và Bộ Y tế đã thoả thuận hằng năm sẽ tiến hành xây dựng một Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế (Joint Annual Health Review – JAHR). Mục đích của báo cáo JAHR là đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề ưu tiên của ngành y tế, nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hằng năm của Bộ Y tế, đồng thời làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề trọng tâm trong hợp tác và đối thoại giữa ngành y tế Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Các mục tiêu cụ thể của Báo cáo JAHR gồm: 1) Cập nhật thực trạng ngành y tế, trong đó có đánh giá tiến độ đạt các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển liên quan đến sức khỏe của Việt Nam; 2) Đánh giá chi tiết các lĩnh vực của hệ thống y tế; 3) Đánh giá tiến độ thực hiện các khuyến nghị của JAHR những năm trước. Theo thoả thuận trên, Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2007 (JAHR 2007) đã được xây dựng, đề cập toàn diện các lĩnh vực chủ yếu của hệ thống y tế Việt Nam, gồm: 1) Tình trạng sức khỏe và các yếu tố tác động đến sức khỏe; 2) Tổ chức và quản lý hệ thống y tế; 3) Nhân lực y tế; 4) Tài chính y tế; 5) Cung ứng dịch vụ y tế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về 5 lĩnh vực trên, báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cho những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong năm 2008 và những năm sau. Báo cáo JAHR năm 2008 ngoài việc cập nhật những thay đổi chung của ngành y tế, tập trung đi sâu phân tích về Tài chính y tế ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra những khuyến nghị cụ thể về các chính sách tài chính y tế ở Việt Nam. Nội dung và cấu trúc của JAHR 2009 Năm 2009, Bộ Y tế và HPG đã nhất trí chọn chủ đề trọng tâm của Báo cáo JAHR là “Nhân lực y tế ở Việt Nam”, trong đó đi sâu phân tích về số lượng, chất lượng nhân lực y tế và công tác quản lý nhà nước và điều hành nguồn nhân lực y tế. Phần mở đầu của Báo cáo JAHR 2009 cập nhật tổng quát thực trạng hệ thống y tế Việt Nam trong năm 2008-2009 và các nhiệm vụ chung của ngành y tế trong năm 2010-2011. Điều này đã trở thành quy ước chung cho báo cáo JAHR. Để có thể đóng góp tốt hơn cho công tác lập kế hoạch của ngành y tế, phần cập nhật thực trạng hệ thống y tế trong JAHR 2009 đã viết chi tiết hơn và bao quát hầu hết 6 yếu tố cơ bản của hệ thống y tế theo kiến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Kiểm điểm việc thực hiện những khuyến nghị của JAHR 2007 và 2008 cũng được đề cập thích đáng trong phần này. Tiếp theo là các nội dung trọng tâm về nhân lực y tế của báo cáo năm 2009, gồm: i) tổng quan chính sách phát triển nhân lực y tế, thực trạng và các vấn đề đặt ra; ii) số lượng và phân bổ nhân lực y tế; iii) chất lượng nhân lực y tế; iv) quản lý và sử dụng nhân lực y tế. Phần cuối của báo cáo là kết luận, tổng hợp các nhận định chính về nhân lực y tế ở Việt Nam và khuyến nghị các giải pháp cho những vấn đề ưu tiên của kế hoạch 2010 và những năm tiếp theo. 9
  10. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 Báo cáo cố gắng làm nổi bật các vấn đề trọng tâm nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch của Bộ Y tế, đồng thời làm cơ sở cho việc đối thoại và hợp tác giữa ngành y tế Việt Nam và các đối tác nước ngoài về các vấn đề liên quan đến nhân lực y tế. Phần phụ lục của báo cáo có bảng tổng quan việc thực hiện các khuyến nghị về giải pháp cho các vấn đề ưu tiên được nêu trong Báo cáo JAHR năm 2007 và 2008, tóm tắt các vấn đề ưu tiên và giải pháp và một bảng về các chỉ số theo dõi các lĩnh vực y tế. Tổ chức thực hiện Cũng như các báo cáo trước, JAHR 2009 được xây dựng dưới sự phối hợp chỉ đạo của Bộ Y tế và HPG. Cơ cấu tổ chức để điều hành quá trình xây dựng báo cáo gồm có: Nhóm công tác, gồm một số thành viên của Bộ Y tế và HPG, có nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát quá trình triển khai xây dựng báo cáo, bảo đảm nguồn lực cho các hoạt động liên quan. Tổ thư ký, gồm đại diện Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch – Tài chính), một điều phối viên quốc tế, một điều phối viên trong nước và một số cán bộ hỗ trợ, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề hằng ngày về quản lý và hành chính, tổ chức hội thảo, tổng hợp các ý kiến đóng góp, bảo đảm cho quá trình viết báo cáo có sự tham gia của nhiều bên; biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo. Chuyên gia tư vấn, gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nhân lực y tế, có nhiệm vụ dự thảo các chương của báo cáo, thu thập ý kiến của các bên liên quan và hoàn thiện các chương phù hợp với các góp ý và nhận xét chung. Phương pháp thực hiện Việc xây dựng báo cáo được tiến hành chủ yếu dựa vào quá trình phân tích, xác định các vấn đề chính, các ưu tiên và giải pháp có sự tham gia của nhiều bên. Vì vậy, các phương pháp chính được sử dụng gồm: Tổng hợp các tài liệu có sẵn, gồm các văn bản chính sách, pháp luật và các tài liệu nghiên cứu, khảo sát, số liệu thống kê từ nhiều nguồn… Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và chuyên gia tư vấn quốc tế có kiến thức và kinh nghiệm làm việc về y tế tại Việt Nam. Thảo luận về các chuyên đề cụ thể với những nhà hoạch định chính sách liên quan, gồm các chuyên viên của Vụ Khoa học – Đào tạo, Vụ Tổ chức- Cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ,… Thảo luận nhóm với các chuyên gia trong nước và quốc tế về các chuyên đề. Các chuyên gia tư vấn và điều phối viên liên tục đọc lại và nhận xét nội dung của từng chương để bảo đảm tính nhất quán và giảm trùng lắp, đồng thời tăng chất lượng ở từng bước tiến hành JAHR. Các nhận xét bằng văn bản từ WHO, UNIFEM, và các tổ chức quốc tế khác, cố vấn kỹ thuật Ron van Konkelenberg, Hội đồng Châu Âu,… Phản biện của các chuyên gia về nhân lực y tế. Các hội thảo để xin ý kiến nhận xét về đề cương (tháng 5), các chương (tháng 6), báo cáo tổng hợp, các vấn đề ưu tiên và giải pháp (tháng 8), có sự tham gia 10
  11. Giới thiệu nhiều bên liên quan từ Bộ Y tế, các bộ, ngành khác, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, nhà tài trợ. Lập biên bản chi tiết từ các hội thảo này nhằm bảo đảm các ý kiến sẽ được xem xét trong việc sửa báo cáo. Phương pháp tiếp cận để phân tích và đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các ưu tiên và giải pháp trong báo cáo này thể hiện ở một số yêu cầu chung, như: (1) phải căn cứ vào bối cảnh kinh tế-xã hội và thực trạng hệ thống y tế Việt Nam; (2) dựa trên các quan niệm và tiêu chí công bằng, hiệu quả của hệ thống y tế nói chung và nhân lực y tế nói riêng; (3) tham khảo kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các nước, nhất là các nước có điều kiện tương tự Việt Nam. Cấu trúc các chương của báo cáo được xác định dựa trên quan niệm về “mối quan hệ của nhân lực y tế và các yếu tố khác của hệ thống y tế”, nhằm giải đáp trúng các mục tiêu cơ bản của nhân lực y tế, như đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ (CSSK) nhân dân, phát triển, cung ứng, duy trì nhân lực y tế, quản lý nhân lực y tế (Hình 1). Hình 1: Các mục tiêu và cơ cấu của báo cáo JAHR 2009 Mục đích 1: Đánh giá tiến độ đạt các chỉ số về sức khỏe, gồm Chương 1 và cả mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và các chỉ số Phụ lục 3 sức khỏe khác; Cập nhật thực trạng ngành y tế Mục đích 2: Phân tích chi tiết và đưa ra khuyến nghị liên quan Chương 2-7 đến một thành phần của hệ thống y tế. và Phụ lục 2 Năm 2009, chuyên đề là: Nhân lực y tế Mục đích 3: Đánh giá tiến độ thực hiện các khuyến nghị từ Phụ lục 1 những năm trước 11
  12. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 Chương 1: Cập nhật thực trạng ngành y tế Chương này sẽ cung cấp thông tin tổng quan và cập nhật về tình hình sức khoẻ, các vấn đề sức khoẻ ưu tiên, những thay đổi chủ yếu về chính sách y tế trong năm qua. Những thành tựu và khó khăn thách thức của ngành y tế sẽ được phân tích, rà soát theo 6 thành phần cơ bản của hệ thống y tế, bao gồm: cung ứng dịch vụ; nhân lực y tế; thông tin y tế; các sản phẩm y tế, vắc xin, dược phẩm và công nghệ; cấp tài chính; và quản lý điều hành. Trong chương này cũng sẽ rà soát việc thực hiện những khuyến nghị đã được đưa ra trong các Báo cáo chung tổng quan ngành y tế trước đây. 1. Tình hình sức khoẻ nhân dân Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam là 85,8 triệu người [1]. Với số dân này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Qua nhiều năm thực hiện chính sách hạn chế sinh đẻ, tỷ lệ tăng dân số hằng năm đã giảm xuống mức ổn định khoảng 1,2% một năm. Như vậy, mỗi năm tăng gần 950 000 người. Quy mô và tốc độ tăng dân số như vậy đã tạo nên sức ép nhu cầu lớn đối với hệ thống y tế. Theo phân tích của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi trung vị của dân số Việt Nam năm 2007 là 26, tức là Việt Nam có dân số khá trẻ. Đây là một lợi thế lớn đối với y tế vì đa phần dân số đang trong tuổi tương đối khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đang tiếp tục tăng lên, 1 tỷ lệ người trên 65 tuổi năm 2008 là 7,5% [2, 3], vấn đề CSSK cho người cao tuổi, các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm gia tăng đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế. 1.1. Các chỉ số sức khỏe hướng tới mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Sức khỏe là yếu tố nền tảng đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ có 3 mục tiêu cơ bản về sức khỏe: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; cải thiện sức khỏe bà mẹ; phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã thành công trên chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hầu hết các chỉ số cơ bản về sức khỏe đều đạt so với mục tiêu quốc gia đề ra cho giai đoạn 2006-2010 (Bảng 1). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2008 là 19,9% gần đạt mục tiêu cho năm 2010 là 20%. Năm 2008, tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi và dưới 1 tuổi trên 1000 trẻ em đẻ sống lần lượt là 25,5 và 15,5 so với mức đề ra cho năm 2010 là dưới 25 và dưới 16 [3]. Tỷ số tử vong mẹ là 75 trên 100 000 trẻ em đẻ sống. So với số tương ứng 233 trên 100 000 của năm 1990 có thể thấy sự tiến bộ rõ rệt ở chỉ số này. Các tỷ lệ mắc và chết do sốt rét và lao đều đạt được mục tiêu đề ra. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống lây lan HIV/AIDS. Số trường hợp mới nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS và số tử vong do AIDS của 9 tháng đầu năm 2008 đều giảm so với số liệu cùng kỳ tương ứng của năm 2007 [4]. Tuy nhiên, chỉ số về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS đối với phụ nữ đang mang thai là 0,38% chưa đạt so với mục tiêu đã đặt ra [3]. 1 Theo Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2007, mức hy vọng sống bình quân là 73 tuổi. 12
  13. Chương 1: Cập nhật thực trạng ngành y tế Bảng 1: Tóm tắt kết quả thực hiện một số mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến sức khỏe 1990– 2000 2005 2008 Mục tiêu 1991* đến năm 2010 Tỷ lệ suy dinh dưỡng 45% 33,8% 25,2% 19,9%
  14. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 tâm thần, các bệnh phòng được cho trẻ em bằng vắc xin (đặc biệt bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản B, thương hàn, tả). An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Hàng loạt các vấn đề nảy sinh liên quan đến ATVSTP, từ khâu sản xuất thực phẩm (như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng, vệ sinh giết mổ gia súc) đến khâu chế biến thực phẩm (như sữa nhiễm Melamin, phụ gia trong thức ăn chế biến sẵn, chất lượng nước uống đóng chai và khâu kinh doanh thực phẩm, việc nhập lậu gà và thực phẩm tươi sống...). Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng ATVSTP cần phải có sự phối hợp hành động đồng bộ của các bộ, ngành liên quan. Ngày 19/06/2009, Quốc hội khoá 12 đã ra Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, ATVSTP. Nghị quyết nêu rõ các nhiệm vụ Chính phủ cần thực hiện nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, ATVSTP, trong đó có việc sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm, xây dựng chiến lược quốc gia bảo đảm chất lượng, ATVSTP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, ATVSTP từ trung ương đến cấp huyện, kiện toàn hệ thống thanh tra, bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATVSTP bảo đảm tăng dần hằng năm cùng với tăng thu của ngân sách nhà nước (NSNN). Sức khỏe môi trường và những vấn đề sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu nằm trong số các vấn đề đang nổi lên thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và đặt cho ngành y tế trọng trách trong việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức về vệ sinh môi trường cũng như đối phó với các bệnh tật liên quan. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, liên quan trực tiếp đến ngành y tế là vấn đề xử lý chất thải bệnh viện. Có nhiều lý do dẫn tới vệ sinh môi trường của một số bệnh viện chưa bảo đảm, trong đó có áp lực về nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện, trong khi đó đầu tư cho bệnh viện vẫn còn hạn chế. Hiện nay, cả nước đã có gần 200 lò đốt chất thải rắn y tế đang vận hành, xử lý cho 73,3% số bệnh viện, tuy nhiên còn 26,7% các bệnh viện vẫn đang thực hiện chôn lấp chất thải rắn y tế hoặc thiêu đốt ngoài trời. Số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn môi trường còn hạn chế, chưa đảm bảo tiến độ thực hiện [10]. Ngoài những vấn đề sức khỏe cụ thể kể trên, thực hiện mục tiêu công bằng trong CSSK của hệ thống y tế, việc CSSK cho một số nhóm đối tượng ưu tiên như đồng bào dân tộc ít người, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi... luôn luôn được Chính phủ và ngành y tế chú trọng đặc biệt. Mặt khác, việc giảm khoảng cách về các chỉ số sức khỏe như tỷ lệ tử vong mẹ, tỷ lệ tử vong trẻ em, cũng như gánh nặng chi tiêu cho CSSK giữa các nhóm mức sống, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn cũng là những vấn đề được ưu tiên trong xây dựng chính sách y tế, thể hiện cụ thể bằng một loạt các chính sách, như cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, hỗ trợ mua BHYT cho người cận nghèo, đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp bệnh viện tuyến huyện. 2. Cập nhật về hệ thống y tế Củng cố, tăng cường hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả là điều kiện cốt lõi để đạt được các mục tiêu CSSK. Hệ thống y tế bao gồm sáu thành phần cơ bản (Hình 2): cung ứng dịch vụ; nhân lực y tế; thông tin y tế; các sản phẩm y tế, vắc 14
  15. Chương 1: Cập nhật thực trạng ngành y tế xin, dược phẩm và công nghệ; cấp tài chính; quản lý điều hành. Tăng cường hệ thống y tế chính là củng cố nâng cao sáu thành phần này và bảo đảm sự tương tác, hỗ trợ nhau giữa các thành phần nhằm đạt được những cải thiện mang tính công bằng và bền vững trong dịch vụ y tế và tình hình sức khỏe [11]. Hình 2: Khung lý thuyết về hệ thống y tế (theo WHO) N N Sáu thành phần đầu vào Mục tiêu của hệ thống y tế chung/Đầu ra Cung ứng dịch vụ Nâng cao sức khoẻ Nhân lực y tế (về mức độ và công bằng) Tiếp cận Thông tin Độ bao phủ Tính đáp ứng Các sản phẩm y tế, văc xin, Bảo vệ người dân trước dược phẩm, công nghệ Chất lượng rủi ro tài chính và xã hội An toàn Cấp tài chính Nâng cao hiệu quả Quản lý/điều hành Trong thời gian qua, ngành y tế rất chú trọng tới công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Có thể nói đến hai xu hướng song hành trong quá trình phát triển chính sách y tế trong thời gian gần đây. Xu hướng thứ nhất nhằm thực hiện mục tiêu công bằng trong CSSK. Chủ trương tăng cường y tế cơ sở về cả năng lực chuyên môn và hạ tầng cơ sở cũng như các chính sách phát triển BHYT toàn dân, tăng đầu tư NSNN cho y tế, đặc biệt là cho y tế dự phòng (YTDP), nằm trong xu hướng này. Xu hướng thứ hai chú trọng hơn đến mục tiêu hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế. Có thể nêu tên một số chính sách như Đổi mới cơ chế tài chính y tế, bao gồm viện phí, BHYT và tiền lương, tăng cường xã hội hóa y tế, bao gồm đẩy mạnh thực hiện chính sách tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và phát triển y tế tư nhân. Dưới đây sẽ cập nhật những thay đổi về chính sách, những thành tựu chủ yếu cũng như khó khăn, thách thức trong từng thành phần của hệ thống y tế nêu trên. 2.1. Cung ứng dịch vụ Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế công của Việt Nam được tổ chức theo tuyến, từ trung ương tới thôn, bản với 4 lĩnh vực: KCB, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng và dân số - KHHGĐ. Hệ thống KCB và CSSK ban đầu bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân, với gần 13 500 cơ sở nhà nước [12] và trên 35 000 cơ sở tư nhân chủ yếu là phòng khám [13]. Về dịch vụ KCB nội trú, Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ y tế với 980 bệnh viện nhà nước (trong đó 39 bệnh viện trung ương, 331 bệnh viện tỉnh và 610 bệnh viện huyện) và 154 000 giường bệnh, so 15
  16. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 với 85 bệnh viện tư nhân và 5800 giường bệnh. Tính trung bình Việt Nam có 24 giường bệnh/10 000 dân. Nếu không tính giường bệnh lưu ở trạm y tế xã (TYT) thì số giường bệnh/10 000 dân của Việt Nam là 19,2 (trong đó 18,5 giường bệnh công lập/10 000 dân) [7]. Nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhà nước đã xây dựng và củng cố mạng lưới y tế xã, trong đó 99% các xã có cơ sở TYT, 65,9% xã có bác sỹ, 84,4% thôn/bản có nhân viên y tế (NVYT) hoạt động [7]. Chủ trương khuyến khích xã hội hóa y tế đã tạo điều kiện cho y tế tư nhân phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây. Số lượng và quy mô đầu tư các bệnh viện và phòng khám tư nhân gia tăng. Tuy nhiên, trong khi y tế tư nhân đóng vai trò đáng kể trong cung ứng dịch vụ KCB ngoại trú với 32% tổng số lượt khám, nhưng chỉ có vai trò rất khiêm tốn trong điều trị nội trú với tỷ lệ 1,65% tổng số lượt điều trị [14]. Lĩnh vực YTDP chủ yếu do khu vực nhà nước đảm bảo và y tế khu vực tư nhân đóng vai trò rất khiếm tốn. Tại trung ương có Cục YTDP và Môi trường, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phòng chống HIV/AIDS và một số Viện chuyên khoa đầu ngành. Tại các địa phương, mô hình tổ chức các đơn vị thuộc khối dự phòng có khác nhau, đặc biệt tại tuyến huyện, do việc thay đổi mô hình tổ chức y tế địa phương trong thời gian gần đây. Một số huyện vẫn chưa tách bệnh viện ra khỏi TTYT huyện. Tuy nhiên, các hoạt động YTDP vẫn được duy trì và bám sát các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hiện tại có 13 dự án mục tiêu y tế quốc gia bao gồm: lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng trẻ em, sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng, sốt xuất huyết, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần, kết hợp quân-dân y. Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động chuyên môn năm 2008 đều đạt và vượt chỉ tiêu so với cùng kỳ năm 2007 [4]. Lĩnh vực dân số - KHHGĐ mới chuyển sang Bộ Y tế quản lý, đến nay, có 63/63 tỉnh, thành phố đã ban hành quyết định thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cấp tỉnh, 59/63 tỉnh đã thành lập Trung tâm Dân số - KHHGĐ ở cấp huyện. Nhìn chung, xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì và đã đạt được mức sinh thay thế. Mục tiêu nâng cao chất lượng dân số được chú trọng đặc biệt thông qua đề án Nâng cao chất lượng dân số thông qua việc xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến năm 2010 tại 24 tỉnh, thành phố. Mối quan tâm chính hiện nay là nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống bệnh viện công lập, đặc biệt giảm tình trạng quá tải bệnh viện. Việc thực hiện chính sách giao quyền tự chủ cho các bệnh viện công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo những chuyển biến mới trong công tác quản lý và hoạt động của bệnh viện. Tuy nhiên, nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tự chủ bệnh viện tại 14 bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thuộc 6 tỉnh cho thấy bên cạnh xu hướng nổi bật về tăng nguồn thu, việc thực hiện tiết kiệm để giảm lãng phí mới được thực hiện chủ yếu đối với các khoản chi hành chính, điện nước chứ chưa được đề cập nhiều trong lĩnh vực chuyên môn như sử dụng thuốc, xét nghiệm [15]. Đáp ứng yêu cầu khẩn cấp đối phó với một số dịch bệnh nổi lên, Bộ Y tế đã ban hành một loạt các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn cho một số bệnh, như cúm A/H5N1, bệnh tả, bệnh chân tay miệng, cúm A/H1N1. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân cũng như tạo ra cơ sở để kiểm tra chất lượng kỹ thuật, ngành y tế đang cần tìm nguồn lực để thành lập và duy trì một cơ chế cập nhật thường xuyên các hướng dẫn điều trị các loại bệnh khác. Sự phối hợp giữa các tuyến và giữa các cơ sở y tế với nhau, thậm chí giữa các cán bộ y tế (CBYT) với nhau, trong việc chẩn đoán và 16
  17. Chương 1: Cập nhật thực trạng ngành y tế điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Xét về góc độ cầu đối với dịch vụ y tế, định hướng chính sách là nhằm giảm rào cản đối với người dân trong tiếp cận dịch vụ YTDP và KCB thông qua việc tổ chức dịch vụ y tế gần dân, phát triển BHYT với sự trợ cấp từ NSNN cho các nhóm khó khăn và thực hiện các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia theo các vấn đề sức khỏe ưu tiên. Tuy nhiên, việc định hướng cầu từ phía người dân theo các tuyến chăm sóc y tế phù hợp chưa đạt được kết quả mong muốn, dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên. 2.1.1. Những thay đổi chính sách chủ yếu Trong lĩnh vực KCB, việc ban hành Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg, ngày 22/02/2008, phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới KCB đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới KCB phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, thời gian qua chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư trang thiết bị y tế tại các cơ sở KCB từ các nguồn vốn khác nhau, đặc biệt từ nguồn xã hội hóa thông qua liên doanh, liên kết, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn viện trợ. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2007/TT-BYT, ngày 12/12/2007, hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập. Thông tư này đã đề ra một loạt các yêu cầu về lập đề án, thẩm định máy, phê duyệt giá đến nghĩa vụ nộp thuế, tính công khai, dân chủ trong quá trình triển khai…, nhằm chấn chỉnh hoạt động đầu tư trang thiết bị thông qua liên doanh liên kết tại các bệnh viện công lập. Thủ tướng ra Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010. Trong năm 2008, ngành y tế tích cực triển khai các biện pháp khắc phục tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện. Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị 06/2008/CT-BYT về nâng cao chất lượng KCB tại các bệnh viện trong cả nước, trong đó tập trung vào các biện pháp quản lý như cải tiến quy trình, thủ tục KCB, ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như các biện pháp chống quá tải như kê thêm giường bệnh, tăng cường điều trị ngoại trú, giảm thời gian nằm viện, tăng cường năng lực y tế tuyến trước. Việc triển khai tích cực Đề án 1816 về luân phiên cán bộ về hỗ trợ tuyến dưới đã bước đầu có kết quả tích cực góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên thông qua giảm 30% số bệnh nhân phải chuyển tuyến tại bệnh viện tiếp nhận bác sỹ luân phiên. Trong lĩnh vực YTDP, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được Quốc hội khoá XII thông qua và có hiệu lực từ tháng 7/2008, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong bối cảnh đang có những diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của dịch bệnh mới nguy hiểm và sự bùng phát trở lại của nhiều bệnh đã từng được khống chế. Việc kiện toàn, củng cố và phát triển mạng lưới YTDP, đặc biệt là tuyến huyện đã được chú trọng trong thời gian qua thông qua các hoạt động tăng cường đào tạo nhân lực, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung trang thiết bị cho YTDP các tuyến, xây dựng mô hình điểm YTDP tuyến huyện. Các chương trình mục tiêu phòng chống bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm được triển khai theo kế hoạch tại các địa phương. Công tác phòng chống HIV/AIDS 17
  18. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 vẫn được hết sức chú trọng, khung pháp lý, chính sách về phòng chống HIV/AIDS tiếp tục được hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2008/QĐ-TTg ngày 08/01/2008 quy định việc phối hợp trong phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường biên giới - một trong những điểm nóng, phức tạp và khó kiểm soát HIV/AIDS. Ngày 03/01/2008, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 14/2008/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch hành động về quản lý và điều phối viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn 2020. Việc ban hành quyết định này có ý nghĩa rất lớn nhằm tăng cường vai trò quản lý và điều hành nguồn viện trợ cho lĩnh vực HIV/AIDS. Khác với các chương trình phòng chống dịch bệnh khác chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí từ NSNN, trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS có tới ít nhất 25 nhà tài trợ lớn triển khai khoảng 121 dự án trên cả nước với tổng số kinh phí hỗ trợ chiếm tới 80-90% tổng ngân sách cho lĩnh vực này [16]. 2.1.2. Những khó khăn, thách thức chủ yếu Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế ở nước ta là hệ thống công tư kết hợp trong đó y tế công giữ vai trò chủ đạo. Thời gian gần đây, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong ngành y tế được đẩy mạnh, bao gồm cả việc các bệnh viện công huy động nguồn vốn đầu tư và sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung ứng và phát triển dịch vụ cũng như khuyến khích y tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, việc xác lập mô hình phối hợp công tư phù hợp từ phương diện hệ thống y tế vẫn đang còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Xu hướng phát triển cung ứng dịch vụ y tế theo động cơ vì lợi nhuận không chỉ còn là vấn đề trong khu vực y tế tư nhân, mà còn là nguy cơ tiềm ẩn đối với cả một số cơ sở y tế công lập. Việc tư nhân tham gia các dự án góp vốn liên doanh liên kết đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập đang tiềm ẩn nguy cơ tăng gánh nặng tài chính y tế toàn xã hội và tính an toàn trong điều trị cho người bệnh. Xu hướng này nếu không được kiểm soát và hạn chế sẽ đẩy chi phí y tế ngày càng tăng cao, nhất là chi tiền túi của người dân. Do đó, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở y tế (cả công lập và ngoài công lập) trên cơ sở ban hành các tiêu chí, chuẩn mực kỹ thuật để kiểm tra, giám sát việc đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người sử dụng dịch vụ, giảm các yếu tố khuyến khích cung cấp thừa dịch vụ y tế. Vấn đề chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, đặc biệt những chênh lệch trong nguồn lực để bảo đảm chất lượng dịch vụ giữa các địa phương. Mặc dù công tác nâng cao chất lượng luôn luôn được chú trọng và nhiều biện pháp cụ thể đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa có giải pháp mang tính toàn diện và đồng bộ. Bộ Y tế đang nỗ lực để sớm ban hành Quy chế Bệnh viện sửa đổi, bao gồm hệ thống các quy chuẩn phù hợp trong bối cảnh hiện tại cho hoạt động bệnh viện, cả khu vực nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, một hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ y tế với các chuẩn mực kỹ thuật được ban hành và các cơ chế cho việc tuân thủ các chuẩn mực đó cần được tiếp tục thể chế hóa một cách đầy đủ và đồng bộ. Cùng với việc thực hiện BHYT toàn dân, vai trò kiểm định chất lượng của cơ quan BHYT cần được tăng cường và phát huy trong hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ y tế. Vai trò của người bệnh trong hệ thống y tế vẫn còn yếu, đặc biệt chưa được coi trọng trong giám sát các cơ sở và cán bộ cung cấp dịch vụ y tế và trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bệnh. Việc thực hiện tự chủ bệnh viện trong khu vực công lập theo Nghị định 43 bước đầu đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận, tạo những chuyển biến rõ nét trong 18
  19. Chương 1: Cập nhật thực trạng ngành y tế hoạt động tài chính, chuyên môn và công tác quản lý ở từng bệnh viện. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, việc thực hiện tự chủ theo xu hướng tập trung vào mục tiêu tăng doanh thu, tăng chênh lệch thu - chi cho bệnh viện, kết hợp với trả thu nhập tăng thêm theo mức độ đóng góp vào tăng doanh thu đã nảy sinh một số vấn đề, như lạm dụng dịch vụ, tăng giá dịch vụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu công bằng, hiệu quả của hệ thống y tế. Cần có nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể tác động của cơ chế tự chủ đối với cả hệ thống y tế, đặc biệt là đối với người bệnh, chứ không chỉ đối với từng bệnh viện cụ thể. 2.2. Nhân lực y tế Trọng tâm của Báo cáo Tổng quan ngành y tế năm 2009 là tập trung vào vấn đề nhân lực y tế. Các chương sau của Báo cáo này sẽ phân tích sâu các vấn đề liên quan đến nhân lực ngành y tế, gồm có: số lượng, phân bổ, chất lượng cán bộ, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực y tế... Phần dưới đây là một số thông tin cơ bản nhất về nguồn nhân lực y tế hiện nay ở Việt Nam. Công tác phát triển nhân lực y tế trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Số lượng cán bộ trên 10 000 dân tăng từ 29,2 năm 2001 lên 34,7 năm 2008. Chỉ số CBYT trên 10 000 dân là 6,5 đối với bác sỹ, 10,4 đối với điều dưỡng và hộ sinh và 1,2 đối với dược sỹ đại học trở lên. Ngoài ra Việt Nam còn có 5,7 y sỹ/10 000 dân phục vụ chủ yếu ở tuyến xã [7]. Một số chỉ số này thấp so với mức bình quân của khu vực Tây Thái Bình Dương, nhưng cao so với Đông Nam Á [17]. Về chất lượng nhân lực y tế, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng nhân lực y tế cũng được ghi nhận như số lượng CBYT được đào tạo nâng cao trình độ ở bậc sau đại học, hệ thống đào tạo được mở rộng và nâng cao chất lượng, nhiều chính sách được ban hành nhằm nâng cao chất lượng nhân lực y tế như chính sách cử tuyển đào tạo nhân lực cho vùng núi, vùng khó khăn, chính sách đào tạo liên tục, chính sách luân chuyển cán bộ nâng cao chất lượng KCB. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là có thể không phải là mở rộng nhân lực y tế nói chung, mà là mở rộng có chọn lọc những loại nhân lực y tế nhất định. Ngoài ra, phải chú trọng đào tạo các chuyên ngành theo nhu cầu của công tác CSSK nhân dân. 2.2.1. Những thay đổi chính sách chủ yếu Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế theo tinh thần Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị “nghề y là một nghề đặc biệt" và phải "được đãi ngộ đặc biệt", trong đó gồm chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp thường trực chống dịch và phụ cấp phẫu thuật trong ngành y tế thay thế Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại chỗ và CBYT biệt phái, luân phiên về công tác tại vùng núi, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; Nghị định 64/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định 46/2009/QĐ-TTg, ngày 31/03/2009, của Thủ tướng Chính phủ, quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại một số bệnh viện và Quyết định số 75/2009/QĐ- TTg ngày 15/05/2009 về việc quy định chế độ phụ cấp đối với NVYT thôn/bản. Tuy nhiên, giải quyết những chênh lệch thu nhập lớn giữa các địa phương sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu sắc hơn trong cả hệ thống y tế và liên quan đến nguồn chi trả chế độ đãi ngộ. Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tuyến dưới trong giai đoạn ngắn hạn trước mắt, các bệnh viện/cơ sở đào tạo đã 19
  20. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 thực hiện chính sách luân phiên cán bộ cho tuyến dưới theo Quyết định số 1816/QĐ- BYT, ngày 26/05/2008, của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”. Theo đó, các CBYT đang làm công tác chuyên môn tại bệnh viện, cơ sở đào tạo y dược được xếp hạng II trở lên thực hiện chính sách luân phiên có thời hạn tối thiểu 3 tháng/lượt/người đến làm việc tại bệnh viện/cơ sở đào tạo tuyến dưới. Việc triển khai Đề án này được theo dõi, quản lý chặt chẽ. Hằng tuần lãnh đạo Bộ Y tế tổ chức giao ban nắm tình hình để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời. Một cuộc khảo sát, đánh giá tình hình triển khai và những tác động ban đầu của Đề án này đang được triển khai trên quy mô toàn quốc. Với việc đánh giá thường xuyên tác động và khó khăn trong thực hiện chính sách và điều chỉnh kịp thời, chính sách này có khả năng thực hiện ở Việt Nam hiệu quả hơn ở một số nước khác có chính sách tương đương. Ngành y tế tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 1544/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ “cử tuyển" để giải quyết bài toán nhân lực cho các vùng khó khăn. Chỉ đạo triệt để các trường đại học trong cả nước, cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các văn bản không hợp lý để tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng cường đào tạo CBYT cho vùng núi, vùng khó khăn. Bộ Y tế đã triển khai: (i) tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ dài hạn, (ii) mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu đào tạo chuyên tu, (iii) đẩy mạnh đào tạo cử tuyển, theo địa chỉ, theo hợp đồng với các địa phương, (iv) mở được một số mã ngành đào tạo mới. Về công tác đào tạo, chương trình khung cho các chuyên ngành quan trọng như bác sỹ đa khoa, các chuyên khoa được sửa đổi. Chỉ tiêu tuyển mới 2008 tăng khoảng 20% so với 2007. Các kế hoạch củng cố các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đang được xây dựng. 2.2.2. Sự phát triển và những khó khăn, thách thức chủ yếu Về số lượng và phân bố: Tình trạng thiếu CBYT xảy ra nặng nề đối với khu vực YTDP, tuyến y tế cơ sở và vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù đã có những biến chuyển tiến bộ rõ rệt trong phân bổ nhân lực y tế theo tuyến và vùng địa lý, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và chưa hợp lý dẫn đến chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực y tế giữa khu vực điều trị và dự phòng, giữa các chuyên ngành, giữa trung ương và địa phương, giữa thành thị và nông thôn. Thành thị chỉ chiếm 27,4% dân số cả nước, nhưng chiếm 82% dược sỹ đại học, 59% bác sỹ và 55% điều dưỡng. Sự gia tăng khác biệt về thu nhập và điều kiện làm việc của NVYT giữa cơ sở y tế tư nhân và nhà nước, giữa các cơ sở y tế nhà nước ở các tuyến, các chuyên ngành cũng góp phần gây nên tình trạng chuyển dịch CBYT. Về chất lượng: Chất lượng nhân lực y tế trong thời gian qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Số cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu còn ít và phân bổ chưa hợp lý. Số lượng cán bộ có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) chiếm tỷ lệ rất thấp (2,1%) và tập trung chủ yếu ở trung ương. Cán bộ quản lý các cơ sở y tế chủ yếu là bác sỹ có chuyên môn giỏi (đặc biệt là ở các bệnh viện), có tham gia vào KCB nên thời gian và kinh nghiệm cho công tác quản lý còn hạn chế. Trình độ CBYT dự phòng và tuyến y tế cơ sở còn yếu. Mặc dù thái độ của CBYT tại nhiều cơ sở KCB đã được cải thiện, nhưng mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế trong khu vực công lập vẫn còn hạn chế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2