intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " hản biện xã hội - nhìn từ góc độ luật học "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phản biện xã hội - đối tượng điều chỉnh của pháp luật 1.1. Khái niệm "phản biện xã hội" và tư tưởng pháp luật về phản biện xã hội Trước hết, về khái niệm "phản biện xã hội", không nên đồng nhất từ "phản biện" với việc nhận xét luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, trong đó có khen, có chê. Trong trường hợp này, "phản biện xã hội" là "sự phản ứng mang tính phủ định trên tinh thần xây dựng, góp ý của xã hội đối với chính sách, pháp luật của nhà nước". Nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " hản biện xã hội - nhìn từ góc độ luật học "

  1. nghiªn cøu - trao ®æi PGS.TS. NguyÔn V¨n §éng * 1. Phản biện xã hội - đối tượng điều (hay đang được xây dựng), vừa trong giai chỉnh của pháp luật đoạn đang được thực thi. Cơ sở của phản 1.1. Khái niệm "phản biện xã hội" và tư biện là những căn cứ lí luận và thực tiễn liên tưởng pháp luật về phản biện xã hội quan đến xuất phát điểm để xây dựng chính Trước hết, về khái niệm "phản biện xã sách, pháp luật; đối tượng tác động của hội", không nên đồng nhất từ "phản biện" chính sách, pháp luật và hậu quả của việc với việc nhận xét luận văn thạc sĩ, luận án thực thi chính sách, pháp luật. Mục đích của tiến sĩ, trong đó có khen, có chê. Trong trường phản biện trong giai đoạn soạn thảo (hay xây hợp này, "phản biện xã hội" là "sự phản ứng dựng) chính sách, pháp luật là giúp cho các mang tính phủ định trên tinh thần xây dựng, nhà hoạch định chính sách, pháp luật nhìn ra góp ý của xã hội đối với chính sách, pháp được những hậu quả tiêu cực sẽ đem đến cho luật của nhà nước". Nói cách khác, đó là sự xã hội nếu như chính sách, pháp luật được phê phán, phê bình của xã hội dựa trên thông qua và đưa ra áp dụng trong xã hội, để những căn cứ khoa học đối với chính sách, họ có những phương án ứng phó có hiệu pháp luật của nhà nước để nhà nước xem quả. Còn ở giai đoạn thực thi chính sách, xét, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những pháp luật thì phản biện nhằm thông tin hạt nhân hợp lí rồi sửa đổi hay bổ sung, thậm (thông báo) cho các cơ quan có thẩm quyền chí huỷ bỏ dự thảo chính sách, pháp luật của nhà nước biết về những hậu quả xấu hoặc chính sách, pháp luật đang thi hành. đang đem đến cho xã hội từ việc thực thi Với ý nghĩa như vậy thì trong "phản biện toàn bộ hay một phần chính sách, pháp luật để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xã hội" không có chỗ dành cho "lời khen" sửa đổi hay bổ sung hoặc bãi bỏ toàn bộ hay mà chỉ có chỗ cho "lời chê". Nhưng điều quan một phần chính sách, pháp luật đó. trọng ở đây là ai "chê", "chê" cái gì, “chê” - Trước khi xác định được "phản biện xã như thế nào và "chê" nhằm mục đích gì?... hội" là đối tượng điều chỉnh của pháp luật thì Đó là những vấn đề nhận thức quan trọng mà phải có tư tưởng pháp luật về phản biện xã chúng ta cần giải quyết trước khi nói tới tư hội mà muốn có tư tưởng pháp luật về phản tưởng pháp luật về phản biện xã hội. biện xã hội thì trước hết cần có tư duy pháp Ngay trong cụm từ (hay khái niệm) lí mới (nhận thức pháp lí mới) về phản biện "phản biện xã hội" đã chỉ ra chủ thể của xã hội mà tinh thần cơ bản của nó là coi phản biện là bất cứ cá nhân, tổ chức nào phản biện xã hội không chỉ là hiện tượng trong xã hội. Đối tượng của phản biện, theo chúng tôi là chính sách, pháp luật của nhà * Giảng viên chính Khoa hành chính-nhà nước nước vừa ở giai đoạn đang được soạn thảo Trường Đại học Luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011 3
  2. nghiªn cøu - trao ®æi chính trị-xã hội, mà còn là hiện tượng chính các quan hệ xã hội liên quan đến phản biện trị-xã hội-pháp lí; một thành tố quan trọng xã hội; mục tiêu, nội dung, phạm vi, mức độ của nền dân chủ và là một trong những phương và phương pháp điều chỉnh pháp luật đó pháp chủ yếu để thực hiện nền dân chủ trên cũng như hình thức pháp lí thể hiện các quy cơ sở pháp luật ở nước ta hiện nay, từ đó phạm pháp luật về phản biện xã hội và thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh bằng phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật pháp luật vấn đề phản biện xã hội. về phản biện xã hội. Từ cách hiểu về phản biện xã hội cũng 1.2. Phạm vi và mức độ điều chỉnh pháp như mục đích, ý nghĩa của nó như đã nói ở luật vấn đề phản biện xã hội trên, có thể nhận thấy rằng nếu phản biện xã Để xác định được phạm vi và mức độ hội được tiến hành có tổ chức, có lãnh đạo, điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội chỉ đạo và quản lí thì sẽ đem lại hiệu quả thiết liên quan đến phản biện xã hội thì cần thực thực và ngược lại. Do đó, phản biện xã hội hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, có rất cần được điều chỉnh bằng pháp luật, được hai biện pháp cơ bản sau đây: định hướng và quản lí bằng pháp luật. Nếu Thứ nhất, khảo sát thực tế về những vấn phản biện xã hội được pháp luật hoá sẽ tạo ra đề liên quan đến phản biện xã hội cần pháp được cơ chế pháp lí hữu hiệu giúp Nhà nước luật hoá. Việc khảo sát thực tế có thể được tiến và xã hội ta đạt được ít nhất bốn mục tiêu cơ hành bằng nhiều phương thức khác nhau như bản của quản lí nhà nước và quản lí xã hội phỏng vấn (hỏi) trực tiếp đối tượng cần lấy sau: Một là thu hút được ngày càng đông đảo thông tin, phát phiếu điều tra xã hội học cho quần chúng nhân dân tham gia tự giác và những đối tượng điều tra xã hội học, trao đổi tích cực vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội trực tiếp với những cá nhân có trách nhiệm - biểu hiện quan trọng về bản chất của Nhà trong bộ máy Đảng, bộ máy nhà nước và các nước ta, vốn là nhà nước của dân, do dân, vì tổ chức chính trị-xã hội và những cá nhân dân; Hai là bảo đảm cho công dân thực hiện khác. Nội dung phỏng vấn hoặc phiếu điều tra đúng đắn và đầy đủ quyền hiến định của xã hội học hoặc cuộc trao đổi trực tiếp là mình về việc tham gia quản lí nhà nước, quản những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến lí xã hội (Điều 53 Hiến pháp năm 1992); Ba phản biện xã hội cần pháp luật hoá. Đối tượng là giúp cho Nhà nước xây dựng và ban hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra xã hội học, trao được những chính sách và các văn bản quy đổi trực tiếp chủ yếu là các cơ quan, cá nhân phạm pháp luật có tính khả thi cao, phù hợp có trách nhiệm trong bộ máy Đảng, Nhà nước với ý chí và nguyện vọng của nhân dân; bốn và các tổ chức chính trị-xã hội. Kết quả khảo là phòng chống được kẻ xấu lợi dụng phản sát cần được xử lí chi tiết, cụ thể, đầy đủ. biện xã hội để xuyên tạc, bôi xấu chính sách, Thứ hai, tiến hành tổng kết, đánh giá pháp luật hoặc kích động người khác làm trái việc thực hiện chủ trương, chính sách của chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức lấy Tư tưởng pháp luật về phản biện xã hội ý kiến của nhân dân nói chung, của các nhà bao gồm hệ thống các quan điểm lí luận về quản lí, nhà khoa học và các chuyên gia nói sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật riêng vào quá trình xây dựng và thực hiện 4 t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011
  3. nghiªn cøu - trao ®æi chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nhân, tổ chức trong xã hội; trình tự phản biện đưa ra được những mặt ưu, khuyết để tìm xã hội; nội dung, hình thức, phương pháp biện pháp phát huy hay khắc phục. phản biện xã hội; nghĩa vụ của các cơ quan 1.3. Những vấn đề liên quan đến phản biện nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật việc tiếp nhận, tiếp thu và xử lí kết quả phản Theo chúng tôi, những vấn đề cơ bản liên biện xã hội; cơ chế bảo lưu ý kiến hợp lí của quan đến phản biện xã hội cần pháp luật hoá xã hội nhưng chưa được cá nhân, cơ quan có có thể được phân chia thành các nhóm sau: 1) thẩm quyền tiếp thu và xử trong hiện tại;… 4) Nhóm những vấn đề chung, gồm: a) Giải Nhóm các vấn đề liên quan đến những bảo thích các khái niệm cơ bản như "phản biện", đảm của Nhà nước và xã hội đối với phản "phản biện xã hội", "chủ thể phản biện xã biện xã hội, gồm: a) Trách nhiệm của Quốc hội", "khách thể phản biện xã hội", "nguyên hội, hội đồng nhân dân các các cấp, Chính tắc phản biện xã hội", "nội dung phản biện xã phủ, uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan hội", "hình thức phản biện xã hội", "phương nhà nước khác có liên quan trong việc tạo pháp phản biện xã hội"…; b) Mục tiêu và tính mọi điều kiện cần thiết để các cá nhân, tổ chất của phản biện xã hội; chủ thể và khách chức thực hiện đúng đắn và có hiệu quả thể của phản biện xã hội; nguyên tắc chung quyền phản biện xã hội của mình đối với của phản biện xã hội; căn cứ để phản biện xã chính sách, pháp luật của Nhà nước ở giai hội; nội dung, hình thức và phương pháp của đoạn xây dựng và thực hiện chúng; b) Trách phản biện xã hội;…2) Nhóm các vấn đề liên nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quan đến phản biện xã hội và việc xử lí kết tổ chức thành viên, của mọi cá nhân, tổ chức quả phản biện xã hội ở giai đoạn xây dựng khác trong xã hội đối với việc thực hiện phản chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ở giai biện xã hội; 5) Nhóm các vấn đề về quản lí đoạn này, cần xác định rõ, cụ thể quyền và nhà nước đối với phản biện xã hội; việc khen nghĩa vụ phản biện xã hội của cá nhân, tổ thưởng và việc xử lí vi phạm pháp luật về chức trong xã hội; trình tự phản biện xã hội; phản biện xã hội, gồm: a) Nội dung quản lí nội dung, hình thức, phương pháp phản biện nhà nước đối với phản biện xã hội; b) Vấn đề xã hội; nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước và khen thưởng và xử lí những vi phạm pháp cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, luật về phản biện xã hội; … tiếp thu và xử lí kết quả phản biện xã hội; cơ 2. Pháp luật về phản biện xã hội - bộ chế bảo lưu ý kiến hợp lí của xã hội nhưng phận mới của hệ thống pháp luật Việt chưa được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền Nam và việc tổ chức thực hiện tiếp thu và xử lí trong hiện tại;… 3) Nhóm - Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các vấn đề liên quan đến phản biện xã hội và phản biện xã hội hợp thành một hệ thống việc xử lí kết quả phản biện xã hội ở giai gọi là "hệ thống các quy phạm pháp luật về đoạn thực thi chính sách, pháp luật của Nhà phản biện xã hội' (hay "hệ thống pháp luật nước. Ở giai đoạn này, cần xác định rõ, cụ thể về phản biện xã hội"). Các quy phạm pháp quyền và nghĩa vụ phản biện xã hội của cá luật về phản biện xã hội cần được chứa t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011 5
  4. nghiªn cøu - trao ®æi đựng trước hết trong Hiến pháp và luật giai đoạn thực hiện chính sách, pháp luật. phản biện xã hội và trong các văn bản quy Luật phản biện xã hội có thể được cấu tạo phạm pháp luật dưới luật khác, trong đó các thành 8 chương sau: Chương 1 - Những quy quy phạm của Hiến pháp và luật phản biện định chung: Giải thích các khái niệm cần thiết; xã hội là quan trọng nhất. Những quy phạm quy định mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, chủ pháp luật này lại được chia thành từng thể và khách thể của phản biện xã hội; căn cứ nhóm nhỏ điều chỉnh các quan hệ xã hội có để phản biện xã hội; nội dung, hình thức và nội dung, tính chất, đặc điểm đồng nhất phương pháp của phản biện xã hội; quyền và được gọi là chế định luật. nghĩa vụ chung của cá nhân, tổ chức về phản Cũng như các bộ phận pháp luật khác biện xã hội; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, cá trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, nhân có thẩm quyền đối với việc tiếp nhận, pháp luật về phản biện xã hội cũng được xây chọn lọc, tiếp thu và xử lí những phản biện của dựng, củng cố, phát triển, hoàn thiện trên cơ cá nhân, tổ chức trong xã hội;… Chương 2 - sở và phù hợp với bản chất, mục tiêu của chế Phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật độ chính trị-xã hội xã hội chủ nghĩa và trình ở giai đoạn xây dựng chính sách, pháp luật; độ phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội của Chương 3 - Phản biện xã hội đối với chính xã hội. Bên cạnh đó, việc xây dựng, phát sách, pháp luật ở giai đoạn thực hiện chính triển và hoàn thiện pháp luật về phản biện xã sách, pháp luật; Chương 4 - Trách nhiệm của hội còn được tiến hành trên cơ sở tính toán Nhà nước đối với việc bảo đảm thực hiện sự đầy đủ, toàn diện những tác động tích cực và phản biện xã hội; Chương 5 - Trách nhiệm tiêu cực từ bên ngoài tới sự phát triển kinh của các tổ chức chính trị-xã hội đối với việc tế, chính trị, xã hội, dân chủ của nước ta. bảo đảm thực hiện sự phản biện xã hội; Trên tinh thần ấy, theo chúng tôi, cần bổ Chương 6 - Quản lí nhà nước về phản biện xã sung trong Hiến pháp năm 1992 quyền và hội; Chương 7 - Khen thưởng và xử lí vi nghĩa vụ của công dân về phản biện xã hội phạm; Chương 8 - Điều khoản thi hành. đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước - Sau khi có được hệ thống các quy chứ không để một điều chung chung như phạm pháp luật điều chỉnh phản biện xã hiện nay (Điều 57). Bên cạnh đó, cần xây hội thì vấn đề quan trọng nhất là tổ chức dựng luật phản biện xã hội, quy định những thực hiện chúng. Thực tiễn cho thấy đối vấn đề cơ bản nhất và quan trọng nhất về với bất cứ bộ phận pháp luật nào trong hệ phản biện xã hội. thống pháp luật quốc gia nói chung thì Về đối tượng điều chỉnh, luật phản biện xã công tác tổ chức thực hiện pháp luật luôn hội cần quy định những vấn đề cơ bản và quan luôn là điều kiện tiên quyết để thực hiện trọng nhất về phản biện xã hội như đã nêu ở pháp luật đó có hiệu quả trên phạm vi cả trên. Về phạm vi điều chỉnh, luật phản biện xã nước, trong tất cả các cấp, các ngành. Thế hội quy định những vấn đề về phản biện xã hội nhưng, trong thời gian qua, công tác tổ đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước ở chức thực hiện pháp luật chưa được quan giai đoạn xây dựng chính sách, pháp luật và tâm đúng mức và thường xuyên. 6 t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011
  5. nghiªn cøu - trao ®æi Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ngành. Từ góc độ luật học (trong đó trọng tâm phản biện xã hội bao gồm nhiều mặt hoạt là xã hội học pháp luật), việc nghiên cứu phản động nhưng theo chúng tôi, quan trọng nhất biện xã hội nhằm tìm ra quy luật vận động và là tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo phát triển của nó trong điều kiện dân chủ hoá dục pháp luật về phản biện xã hội. xã hội trên cơ sở pháp luật và xây dựng Nhà "Phản biện xã hội" và "pháp luật về phản nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do biện xã hội" là những vấn đề mới mẻ không nhân dân, vì nhân dân, trên cơ sở đó phân chỉ đối với hoạt động xây dựng pháp luật mà tích, đánh giá mức độ yêu cầu (đòi hỏi) cần còn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giải pháp luật hoá của những mặt (hay những thích và giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, cũng phương diện, khía cạnh,…) của phản biện xã cần thấy được những đặc thù của "phản biện hội và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có xã hội" với tư cách là đối tượng điều chỉnh thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, mới của pháp luật và "pháp luật về phản biện pháp luật về phản biện xã hội trong bối cảnh xã hội" là bộ phận mới trong hệ thống pháp đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập luật ở nước ta, từ đó đặt ra các yêu cầu, đòi hỏi quốc tế ở nước ta hiện nay. mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giải Là hiện tượng chính trị-xã hội-pháp lí thích, giáo dục loại pháp luật này. Bởi thế cho đặc biệt gắn liền với đời sống chính trị-xã nên bên cạnh những việc mà chúng ta vẫn thường hội-pháp luật, phản biện xã hội không ngừng nói và ít nhiều đã, đang làm như đổi mới nội vận động, biến đổi, phát triển và nảy sinh dung, mở rộng hình thức, cải tiến phương pháp những yêu cầu mới, vấn đề mới cần được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù đáp ứng, giải quyết. Vì vậy, pháp luật về hợp với từng đối tượng, từng vùng miền; mở phản biện xã hội cũng cần thường xuyên rộng thẩm quyền giải thích pháp luật chính được sửa đổi, bổ sung, phát triển, hoàn thiện. thức cho các cơ quan nhà nước khác ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội như hiện nay và nâng Nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của cao chất lượng giải thích pháp luật không khoa học pháp lí là nghiên cứu, phân tích, chính thức;… thì một việc không thể không đánh giá đúng hiệu quả tác động của từng làm là phải lựa chọn được những cán bộ có quy phạm pháp luật, chế định pháp luật hiện năng lực và trình độ cao, am hiểu sâu rộng vấn hành; nguyên nhân dẫn tới hiệu quả hoặc đề "phản biện xã hội" và "pháp luật về phản làm giảm hiệu quả tác động của các quy biện xã hội" để tuyên truyền, phổ biến, giáo phạm pháp luật và chế định pháp luật đó; lập dục pháp luật về phản biện xã hội. luận và kết hợp với thành quả nghiên cứu 3. Phản biện xã hội và pháp luật về phản biện xã hội kiến nghị cấp có thẩm phản biện xã hội - đối tượng nghiên cứu quyền kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung hay huỷ của khoa học pháp lí Việt Nam hiện nay bỏ quy phạm pháp luật và chế định pháp luật Nghiên cứu phản biện xã hội là nhiệm vụ hiện hành, đồng thời xây dựng những quy của nhiều ngành khoa học như triết học, chính phạm pháp luật và chế định pháp luật mới trị học, xã hội học, luật học… theo xu hướng nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp hiện nay là kết hợp vừa phân ngành vừa liên luật về phản biện xã hội ở nước ta./. t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2