intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán túi phình động mạch não bằng cộng hưởng từ mạch máu

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này nhằm nghiên cứu giá trị chẩn đoán: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu 3D-Time-of-flight (3D-TOF MRA) để phát hiện túi phình động mạch não, đánh giá tương quan với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán túi phình động mạch não bằng cộng hưởng từ mạch máu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CHẨN ĐOÁN TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO<br /> BẰNG CỘNG HƯỞNG TỪ MẠCH MÁU<br /> Nguyễn An Thanh*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán<br /> âm của kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu 3D-Time-of-flight (3D-TOF MRA) để phát hiện túi phình động mạch<br /> não, đánh giá tương quan với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).<br /> Đối tượng và Phương pháp: Chụp cộng hưởng từ mạch máu bằng kỹ thuật 3D-Time-of-flight (3D-TOF<br /> MRA) cho 114 bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ túi phình động mạch não, mỗi bệnh nhân đều được<br /> chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) như một tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn đoán.<br /> Kết quả: Chụp mạch số hóa xóa nền phát hiện 130 túi phình động mạch não của 102 bệnh nhân trong số 114<br /> bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) phát hiện 126 túi phình động mạch não. Với túi phình kích<br /> thước trung bình 5,9mm, 3D-TOF MRA có độ nhạy là 96,9%, độ đặc hiệu: 92,3%, độ chính xác 96,5%, giá trị<br /> tiên đoán dương: 99,2% và giá trị tiên đoán âm: 75,0%. Mức độ đồng ý giữa 3D-TOF MRA và DSA trong chẩn<br /> đoán túi phình động mạch não được đánh giá là rất tốt (Kappa, k = 0.81). Đối với túi phình nhỏ hơn 3 mm,<br /> 3D-TOF MRA có độ nhạy là 95,8%.<br /> Kết luận: Nghiên cứu này đã cho thấy khả năng của 3D-TOF MRA trong việc phát hiện túi phình động<br /> mạch não là rất cao. Sự cải tiến không ngừng về độ phân giải không gian và thời gian của kỹ thuật giúp MRA trở<br /> thành một phương pháp an toàn, không xâm lấn, là chọn lựa đầu tay rất hiệu quả để tầm soát các túi phình động<br /> mạch não.<br /> Từ khóa: cộng hưởng từ mạch máu, túi phình động mạch não<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DIAGNOSING INTRACRANIAL ANEURYSMS WITH MR ANGIOGRAPHY<br /> Nguyen An Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 583 - 588<br /> Objective: The purpose of this study was to investigate the sensitivity, specificity, positive predictive value<br /> and negative predictive value of 3D-time-of-flight (3D-TOF) magnetic resonance angiography (MRA) in the<br /> detection of cerebral aneurysms with the use of conventional digital subtraction angiography (DSA) as the gold<br /> standard.<br /> Methods: 3D-TOF MRA was performed in 114 patients with clinical dignosis suggested cerebral<br /> aneurysms. Each patient underwent conventional digital subtraction angiography (DSA) for the definite<br /> diagnosis.<br /> Results: 114 patients underwent DSA and 3D-TOF MRA. 130 aneurysms of 102 patients were detected by<br /> DSA. 126 aneurysms were detected by 3D-TOF MRA. 3D-TOF MRA had a sensitivity of 96.9%, specificity of<br /> 92.3%, positive predictive value of 99,2% and negative predictive value of 75.0% in detection of aneurysms with<br /> the average size measuring 5,9mm. And strength of agreement between 3D-TOF MRA and DSA was good<br /> (Kappa, k=0.81).<br /> <br /> * Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Chợ rẫy<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn An Thanh<br /> ĐT: 0913.710.091<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Email: thanhanng@yahoo.com<br /> <br /> 583<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Conclusions: This study indicates the good capability for detection of aneurysms by 3D-TOF MRA. The<br /> rapidly improving spatial and temporal resolution of 3D-TOF MRA make it becoming a safe, non-invasive and<br /> very efficient method for screening of intracranial aneurysms.<br /> Key words: 3D-TOF MRA, cerebral aneurysms<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Xuất huyết khoang dưới nhện gây ra do vỡ<br /> túi phình động mạch não thường dẫn đến<br /> những hậu quả xấu, biến chứng thần kinh nặng<br /> nề và tỷ lệ tử vong cao(4,7,3). Cần chẩn đoán sớm<br /> và điều trị triệt để, loại bỏ túi phình sớm trước<br /> khi có biến chứng vỡ và tái vỡ.<br /> Cho đến nay DSA vẫn được xem là<br /> phương pháp tạo ảnh đáng tin cậy nhất, tiêu<br /> chuẩn vàng để chẩn đoán phình mạch nội sọ.<br /> Mặc dù các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc<br /> chụp DSA thấp (1-2,5%), với tỷ lệ biến chứng<br /> thần kinh nặng, vĩnh viễn ở các bệnh nhân<br /> chụp mạch máu não là 0,1-0,5%(7,6), tuy nhiên<br /> với xu hướng chẩn đoán và điều trị can thiệp<br /> tối thiểu hiện nay vẫn cần tìm ra các phương<br /> pháp không xâm lấn và an toàn hơn.<br /> Cộng hưởng từ mạch máu là một kỹ thuật<br /> tạo hình mạch máu không xâm lấn, không gây<br /> các biến chứng có hại của tia X và thuốc cản<br /> quang, vì vậy hiện đang được sử dụng rộng rãi<br /> để tầm soát các bệnh lý mạch máu nội sọ(6).<br /> Trong khoảng một thập niên gần đây máy<br /> cộng hưởng từ từ trường cao hiện đại đã trở nên<br /> phổ biến và sẵn có ở các cơ sở chẩn đoán và điều<br /> trị ở Việt nam, trước thực tế đó chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu với mục tiêu là xác định độ<br /> nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật 3D TOF MRA<br /> để phát hiện các túi phình động mạch não ở các<br /> bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ, lấy DSA làm<br /> tiêu chuẩn vàng chẩn đoán.<br /> <br /> bệnh nhân này được chỉ định chụp DSA để xác<br /> định chẩn đoán, thực hiện tại Khoa Chẩn đoán<br /> hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời<br /> gian từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012<br /> và được chụp MRA trong cùng ngày làm DSA.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thu thập số liệu<br /> Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được<br /> tiến hành thu thập dữ liệu thống nhất theo các<br /> bước, với bảng thu thập số liệu được soạn sẵn, 01<br /> bệnh nhân là 01 đơn vị mẫu.<br /> Mỗi bệnh nhân được khảo sát 3D-TOF<br /> MRA thực hiện ở máy MRI siêu dẫn từ trường<br /> 1.5Tesla<br /> (Magnetom<br /> Avanto,<br /> Siemens,<br /> Germany) với chuỗi xung mạch máu 3D-TOF<br /> MRA, bề dày khối khoảng 70mm tập trung<br /> vào vùng đa giác Willis. Sau đó các hình MRA<br /> được phân tích, đánh giá trên trạm làm việc<br /> (Syngo hoặc Leonardo, Siemens), xem xét các<br /> lát cắt gốc, sử dụng các kỹ thuật tái tạo MPR<br /> thin, MIP và 3D VRT để xác định sự hiện diện<br /> của túi phình động mạch não, động mạch nuôi<br /> và đo kích thước túi phình.<br /> Tất cả các bệnh nhân này đều được chụp<br /> DSA (Axiom-Artis, Siemens, Germany) với 3<br /> hoặc 4 trục mạch máu, hai chiều và xoay. Sử<br /> dụng trạm làm việc Syngo để nhận định chẩn<br /> đoán bệnh lý trên DSA, xác định túi phình, động<br /> mạch nuôi và đo kích thước túi phình.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> <br /> Tổng kết xử lý số liệu<br /> Các số liệu được phân tích, xử lý thống kê<br /> bằng phần mềm SPSS 16.0<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Chọn các bệnh nhân có các triệu chứng lâm<br /> sàng nghi ngờ do bệnh lý mạch máu não. Các<br /> <br /> 584<br /> <br /> Tổng cộng 114 bệnh nhân được chụp 3DTOF MRA và DSA, bao gồm 55 nam (48,2%) và<br /> 59 nữ (51,8%), tuổi từ 15 đến 80 tuổi (trung bình<br /> 50,6 tuổi). Chúng tôi ghi nhận được kết quả sau:<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> Trong 114 bệnh nhân được chụp DSA kết<br /> quả phát hiện 130 túi phình động mạch não ở<br /> 102 bệnh nhân. Vị trí túi phình: động mạch<br /> cảnh trong đoạn thông sau (DMCT_TS), n=33,<br /> chiếm 32,4%, động mạch thông trước (DMTT),<br /> n=30, chiếm 29,4%), động mạch cảnh trong<br /> (các vị trí khác đoạn thông sau) (DMCT), n=16,<br /> chiếm 15,6%), động mạch não giữa (DMNG),<br /> n=13, chiếm 12,7%), động mạch thân nền<br /> (DMTN), n=4, chiếm 3,9%), động mạch đốt<br /> sống (DMDS), n=4, chiếm 3,9%), động mạch<br /> não trước (DMNT), n=2, chiếm 2%).<br /> Trong số 130 túi phình động mạch não được<br /> chẩn đoán bằng DSA thì 3D-TOF MRA chẩn<br /> đoán được 126 túi phình, có một trường hợp túi<br /> phình động mạch cảnh trong đoạn mắt<br /> (DMCT_MAT), một trường hợp túi phình động<br /> mạch cảnh trong đoạn mạch mạc trước<br /> (DMCT_MMT), một trường hợp túi phình động<br /> mạch cảnh trong đoạn xoang hang (DMCT_XH),<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> một trường hợp túi phình đỉnh động mạch thân<br /> nền (DMTN_DINH) 3D-TOF MRA không hiển<br /> thị được, bốn trường hợp này được xem là âm<br /> tính giả. Có một trường hợp túi phình động<br /> mạch cảnh trong đoạn xoang hang (DMCT_XH)<br /> kích thước 2,2mm thấy được trên 3D-TOF MRA,<br /> nhưng DSA xác định là không có, trường hợp<br /> này được xem là dương tính giả.<br /> Như vậy giá trị của 3D-TOF MRA trong chẩn<br /> đoán phình mạch nội sọ kích thước trung bình<br /> 5,9 mm đạt được độ nhạy là 96,9%, độ đặc hiệu<br /> là 92,3%, độ chính xác là 96,5%, giá trị tiên đoán<br /> dương là 99,2% và giá trị tiên đoán âm là 75%.<br /> Đối với túi phình nhỏ hơn 3 mm, 3D-TOF<br /> MRA có độ nhạy là 95,8%. Đối với túi phình<br /> lớn hơn hoặc bằng 3 mm, 3D-TOF MRA có độ<br /> nhạy là 100%.<br /> Các giá trị chẩn đoán của 3D-TOF MRA<br /> được mô tả trong bảng sau:<br /> <br /> Bảng 1: Mô tả tỉ lệ thấy được phình mạch trên 3D-TOF MRA so với DSA<br /> DSA<br /> <br /> 3D-TOF MRA<br /> <br /> không có túi phình<br /> <br /> Có túi phình<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Không có túi phình<br /> <br /> Có túi phình<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 12<br /> <br /> 4<br /> <br /> 16<br /> <br /> 75,0%<br /> <br /> 25,0%<br /> <br /> 100,0%<br /> <br /> 92,3%<br /> <br /> 3,1%<br /> <br /> 11,2%<br /> <br /> 1<br /> <br /> 126<br /> <br /> 127<br /> <br /> 0,8%<br /> <br /> 99,2%<br /> <br /> 100,0%<br /> <br /> 7,7%<br /> <br /> 96,9%<br /> <br /> 88,8%<br /> <br /> 13<br /> <br /> 130<br /> <br /> 143<br /> <br /> 9,1%<br /> <br /> 90,9%<br /> <br /> 100,0%<br /> <br /> 100,0%<br /> <br /> 100,0%<br /> <br /> 100,0%<br /> <br /> Giá trị chẩn đoán phình mạch nội sọ trên 3DTOF MRA và DSA liên quan có ý nghĩa thống kê<br /> (Fisher’s Exact Test, p = 0.000 < 0.01). Và mức độ<br /> đồng ý giữa 3D-TOF MRA và DSA trong chẩn<br /> đoán túi phình động mạch não được đánh giá là<br /> rất tốt (Kappa, k = 0,81).<br /> Về độ nhạy, độ đặc hiệu tính theo vị trí túi<br /> phình: các vị trí túi phình động mạch não<br /> thường gặp ở động mạch cảnh trong đoạn thông<br /> sau (DMCT_TS), động mạch thông trước<br /> <br /> (DMTT), động mạch não giữa (DMNG) độ nhạy,<br /> độ đặc hiệu đều đạt 100%.<br /> Các phình mạch nội sọ được phát hiện trên<br /> 3D-TOF MRA có kích thước từ 1,2 mm đến 36<br /> mm, trung bình là 5,9 mm, độ lệch chuẩn 4,67.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Độ nhạy cao của MRA trong việc phát hiện<br /> các phình mạch nội sọ đã được báo cáo trong<br /> nhiều nghiên cứu. MRA là phương pháp được<br /> lựa chọn đầu tay để tầm soát các bệnh lý mạch<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 585<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> máu não vì là một kỹ thuật không xâm lấn và<br /> bệnh nhân không bị chiếu xạ.<br /> <br /> thu nhận được và độ phân giải không<br /> gian(27,10,28,6).<br /> <br /> Chụp mạch máu não bằng cộng hưởng từ<br /> (MRA) có nhiều phương pháp: kỹ thuật thời<br /> gian bay (3D-TOF MRA), kỹ thuật tương phản<br /> pha (phase-contrast MRA / PC-MRA) và kỹ<br /> thuật sử dụng thuốc tương phản từ (contrastenhanced MRA / CE-MRA). Đa số các nghiên<br /> cứu trước đây đều sử dụng kỹ thuật 3D-TOF<br /> MRA, kỹ thuật này có các ưu điểm: độ phân giải<br /> không gian tốt và thời gian chụp ngắn. Điểm hạn<br /> chế của 3D-TOF MRA là các mạch máu nhỏ<br /> ngoại vi dễ bị mất tín hiệu và các vùng có dòng<br /> chảy chậm bị mất tín hiệu do hiệu ứng bão hòa.<br /> Có các nghiên cứu chứng minh rằng kỹ thuật<br /> thời gian bay (3D-TOF MRA) có độ nhạy cao<br /> hơn kỹ thuật tương phản pha (phase-contrast<br /> MRA) (92,6% so với 70,4%)(4,6). Các nghiên cứu sử<br /> dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ mạch máu có<br /> thuốc tương phản từ (contrast-enhanced MRA)<br /> để phát hiện phình mạch nội sọ cho thấy CEMRA có độ nhạy cao hơn so với 3D-TOF MRA<br /> (100% so với 96%)(9), tuy nhiên sự khác nhau về<br /> độ tin cậy chẩn đoán là không quan trọng đáng<br /> kể. Kỹ thuật CE-MRA tốt hơn 3D-TOF MRA<br /> trong chẩn đoán các phình mạch khổng lồ vì các<br /> phình mạch loại này có dòng chảy chậm và<br /> huyết khối một phần(9). Nhưng vì các phình<br /> mạch khổng lồ là loại không thường gặp và có<br /> thể được phát hiện bằng hình MRI thường qui,<br /> và cũng vì CE-MRA có giá thành cao, kỹ thuật<br /> khó hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn, do đó<br /> trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kỹ<br /> thuật 3D-TOF MRA không dùng chất tương<br /> phản từ.<br /> <br /> Về vấn đề kỹ thuật tạo hình, sự lựa chọn<br /> tham số hình ảnh tối ưu, chúng tôi dựa trên cơ<br /> sở sự hợp lý giữa chất lượng hình ảnh và thời<br /> gian chụp. Đồng thời chúng tôi sử dụng chuỗi<br /> xung với kỹ thuật đa khối mỏng có khoảng<br /> chồng lên nhau, đây là một cải tiến để hạn chế sự<br /> bão hòa dòng trong các dòng chảy chậm, giảm<br /> sự mất tín hiệu mạch máu ở bờ lát cắt, đồng thời<br /> có thể tăng thể tích khảo sát bằng cách tăng số<br /> khối. Kết hợp với việc dùng coil dàn đều bề mặt<br /> với đa kênh thu nhận giúp cải thiện tỉ lệ độ<br /> nhiễu nền và thu nhận hình ảnh song song, độ<br /> phân giải hình ảnh cao, phần tử thể tích ảnh nhỏ<br /> sẽ hạn chế sự rời phase trong từng phần tử thể<br /> tích ảnh sẽ làm mất tín hiệu mạch máu.<br /> <br /> Kết quả hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào độ<br /> phân giải không gian của hệ thống, loại kỹ thuật<br /> và các yếu tố kỹ thuật được sử dụng. Hầu như<br /> tất cả các nghiên cứu đã được làm với kết quả tốt<br /> đều sử dụng máy cộng hưởng từ siêu dẫn từ<br /> trường 1.5T. Các tham số quan trọng quyết định<br /> chất lượng hình ảnh thu được trong 3D-TOF<br /> MRA là TR, FA, ma trận ảnh và độ dày lát cắt.<br /> Các tham số này ảnh huởng đến độ lớn tín hiệu<br /> <br /> 586<br /> <br /> Với sự cải tiến liên tục của các kỹ thuật thu<br /> nhận hình ảnh hiện nay của MRI, làm sao để<br /> tăng độ tương phản hiển thị hình ảnh và giảm<br /> thiểu tối đa các vấn đề về mất tín hiệu và các xảo<br /> ảnh, sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo<br /> để so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của các ứng<br /> dụng kỹ thuật khác nhau. Việc chưa có các tiêu<br /> chuẩn chất lượng cho hình ảnh cộng hưởng từ<br /> mạch máu, cũng như chưa xác định các kỹ thuật<br /> tối ưu tiêu chuẩn cho sự thu nhận dữ liệu và hậu<br /> xử lý … khiến cho các tham số hình ảnh thay đổi<br /> nhiều giữa các trung tâm ứng dụng khác nhau,<br /> và việc không nắm rõ về kỹ thuật để nhận định<br /> những hiện tượng dòng chảy và các xảo ảnh có<br /> thể ảnh hưởng lên kết quả diễn giải hình ảnh của<br /> các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh v.v… cũng là vấn<br /> đề còn tồn tại khiến cho phương pháp chụp<br /> mạch cộng hưởng từ chưa trở thành một<br /> phương pháp chính qui được ứng dụng nhiều<br /> trong chụp mạch không can thiệp.<br /> Kết quả chẩn đoán cũng bị ảnh hưởng nhiều<br /> bởi phương pháp phân tích dữ liệu. Cần có sự<br /> kết hợp đọc các hình lát cắt gốc với các phương<br /> pháp tái tạo MIP, VRT và MPR. Vài tác giả đã<br /> cho thấy rằng độ nhạy được cải thiện khi đọc kết<br /> hợp hình MIP, VRT và các hình lát cắt gốc(3,4,6).<br /> Các hình 3D VRT đóng góp đáng kể làm tăng độ<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> nhạy phát hiện các túi phình động mạch não,<br /> đồng thời giúp mô tả rõ ràng hình thái và tương<br /> quan của các túi phình với mạch máu nuôi và<br /> các mạch nhỏ lân cận.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Để nâng cao chất lượng chẩn đoán trong<br /> nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng kết hợp<br /> nhiều phương pháp tái tạo hình ảnh gồm MIP,<br /> VRT, MPR và các hình lát cắt gốc để phân tích<br /> hình ảnh.<br /> <br /> Bảng 2: So sánh các kết quả nghiên cứu:<br /> Tác giả<br /> (22)<br /> <br /> Basiratnia<br /> (14)<br /> Kouskouras<br /> (16)<br /> Mallouhi<br /> (25)<br /> White<br /> (18)<br /> Okahara<br /> Chúng tôi<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> / túi phình<br /> 54/22<br /> 16/12<br /> 82/43<br /> 142/108<br /> 82/133<br /> 114/130<br /> <br /> Kỹ thuật<br /> 3D-TOF MRA<br /> 3D-TOF MRA<br /> 3D-TOF MRA<br /> 3D-TOF MRA<br /> 3D-TOF MRA<br /> 3D-TOF MRA<br /> <br /> Độ lớn từ Kích thước Độ nhạy<br /> trường<br /> túi phình<br /> 1.5T<br /> >3mm<br /> 90,9<br /> 1.5T<br /> 2-15mm<br /> 97<br /> 1.5T<br /> 5,4mm<br /> 93<br /> 2.0T<br /> 3-5mm<br /> 52<br /> 1.5T<br /> 5,2mm<br /> 79<br /> 1.5T<br /> 5,9mm<br /> 96,9<br /> <br /> Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy độ<br /> nhạy của MRA để phát hiện phình mạch nội<br /> sọ có thể đạt từ 79% đến 99% và độ đặc hiệu<br /> đạt 100%(4,7,18,25). Nghiên cứu của chúng tôi đạt<br /> được độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là<br /> 96,9% và 92,3%.<br /> Túi phình động mạch thông trước và động<br /> mạch cảnh trong là các vị trí khó phát hiện bằng<br /> MRA. Các đoạn A1, A2 và động mạch thông<br /> trước tạo thành một dạng phức hợp với dòng<br /> chảy xoáy hoặc chảy chậm, hiện tượng này sẽ<br /> làm mất tín hiệu trên hình ảnh, dẫn đến giảm<br /> chất lượng chẩn đoán. Trong nghiên cứu này giá<br /> trị độ nhạy của 3D-TOF MRA trong chẩn đoán<br /> phình động mạch thông trước và động mạch<br /> cảnh trong đoạn thông sau đều đạt được 100%.<br /> Giới hạn trường chụp của 3D-TOF MRA<br /> cũng là một vấn đề. Trường chụp 3D-TOF MRA<br /> được lấy từ hố sau dưới bản vuông lên đến bờ<br /> trên gối và thân thể chai, bao gồm toàn bộ vòng<br /> đa giác Willis, động mạch não trước đoạn gần và<br /> đoạn xa lên đến gối thể chai, phần trong sọ và ở<br /> đoạn cổ cao của các động mạch đốt sống và cảnh<br /> trong, lấy được động mạch tiểu não sau dưới.<br /> Hầu hết các vị trí của túi phình động mạch não<br /> đều nằm trong trường chụp, các túi phình nằm<br /> ngoài trường chụp thì hiếm nhưng vẫn có thể có.<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp<br /> trường hợp âm tính giả nào do vị trí túi phình<br /> nằm ngoài trường chụp.<br /> <br /> Độ đặc Giá trị tiên Giá trị tiên<br /> hiệu đoán dương đoán âm<br /> 88,8<br /> 83,9<br /> 94,1<br /> 50<br /> 92<br /> 75<br /> 100<br /> 100<br /> 94,8<br /> 87<br /> 84<br /> 59<br /> 92,3<br /> <br /> 99,2<br /> <br /> 75<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Khả năng của kỹ thuật 3D-TOF MRA tùy<br /> thuộc vào phần cứng và phần mềm của hệ thống<br /> máy MRI, cũng như kinh nghiệm của kỹ thuật<br /> viên chụp hình và bác sỹ diễn giải hình ảnh 3DTOF MRA. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã<br /> cho thấy khả năng của 3D-TOF MRA trong việc<br /> phát hiện phình mạch nội sọ là rất cao, dù kỹ<br /> thuật 3D-TOF MRA của chúng tôi chưa phải là<br /> loại tiên tiến nhất. Những kỹ thuật chúng tôi đã<br /> sử dụng ở đây là những gì thường qui nhất và<br /> sẵn có ở các hệ thống máy từ trường cao 1.5Tesla<br /> do đó phần nào có thể chứng minh độ hữu dụng<br /> và khả thi của phương tiện chẩn đoán.<br /> Sự cải tiến không ngừng về độ phân giải<br /> không gian và thời gian chụp sẽ giúp 3D-TOF<br /> MRA ngoài việc hiển thị được phình mạch, còn<br /> có thể mô tả rõ ràng hình thái túi phình, cổ túi<br /> phình, mạch máu nuôi và liên quan với các mạch<br /> máu nhỏ kế cận, đó là các thông tin rất cần thiết<br /> cho việc lựa chọn phương pháp điều trị. 3D-TOF<br /> MRA là một phương pháp an toàn, không xâm<br /> lấn, một chọn lựa hiệu quả để tầm soát các phình<br /> mạch nội sọ.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Adams WM, Laitt RD, and Jackson A (2000). “The Role of MR<br /> Angiography in the Pretreatment Assessment of Intracranial<br /> Aneurysms: A Comparative Study”. AJNR Am J Neuroradiol<br /> 21:1618–1628<br /> Adams WM, Laitt RD, and Jackson A (2000). “The Role of MR<br /> Angiography in the Pretreatment Assessment of Intracranial<br /> <br /> 587<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2