intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Nguyen Van Du | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

318
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1958, Modigliali và Miller (MM), 2 học giả đã nhận giải Nobel kinh tế bằng việc đưa ra một mô hình doanh nghiệp trong điều kiện phi thực tế đã đi đến những kết luận rất quan trọng, ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. “Giá trị của một chiếc bánh độc lập với cách cắt bánh, nếu người cắt không gặm bớt bánh”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

  1. CHƯƠNG 14 CHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Đinh Hoài Hạnh Vy 2. Võ Ngọc Nguyễn Bình 3. Cao Tuyết Duy 4. Trần Vân Hải Yến
  2. Giới thiệu  Năm 1958, Modigliali và Miller (MM), 2 học giả đã nhận giải Nobel kinh tế bằng việc đưa ra một mô hình doanh nghiệp trong điều kiện phi thực tế đã đi đến những kết luận rất quan trọng, ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính và cấu trúc vốn của doanh nghiệp.  “Giá trị của một chiếc bánh độc lập với cách cắt bánh, nếu người cắt không gặm bớt bánh”.
  3. Các giả định của MM  Thị trường vốn hoàn hảo: - Không có chi phí giao dịch khi mua bán chứng khoán. - Có đủ số người mua và người bán trong thị trường (không có nhà đầu tư riêng lẻ nào có một ảnh hưởng lớn đối với giá chứng khoán). - Có sẵn thông tin liên quan cho tất cả các nhà đầu tư và không phái mất tiền. - Tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất (giúp các nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng đòn bẩy tài chính tự tạo).  Tất cả nhà đầu tư đều hợp lý và có kỳ vọng đồng nhất về lợi nhuận của một doanh nghiệp (nợ không tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp).  Doanh nghiệp hoạt động dưới các điều kiện tương tự sẽ có cùng mức độ rủi ro kinh doanh (rủi ro đồng nhất).  Không có thuế.
  4. Nội dung Định đề I Một doanh nghiệp không thể thay đổi tổng giá trị các chứng khoán bằng cách phân chia các dòng tiền thành các dòng khác nhau: giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng tài sản thực chứ không phải bằng các chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành Như vậy, cấu trúc vốn không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp khi các quyết định đầu tư của doanh nghiệp đã được định sẵn.
  5. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TRONG NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH KHÔNG CÓ THUẾ Một chính sách tối đa hóa giá trị DN cũng tối đa hóa tài sản cổ đông. - Cty Wapshot bán 1000 cổ phần, giá 50$/cổ phần và vay 25.000$ V (tổng giá trị thị trường) = D + E = 75.000$ ⇒ Cổ phần của Wapshot được gọi là vốn cổ phần có đòn bẩy tài chính. - Wapshot nâng mức đòn bẩy tài chính lên bằng cách vay thêm 10.000$ để trả cổ tức cho các cổ đông như một cổ tức đặc biệt (10$/cổ phần) => Vốn cổ phần của Wapshot sẽ là bao nhiêu sau chi trả cổ tức đặc biệt này??
  6. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TRONG NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH KHÔNG CÓ THUẾ  Nợ cũ 25.000$  Nợ mới 10.000$  D = 35.000$  Vốn cổ phần E =?  Giá trị DN V =?
  7. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TRONG NỀN KINH TẾ CẠNH TRANH KHÔNG CÓ THUẾ
  8. Lập luận chứng minh DN U không có đòn bẩy tài chính, DN L có đòn bẩy tài chính => Chứng minh VU = VL TH1: - Nếu Nhà đầu tư mua 1% cổ phần U: - Nếu mua cùng tỷ lệ cả nợ và vốn cổ phần của DN L: => Cả 2 chiến lược đều được cùng một thu nhập: 0.01 Lợi nhuận.
  9. Lập luận chứng minh TH2: - Mua 1% cổ phần DN L: - Vay 0.01DL để mua 1% cổ phần DN U: => Cả 2 chiến lược đều có cùng một thu nhập: 0.01(Lợi nhuận – Lãi)  cả 2 nhà đầu tư có cùng chi phí, 0.01(VU – DL) = 0.01 (VL – DL) và VU = VL
  10. LẬP LUẬN CỦA MM  Trong một thị trường hoàn hảo, một kết hợp chứng khoán nào cũng đều tốt như nhau.  Giá trị của DN không chịu tác động của lựa chọn cấu trúc vốn.
  11. QUY LUẬT BẢO TỒN GIÁ TRỊ  Nếu ta có 2 dòng tiền A và B, hiện giá của A + B bằng hiện giá của A cộng với hiện giá của B.  Chúng ta có thể chia dòng tiền thành nhiều phần nhỏ, giá trị của các phần này sẽ luôn bằng tổng số của giá trị từng phần.  Giá trị của DN được xác định bởi tài sản ở cột bên trái của bảng cân đối kế toán, chứ không phải bởi tỷ lệ chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cổ phần do DN phát hành.
  12. LẬP LUẬN MUA BÁN SONG HÀNH  Mua bán song hành (Abitrage) là quy trình mua và bán một lúc các chứng khoán cùng loại ở các thị trường khác nhau để hưởng lợi do chênh lệch giá. Các giao dịch mua bán song hành không có rủi ro.  Các nhà đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính cá nhân thay cho đòn bẩy tài chính của DN.  Quy trình mua bán song hành này diển ra nhanh đến nỗi giá trị thị trường của các DN có sử dụng nợ và không sử dụng nợ bằng nhau.
  13. VÍ DỤ CỦA ĐỊNH ĐỀ I  Giả định không có thuế.  Hiện tại, cty Macbeth không có đòn bẩy tài chính, tất cả lợi nhuận từ hoạt động được dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông thường.  Cổ tức dự kiến (không chắc chắn) là 1.5$, P = 10$ => E/P = 15%.  Sau đó, chủ tịch cty kết luận là các cổ đông sẽ có lợi hơn nếu cty có tỷ lệ nợ và vốn cổ phần bằng nhau => bà đề xuất phát hành 5.000$ nợ, rD = 10%, dùng tiền để mua lại 500 cổ phần.
  14. VÍ DỤ CỦA ĐỊNH ĐỀ I  Lợi nhuận hoạt động khi tài trợ toàn bộ bằng vốn cổ phần
  15. VÍ DỤ CỦA ĐỊNH ĐỀ I  Lợi nhuận hoạt động khi tài trợ với tỷ lệ nợ và vốn cổ phần bằng nhau.
  16. VÍ DỤ CỦA ĐỊNH ĐỀ I  Nhận xét: nợ vay làm tăng EPS khi lợi nhuận hoạt động lớn hơn 1.000$ và làm giảm EPS khi lợi nhuận hoạt động nhỏ hơn 1.000$. EPS dự kiến tăng từ 1.5  2$.  Các nhà đầu tư cá thể tự tạo đòn bẩy tài chính của Macbeth:  Nhà đầu tư vay 10$ và đầu tư 20$ vào 2 cổ phần của Macbeth không có nợ vay. Thu nhập này sẽ đúng bằng tập hợp thu nhập mà NDT có được do mua 1 cổ phần của công ty có nợ vay.
  17. Ý NGHĨA ĐỊNH ĐỀ I  Đòn bẩy tài chính làm gia tăng dòng thu nhập mỗi cổ phần dự kiến nhưng không làm tăng giá cổ phần. Lý do là thay đổi trong dòng lợi nhuận dự kiến vừa đủ để bù trừ thay đổi trong thu nhập được vốn hóa (EPS/P).  Trong thị trường vốn hoàn hảo, quyết định vay nợ không tác động đến lợi nhuận hoạt động hoặc tổng giá trị thị trường của các chứng khoán của DN vì vậy không tác động đến tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản của DN (rA)
  18. ĐỊNH ĐỀ II  Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần thường (rE) của một DN có vay nợ tăng tương ứng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần (D/E), được đo lường bằng giá trị thị trường. Tỷ lệ gia tăng tùy thuộc vào chênh lệch giữa rA và tỷ suất sinh lợi dự kiến từ nợ (rD).  Đánh đổi rủi ro – Lợi nhuận: Đòn bẩy tài chính làm gia tăng cả tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần và rủi ro của vốn cổ phần.
  19. Ý NGHĨA ĐỊNH ĐỀ II  Nếu DN có mức nợ thấp, trái phiếu của DN không có rủi ro, lúc đó rD độc lập với D/E, hệ số (rA – rD) cao và rE tăng tuyến tính khi D/E tăng.  Khi DN vay nợ nhiều hơn, rủi ro không thực hiện nghĩa vụ tăng lên và DN buộc phải chịu lãi suất nợ vay cao hơn => rD tăng => số góc (rA – rD) giảm xuống =>rE tăng chậm lại.  DN càng có nhiều nợ thì rE càng ít nhạy cảm với các khoản nợ tăng thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2