intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

111
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trình bày: Những kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH) ở trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) - Đại học Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất 7 biện pháp quản lý phù hợp nhằm giải quyết những bất cập, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo hệ VLVH của nhà trường trong giai đoạn hiện nay,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO<br /> HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ<br /> LÊ THÚY TRANG<br /> Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế<br /> TRẦN VĂN HIẾU<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Bài viết trình bày những kết quả khảo sát về thực trạng quản lý<br /> hoạt động đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH) ở trường Đại học<br /> Kinh tế (ĐHKT) - Đại học Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất 7 biện pháp quản lý<br /> phù hợp nhằm giải quyết những bất cập, góp phần nâng cao chất lượng và<br /> hiệu quả đào tạo hệ VLVH của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đào tạo Đại học theo hình thức vừa làm vừa học (VLVH) là một xu thế phát triển mang<br /> tính phổ biến của giáo dục thế giới hướng tới một nền giáo dục đại học đại chúng và xã<br /> hội học tập. Ở Việt Nam, đào tạo VLVH đã được thực hiện từ lâu và đã có nhiều thành<br /> tựu, ngày càng chứng tỏ được những ưu thế và vai trò của nó trong việc nâng cao trình<br /> độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br /> nước. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những yêu cầu mới, hình thức đào tạo này<br /> đang bộc lộ những bất cập trên nhiều phương diện cần phải có những giải pháp mang<br /> tính đồng bộ để tháo gỡ và giải quyết.<br /> Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) đã tổ chức đào tạo hệ VLVH từ năm 1995 khi trở<br /> thành khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Huế. Ngoài đào tạo đại học (ĐH) theo hình thức<br /> VLVH tại trường, nhà trường đã liên kết đào tạo với nhiều trường Đại học, Cao đẳng,<br /> Trung cấp chuyên nghiệp và các Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) của hầu hết<br /> các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Hoạt động đào tạo VLVH của trường ĐHKT bước<br /> đầu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực<br /> chất lượng cao cho sự phát triển KT-XH của các địa phương trong khu vực cũng như cả<br /> nước. Trường ĐHKT đã khẳng định được vị thế, uy tín của mình và trở thành địa chỉ<br /> liên kết đào tạo tin cậy của các trường, trung tâm trên địa bàn và của người học trong<br /> khu vục miền Trung và Tây nguyên. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu mới, hoạt<br /> động đào tạo VLVH còn nhiều bất cập trên nhiều phương diện. Có nhiều nguyên nhân<br /> của thực trạng đó, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về công tác quản lý hoạt động<br /> đào tạo. Để tăng cường quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH, đồng thời với<br /> việc giải quyết đồng bộ các vấn đề thì việc tăng cường các biện pháp quản lý đào tạo có<br /> ý nghĩa hết sức quan trọng.<br /> 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC<br /> Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ<br /> Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 149 cán bộ quản lý (CBQL) và<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 146-155<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC...<br /> <br /> 147<br /> <br /> Giảng viên (GV) tham gia giảng dạy và quản lý các lớp hệ VLVH của trường và ở các<br /> cơ sở liên kết đào tạo; 405 sinh viên (SV) hệ VLVH. Kết quả khảo sát được xử lý bằng<br /> phần mềm SPSS 16.0 và được phân tích dựa trên 2 thông số là tần suất (%) và điểm<br /> trung bình cộng ( X ) ở các nội dụng khảo sát. Các mức độ đánh giá được quy ước như<br /> sau: 1,0 ≤ X < 1,5: Rất yếu; 1,5 ≤ X < 2,5: Yếu; 2,5 ≤ X < 3,5: Trung bình; 3,5<br /> ≤ X 4,0) theo quy chế về tuyển sinh hệ<br /> VLVH của Bộ GD&ĐT [2].<br /> Tuy nhiên, theo khảo sát của Phòng KT&BĐCLGD thì chất lượng đầu vào của hệ<br /> VLVH có 25,8% SV đạt khá, 54,1% đạt trung bình, còn 20,1% loại yếu. Qua đó cho<br /> thấy chất lượng đầu vào của sinh viên hệ VLVH trong thời gian qua là tương đối thấp<br /> và không đồng đều. Điều này sẽ làm cho SV gặp nhiều khó khăn khi phải học tập theo<br /> một chương trình và cùng tiến trình chung.<br /> 2.4. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo<br /> Trong thời gian qua, trường đã có nhiều nỗ lực và cải tiến trong công tác này. Theo kết<br /> quả khảo sát của chúng tôi thì 95,3% CBGV và 77,6% SV cho rằng “kế hoạch đào tạo<br /> hệ VLVH của trường, được xây dựng hợp lý, được phổ biến kịp thời, được điều chỉnh<br /> linh hoạt và bố trí thời gian trong năm là phù hợp” (3,95≤ X ≤ 4,03).<br /> Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo hệ VLVH được đánh giá khá tốt. Trước hết là<br /> việc bố trí giảng dạy của giảng viên đúng lịch trình và thời gian ( X = 3,98); việc đảm<br /> bảo giờ lên lớp của giảng viên cũng được đánh giá khá cao ( X = 3,99); có sự phối hợp<br /> chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ sở liên kết trong việc tổ chức đào tạo ( X = 4,03).<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC...<br /> <br /> 149<br /> <br /> 2.5. Công tác quản lý sinh viên và hoạt động học tập<br /> Công tác QL sinh viên mặc dù đã được nhà trường quan tâm nhưng do nhiều khó khăn<br /> xuất phát từ những đặc trưng đào tạo mà công tác này vẫn là khâu yếu nhất trong quản<br /> lý đào tạo. Nhà trường đã cung cấp Sổ tay sinh viên đến tận tay SV, thông báo kế hoạch<br /> học tập và các yêu cầu học tập, đề cương môn học, kết quả học tập khá thường xuyên và<br /> kịp thời. Nhà trường đề cao vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý lớp<br /> học tại các cơ sở đào tạo, Ban cán sự các lớp và đặc biệt là đội ngũ GV trực tiếp giảng<br /> dạy trong công tác quản lý SV.<br /> Tuy nhiên, công tác này còn nhiều bất cập ở các khâu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ SV,<br /> chế độ đối với SV, việc quản lý hoạt động học tập ở lớp cũng như tự học. Việc tổ chức<br /> thực tập, thực tế môn học chưa có quy trình và quy định rõ ràng, dẫn đến hiệu quả thấp.<br /> Khi khảo sát về hoạt động học tập của sinh viên, hầu hết các GV và CBQL đều đánh giá<br /> hầu hết các nội dung chỉ đạt mức trung bình (2,46 ≤ X ≤ 2,87). Điều này cho thấy ý<br /> thức học tập và hoạt động học tập của sinh viên nhìn chung chưa đạt yêu cầu.<br /> 2.6. Quản lý đội ngũ giảng viên và hoạt động giảng dạy<br /> Đội ngũ GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng đào tạo ở trường đại học. Nhận<br /> thức được điều đó, trong những năm qua, trường Đại học Kinh tế đã hết sức chú trọng<br /> việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV cơ hữu và tăng cường sự liên kết phối hợp với<br /> đội ngũ GV thính giảng từ các các trường thành viên của ĐH Huế để đảm bảo đủ GV có<br /> trình độ cao cho công tác đào tạo chính quy cũng như VLVH.<br /> Trong việc tổ chức giảng dạy cho SV hệ VLVH, nhà trường đã chú trọng việc lựa chọn<br /> mời giảng những GV có trình độ và có uy tín của trường cũng như của các trường thành<br /> viên, có những biện pháp tích cực để bố trí lịch dạy sao cho hợp lý và đảm bảo thực<br /> hiện tốt kế hoạch, phối hợp với các cơ sở liên kết để quản lý giảng dạy một cách chặt<br /> chẽ, đảm bảo số giờ lên lớp đúng và đủ, có chất lượng.<br /> Trong công tác giảng dạy hệ VLVH, hầu hết GV được đánh giá tốt ở hầu hết các nội<br /> dung khảo sát. Chẳng hạn: GV luôn bám sát mục tiêu và nội dung giảng dạy của môn<br /> học ( X = 3,82); ra đề thi đảm bảo tính chính xác, sát với nội dung dạy học ( X =<br /> 3,96); tính công bằng trong kiểm tra, đánh giá ( X = 4,0); GV có trách nhiệm, thân<br /> thiện và quan hệ đúng mực với SV ( X = 4,11); GV đã sử dụng tốt phương tiện dạy học,<br /> CNTT trong giảng dạy ( X = 3,95); GV đã sử dụng các phương pháp dạy học theo<br /> hướng đổi mới ( X = 3,79)… Điều này đã cho thấy, hầu hết GV thực hiện đúng quy chế<br /> và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy.<br /> Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng giảng dạy của GV chưa được thực hiện một cách<br /> thường xuyên, việc đánh giá hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được thực<br /> hiện thường xuyên và đồng đều.<br /> <br /> 150<br /> <br /> LÊ THUÝ TRANG – TRẦN VĂN HIẾU<br /> <br /> 2.7. Quản lý sơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ phục vụ đào tạo<br /> Do mới được thành lập chưa đầy 10 năm, mặc dù quỹ phòng học được bổ sung nhờ tăng<br /> cường đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng cho đến nay, cơ sở vật chất vẫn là khó khăn lớn<br /> nhất của Trường. Tuy nhiên, trong hệ thống phòng học tại trường, trang thiết bị dạy học<br /> được trang bị khá đầy đủ. Tất cả 37 phòng học đều được kết nối mạng, hầu hết các<br /> phòng có máy tính, máy chiếu, có hệ thống loa và micro, đáp ứng được nhu cầu ứng<br /> dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.<br /> Hầu hết các tiêu chí khảo sát về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đều được CBGV và<br /> sinh viên đánh giá ở mức độ tốt (3,57 ≤ X ≤ 3,97). Chẳng hạn: Phòng học, hệ thống âm<br /> thanh, máy chiếu đáp ứng yêu cầu giảng dạy ( X =3,74); Đảm bảo các điều kiện CSVC<br /> phục vụ dạy và học ( X =3,86); Quản lý tốt việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy<br /> học, CNTT trong dạy học ( X =3,97).<br /> Trong những năm qua, Trường đã rất chú trọng đến phát triển hệ thống thư viện và học<br /> liệu phục vụ học tập cho SV. Tuy nhiên, diện tích phòng đọc của thư viện còn quá nhỏ<br /> so với quy mô đào tạo, hệ thống máy tính chưa hoàn chỉnh. Giáo trình, tài liệu còn ít so<br /> với nhu cầu của cán bộ, GV và SV.<br /> Kết quả khảo sát cho thấy, việc cung cấp tài liệu học tập cho SV mới chỉ đạt ở mức độ trung<br /> bình ở hầu hết các nội dung khảo sát. Điều này khẳng định nhu cầu tăng cường CSVC, tài<br /> liệu phục vụ giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên là hết sức bức thiết.<br /> 2.8. Quản lý công tác kiểm tra – đánh giá hoạt động đào tạo<br /> Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo theo đúng<br /> quy chế của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã thực hiện đổi mới kiểm tra - đánh giá theo<br /> hướng đa dạng hóa, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, phù hợp với mục tiêu và<br /> hình thức đào tạo.<br /> Công tác kiểm tra hoạt động đào tạo hệ VLVH được đánh giá cao. Kết quả khảo sát cho<br /> thấy, hầu hết CBGV và SV đánh giá tốt về công tác này và cho rằng “Nhà trường đã<br /> thường xuyên kiểm tra các hoạt động đào tạo” ( X = 3,78); “Nhà trường đã thường<br /> xuyên lấy thông tin phản hồi từ GV và SV về hoạt động đào tạo” ( X = 3,78); “Nhà<br /> trường có biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý khi có các sai sót trong quá trình đào<br /> tạo” ( X = 3,80).<br /> Công tác coi thi và chấm thi được thực hiện nghiêm túc. Nhà trường đã thành lập Phòng<br /> Khảo thí và ĐBCLGD nhằm chuyên môn hóa quản lý công tác kiểm tra - đánh giá.<br /> Phòng Khảo thí & ĐBCLGD thường xuyên tiến hành khảo sát người học và lấy ý kiến<br /> của GV để điều chỉnh và hoàn thiện công tác kiểm tra - đánh giá.<br /> Kết quả khảo sát cho thấy ở hầu hết các nội dung khảo sát được GV và SV đánh giá ở<br /> mức độ tốt (3,71 ≤ X ≤ 4,14). Điều này cho thấy công tác lập kế hoạch thi, lịch thi và<br /> thời gian ôn tập cho SV là phù hợp. Tuy nhiên, công tác tổ chức thi và thông báo kết<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2