intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chuyển đổi mô hình đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thì việc đổi mới công tác quản lý đào tạo trong các trường đại học là hết sức cần thiết. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo tín chỉ là một trong những vấn đề được các nhà quản lý Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐHTN quan tâm. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng công tác này tại trường, bài báo đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên

Trần Kim Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 87(11): 145 - 148<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TÍN CHỈ<br /> CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ<br /> TRUYỀN THÔNG – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Trần Kim Anh*<br /> Trường Đại học CNTT&TT – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chuyển đổi mô hình đào tạo niên chế sang đào<br /> tạo theo tín chỉ thì việc đổi mới công tác quản lý đào tạo trong các trường đại học là hết sức cần<br /> thiết. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo tín chỉ là một trong những vấn đề<br /> được các nhà quản lý Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐHTN quan tâm.<br /> Trên cơ sở đánh giá về thực trạng công tác này tại trường, bài báo đề xuất một số biện pháp quản<br /> lý hoạt động dạy học trong đào tạo theo tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng đào<br /> tạo trong nhà trường.<br /> Từ khóa: dạy học theo tín chỉ, quản lý dạy học, trường đại học CNTT&TT<br /> <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Quản lý (QL) hoạt động dạy học là một trong<br /> những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý giáo<br /> dục toàn diện nhà trường. Việc quản lý hoạt<br /> động dạy học theo tín chỉ vừa phù hợp với<br /> các nguyên tắc quản lý giáo dục nói chung,<br /> vừa mang tính đặc thù của hoạt động dạy<br /> học. Quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ là<br /> sự tác động có định hướng, có sự phối hợp<br /> tổng thể của người quản lý tới các hoạt động<br /> dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm<br /> đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Nội<br /> dung QL hoạt động dạy học theo tín chỉ của<br /> giảng viên bao gồm:<br /> - Quản lý hoạt động dạy của giảng viên<br /> (quản lý công tác chuẩn bị lên lớp: kế hoạch,<br /> đề cương bài giảng; QL giờ lên lớp: nội<br /> dung, phương pháp, thời gian, địa điểm dạy;<br /> quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập<br /> của SV).<br /> - Quản lý hoạt động học của sinh viên (QL nề<br /> nếp học tập trên lớp; QL tự học của SV; QL<br /> kết quả học tập của sinh viên; QL quá trình<br /> rèn luyện của sinh viên).<br /> Mục tiêu của biện pháp quản lý hoạt động dạy<br /> học theo tín chỉ là tác động đến quá trình dạy<br /> <br /> <br /> Tel: 0915 122276<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> học của giảng viên và sinh viên nhằm tăng<br /> quyền chủ động, tính tự giác của họ, nâng cao<br /> chất lượng dạy và học.<br /> THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG<br /> DẠY HỌC THEO TÍN CHỈ CỦA GIẢNG<br /> VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br /> THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br /> Khảo sát 20 cán bộ quản lý (CBQL), giảng<br /> viên (GV) của trường về nhận thức vai trò, ý<br /> nghĩa của các biện pháp quản lý hoạt động<br /> dạy học theo tín chỉ cũng như những thuận<br /> lợi, khó khăn khi thực hiện các biện pháp, kết<br /> quả cho thấy như sau:<br /> Về nhận thức<br /> Phần lớn các CBQL và giảng viên nhà trường<br /> đều nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của<br /> các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo<br /> tín chỉ. CBQL, giảng viên cho rằng quản lý<br /> hoạt động dạy học theo tín chỉ nhằm mục đích<br /> cuối cùng là phát huy khả năng tư duy sáng<br /> tạo của người học (70%), hình thành thói<br /> quen tự học của sinh viên (74,5%), phát huy<br /> vai trò cố vấn của người dạy (70%), nâng cao<br /> chất lượng dạy học (96%) và nâng cao chất<br /> lượng đào tạo của nhà trường (90%). Tuy<br /> nhiên, 25,5% CBQL, GV lại cho rằng quản<br /> lý hoạt động dạy học theo tín chỉ không quan<br /> trọng, nó không thể giúp cho việc hình thành<br /> thói quen tự học trong sinh viên, 30% không<br /> 145<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Kim Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhận thấy được biện pháp quản lý hoạt động<br /> dạy học theo tín chỉ sẽ phát huy được vai trò<br /> cố vấn của giảng viên đối với sinh viên.<br /> Về công tác quản lý<br /> Sau hơn 2 năm triển khai chuyển đổi<br /> phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo<br /> theo tín chỉ, bên cạnh việc áp dụng phần<br /> mềm quản lý, Trường Đại học Công nghệ<br /> thông tin và Truyền thông đã thực hiện một<br /> <br /> 87(11): 145 - 148<br /> <br /> số biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù<br /> hợp nhằm phát huy ưu thế của phương thức<br /> đào tạo theo tín chỉ.<br /> Để đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp<br /> quản lý hoạt động dạy học của giảng viên, đề<br /> xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu<br /> quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng<br /> dạy học trong nhà trường, tác giả tiến hành<br /> khảo sát CBQL, GV trong đơn vị kết quả thu<br /> được như sau:<br /> <br /> Bảng 1. Ý kiến của CBQL, GV đánh giá về những nội dung quản lý chủ yếu<br /> trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên<br /> TT<br /> <br /> Ý kiến đánh giá (số lượng, %)<br /> <br /> Nội dung quản lý<br /> <br /> Làm tốt<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Yếu<br /> <br /> 1<br /> <br /> Quản lý công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy của giảng viên: kế<br /> 1<br /> hoạch GD, đề cương bài giảng<br /> <br /> 10/20<br /> (50%)<br /> <br /> 10/20<br /> (50%)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giảng viên về giảng dạy và<br /> 2<br /> quản lý GD theo tín chỉ<br /> <br /> 05/20<br /> (25%)<br /> <br /> 5/20<br /> (25%)<br /> <br /> 10/20<br /> (50%)<br /> <br /> 3<br /> <br /> Quản<br /> 3 lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên<br /> <br /> 14/20<br /> (70%)<br /> <br /> 6/20<br /> (30%)<br /> <br /> -<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thực hiện đa dạng hóa hình thức dạy học, các hoạt động ngoại<br /> 5<br /> khóa cho SV<br /> <br /> 4/10<br /> (20%)<br /> <br /> 8/20<br /> (40%)<br /> <br /> 8/20<br /> (40%)<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tăng<br /> 6 cường đổi mới phương pháp giảng dạy<br /> <br /> 12/20<br /> (60%)<br /> <br /> 8/20<br /> (40%)<br /> <br /> -<br /> <br /> 6<br /> <br /> Tổ<br /> 7 chức cho giảng viên biên soạn bộ tài liệu theo modul<br /> <br /> -<br /> <br /> 8/20<br /> (40%)<br /> <br /> 12/20<br /> (60%)<br /> <br /> 7<br /> <br /> Tổ chức cho giảng viên xây dựng hệ thống bài tập cho sinh viên<br /> 8<br /> nhằm nâng cao ý thức tự học của SV<br /> <br /> -<br /> <br /> 12/20<br /> (60%)<br /> <br /> 8/20<br /> (40%)<br /> <br /> Bảng 2. Ý kiến của CBQL, GV về các biện pháp QL hoạt động học tập của sinh viên<br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Giáo dục phương pháp học tập trong dạy học theo tín chỉ<br /> 2<br /> cho SV<br /> Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp<br /> 3<br /> của SV<br /> <br /> 3<br /> <br /> Xây<br /> 4 dựng quy định về nề nếp tự học của SV<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phòng<br /> 5 chức năng theo dõi việc thực hiện nề nếp tự học của SV<br /> <br /> 5<br /> <br /> Chỉ6 đạo giáo viên chủ nhiệm giám sát nề nếp tự học của SV<br /> <br /> 6<br /> 7<br /> <br /> Ý kiến đánh giá (số lượng, %)<br /> <br /> Biện pháp QL hoạt động học tập của sinh viên<br /> <br /> Kết hợp với Đoàn TN, phòng công tác HSSV theo dõi, QL<br /> 7<br /> quá trình rèn luyện của SV<br /> Khen<br /> 8 thưởng kịp thời các sinh viên thực hiện tốt nề nếp học tập.<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 146<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Khá<br /> <br /> T. bình<br /> <br /> 10/20<br /> (50%)<br /> 8/20<br /> (40%)<br /> -<br /> <br /> 5/20<br /> (25%)<br /> 8/20<br /> (40%)<br /> 5/20<br /> (25%)<br /> 12/20<br /> (60%)<br /> 6/20<br /> (30%)<br /> 5/20<br /> (25%)<br /> 10/20<br /> <br /> 5/20<br /> (25%)<br /> 4/20<br /> (20%)<br /> 5/20<br /> (25%)<br /> 4/20<br /> (20%)<br /> <br /> 4/20<br /> (20%)<br /> 14/20<br /> (70%)<br /> 15/20<br /> (75%)<br /> 10/20<br /> <br /> Yếu<br /> 10/20<br /> (50%)<br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Kim Anh<br /> <br /> 8<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Kỷ9luật sinh viên vi phạm nề nếp học tập<br /> <br /> Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động dạy<br /> học<br /> Kết quả trên cho thấy:<br /> - Về biện pháp quản lý hoạt động dạy của giảng<br /> viên: CBQL, GV đều đánh giá cao biện pháp quản<br /> lý hoạt động dạy học trên lớp và tăng cường đổi<br /> mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Biện<br /> pháp quản lý công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng<br /> dạy của GV được đánh giá ở mức trung bình<br /> (50%), khá (50%). Biện pháp này chưa được tiến<br /> hành thường xuyên, liên tục. Nhà trường mới chỉ<br /> thực hiện ở đầu mỗi kỳ học và quản lý ở cấp bộ<br /> môn. Các biện pháp quản lý như chưa thường<br /> xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dạy học và<br /> QL hoạt động dạy học theo tín chỉ cho CBQL, GV,<br /> SV (50%); chưa tổ chức cho GV xây dựng bộ tài<br /> liệu theo modul (60%); thực hiện đa dạng hóa hình<br /> thức dạy học, các hoạt động ngoại khóa cho SV còn<br /> hạn chế (40%); chưa tổ chức cho giảng viên xây<br /> dựng hệ thống bài tập cho sinh viên nhằm nâng cao<br /> ý thức tự học của SV (60%). Tất cả đều được đánh<br /> giá rất thấp trong khi đây là những biện pháp hết<br /> sức cần thiết trong dạy học theo tín chỉ.<br /> - Về biện pháp quản lý hoạt động học của SV:<br /> CBQL, GV đều đánh giá cao biện pháp quản lý nề<br /> nếp học tập của SV, khen thưởng kịp thời SV đạt<br /> thành tích trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên,<br /> biện pháp xây dựng nề nếp tự học cho SV được<br /> đánh giá thấp (50%). Thực tế, để quản lý và đánh<br /> giá kết quả tự học của SV, chủ yếu dựa trên quản lý<br /> hoạt động dạy của GV và kết quả kiểm tra, đánh giá<br /> hoạt động học của SV, thông qua việc giao bài,<br /> kiểm tra bài của GV đối với SV.<br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt<br /> động dạy học theo tín chỉ<br /> 90% CBQL, GV cho rằng khó khăn lớn nhất của dạy<br /> học theo tín chỉ hiện nay là ý thức, động cơ học tập của<br /> SV hiện nay chưa cao. Phần lớn SV không xác định<br /> được mục tiêu học tập mà chỉ xem việc học là sự tích<br /> lũy số tín chỉ mà thôi. Bên cạnh đó, số ít GV, do chịu<br /> quá nhiều áp lực của đào tạo tín chỉ và ít thời gian nên<br /> ngại thay đổi cách dạy, thiếu đầu tư chuyên môn. Phần<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> (50%)<br /> 5/20<br /> (25%)<br /> <br /> 87(11): 145 - 148<br /> (50%)<br /> 10/20<br /> (50%)<br /> <br /> 5/20<br /> (25%)<br /> <br /> -<br /> <br /> mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ đã được đưa vào sử<br /> dụng nhưng modul quản lý đề cương, bài giảng chưa<br /> có. 25% ý kiến cho rằng khó khăn trong QL đào tạo tín<br /> chỉ là điều kiện CSVC còn thiếu. 32% lại cho rằng<br /> năng lực của CBQL, GV còn yếu. Kết quả trên cho<br /> thấy CBQL và GV nhà trường đều nhận thức rõ những<br /> yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý chính là ý thức<br /> và động cơ dạy - học của GV và SV (90%). Khi ý thức,<br /> động cơ học tập SV chưa cao, GV chưa thay đổi được<br /> thói quen thì các biện pháp tác động khó có hiệu quả.<br /> Do vậy, trọng tâm của các biện pháp giáo dục trong<br /> nhà trường là hướng vào việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ<br /> năng giảng dạy và QL hoạt động giảng dạy cho GV,<br /> phát triển năng lực tư duy sáng tạo, độc lập của SV. Đó<br /> là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất<br /> lượng đào tạo của nhà trường.<br /> ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ<br /> HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TÍN CHỈ<br /> Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên<br /> những kiến thức, kỹ năng về giảng dạy và quản lý<br /> giảng dạy theo học chế tín chỉ<br /> Biện pháp này nhằm đảm bảo 100% CBQL, giảng<br /> viên được nâng cao kiến thức và kỹ năng về giảng<br /> dạy và quản lý giảng dạy theo học chế tín chỉ. Cơ<br /> bản thay đổi được thói quen của GV, khắc phục<br /> tình trạng dạy học theo phương pháp cũ, đổi mới<br /> phương pháp dạy học phù hợp phương thức đào tạo<br /> tín chỉ.<br /> Tổ chức cho giảng viên biên soạn bộ tài liệu theo<br /> modul<br /> Nhằm tạo sự thống nhất chương trình dạy học, tạo<br /> điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, theo dõi và<br /> quản lý tiến trình dạy học và thực hiện các quy định<br /> trong dạy học theo tín chỉ hướng tới mục tiêu đảm<br /> bảo chất lượng giáo dục đào tạo.<br /> Đa dạng hóa hình thức dạy học theo tín chỉ và<br /> thiết kế các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên<br /> Nhằm phát huy vai trò cố vấn, tham gia vào quá<br /> trình học tập và nhà nghiên cứu của GV. Đồng thời<br /> cũng phát huy vai trò người đàm phán tích cực và<br /> có hiệu quả, khả năng sáng tạo, tự học tự nghiên<br /> <br /> 147<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Kim Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 87(11): 145 - 148<br /> <br /> cứu của SV trong quá trình học tập nhằm đạt<br /> được mục tiêu dạy học theo tín chỉ đặt ra.<br /> Giáo viên xây dựng hệ thống bài tập cho sinh<br /> viên nhằm tăng hiệu quả hoạt động tự học của<br /> SV. Hệ thống bài tập trước tiên sẽ củng cố<br /> những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu, là<br /> sự minh họa sinh động cho hệ thống kiến thức<br /> trong chương trình, là chuẩn căn cứ đánh giá<br /> mức độ nhận thức, khả năng thực hành, thực tập<br /> của SV. Hệ thống bài tập sẽ làm giảm nhẹ lao<br /> động cho GV, tăng khả năng tự học và tạo hứng<br /> thú học tập cho SV.<br /> KẾT LUẬN<br /> 1. Bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của đào tạo tín<br /> chỉ có quan hệ hữu cơ đến công tác quản lý<br /> trong nhà trường và đòi hỏi phải có cơ chế, biện<br /> pháp quản lý phù hợp. Biện pháp quản lý dạy<br /> học theo tín chỉ có tác động lớn đến nhà QLGD,<br /> GV, SV, tạo ra văn hóa quản lý trong nhà<br /> trường, tạo ra phong cách dạy - học mới cho GV<br /> và SV đó là dạy - học tích cực.<br /> <br /> đúng và có kế hoạch quản lý hoạt động dạy học,<br /> coi quản lý hoạt động dạy học là một nội dung<br /> trọng tâm của hoạt động quản lý. Đồng thời,<br /> thực hiện các biện pháp QL hoạt động dạy học<br /> một cách đồng bộ và sáng tạo, mục tiêu cơ bản<br /> là tạo điều kiện cho GV và SV thực hiện tốt<br /> nhiệm vụ dạy - học của mình.<br /> <br /> 2. Nhiệm vụ bồi dưỡng cho CBQL, GV kiến<br /> thức và kỹ năng về giảng dạy và QL.giảng dạy<br /> theo tín chỉ của Trường Đại học Công nghệ<br /> thông tin và Truyền thông là rất quan trọng.<br /> Yêu cầu cơ bản đối với CBQL, GV là nhận thức<br /> đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của QL hoạt<br /> động dạy học theo tín chỉ, cần phải có tư duy<br /> <br /> [1]. Đại học Thái Nguyên (2010), “Quy định đào<br /> tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống<br /> tín chỉ”.<br /> [2]. Phạm Hồng Quang, Nghiên cứu khoa học giáo<br /> dục - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, TN 2007.<br /> [3]. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền<br /> thông, Nghị quyết Hội nghị đánh giá và rút kinh<br /> nghiệm<br /> đào<br /> tạo<br /> theo<br /> tín<br /> chỉ,<br /> 2010.<br /> <br /> 3. Để công tác QL hoạt động dạy học theo tín<br /> chỉ có hiệu quả, cần coi trọng thực hiện các công<br /> việc cụ thể, tổ chức cho giảng viên xây dựng bộ<br /> tài liệu theo modul, xây dựng hệ thống bài tập<br /> theo modul, chú trọng đa dạng hóa hình thức<br /> dạy học và thiết kế các chương trình ngoại khóa<br /> cho SV. CBQL chỉ đạo, cùng với GV phối hợp<br /> thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt<br /> động dạy học theo tín chỉ. Để làm tốt công tác<br /> này, đòi hỏi GV phải là người thầy tâm huyết, có<br /> trách nhiệm cao, là tấm gương về tự học và nâng<br /> cao trình độ, đáp ứng yêu cầu dạy học theo tín<br /> chỉ.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> SUMMARY<br /> MANAGEMENT MEASURES FOR CREDIT-BASED TEACHING OF LECTURERS AT<br /> COLLEGE OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY –<br /> THAI NGUYEN UNIVERSITY<br /> Tran Kim Anh<br /> College of Information and Communication Technology - TNU<br /> <br /> With the policy of the Ministry of Education and Training (MOET) in the transformation from year-based<br /> training model to the credit-based one, it is essential to innovate managerial work to training in universities. The<br /> measure to manage teaching activities in the credit-based training is one of the managerial issues on the training<br /> that is highly paid attention by the managers of University of Information and Communication Technology – Thai<br /> Nguyen University. Based on the assessment of the teaching situation of this university, the research paper<br /> suggested some measures to manage teaching activities in credit-based training to improve the quality of<br /> teaching, learning and training of the university.<br /> Key words: credit-based teaching, teaching management, College of Information and Communication Technology<br /> <br /> <br /> <br /> Tel: 0915 122 276<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 148<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2