intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu: Thực trạng cung ứng dịch vụ của trạm y tế xã ở một số vùng miền và yếu tố ảnh hưởng

Chia sẻ: Nguyễn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:198

320
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo nghiên cứu: Thực trạng cung ứng dịch vụ của trạm y tế xã ở một số vùng miền và yếu tố ảnh hưởng tập trung tìm hiểu về thực trạng về nhu cầu và sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân; khả năng cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùng miền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu: Thực trạng cung ứng dịch vụ của trạm y tế xã ở một số vùng miền và yếu tố ảnh hưởng

  1. BỘ Y TẾ DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ  CỦA TRẠM Y TẾ XàỞ MỘT SỐ  VÙNG/MIỀN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
  2. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 LỜI CÁM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Y tế, phòng y   tế, trung tâm y tế, bệnh viện huyện, đặc biệt các trạm y tế  xã các tỉnh Hà   Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dương, Kon Tum và   Kiên Giang trong việc phối hợp triển khai thu thập số liệu tại thực địa.  Chúng tôi xin cảm ơn Dự án tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở   một số tỉnh trọng điểm ­ Bộ Y tế đã cử cán bộ điều phối và hỗ  trợ  kinh phí   cho toàn bộ nghiên cứu.  Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học đã   nhiệt tình tham gia nghiên cứu này từ xây dựng đề cương, thiết kế công cụ,   thu thập số  liệu, xử  lý số  liệu, viết báo cáo, cũng như  đóng góp ý kiến để   hoàn chỉnh báo cáo này. THAY MẶT NHÓM NGHIÊN CỨU TS Nguyễn Hoàng Long
  3. MỤC LỤC  ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                        ....................................................................................................      1  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN                                                                                ............................................................................      3 .1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ........................... 3 .1.1 Nhu cầu y tế......................................................................................................................................3 .1.2 Dịch vụ y tế.......................................................................................................................................3 .1.3 Cung ứng DVYT...............................................................................................................................5 .2 THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ 6 .2.1 Thực trạng sử dụng y tế của người dân..........................................................................................6 .2.2 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế....................................................................................................8 .3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ............................... 11 .4 TRẠM Y TẾ XÃ.............................................................................................................................. 13 .4.1 Khái niệm:.......................................................................................................................................13 .4.2 Chức năng, nhiệm vụ.....................................................................................................................13 .4.3 Nguồn lực của TYT xã...................................................................................................................14  CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU             .........       19 2.1. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................................... 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................................ 19 2.3. Thời gian: Năm 2014................................................................................................................ 19 2.4. Địa điểm:........................................................................................................................................19 2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:...........................................................................................................20 2.5.1. Cỡ mẫu........................................................................................................................................20 2.5.2. Chọn mẫu: Chọn mẫu theo 3 giai đoạn......................................................................................21 2.6. Chỉ số, biến số (Chi tiết xem phụ lục 1).........................................................................................21 2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.........................................................................................23 2.8. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................................................................24 2.9. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................................................24 2.10. Khống chế sai số:.........................................................................................................................24 2.11. Đạo đức nghiên cứu:....................................................................................................................25  CHƯƠNG 3 ­ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                                        ....................................................       26  CHƯƠNG 4 ­BÀN LUẬN                                                                                  ..............................................................................       77  KẾT LUẬN                                                                                                        ....................................................................................................       104 .1 Thực trạng nhu cầu và sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân ở một số vùng/miền Việt Nam năm 2014........................................................................................................................ 104 .2 Khả năng cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùng/miền năm 2014 .............104 .3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùng/miền 105  KHUYẾN NGHỊ                                                                                                ............................................................................................       107
  4. .1 Đề xuất với Bộ Y tế: có chiến lược, chính sách:..................................................................... 107 .2 Đề xuất với y tế tuyến trên:...................................................................................................... 107 .3 Đối với trạm y tế xã/phường.................................................................................................... 107 .4 Nghiên cứu tiếp theo................................................................................................................ 107  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                ............................................................................       108  PHỤ LỤC 1 – DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU         109 ...       PHỤ LỤC 3 – BỘ CÔNG CỤ                                                                         .....................................................................       130  PHỤ LỤC 4 – MỘT SỐ KẾT QUẢ                                                               ...........................................................       187
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG HÌNH HÌNH 1 ­ MÔ HÌNH SỬ DỤNG DVYT Ở MỸ NĂM 1968..........................4 HÌNH 2 ­ KHUNG SỬ DỤNG DVYT.............................................................4 HÌNH 3 ­ MÔ HÌNH CUNG ỨNG DVYT THEO MASSOUD.[9]...............5 HÌNH   4   ­   TỶ   LỆ   NHÂN   LỰC   Y   TẾ   PHÂN   THEO   TRÌNH   ĐỘ   VÀ  THEO TUYẾN, 2008.[22]...............................................................................15 BẢNG
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DVYT : Dịch vụ y tế NVYT : Nhân viên y tế HGĐ : Hộ gia đình CSSK : Chăm sóc sức khỏe TYT : Trạm y tế TYTX : Trạm y tế xã CBYT : Cán bộ y tế SKSS : Sức khỏe sinh sản TTB : Trang thiết bị YHCT : Y học cổ truyền KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KCB : Khám chữa bệnh BYT : Bộ y tế UBND : Ủy ban nhân dân TTYT : Trung tâm y tế BHYT : Bảo hiểm y tế WHO : World Health Organization( Tổ chức Y tế Thế  giới) PVS : Phỏng vấn sâu TLN : Thảo luận nhóm CB : Cán bộ BV : Bệnh viện CSSKTE : Chăm sóc sức khỏe trẻ em CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Trạm Y tế  là đơn vị  kỹ  thuật y tế  đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ  thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban   đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ  đẻ  thông thường, cung  ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế  hoạch hoá gia đình, tăng cường sức khỏe.  Khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân đến các cơ sở y tế nói chung và trạm y tế  xã nói riêng chủ yếu liên quan đến các yếu tố về địa lý, văn hóa, kinh tế (khả năng chi trả),   xã hội. Tuy nhiên, quyết định của người bệnh làm gì, đi đến đâu khi bị  ốm đau phụ  thuộc  khá nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, mức thu nhập, loại bệnh và mức độ bệnh   cũng như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế và khả năng tiếp cận với các DVYT của người   dân. Hiện nay,  cung cấp dịch vụ  của  nhiều  TYT  còn  chưa đáp  ứng được nhu cầu của  người dân địa phương và có TYT còn chưa thực sự  đạt hiệu quả. Nhiều TYT có bác sĩ  nhưng kết quả hoạt động chuyên môn chưa cao, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế.  Nhiều TYT có cơ  sở  hạ  tầng khang trang nhưng trang thiết bị  y tế  xuống cấp không đủ  cho bác sỹ thực hành khám chữa bệnh.  Hậu quả là người dân ít đến TYTX, dồn lên tuyến   trên gây ra tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, ảnh hưởng đến hiệu  quả trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.  Đề  án giảm quá tải bệnh viện đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các TYT xã đạt   chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các nỗ lực   nâng cao năng lực của nhân lực y tế  từng bước được chú trọng. Bên cạnh đó, để  hỗ  trợ  người dân tiếp cận theo địa lý, Việt Nam đã ưu tiên phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên   toàn quốc. Ngoài ra, BHYT và các chính sách hỗ  trợ  KCB cho người nghèo đã góp phần  quan trọng về mặt tài chính để  tăng khả  năng tiếp cận dịch vụ KCB. Năm 2010, khoảng   60% dân số Việt Nam đã tham gia BHYT. Hơn 70% số trạm y tế xã/phường đã thực hiện   khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ BHYT.  Vậy thực sự  khả  năng tiếp cận, sử  dụng dịch vụ  TYT và việc cung  ứng dịch vụ  TYT hiện nay ra sao? Hiện đã có nhiều nghiên cứu về  vấn đề  này nhưng đa số  mới chỉ  thực hiên tại một vùng, địa phương nhất định hoặc nghiên cứu mới chỉ  dừng lại từ  phía   1
  8. nhà cung cấp dịch vụ chứ chưa gồm nhu cầu của phía người dân ­ người sử dụng dịch vụ  trên phạm vi toàn quốc.  Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng cung ứng dịch vụ của Trạm y   tế xã ở một số vùng/miền và yếu tố ảnh hưởng. Việc mô tả bức tranh tổng thể này sẽ  giúp đề  xuất ra những giải pháp khuyến khích phù hợp người dân đến TYTX cũng như  cải thiện chất lượng CSSK nhân dân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả  thực trạng nhu cầu vàsử  dụng dịch vụ  tại trạm y tế  xã của người dân  ở   một số vùng/miền Việt Nam năm 2014. 2. Mô tả khả năng cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở  một số vùng/miền năm   2014. 3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới cung  ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở  một số   vùng/miền. 2
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ .1.1 Nhu cầu y tế. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện  vọng của con người về vật chất và tinh thần  để  tồn tại và phát  triển. Tùy theo trình   độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu   cầu khác nhau.  Theo quan điểm A.Maslow chia nhu cầu thành 5 bậc: n hu cầu vật chất  (sinh lý), nhu cầu an toàn (bảo vệ), nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu   cầu tự khẳng định mình. .1.2 Dịch vụ y tế .1.2.1 Định nghĩa. Dịch vụ  y tế  ( DVYT) là dịch vụ  chỉ  toàn bộ  các hoạt động chăm sóc sức khỏe  (CSSK) cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa không   tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện và có hiệu   quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người về CSSK [1], [2], [3]. DVYT là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ bản ­ hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm  đáp  ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.  DVYT là một  dịch vụ khá đặc biệt. DVYT là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường   không thể  tự  mình lựa chọn loại dịch vụ  theo ý muốn mà phụ  thuộc rất nhiều vào bên   cung ứng (cơ sở y tế) ­ trực tiếp ở đây là trạm y tế xã [3]. .1.2.2 Sử dụng dịch vụ y tế. Sử dụng DVYT có thể được phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sử dụng và   thời gian sử dụng. Cơ sở DVYT được sử  dụng: TYT, bệnh viện, hiệu thuốc, thầy thuốc   tư nhân... Năm 1968, Anderson và Rosentock đã đưa ra mô hình sử  dụng DVYT  ở  Mỹ  và các  yếu tố   ảnh hưởng như  các nhân tố  cơ  bản, nhóm yếu tố  về  khả  năng và nhu cầu khám  chữa bệnh (KCB) đến đến lựa chọn DVYT [4], [5]. 3
  10. Nhóm nhân tố cơ bản Nhóm yếu tố Sử dụng Nhu cầu KCB khả năng DVYT Yếu tố đặc trưng  Nguồn lực  Tình trạng sức  của gia đình của gia đình khỏe bản thân Cấu trúc xã hội Nguồn lực  Tình trạng sức khỏe do  Cộng đồng người cung cấp DVYT  đánh giá Lòng tin vào y tế Hình 1 ­ Mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ năm 1968. Ngoài ra, Andersen and Newman cũng đưa ra khung sử  dụng DVYT trong mối liên quan   với môi trường, đặc điểm dân số, hành vi sức khỏe và kết quả sử dụng DVYT [6]: Hình 2 ­ Khung sử dụng DVYT Năm 1981, Fiedler đã sửa lại mô hình sử dụng DVYT của Anderson và Rosentock.   Tuy vậy, cho đến nay thì mô hình này vẫn thường được sử dụng để  thiết kế  nghiên cứu   về sử dụng DVYT [7], [8]. 4
  11. .1.3 Cung ứng DVYT. .1.3.1 Khái niệm:  Theo tổ  chức y tế Thế giới (WHO), cung  ứng DVYT là các yếu tố  đầu vào được  kết hợp để cho phép cung cấp một loạt các biện pháp can thiệp hoặc các hoạt động y tế  (WHO 2001)  [9]. Theo Báo cáo y tế  thế  giới năm 2000, toàn bộ  hệ  thống y tế  thường  được xác định với chỉ  một sự  cung  ứng DVYT. Báo cáo này cũng chỉ  ra rằng cung  ứng   DVYT là một nhiệm vụ chính mà hệ thống y tế nói chung cần phải thực hiện [9].  .1.3.2 Mô hình cung ứng dịch vụ  Hình 3 ­ Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud.[9]. Mô hình của Massoud đã chỉ  rõ cung ứng DVYT là cả  một quá trình từ  nguồn lực   sẵn có, quy trình thực hiện cũng như  kết quả  đạt  được từ  các dịch vụ  CSSK người   dân.Hiện nay, trên thế  giới còn có khung cải tiến của mô hình cung  ứng DVYT. Khung   mới này tập trung vào hai lĩnh vực lớn là: Quy trình kinh doanh (chung cho hầu hết các tổ  chức) và Quy trình y học (riêng cho Tổ chức DVYT) [10]. 5
  12. .2 THỰC TRẠNG VỀ  SỬ  DỤNG DỊCH VỤ  Y TẾ  CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CUNG  ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ .2.1 Thực trạng sử dụng y tế của người dân .2.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1970, cuộc điều tra phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) về việc sử dụng   DVYT của người dân đã được tiến hành rộng khắp  ở  các nước Châu Á, Châu Mỹ  ­ La   Tinh và Châu Phi [7], [11]. Tại Hoa Kỳ, hằng năm đều đầu chi 14% GDP cho y tế nhưng   vẫn còn khoảng 35 triệu người không được hưởng các dịch vụ  CSSK cần thiết vì giá  thành cao so với khả năng chi trả của người bệnh  [12]. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu  tại 30 huyện nghèo cho thấy 33% số hộ thu nhập thấp đã không sử dụng DVYT trong một  khoảng thời gian nhất định so với 16% các hộ  thuộc nhóm thu nhập cao [13]. Cũng ở đất  nước đông dân nhất thế giới này, chi phí cho y tế là khoảng 12% so với tổng chi phí của   HGĐ, trong đó 17,5% số hộ phải vay tiền để  chi phí cho việc CSSK, 8,8% số hộ nợ tiền   bệnh viện, 3,3% số hộ phải nhờ đến viện trợ của Chính Phủ dành cho bệnh tật  [14]. Một  điều tra về việc sử dụng dịch vụ CSSK ở vùng nông thôn Ấn Độ  trên 200 HGĐ cho thấy:   52% sử dụng y học hiện đại, 26% sử dụng YHCT, 6% tự xử lý và 16% sử  dụng kết hợp   [8]. Nghiên cứu  ở Thái Lan năm 1970 cũng cho thấy  ở nông thôn chỉ  có 15,5% và 0,8 lần  tiếp xúc/người/năm tìm kiếm DVYT nhà nước  [12]. Nhìn chung, các nghiên cứu đã cho  thấy rằng các quốc gia trên thế  giới đã quan tâm đầu tư  nhiều cho y tế. Tuy nhiên, số  lượng người dân thực sự  được sử  dụng các dịch vụ  y tế  chất lượng có đạt được như  mong muốn hay không thì dường như lại ít được chú ý. .2.1.2 Một số nghiên cứu trong nước. Theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Lý, tỷ lệ người bệnh chọn TYT để khám bệnh   là cao nhất 37,7%, kế  đến là y tế  tư  nhân 26,8%, không đi khám hoặc tự  chữa  ở  nhà là   18,5%, bệnh viện là 17%. Tuy nhiên, lý do mà người dân chọn TYT lại chủ yếu là do gần   nhà (70,94%) và có BHYT (52,99%) mà không hề  đề  cập đến chất lượng kỹ  thuật cũng   như  là chất lượng của CBYT tại TYT [3]. Theo viện chiến lược và chính sách BYT năm  2010, người dân xã Diên Sơn lựa chọn dịch vụ KCB tại TYT chiếm tỷ lệ rất cao: 44,3%,   mua thuốc tại hiệu thuốc là 21,%, thấp nhất là ở bệnh viện tỉnh chiếm 6,6%. Cùng với đó,  số lần khám trung bình/người/năm ở  xã là 1,3 cao gấp 2 lần so với Chuẩn Quốc gia y tế  6
  13. xã và cao tương đương số  liệu KCB tại tỉnh Cao Bằng (cao nhất là 1,4 lần) trong nghiên   cứu của viện Chiến lược và chính sách năm 2010 [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự  năm 2007 về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, người dân đến KCB tại TYT xã là 53,5%   chiếm tỉ lệ cao nhất so với đến bệnh viện huyện (chiếm 23,2%) và bệnh viện tỉnh (chiếm   14,5%) [16]. Một số nghiên cứu khác chỉ ra số người dân đến trạm y tế KCB có sự chêch  lệch tương đối lớn giữa các địa phương. Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng hoạt động KCB  và khảo sát nhu cầu đào tạo liên tục của bác sỹ và y sỹ điều trị tuyến xã” của Bộ Y tế và   hội khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2012 đã chỉ ra, trung bình các TYT tại 4 tỉnh Bắc  Cạn, Kon Tum, Kiên Giang, Hòa Bình, KCB cho 773 lượt người trong 3 tháng, các TYT tại   Kiên  Giang  có  số  lượt   người   đến khám   cao  hơn hẳn so  với  tỉnh  khác  (100­200  lượt   người/ngày) nhưng có những TYT hầu như  lại không có người bệnh đến, trung bình chỉ  có 1­3 người/ngày [17]. Theo số liệu điều tra ở 16 trạm y tế phường trong báo cáo nghiên   cứu “Tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ TYT khu vực đô thị” năm 2009, trung bình   một năm,  ở một trạm là 10.600 lượt/ người, trạm ít nhất là 2012 lượt/người, trạm nhiều  nhất là 27.200 lượt/người; Trung bình một ngày ở 1 trạm là 29 lượt/người, trạm ít nhất 6  lượt/người, trạm nhiều nhất trên 70 lượt/người. Trong đó khám cho đối tượng có bảo  hiểm y tế  trung bình một năm/một trạm là 2.450 lượt/người  chiếm  khoảng 24%.Tuy   nhiên, cũng có một số trạm y tế Phường số bệnh nhân đến khám khá đông. Trạm y tế các  phường của quận Tân Phú, thành phố  Hồ  Chí Minh số  bệnh nhân đến khám, cao nhất là   gần 100 người, và vắng là 15­16 người/ngày [18]. Trong nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT trong CSSK tại cộng đồng tỉnh Hà   Tây cũ năm 2006 của gần 1000 HGĐ, các tác giả cũng chỉ ra 54,5% người dân lựa chọn sử  dụng YHCT trong KCB [19]. Nguyễn Thiên Bảo trong nghiên cứu  ở  huyện Bình Xuyên,  Vĩnh Phúc năm 2010 chỉ ra tỷ lệ sử dụng YHCT tại cộng đồng là 39%, tại TYT là 19,1%   [20]. Cũng theo Nguyễn Thị Thu Nga, qua điều tra 540 HGĐ cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT  ở  cộng đồng là 56%. Nhận xét của cán bộ  YHCT tại TYT xã cho thấy người dân ngày   càng quan tâm hơn đến YHCT [21]. Báo cáo tổng quan chung ngành y tế, vào năm 2009, tỷ  lệ người khám chữa bệnh bằng YHCT  ở tuyến tỉnh là 7,2%, tuyến huyện là 5,8%, tuyến   xã là 20,6% [22]. Về  hoạt động chăm sóc trước sinh tại TYT, theo nghiên cứu của Nguyễn Đình  Khải tại 2 xã Tân Dân và Việt Hòa, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, đa số các bà mẹ có   đi khám tại TYT xã chiếm 97,1%, chỉ  2,9% là không đi khám tại TYT xã  [23], tỷ  lệ  này  7
  14. cũng khá cao trong nghiên cứu của Tống Viết Trung  ở  huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương  [24] và  ở  khu vực Tây Nguyên tỉ  lệ  khám thai tại TYT xã là khá cao chiếm 84,5%  [25].  Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Khải [23], đa số các bà mẹ đồng ý việc cung cấp  các dịch vụ chăm sóc trước sinh tại TYT xã chiếm 79,6% cho thấy nhu cầu sử dụng dịch   vụ chăm sóc trước sinh là khá cao. .2.2 Thực trạng cung ứng dịch vụ y tế Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua  Chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội 2011–2020, nêu rõ 12 định hướng phát triển kinh tế  xã hội,  đổi  mới  mô  hình  tăng  trưởng,  cơ  cấu  lại  nền  kinh  tế,  nhằm  tiếp  tục  đẩy  mạnh  công nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa,  “phấn  đấu  đến  năm  2020  nước  ta  cơ  bản  trở  thành  nước  công nghiệp  theo  hướng  hiện  đại”  [26].  Chiến  lược  đã  đề  cập  đến  việc  “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác CSSK nhân dân”, trong đó  nhấn mạnh nhiệm vụ của Y tế dự phòng (YTDP) và nâng cao sức khỏe nhân dân với một  trong những nhiệm vụ cụ thể đó là: Hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y  tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã [27]. Theo nhiệm vụ đặt ra, việc cung ứng  DVYT của TYT xã  ở  Việt Nam nói chung đã được quan tâm và cải thiện nhiều hơn.  Ở  nước ta, đầu tư  cho xây dựng mới một số  TYT đã xuống cấp hoặc những vùng chưa có  TYT; lập và tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ, NVYT tuyến cơ sở để nâng cao trình   độ chuyên môn đang được đẩy mạnh rõ rệt. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thực sự  hiệu quả và đáp ứng được mong đợi đặt ra: CBYT tại TYT xã còn yếu về chuyên môn và   thiếu về  số  lượng/dân; các trang thiết bị (TTB) y tế chưa đủ  hiện đại để  cấp cứu được  những ca khó hay cũng không đủ  về  số  lượng (như  các loại máy điện tim, đo đường  huyết…), đặc biệt là các loại thuốc thiết yếu; có sự mất công bằng trong cung ứng DVYT   giữa người giàu và người nghèo. Điều này không chỉ gặp ở Việt Nam mà còn tồn tại ở cả  các nước khác. Một nghiên cứu đánh giá KCB ở Trung Quốc năm 2006, kết quả các TYT   chưa thực hiện tốt chức năng của mình. Kết quả phỏng vấn đối với người dân khi được   hỏi về chức năng của TYT chỉ có 66,1% người dân biết TYT có cung cấp dịch vụ CSSK   [28]. .2.2.1 Tình hình khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. Hiện nay, theo Quyết  định số  23/2005/QĐ­BYT ngày 30/8/2005 của Bộ  trưởng   BYT, CBYT xã phải có đủ  phương tiện cần thiết và khả  năng chuyên môn để  thực hiện  8
  15. thường xuyên ít nhất 80% các kỹ  thuật có trong Quy định phân tuyến kỹ  thuật và Danh   mục kỹ  thuật trong KCB do BYT ban hành cho y tế  xã Tổng cộng là 109 kỹ  thuật được   phép thực hiện tại tuyến xã. Như vậy, chỉ tiêu là 80% tương đương với khoảng 87 các kỹ  thuật mà các cán bộ TYT có thể thực hiện khi có yêu cầu [29]. Tại Hội nghị Công tác KCB tuyến xã được Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tổ chức vào  tháng 8/2013, báo cáo đánh giá công tác KCB tại các TYT xã trong toàn tỉnh cho biết: Đến  hết năm 2013, đội ngũ NVYT tuyến xã trên toàn tỉnh là 745 người, bình quân mỗi TYT có   5­6 nhân viên theo quy định và 64% TYT có bác sỹ công tác  [30]. Về cơ bản, phần lớn các  TYT xã thiếu bác sỹ và y sĩ y học dân tộc, thiếu dược sĩ nhưng thừa nữ hộ sinh. Phương   thức làm việc của các TYT xã chậm đổi mới, NVYT kiêm nhiệm nhiều chương trình   nhưng không được cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. Nhiều TYT xã có cơ sở  hạ tầng không đảm bảo diện tích và không đủ các phòng chức năng, nhà trạm xuống cấp,   thiếu các công trình phụ  trợ  đồng thời vẫn đang sử  dụng các TTB, dụng cụ  y tế  đã lạc  hậu và hư  hỏng, không đồng bộ  trong KCB, chưa được đầu tư  hệ  thống xử  lý rác thải  theo quy định của BYT, phòng Đông y và vườn mẫu cây thuốc Nam chưa đạt yêu cầu,   thuốc KCB thông thường tại các TYT xã còn thiếu... Với những hạn chế đó, hàng năm các   TYT xã đã triển khai KCB ban đầu cho người dân với chất lượng còn thấp  [30]. Một số  liệu khác qua báo cáo chung tổng quan y tế Việt Nam năm 200 8, cho biết số lượng giường  bệnh theo từng tuyến  ở các cơ sở y tế công lập do ngành y tế quản lý thì  giường trạm  y  tế  chiếm  khoảng  22%  tổng  số  giường  bệnh,  so  với  29%  ở  tuyến  huyện,  41%  ở tuyến  tỉnh và 8% ở tuyến Trung ương [22]. Ngày nay, y học hiện đại đang ngày càng phổ  biến, nhưng cũng không thể  phủ  nhận vai trò quan trọng của YHCT trong sự nghiệp đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân.   KCB bằng YHCT là các phương pháp chẩn đoán, điều trị  bằng các biện pháp dùng thuốc   hoặc không dùng thuốc của YHCT. Việc kết hợp YHCT với y học hiện đại được thể  hiện trong Thông tư  số  50/2010/TT­BYT trong quá trình KCB. Trong nghiên cứu của Vũ  Thị  Kim Anh, Lê Đình Phan và các cộng sự “Đánh giá khả  năng cung cấp dịch vụ CSSK   của mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2000­2010” đã cho thấy số TYT có KCB bằng YHCT   đã tăng 24,76% từ  năm 2000 đến 2005 và tăng 29,7% từ  năm 2005 đến 2011; số  TYT có  vườn cây thuốc Nam tăng; số TYT đạt chỉ tiêu 40% KCB bằng YHCT tăng 121% từ 2000­ 2005 và năm 2011 tăng 39,65% so với năm 2005 [31]. Theo báo cáo chung tổng quan ngành  y tế (năm 2010), nhận định rằng gần đây mạng lưới y tế cơ sở có thể  cung ứng dịch vụ  9
  16. YHCT đã tăng lên. Vào năm 2009, 79,3% TYT có vườn thuốc nam, 76,2% có hoạt động  KCB bằng y dược cổ truyền [22]. .2.2.2 Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Hiện nay, TCMR đang được thực hiện ngày càng phổ biến hơn, với độ  bao phủ  ở  100% xã, phường; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ  hơn 90% với tám loại vắc­xin cơ  bản phòng   bệnh cho trẻ em [32].  Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra có 74% CBYT xã có kiến thức về tiêm chủng đạt   loại khá. Tỷ lệ này ở cán bộ chuyên trách tiêm chủng là 83,3%. Hai tỉnh miền núi phía bắc  là Bắc Cạn và Điện Biên có điểm kém hơn các tỉnh khác. Có sự khác nhau về điểm kiến   thức TCMR theo dân tộc, đặc biệt chỉ  có 16% người dân tộc có điểm “đạt” về  liều –   đường tiêm – vị trí tiêm trong khi tỷ  lệ  này  ở  người Kinh là 84%. Kiến thức về  các lĩnh   vực trong TCMR của CBYT không đồng đều. CBYT xã còn có một số  sai sót trong thực   hành bảo quản vắc xin và tổ chức buổi tiêm chủng (không sử  dụng miếng xốp, không có  nhiệt kế  theo dõi nhiệt độ  vắc xin, không tổ  chức bàn tiêm một chiều, thường xuyên để  tình trạng chen lấn ồn ào, không khám phân loại trẻ trước khi tiêm ...). Kỹ thuật thực hành   tiêm chưa đảm bảo (52,8% không lắc lọ  trước khi lấy vắc xin, 33,3% sát trùng da chưa   đúng kỹ  thuật, 69,4% dùng bông cồn xoa lên chỗ  vừa tiêm, 84,7% ghi phiếu tiêm chủng   trước khi tiêm, 83,3% không tuyên truyền về vắc xin khi tiêm, 76,4% không hẹn ngày tiêm   lần tới). Những sai sót thực hành trong 2 lĩnh vực này và điểm kiến thức cũng kém hơn   chứng tỏ 2 lĩnh vực kiến thức này chưa được coi trọng đúng mức [33]. Ngoài ra, theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế  năm 2011, t ỷ  lệ  tiêm  phòng  viêm  gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh chỉ đạt 20,7% do vấn đề  cung  ứng  vắc­xin.  Theo quy định của Bộ Y tế, các cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng cần phải có chứng chỉ  đào tạo về tiêm chủng. Đào tạo hằng năm về chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ tập  trung  số  ít  cán  bộ  y  tế  trong  khi  hầu  hết  cán  bộ  y tế  cơ  sở  tham gia tiêm chủng chưa  được  đào  tạo  và  nội  dung  đào  tạo  chưa  bảo  đảm  tăng  chất  lượng  và  an toàn khi thực  hiện tiêm chủng mở rộng [27]. .2.2.3 Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Theo một nghiên cứu tại ba huyện miền núi của tỉnh Bình Định năm 2008, đầu tiên   là với huyện An Lão, dịch vụ sức khỏe sinh sản mới được triển khai được ở 6 xã, 3 xã còn  lại bao gồm An Toàn, An Nghĩa chưa có dịch vụ  này. Dịch vụ sức khỏe sinh sản (SKSS)   10
  17. được cung cấp  ở  các xã gồm: khám phụ  khoa, đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai,   cung cấp viên uống tránh thai, bao cao su và đỡ đẻ nhưng hầu hết được thực hiện rất hạn   chế. Với huyện Vĩnh Thạnh, vấn đề tồn tại là trong cả 7 xã của huyện thì dịch vụ đẻ tại   trạm hầu như không được triển khai, huyện Vân Canh tuy dịch vụ đẻ tại trạm cũng đã có   nhưng cũng chỉ được thực hiện ở hai trong tổng số sáu xã của huyện. Có một hiện trạng   chung là điều kiện cơ sở vật chất của TYT xã ở cả 3 huyện phần lớn không đảm bảo để  đáp  ứng được việc sản phụ  có thể  lưu trú trước và sau khi sinh   [34]. Nghiên cứu của  Dương Huy Liệu và cộng sự vào năm 2012 cũng chỉ  ra tình trạng: tại các TYT của 4 tỉnh  thì trung bình các TYT đỡ đẻ cho 14,5 ca trong quý 1/2012, có 25/97 TYT không thực hiện  đỡ đẻ tại trạm, nhiều TYT từ đầu năm 2012 chỉ đỡ đẻ một vài ca [17]. Về  năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ, tổng quan chung y tế  năm 2011, chỉ  ra tuyến  xã  đã  triển khai  hầu  hết  các nhiệm  vụ  chuyên  môn  kỹ thuật  về  chăm sóc SKSS và KHHGĐ,  tuy  nhiên  vẫn  còn  gần  25,5%  số  xã  chưa  thực  hiện  theo  dõi  chuyển  dạ  bằng “biểu đồ chuyển dạ” và 25,6% số xã chưa thực hiện xử trí tích cực  giai đoạn 3 chuyển dạ đẻ và  KHHGĐ,  tuy  nhiên  vẫn  còn  gần  25,5%  số  xã  chưa  thực  hiện  theo  dõi  chuyển  dạ  bằng “biểu đồ chuyển dạ” và 25,6% số xã chưa thực hiện xử  trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ đẻ [27]. .3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Khả năng cung ứng dịch vụ y tế đến nhân dân chịu rất nhiều tác động của các yếu  tố, đặc biệt là trong xã hội mà nhu cầu, đòi hỏi chăm sóc y tế  của người dân ngày một   tăng cao hơn như xã hội ngày nay. Trong báo cáo của BYT năm 2011 “Nghiên cứu về  đánh giá thực hiện hoạt động   cung cấp dịch vụ TYT xã” chỉ ra hết các dịch vụ kĩ thuật hoàn toàn có thể thực hiện được   (dù trạm có hoặc không có bác sĩ) nhưng đều không triển khai do nhiều nguyên nhân như  thiếu thiết bị để  thực hiện kĩ thuật, không có bệnh nhân, CBYT không làm được và quy  trình chuyên môn do cấp trên không cho phép TYT xã thực hiện[35]. Cũng trong nghiên  cứu của Phạm Thị Đoan Hạnh tiến hành tại hai TYT tỉnh Khánh Hòa năm 2011 chỉ ra hầu   hết các nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TYT  xã dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của TYT xã đã được ban hành, khả năng cung cấp  dịch vụ KCB tại TYT xã phụ thuộc vào nguồn lực đầu vào của TYT quan trọng nhất là cơ  sở TTB, thuốc, tài chính, đội ngũ cán bộ  tại TYT  [28]. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn  11
  18. Thế  Truyền tại xã Đại Phúc, thị  xã Bắc Ninh cho rằng TYT chưa làm tốt công tác tham  mưu cho Đảng  ủy, UBND xã trong công tác CSSK chỉ  chú trọng phong trào cũng là một  yếu tố   ảnh hưởng đến khả  năng cung  ứng DVYT  [36]. Trong nghiên cứu của Nguyễn  Đình Khải ở 2 TYT xã Tân Dân và Việt Hòa huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2010 cũng  chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ chăm sóc trước sinh của các bà mẹ  là   sự  quan tâm đúng đắn của Sở  Y tế  tỉnh Hưng Yên, TTYT huyện và phòng y tế  huyện   Khoái Châu trong đầu tư cơ sở hạ tầng, TTB và năng lực chuyên môn cho cán bộ đem lại  hiệu quả tốt trong thực hiện dịch vụ chăm sóc trước sinh tại TYT xã [23].  Báo cáo ngành y tế năm 2011 cũng chỉ ra rằng c ác hoạt động truyền thông phục vụ  cho chăm sóc sức khỏe người dân hiện nay còn phân tán, chưa chuyên nghiệp, hiệu quả  hạn  chế.  Người  tham  gia  các  hoạt  động truyền thông  ít  được  đào  tạo  chuyên  môn  về  truyền  thông,  chế độ đãi  ngộ  thiếu  hấp  dẫn  và không thể đòi hỏi trình độ  cao khi tuyển  chọn  chuyên  gia  truyền thông  trong  Y tế  dự  phòng (YTDP)  [27]. Điều này đóng vai trò  ảnh hưởng tới sự cung cấp thông tin y tế cho người dân tại từng địa phương. Ông Pờ Chín Củi, Trưởng phòng Y tế huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai cho biết:   “Phòng Y tế  huyện đang quản lý 16 TYT xã với 96 nhân viên y tế  tuyến xã và 219 nhân   viên y tế thôn bản, nhưng các TYT này đều không có bác sĩ. Đồng thời, ngoài một số TYT  xã khu vực khó khăn được nâng cấp theo Chương trình 30a và nông thôn mới, hiện còn   nhiều TYT đã xuống cấp, đang rất cần được cải tạo, xây mới. Hiện tại, trang thiết bị y tế  của các TYT cơ bản mới đáp ứng trên dưới 60% so với danh mục quy định cho TYT. Điều   đáng nói là tại nhiều địa phương, tỷ  lệ  BS làm việc tại TYT rất thấp như: Bắc Kạn có  56,6% BS làm việc tại TYT; Lào Cai 33,5%; Lai Châu 13,2%... chính những điều này đã  làm cho việc cung  ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân vì vậy gặp rất   nhiều khó khăn [37]. Điều tra y tế  Quốc gia 2001­2002 chỉ  ra nhiều yếu tố   ảnh hưởng đến chất lượng   KCB và các dịch vụ phòng bệnh, hay các dự án thuộc Chương trình Y tế Quốc gia: TTB, cơ  sở vật chất và thuốc, số  lượng CBYT. Ngoài ra, điều tra còn chỉ  ra rằng chuyên môn của   CBYT cũng ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp DVYT. Ví dụ như với dịch vụ CSSK sinh  sản: trung bình có 37,4% số phụ nữ nạo thai bị tai biến, tỷ lệ phụ nữ có thai khám đủ 3 lần,   tiêm phòng uốn ván cũng chỉ đạt 48,3% và 70%. Điều này có thể là do kiến thức của NVYT  tại TYT xã còn rất hạn chế ( trung bình chỉ có 11,4­18,5% số Bác sỹ, y sỹ có kiến thức tốt   về thai sản) [38]. Năm 2012, nghiên cứu “Đánh giá thực trạng hoạt động KCB và khảo sát   12
  19. nhu cầu đào tạo liên tục của bác sỹ và y sỹ điều trị tuyến xã” cũng chỉ ra yếu tố không tin   tưởng vào năng lực chuyên môn của NVYT, thiếu thuốc, TTB y tế tại trạm là các nguyên  nhân chính làm hạn chế cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới người dân [17]. Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đều cho rằng khả năng cung ứng dịch vụ y tế  đạt hiệu quả hay không chịu tác động nhiều của các yếu tố tài chính, trình độ chuyên môn  của cán bộ tại trạm, trang thiết bị… Nhưng câu hỏi đặt ra là với mỗi vùng, miền thì yếu  tố nào đóng vai trò quan trọng hơn để từ đó những người quản lý, lãnh đạo có thể đề xuất  ra được các giải pháp tối ưu giúp cho công việc cung ứng dịch vụ y tế đến với người dân  tốt nhất bởi vì nguồn lực luôn có hạn là một khó khăn không chỉ  với ngành Y tế  mà còn  với tất cả các Ngành của nước ta hiện nay. .4 TRẠM Y TẾ XÃ .4.1 Khái niệm: TYT xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế  nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ CSSK ban đầu, phát hiện sớm các dịch bệnh   và phòng chống dịch bệnh, đỡ đẻ thông thường, cung cấp thuốc thiết yếu, vận động nhân   dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và tăng cường sức khỏe [39]. .4.2 Chức năng, nhiệm vụ Theo nghị định số 117/2014/NĐ­CP ban hành ngày 8/12/2014 của Chính phủ  nước  ta, TYT xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho  nhân dân trên địa bàn xã [40]. ­ Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ  thuật về: Y tế  dự  phòng; khám bệnh,  chữa bệnh, kết hợp,  ứng dụng y học cổ  truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh;  chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung  ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng   đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ  quan quản lý cấp   trên và quy định của pháp luật; ­ Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; ­ Phối hợp với các cơ  quan liên quan thực hiện công tác dân số  ­ kế  hoạch hóa gia   đình trên địa bàn; 13
  20. ­ Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy   cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn; ­ Là đơn vị  thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về  công tác bảo vệ, chăm   sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn; ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy   ban nhân dân cấp xã giao [40].  .4.3 Nguồn lực của TYT xã. .4.3.1 Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ riêng của ngành y tế mà   là toàn bộ các ngành khác cũng như tất cả các hoạt động của cuộc sống con người. Nghị  định số 117/2014/NĐ­CP ra ngày 8/12/2014 của Chính Phủ đã quy định lại rất rõ về Nhân  lực của TYT, đó là: Người làm việc tại TYT xã là viên chức và số lượng người làm việc   tại Trạm Y tế xã nằm trong tổng số người làm việc của Trung tâm Y tế huyện được xác   định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu và điều kiện  thực tế ở địa phương theo vùng miền [40].  Theo báo cáo của Tổ  chức y tế  thế giới WHO năm 2006: Nguồn nhân lực y tế  là  tất cả  mọi người tham gia vào hoạt động với mục đích chính là tăng cường và nâng cao  sức khỏe con người [41]. Nhân lực y tế được xác định là một trong những khối xây dựng  cốt lõi của hệ  thống y tế. Chúng bao gồm các bác sĩ, y tá, nữ  hộ  sinh, bác sĩ nha khoa,   ngành y tế  có liên quan, NVYT cộng đồng, NVYT xã hội và các nhà cung cấp dịch vụ  CSSK khác, cũng như  quản lý sức khỏe và hỗ  trợ  nhân viên ­ những người có thể  không  cung cấp dịch vụ trực tiếp nhưng là cần thiết tăng hiệu quả hoạt động hệ thống y tế, bao   gồm các nhà quản lý DVYT, hồ  sơ y tế và kỹ  thuật thông tin y tế, kinh tế  y tế, quản lý   chuỗi cung ứng y tế và những người khác. Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế  năm 2010, nước ta có 5,7 y sỹ/10.000   phục vụ  chủ  yếu  ở  tuyến xã; 100% số  xã và 90% số  thôn bản đã có CBYT hoạt động,  69% số xã có bác sĩ hoạt động và 65% số TYT xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009  [22].  Năm 2011, tỷ lệ TYT có bác sĩ đã tăng lên là 71,9%, tỷ lệ TYT có nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi   đạt trên 95% [42]. Ngoài ra, báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013 đã chỉ ra rằng,  so với năm 2010, số  lượng nhân lực y tế  tuyến xã năm 2011 tăng lên thêm 3549 cán   bộ( trong đó có 346 bác sĩ). Năm 2012, tỷ lệ TYT có bác sĩ đạt 76,0% ( tức tăng lên 6 điểm  14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2