intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên - một tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư tưởng giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Hồ Chí Minh, là cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục của Đảng ta. Trong suốt chặng đường hơn tám mươi năm qua, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là cánh tay đắc lực của Đảng, cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn giành nhiều thắng lợi to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên - một tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học: "CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM". pp. 78-81 BỒI DƯỠNG, GIÁO DỤC THANH NIÊN - MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TS. Ngô Thị Bích Thảo Học viện Quản lý Giáo dục 1. Hồ Chí Minh sớm nhận ra vai trò, khả năng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết đầu tiên nước nhà độc lập, Hồ Chí Minh viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, với đôi bàn tay, nghị lực phi thường và lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh đã vượt qua bốn biển năm châu để tìm đường cứu nước. Người đã sớm hòa mình và là người tích cực hoạt động trong phong trào thanh niên. Người đã tham gia lãnh đạo Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV, chính Người cũng là một trong những tác giả của bản Luận cương về Thanh niên thuộc địa. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một trang sử mới cho cách mạng nước ta. Từ đây dân tộc Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên Độc lập, tự do và kiến thiết đất nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các cháu rất nhiều".[2] Theo Người, "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên".[2] Trong khi khẳng định vai trò to lớn của lực lượng thanh niên, Hồ Chí Minh cũng đặt niềm tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng to lớn của họ. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Người viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Đánh giá khả năng cách mạng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Hồ Chí Minh khẳng định: Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 2. Khi đề cao vai trò của thanh niên, của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nêu lên nhiệm vụ rất nặng nề mà họ phải đảm đương. Trong bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội liên hiệp 78
  2. Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên - một tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thanh niên Việt Nam năm 1961, Người chỉ rõ: "Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa". Trong bài nói tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 1 năm 1955, Người viết: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì? Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?". Trách nhiệm của tuổi trẻ là đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo khả năng của mình. Cũng trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường Người khuyên: Ngoài giờ học ở trường cũng nên tham gia vào các Hội Nhi đồng cứu quốc để tập luyện cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc giữ gìn đất nước. Hồ Chí Minh luôn luôn khuyên nhủ thanh niên phải ra sức học tập và rèn luyện đạo đức. Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên. Theo Người, "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tiễn. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân" (Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 21.7. 1956). Mục đích của học tập rất rõ ràng: Học để làm chủ nước nhà. Theo Người, "muốn xứng đáng vai trò người làm chủ thì phải học tập ... Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm người chủ nước nhà". Theo Người, học để sửa chữa tư tưởng; học để tu dưỡng đạo đức, học để tin tưởng. Với nội dung học tập Người khuyên thế hệ trẻ phải học toàn diện: "Các cháu phải cố gắng học kỹ thuật, văn hoá, chính trị... Nếu không học văn hoá thì không học tập được kỹ thuật, không tập được kỹ thuật thì không theo kịp nhu cầu kinh tế nước nhà; nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Các cháu cần nhớ và thực hiện đầy đủ ba điểm ấy". Học ở đâu? Người khuyên: Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học trong nhân dân. Không học nhân dân là một thiếu xót lớn. Học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ ... 3. Nhiệm vụ của Đảng trong công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên - theo Hồ Chí Minh là rất to lớn và rất quan trọng. Ngay từ năm 1925, Hồ Chí Minh đã đưa ra vấn đề phải thức tỉnh thanh niên, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh 79
  3. Ngô Thị Bích Thảo niên - tổ chức tiền thân của Đảng tại Quảng Châu - Trung Quốc, mà công việc đầu tiên của Hội là giác ngộ, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin cho hội viên và quần chúng nhân dân. Xác định xây dựng Đoàn là bộ phận trọng yếu của xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: "Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam phải là cánh tay đắc lực và đội hậu bị quan trọng của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thanh thiếu nhi thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản"[1;262]. Đảng phải "quan tâm đến đời sống công tác và học tập của thanh niên, không thành kiến hẹp hòi và cô độc, phải thật thà, đoàn kết và hợp tác giúp đỡ anh chị em" [1;248]. Tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, nói về nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Người nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà". Có thể nói, một trong những điều dặn dò ân cần nhất trong nhiệm vụ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Hồ Chí Minh là bồi dưỡng và giáo dục thanh niên. Trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc lịch sử, Người căn dặn: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" và nhắc nhở "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". 4. Những nội dung cơ bản trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng thanh niên: Điều quan trọng trước tiên, theo Hồ Chí Minh, là phải bồi dưỡng về lý tưởng cách mạng. Người từng khuyên thanh niên: "Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta" [3;20]. Giáo dục, bồi dưỡng về tinh thần cách mạng kiên cường và ý chí cách mạng trong sáng. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ, sáng tạo, có chí khí và tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người dạy: "Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng". Đạo đức cách mạng là "ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng"; đạo đức cách mạng là "hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng"; đạo đức cách mạng luôn đối lập với chủ nghĩa cá nhân và chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự, theo Hồ Chí Minh đây là một trong những nội dung rất cần thiết, là điều kiện không thể thiếu để thanh niên cống hiến cho cách mạng, cho đất nước. 80
  4. Bồi dưỡng, giáo dục thanh niên - một tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người chỉ rõ: "Ngày nay Đảng yêu cầu cán bộ chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn". Giáo dục, bồi dưỡng về thể chất và thẩm mỹ, văn hoá. Theo Người "trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt". Quan điểm giáo dục toàn diện này đã được quán triệt trong đường lối giáo dục nước ta và mang lại kết quả to lớn, kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, con người ngày càng được phát triển toàn diện. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến phương châm, phương pháp giáo dục , bồi dưỡng thế hệ trẻ. Theo Người: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội; giáo dục thanh niên phải liên hệ với những cuộc đấu tranh xã hội, vào dư luận xã hội và lực lượng của chính phủ; chú trọng giúp thanh niên tự học, lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau... Tóm lại, tư tưởng giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Hồ Chí Minh, là cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục của Đảng ta. Trong suốt chặng đường hơn tám mươi năm qua, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là cánh tay đắc lực của Đảng, cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn giành nhiều thắng lợi to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước. Tư tưởng trên đã được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam". TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2002. [2]. Hồ Chí Minh, Bàn về Thanh niên, Nhà xuất bản Thanh niên, 1970. [3]. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Sự thật, 1989. [4]. Hồ Chí Minh với Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2003. [5]. Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1972. [6]. Văn Tùng, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1997. 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2