intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chi phí, gánh nặng chi phí liên quan đến chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành phân tích một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chi phí, gánh nặng chi phí liên quan đến chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019

  1. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 CHI PHÍ, GÁNH NẶNG CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH QUẢNG NAM NĂM 2019 Lê Xuân Bình1, Lưu Văn Vĩnh2* 1 Sở Y tế Quảng Nam 2 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam *Tác giả báo cáo chính: ThS. Lưu Văn Vĩnh. Cơ quan: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0972 462 770 Email: luuvanvinh@gmail.com TÓM TẮT 1) Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019; 2) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang; 3) Kết quả: Chi phí trực tiếp không cho điều trị trung bình là 2.437.617 đồng/đợt điều trị, trong đó chi phí ăn uống, đi lại cho người bệnh trong đợt điều trị chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 78,7%. Chi phí gián tiếp: là 931.546 đồng/đợt điều trị, trong đó chi phí mất đi do giảm thu nhập của người bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 73,5%. Có 62,4% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 10%. Có 6,5% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 25%. Có 1,8% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng nghèo hóa do chi phí y tế; 4) Kết luận: Những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày chịu gánh nặng chi phí thảm họa 10% cao gấp 3,687 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống. Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới càng dài thì gánh nặng chi phí thảm họa 25% càng lớn. Những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày chịu gánh nặng chi phí thảm họa 25% cao gấp 5,882 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống. Từ khóa: Chi phí, gánh nặng chi phí, lao phổi mới mắc, Quảng Nam, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. SUMMARY COSTS, BURDEN OF EXPENSES RELATED TO DIAGNOSIS AND TREATMENT OF NEWLY ACQUIRED TB PATIENTS AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL OF QUANG NAM IN 2019 Le Xuan Binh1, Luu Van Vinh2* 1 Health department of Quang Nam province, 2 Pham Ngoc Thach Hospital of Quang Nam 1) Objectives: Analyze some factors related to the burden of diagnosis and treatment of newly acquired TB in patients treated at Pham Ngoc Thach Hospital of Quang Nam in 2019; 2) Methods: Cross-sectional study; 3) Results: The average direct cost of non-treatment is 2,437,617 VND, of which the cost of meals, transportation for patients during the treatment period accounts for the highest proportion of 78.7 %. Indirect cost: 931,546 VND, of which the cost lost due to reducing the patient’s income accounted for the highest proportion of 73.5%. Only 62.4% of new TB patients suffer from the disaster cost burden of 10%. Only 6.5% of new tuberculosis patients suffer from a catastrophic burden of 25%. 1.8% of new pulmonary tuberculosis patients suffer from the impoverishment burden due to medical expenses; 4) Conclusion: Patients with treatment days of more than 15 days have a catastrophic burden of 10%, 3,687 times higher for patients with treatment days of 15 days or less. The longer the treatment day for patients with pulmonary tuberculosis, the greater the burden of a disaster cost of 25%. Patients with a treatment day of more than 15 days had a 25% catastrophic burden of costs 5,882 times higher than patients with a treatment day of 15 days or less. Keywords: Cost, cost burden, newly acquired tuberculosis, Quang Nam, Pham Ngoc Thach Hospital. 33
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một số nghiên cứu đã cho thấy chi phí điều trị lao là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo [1-2]. Gánh nặng chi phí trong điều trị bệnh lao phổi mới mắc bao gồm cả chi phí chi trả trực tiếp cho điều trị (tiền khám, tiền giường, thuốc, các xét nghiệm cận lâm sàng…); chi phí trực tiếp không cho điều trị (ăn uống, trang phục, chăm sóc, tiền nhà ở của người nhà…) và chi phí gián tiếp (nghỉ việc, mất việc, chi phí điều trị do tác dụng phụ và tai biến do thuốc, chi phí tàn phế, tử vong…) [2-3]. Hàng năm, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân lao đến khám và điều trị với mức độ, tình trạng bệnh khác nhau, một bệnh nhân lao đến điều trị nội trú trung bình nằm viện tại bệnh viện là 15 ngày và số tiền thanh toán trong một đợt điều trị nội trú cao hơn 4.775.725 đồng [4-5]. Như vậy nghiên cứu khả năng chi trả chi phí cho đợt điều trị nội trú là rất cần thiết để tìm ra giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn trong việc chi trả chi phí điều trị của người bệnh lao phổi mới mắc. Từ những vấn đề trên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chi phí, gánh nặng chi phí liên quan đến chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này chọn đối tượng nghiên cứu là người được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi mới điều trị nội trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Trong nghiên cứu này sử dụng nghiên cứu cắt ngang. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam với thời gian thu thập số liệu: 01/03/2019 - 31/7/2019. Cỡ mẫu, chọn mẫu Trong nghiên cứu này chọn tất cả người được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi mới điều trị nội trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Trong thời gian từ 01/03/2019 - 31/7/2019 có 340 bệnh nhân lao phổi mới mắc điều trị nội trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Chẩn đoán mắc bệnh lao phổi mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trong Quyết định 3126/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao [6]. Biến nghiên cứu Trong nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc là: Chi phí y tế của bệnh nhân và người nhà (chi phí trực tiếp cho điều trị, chi phí trực tiếp không cho điều trị) và gánh nặng chi phí y tế: chi phí thảm họa 10%: chi phí trực tiếp dành cho chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới 34
  3. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 mắc/ tháng chiếm >=10% tổng chi tiêu/ tháng của hộ gia đình. Chi phí thảm họa 25%: chi phí trực tiếp dành cho chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc/ tháng chiếm >=25% tổng chi tiêu/ tháng của hộ gia đình. Nghèo hóa do chi phí y tế: hộ gia đình không phải hộ nghèo nhưng sau khi chi trả cho các khoản có liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc thì trở thành hộ nghèo (có mức thu nhập trung bình dưới chuẩn nghèo) [7]. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu Nghiên cứu này có 02 điều tra viên của Phòng Khám - Chỉ đạo tuyến - Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam trực tiếp thu thập số liệu thông qua: “bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú” sau khi bệnh nhân đã thanh toán ra viện tại Phòng Tài chính – Kế toán - Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Các biến thu thập từ “bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú”; Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và những người chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh lao phổi mới điều trị nội trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam và thu thập từ “hồ sơ bệnh án” Xử lý và phân tích số liệu Trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Số liệu điều tra được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hóa và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu. Đạo đức nghiên cứu Trong nghiên cứu này được tiến hành tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam và được sự đồng ý của bệnh viện và bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Gánh nặng chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019 Bảng 3.1. Tỷ lệ chi phí trực tiếp không cho điều trị của từng loại dịch vụ Trung Độ lệch Chi phí Trung vị Min Max Tỷ lệ bình chuẩn Chi phí ăn uống, đi lại cho người bệnh trong 1.953.532 1.650.000 2.474.288 400.000 40.300.000 78,7% đợt điều trị Chi phí cho người nuôi 347.647 300.000 414.675 0 4.000.000 14,2% bệnh trong đợt điều trị Chi phí khác 174.190 150.000 93.250 50.000 1.000.000 7,1% Tổng chi phí trực tiếp 2.437.617 2.175.000 2.551.123 500.000 41.200.000 100% không cho điều trị Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ chi phí trực tiếp không cho điều trị: Chi phí ăn uống, đi lại cho người bệnh trong đợt điều trị chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 78,7%. 35
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Bảng 3.2. Chi phí gián tiếp TT Chi phí gián tiếp Trung bình Tỷ lệ 1 Chi phí mất đi do giảm thu nhập của người bệnh 685.138 73,5% 2 Chi phí mất đi do giảm thu nhập của người nuôi bệnh 246.426 26,5% Tổng chi phí gián tiếp 931.546 100% Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy chi phí gián tiếp: chi phí mất đi do giảm thu nhập của người bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 73,5%. Bảng 3.3. Gánh nặng chi phí thảm họa gia đình bệnh nhân TT Gánh nặng chi phí thảm họa Số lượng Tỷ lệ (95% CI) 1 Chi phí thảm họa 10% 212 62,4% (56,9% - 67,5%) 2 Chi phí thảm họa 25% 22 6,5% (4,1% - 9,6%) 3 Nghèo hóa do chi phí y tế (40%) 6 1,8% (0,7% - 3,8%) Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy có 62,4% bệnh nhân lao phổi mới mắc chịu gánh nặng chi phí thảm họa 10%, 6,5% bệnh nhân chịu gánh nặng chi phí thảm họa 25% và 1,8% bệnh nhân chịu gánh nặng nghèo hóa do chi phí y tế 40%. Một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019 Bảng 3.4. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa gánh nặng chi phí (biến phụ thuộc là chi phí thảm họa 10%) với các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình Chi phí thảm họa 10% Đặc điểm cá nhân OR Tỷ lệ Tỷ lệ p và hộ gia đình Có Không (KTC 95%) (%) (%) Tỷ lệ được bảo hiểm y tế thanh toán: 100%** 61 54,5 51 45,5% 1 Không được thanh 7,276 0,068 151 66,2 77 3,8% toán 100% (0,861 – 61,478) Khu vực sống: Nông thôn** 147 59,0 102 41,0 1 1,611 0,092 Thành thị 65 71,4 26 28,6 (0,925 – 2,806) Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới: 1-15 ngày** 74 47,4% 82 52,6% 1 3,687 < 0,001* >15 ngày 138 75,0% 46 25,0% (2,309 –5,889) Ghi chú: * p < 0,05; ** Nhóm dùng để so sánh. 36
  5. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy qua kết quả phân tích mô hình hồi quy logistic cho thấy có một yếu tố liên quan giữa gánh nặng chi phí (biến phụ thuộc là chi phí thảm họa 10%) với các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình là: ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới: Đối với yếu tố ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới, những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày 100% chịu gánh nặng chi phí thảm họa 10% cao gấp 3,687 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống (p < 0,05). Bảng 3.5. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa gánh nặng chi phí (biến phụ thuộc là chi phí thảm họa 25%) với các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình Chi phí thảm họa 25% Đặc điểm cá nhân và hộ OR Tỷ lệ Tỷ lệ p gia đình Có Không (KTC95%) (%) (%) Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới: 1-15 ngày** 3 1,9 153 98,1 1 5,882 0,002* >15 ngày 19 10,3 165 89,7 (1,703–20,408) Chung Ghi chú: * p < 0,05 hoặc p ≥ 0,05; ** Nhóm dùng để so sánh. Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy qua kết quả phân tích mô hình hồi quy logistic cho thấy có yếu liên quan giữa gánh nặng chi phí (biến phụ thuộc là chi phí thảm họa 25%) với các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình là: Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới càng dài thì gánh nặng chi phí thảm họa 25% càng lớn. Đối với yếu tố ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới, những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày chịu gánh nặng chi phí thảm họa 25% cao gấp 5,882 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống (p < 0,05). IV. BÀN LUẬN Gánh nặng chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019 Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Mỗi ngày, khoảng 4.500 người tử vong vì căn bệnh trên và có đến gần 30.000 người nhiễm bệnh. Tại Việt Nam, nước ta vẫn nằm trong tốp 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64,0% bệnh nhân lao thường và 98,0% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa. Có 70,0% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ước tính số liệu năm 2017, Việt Nam có 124.000 người mắc lao mới. Chương trình Chống lao Quốc gia đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, còn lại hơn 20.000 người chưa được phát hiện trong cộng đồng. Số người chết do lao năm 2017 ở Việt Nam ước tính là 12.000 người, cao hơn nhiều so với con số tử vong do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi chấm dứt căn bệnh này. Trong 10 năm qua, dựa trên các nghiên cứu điều tra toàn quốc lần 1 năm 2007 và lần 2 năm 2017 và các nghiên cứu phụ trợ, bệnh lao ở Việt Nam đã giảm được 31,0%, trung bình 3,8% một năm. 37
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Những năm gần đây tốc độ giảm nhanh hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [8]. Qua kết quả nghiên cứu có 62,4% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 10%, có 6,5% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 25,0%, có 1,8% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 40,0% tức có nghĩa là nghèo hóa do chi phí y tế do mắc bệnh lao phổi mới. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung – Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết 64,0% bệnh nhân lao thường và 98,0% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa [8, 11]. Ở bệnh nhận lao phổi mới mắc, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự (p < 0,05), 62,4% so với 64,0% bệnh nhân lao thường phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa 10,0%. Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chính sách nhằm nâng cao công bằng tăng cường cho việc hỗ trợ người dân tham gia mua BHYT. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 87,0% dân số [9]. Một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi mới mắc của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019 Kết quả phân tích mô hình hồi quy logistic cho thấy có một yếu tố liên quan giữa gánh nặng chi phí (biến phụ thuộc là chi phí thảm họa 10%) với các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình là: ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới: Đối với yếu tố ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới, những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày 100% chịu gánh nặng chi phí thảm họa 10% cao gấp 3,687 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống (p < 0,05). Khi so sánh với một nghiên cứu tại Indonesia, Nigeria cũng cho biết chi phí thảm họa 10% của bệnh nhân lao phổi là 36,0% và 44,0% [12-13]. Chỉ các yếu tố khi phân tích đơn biến có p < 0,05 mới đưa vào phân tích mô hình hồi quy logistic. Có 1 biến có p < 0,05 như bảng trên là: Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới. Kết quả phân tích mô hình hồi quy logistic cho thấy có yếu liên quan giữa gánh nặng chi phí (biến phụ thuộc là chi phí thảm họa 25%) với các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình là: Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới càng dài thì gánh nặng chi phí thảm họa 25% càng lớn. Đối với yếu tố ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới, những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày chịu gánh nặng chi phí thảm họa 25% cao gấp 5,882 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống (p < 0,05). Để khắc phục tình trạng chi trả thảm họa đối với hộ gia đình trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao, nhiều chương trình can thiệp đã được thực hiện và đánh giá tại nhiều quốc gia trên thế giới [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả chi phí thảm họa cho bệnh nhân lao phổi mới mắc là khá thấp (1,8%). So sánh với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự cho thấy chi phí thảm họa hàng năm có xu hướng giảm, giảm từ 8,2% (năm 1992) xuống còn 2,3% (năm 2014), và hiện nay tại tỉnh Quảng Nam là 1,8% (năm 2019) ở đối tượng bệnh nhân lao phổi mới mắc [7]. Tại Ấn Độ, nghèo hóa do chi phí y tế ở bệnh nhân lao là 10,3% cao hơn nhiều so với tại Việt Nam [14]. Tại Australia, nghèo hóa do chi phí y tế ở bệnh nhân lao là 2%, tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (p > 0,05) [15]. Tại Ấn Độ, nghèo hóa do chi phí y tế ở bệnh nhân lao là 5%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (p < 0,05) [16]. Về mối liên quan, so sánh với nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự cho thấy chi phí thảm họa và nghèo hóa xảy ra nhiều hơn ở các hộ gia đình có người già, ở nông thôn, hộ nghèo và cận nghèo [7]. Trong nghiên cứu này, cũng đã chỉ ra được, những bệnh nhân lao phổi mới có ngày điều trị càng dài thì chi phí thảm họa càng lớn. Gánh nặng chi phí y tế đang 38
  7. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 là cản trở cho người bệnh trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và bệnh lao nói riêng, đặc biệt là đối với người dân thuộc hộ nghèo và cận nghèo [10]. Trong một nghiên cứu của Mai Tiến Thành cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không đủ khả năng chi trả chi phí y tế cho một đợt điều trị còn cao, so với nghiên cứu của chúng tôi là 29,4% người bệnh trả lời là chi phí y tế trong một đợt điều trị là quá lớn so với khả năng của gia đình người bệnh, trong đó 29,7% phải vay mượn hoặc bán một phần tài sản. So sánh với một nghiên cứu tương tự tại Châu Phi, khi một người mắc lao trong hộ gia đình thì có 20% hộ gia đình đó trở thành hộ nghèo trong xã hội [10, 17]. Nghiên cứu của chúng tôi còn có một số hạn chế Đề tài mới chỉ tập trung khai thác và xoay quanh gánh nặng chi phí y tế của bệnh nhân lao phổi mới mắc đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Do đó, có thể còn rất nhiều các thông tin liên quan bị bỏ sót hoặc chưa được làm rõ ở những đối tượng bệnh lao khác như: bệnh lao phổi điều trị lại (như bệnh lao phổi tái phát, lao phổi điều trị lại sau bỏ trị...) hay bệnh lao phổi khác thuốc, lao ngoài phổi (như lao hạch, lao màng phổi...). Hy vọng, trong thời gian tới, nghiên cứu có thể đi theo một hướng khác để tập trung tìm hiểu nhiều vấn đề hơn xoay quanh bệnh lao tất cả các thể tại tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh những kết quả khá tương đồng với những nghiên cứu trước đó như: trình độ học vấn, gánh nặng chi phí y tế, đề tài cũng có một số phát hiện mới như ở phần kết luận và bàn luận. Tuy nhiên, giống như các đề tài nghiên cứu khoa học khác, đề tài nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu thêm ở đối tượng bệnh nhân lao phổi kháng thuốc và lao có đồng nhiễm HIV, vì theo nhiều nghiên cứu đối tượng này chịu chi phí thảm họa rất lớn [17-18]. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho biết có 62,4% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 10%. Có 6,5% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng chi phí thảm họa 25%. Có 1,8% bệnh nhân lao phổi mới mắc gánh nặng nghèo hóa do chi phí y tế. Những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày chịu gánh nặng chi phí thảm họa 10% cao gấp 3,687 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống (p < 0,05). Ngày điều trị của bệnh nhân lao phổi mới càng dài thì gánh nặng chi phí thảm họa 25% càng lớn. Những bệnh nhân có ngày điều trị trên 15 ngày chịu gánh nặng chi phí thảm họa 25% cao gấp 5,882 lần so với những bệnh nhân có ngày điều trị từ 15 ngày trở xuống (p < 0,05). Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam, nguồn kinh phí từ đề tài cấp ngành Sở Y tế Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Chính phủ (2018). Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội. Hà Nội ngày 17/10/2018. 2. Phạm Huy Tuấn Kiệt, Nguyễn Phương Hoa (2012). Phân tích chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp hộ gia đình trong điều trị lọc màng bụng so với lọc thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Tạp chí Y học thực hành. 830(7): 6-8. 39
  8. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 3. Huỳnh Thuận, Nguyễn Minh Tâm (2015). Chi phí điều trị tai nạn thương tích ở bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Y học thực hành – Bệnh viện Thủ Đức. 4. Bảo hiểm xã hội Quảng Nam (2018). Bảng xác định suất phí và chi phí bình quân một lần khám chữa bệnh BHYT, áp dụng thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2018. Quảng Nam, ngày 05/7/2018. 5. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam (2018). Báo cáo tổng kết hoạt động y tế năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019. Quảng Nam, ngày 31/12/2018. 6. Bộ Y tế (2018). Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Hà Nội, ngày 31/5/2018. 7. Hoàng Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Phương (2015). Gánh nặng chi phí cho y tế từ tiền túi và bảo vệ tài chính tại Việt Nam 1992 - 2014. Trường Đại học Y tế Công cộng. 8. Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Nhật Anh và cộng sự (2016). Can thiệp bảo vệ người bệnh khỏi rủi ro về tài chính trong chẩn đoán và điều trị lao: Kết quả tổng quan hệ thống và đánh giá sự phù hợp với Việt Nam. Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016(40): 138 – 144. 9. Lê Thị Hồng Phượng (2018). Thực trạng bảo hiểm y tế chi trả cho người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017 và một số yếu tố liên quan. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng. 10. Mai Tiến Thành, Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Thị Thùy và cộng sự (2013). Khả năng chi trả chi phí của bệnh nhân nội trú trong một đợt điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh năm 2013. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (6): 362-370. ENGLISH 11. Kerri V, Tauhidul I, Nguyen B. H et al (2019). The Financial Burden of Tuberculosis for Patients in the Western-Pacific Region. Tropical Medicine and Infectious Disease. 12. Ahmad F, Tanja A. J. H, Muchtaruddin et al (2012). Catastrophic total costs in tuberculosis – affected households and their determinants since Indonesia’s implememtation of universal health coverage. Infectious Diseases of Poverty. 13. Kingsley N. U, Isaac A, Seye A et al (2013). Household catastrophic payments for tuberculosis care in Nigeria: incidence, determinants, and policy implications for universal health coverage. Infectious Diseases of poverty 2013. 14. Hemant D. S, Vivek G et al (2018). Active case finding among marginalised and vulnerable populations reduces catastrophic costs due to tuberculosis diagnosis. Global Health Action. 15. Krista W (2018). Is Australia Neglecting the local topography when it comes to catastrophic costs and ending tuberculosis. Tropical Medicine and Infectious Diseases. 16. Stephane V, Carlos R, Gabrirla B. G et al (2017). Catastrophic costs potentially averted by tuberculosis control in India and South Africa: a modelling study. Lancet Global Health 2017. 17. Don M, Sedona S, Piotr H et al (2017). The patient costs of care for those with TB and HIV: a cross- sectional study from South Africa. Health Policy and Planning, 32: 48-56. 18. Nguyen. V. N, Nguyen. B. H, Nguyen. T. A, et al (2016). Measuring catastrophic costs due to tuberculosis in Viet Nam. The international Journal of Tuberculosis and Lung Disease. 22(9): 983-990. 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2