intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 2 Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập (GDP, GNI, hay GDP/ng, GNI/ng) của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự tăng trưởng thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô: thể hiện sự gia tăng một lượng nhiều hay ít (delta) tiêu chí đo lường tăng trưởng Tốc độ: thể hiện mức độ gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ, qua % so sánh tương đối ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 2 Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế

  1. Chương 2 Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
  2. Nội dung của chương (tt) • Khái niệm tăng trưởng kinh tế • Khái niệm phát triển kinh tế • Khái niệm phát triển kinh tế bền vững • Lựa chọn con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế • Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế • Xác định mức độ và tốc độ tăng trưởng • Đánh giá cơ cấu kinh tế • Các tiêu chí đánh giá phát triển xã hội
  3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Định nghĩa: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập (GDP, GNI, hay GDP/ng, GNI/ng) của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự tăng trưởng thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô: thể hiện sự gia tăng một lượng nhiều hay ít (delta) tiêu chí đo lường tăng trưởng Tốc độ: thể hiện mức độ gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ, qua % so sánh tương đối
  4. Thuật ngữ “Phát triển” và sự thay đổi về cách tiếp cận Phát triển: theo cách tiếp cận cũ: Là khả năng của nền kinh tế quốc gia (mức độ và tốc độ gia tăng của các chỉ tiêu GDP, GNP, GDP/người, GNP/người) Mối quan tâm chính cho “phát triển”: chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp -> công nghiệp
  5. Thuật ngữ “Phát triển” và sự thay đổi về cách tiếp cận Phát triển: theo cách tiếp cận mới: Tăng trưởng kinh tế nhưng phải đảm bảo các vấn đề: Nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, giáo dục, sức khoẻ, môi trường, tự do, cơ hội làm việc và hưởng thụ cuộc sống (Dudley Seers, UNDP, Amartya Sen…)
  6. Khái niệm phát triển Một số góc nhìn về phát triển: • M.Gillis • M.P Todaro • D. Colman và F.Nixson • Barbara Ingham • Theo WB
  7. Khái niệm Phát triển (1) a. M.Gillis: Phát triển kinh tế có nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Đó là một quá trình tiến bộ về nhiều m ặt của nền kinh tế thể hiện qua các khía cạnh sau: • (1) Gia tăng tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc dân và thu nhập tính trên đầu người; • (2) Thay đổi cơ cấu một cách cơ bản: • (3) Đa số người dân trong quốc gia đang được đề cập tham gia vào quá trình tăng trưởng và thay đổi cơ c ấu: người tạo ra và hưởng thụ thành quả của tăng trưởng kinh tế;
  8. Phát triển (2) b. M.P Todaro: Phát triển là một quá trình đa khía cạnh gồm: - Sự thay đổi cấu trúc xã hội (social structures), quan điểm (attitudes) và thể chế (institutions) - Tăng trưởng kinh tế (economic growth) - Giảm bất bình đẳng (reduction of inequality) - Xóa nghèo (eradication of poverty)
  9. Phát triển (3) c. D. Colman và F.Nixson: • Phát triển là một quá trình cải thiện có thể kiểm chứng được thông qua một số các tiêu chuẩn hoặc giá trị. • Khi so sánh hai hoặc nhiều quốc gia, phát triển đóng vai trò là một thước đo tình trạng của các nước đó dựa trên một số các tiêu chuẩn hay giá trị liên quan đến những điều được cho là cần thiết trong xã hội  Khẳng định lại: Phát triển là một khái niệm chuẩn tắc
  10. Liên quan đến khái niệm này, D. Seers và G. Myrdal đưa ra các tiêu chuẩn/giá trị liên quan đến phát triển như: • Năng suất lao động cao hơn • Mức sống cao hơn • Công bằng xã hội và kinh tế • Thể chế được cải thiện • Thống nhất và độc lập của quốc gia • Dân chủ tới tầng lớp thường dân • Trật tự, kỷ cương xã hội • Điều kiện về giáo dục và việc làm tốt hơn • ....
  11. Phát triển (4) d. Barbara Ingham (Uni. of Salford, World Development, 1993): Phát triển kinh tế gồm: • Tăng trưởng kinh tế • Thay đổi cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ • Hiện đại hóa • Thay đổi về chính trị (trên phạm vi quốc gia và quốc tế) • Sự phân quyền và tham gia của mọi tầng lớp dân chúng • Phân phối lại để đảm bảo công bằng hơn • Phát triển hướng vào phát triển con người - cải thi ện HDI
  12. Phát triển (5) • WB đưa ra quan điểm về phát triển thông qua 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (xem thêm Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ)
  13. Khái niệm phát triển kinh tế Tóm lại: Phát triển kinh tế có thể được xem là quá trình tăng tiến, cải thiện về mọi mặt của nền kinh tế Sự phát triển thể hiện cả sự biến đổi về lượng cũng như về chất, cả về kinh tế và xã hội Nội dung phát triển kinh tế: được khái quát theo 3 tiêu thức: - Sự gia tăng tổng mức thu nhập - Biến đổi cơ cấu kinh tế theo đúng xu thế phát triển - Cải thiện các vấn đề xã hội gồm: xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục…
  14. Khái niệm phát triển kinh tế bền vững Định nghĩa 1: Theo WCED -Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (1987): Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu trong hiện tại mà không phải “đánh đổi” bằng khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Định nghĩa 2: Theo Pearce và các tác giả khác (1989): “Phát triển bền vững là sự đảm bảo để lại cho thế hệ sau một lượng của cải (cả nhân tạo và tự nhiên) với số lượng và chất lượng ít nhất bằng với những gì mà thế hệ hiện nay được thừa kế”
  15. Khái niệm phát triển kinh tế bền vững Định nghĩa 3: là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WB, 1987). - Quan niệm ban đầu: nhằm vào khía cạnh sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo đảm môi trường sống cho con người - Quan niệm về sau: quan tâm thêm môi trường xã hội, ngoài môi trường tài nguyên thiên nhiên
  16. Khái niệm phát triển kinh tế bền vững Định nghĩa 4: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường ( Hội nghị thượng đỉnh về PTBV ở Nam Phi, 2002 ). Các tiêu chí đánh giá PTBV: - Tăng trưởng kinh tế ổn định - Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội - Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên - Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống
  17. Đặc điểm của phát triển bền vững Cho dù có nhiều cách định nghĩa với việc nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau nhưng nhân tố cơ bản cơ bản của phát triển bền vững nhấn mạnh sự so sánh và chuyển giao lợi ích/phúc lợi giữa các thế hệ
  18. Lựa chọn con đường phát triển: Tăng trưởng hay phát triển? Có 3 con đường mà các nước đã lựa chọn: - Tập trung tăng trưởng nhanh - Coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội - Phát triển toàn diện
  19. Lựa chọn con đường phát triển: Tăng trưởng hay phát triển? Con đường “Tập trung tăng trưởng nhanh” - Các nước phát triển theo tư bản chủ nghĩa trải qua - Kinh tế tăng trưởng rất nhanh, các vấn đề xã hội chỉ được quan tâm khi thu nhập đã đạt mức cao - Tồn tại các vấn đề: bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, một số giá trị văn hóa, truyền thống, thuần phong mỹ tục bị phá hủy, tài nguyên mau cạn kiệt, ô nhiễm, hủy hoại sinh thái Các quốc gia điểm hình: Brazil, Mexico, các OPECs, Phillipines, Malaysia, Indonesia
  20. Lựa chọn con đường phát triển: Tăng trưởng hay phát triển? Con đường “Tập trung bình đẳng, công bằng xã hội” - Các nước phát triển theo xã hội chủ nghĩa trải qua - Các nguồn lực được dàn điều cho các ngành và các nguồn lực, cải thiện tình hình xã hội - Nhưng tồn tại các vấn đề: thiếu động lực tăng trưởng, mức thu nhập/người thấp, kinh tế phát triển chập, tục hậu - Các quốc gia điểm hình: Khối XHCN trước đây, trong đó có Việt Nam (điểm hình trong báo cáo PTCN 2004)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2