intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 2: Vốn cố định của doanh nghiệp

Chia sẻ: Upload Up | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

667
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...), các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vân tải...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 2: Vốn cố định của doanh nghiệp

  1. CHƯƠNG II: VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP I Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp 1. Tài sản cố định của doanh nghiệp 1.1 Khái niệm Để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...), các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vân tải...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp vào trong quá trình sản xuất - kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc... Các tư liệu lao động được xếp vào tài sản cố định phải có đủ cả 4 tiêu chuẩn sau: - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Phải đạt giá trị từ 10.000.000 trở lên - Nguyên giá tài sản được xác định một cách tin cậy - Chắc chắn thu lại lợi ích trong tương lai về việc sử dụng tài sản đó Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn trên đây thì được coi là tài sản cố định. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập (ví dụ ghế ngồi, khung và động cơ... trong một máy bay).
  2. Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật được coi là một tài sản cố định hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây được coi là một tài sản cố định hữu hình. Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định trên được coi là nhữnh công cụ dụng cụ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp là phức tạp hơn. Trước hết, việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là tài sản cố định của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là tài sản cố định song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động, ví dụ máy móc thiết bị, nhà xưởng...dùng trong sản xuất là các tài sản cố định, song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành, đang được bảo quản trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao, thì chỉ được coi là các đối tượng lao động. Tương tự như vậy, trong sản xuất nông nghiệp những gia súc được sử dụng làm sức kéo, sinh sản, cho sản phẩm thì được coi là các tài sản cố định, song nếu chỉ là các vật nuôi để lấy thịt thì chỉ là đối tượng lao động. Mặt khác, trong điều kiện phát triển và mở rộng các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của một số ngành nên một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đồng thời thoả mãn cả hai tiêu chuẩn cơ bản trên và không hình thành các tài sản cố định hữu hình thì được coi là các tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, ví dụ các chi phí mua bằng chế, phát minh, bản quyền tác giả, các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí chuẩn bị cho khai thác... Đặc điểm chung của các tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định là không đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị
  3. chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Từ những nội dung trình bày trên, có thể rút ra khái niệm về tài sản cố định trong doanh nghiệp như sau: Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tài sản cố định của doanh nghiệp cũng được coi như là một loại hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường khác. Nó không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng. Thông qua mua bán, trao đổi, các tài sản cố định có thể được chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường. 1.2. Phân loại và kết cấu tài sản cố định 1.2.1. Phân loại tài sản cố định Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có những cách thức phân loại chủ yếu sau đây: a) Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện: Theo phương pháp này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tài sản cố định có hình thái vật chất (tài sản cố định hữu hình) và tài sản cố định không có hình thái vật chất (tài sản cố định vô hình). - Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... - Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả... Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định hữu hình và vô hình. Từ đó lựa chọn các quyết
  4. định đầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. b) Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế: Theo phương pháp này có thể chia tài sản cố định làm hai loại lớn: tài sản cố định dùng trong sản xuất - kinh doanh và tài sản cố định dùng ngoài sản xuất - kinh doanh. - Tài sản cố định dùng trong sản xuất - kinh doanh: là những tài sản cố định hữu hình và vô hình trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải... và những tài sản cố định không có hình thái vật chất khác... - Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất - kinh doanh: là những tài sản cố định dùng cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất - kinh doanh như nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, nhà ở và các công trình phúc lợi tập thể... Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản cố định và vai trò, tác dụng của tài sản cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng tài sản cố định và tính toán khấu hao chính xác. c) Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng: Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của từng thời kỳ, có thể chia toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp thành các loại: - Tài sản cố định đang sử dụng: đó là những tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. - Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. -Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý: là những tài sản cố định không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm cụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.Dựa vào cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quả
  5. các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng. a) Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu: Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia tài sản cố định thành tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê. - Tài sản cố định tự có: là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Tài sản cố định đi thuê: là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, bao gồm hai loại: tài sản cố định thuê hoạt động và tài sản cố định thuê tài chính. + Đối với tài sản cố định thuê hoạt động: doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những tài sản cố định này, chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. + Đối với những tài sản cố định thuê tài chính: doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với tài sản cố định thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định. Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau đây: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. + Nội dung hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. + Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. + Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong 4 điều kiện trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
  6. Phân loại theo cách này giúp cho người quản lý thấy kết cấu tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của người khác mà khai thác, sử dụng hợp lý tài sản cố định của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn. 1.2.2. Kết cấu tài sản cố định Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá từng loại tài sản cố định trong tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. Kết cấu tài sản cố định giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu tài sản cố định trong từng ngành sản xuất và trong từng doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố 2.Vốn cố định 2.1. Khái niệm Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải thanh toán ,chi trả bằng tiền . Số vốn tư ứng trước để mua sắm ,xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp .Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình. Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm: giá trị tài sản cố định, số tiền đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giá trị tài sản cố định thế chấp dài hạn... Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển của vốn cố định. Vậy , vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận tiền tệ ứng trước để mua sắm. xây dựng tài sản cố định hữu hình đầu tư cho việc hình thành các tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp
  7. 2.2 Đặc điểm của vốn cố định Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất - kinh doanh như sau: - Một là: Vốn cố định luân chuyển và vận động theo đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. - Hai là: Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định. - Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm luỹ kế lại, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần dần giảm xuống cho đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các tài sản cố định của doanh nghiệp. III Khấu hao tài sản cố định 1. Hao mòn tài sản cố định Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn. Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, so tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. 1.1. Hao mòn hữu hình a) Hao mòn hữu hình của tài sản cố định là sự hao mòn về vật chất, giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết tài sản cố định dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất... Về mặt giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế. Về
  8. mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Đối với các tài sản cố định vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị. Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tố trong quá trình sử dụng tài sản cố định như thời gian, cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng tài sản cố định. Tiếp đến là các nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng tài sản cố định, ví dụ như độ ẩm, nhiệt độ môi trường, tác động của các hoá chất hoá học... Ngoài ra mức độ hao mòn hữu hình cũng còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo tài sản cố định, ví dụ như chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng, trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo... Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình tài sản cố định sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó. b) Hao mòn vô hình Ngoài hao mòn hữu hình, trong quá trình sử dụng các tài sản cố định còn bị hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình là sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật (được biểu hiện ra ở sự giảm sút về giá trị trao đổi của tài sản cố định). Nguyên nhân hao mòn - Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do đã có những tài sản cố định như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên thị trường các tài sản cố định cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. - Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do có những tài sản cố định mới mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Như vậy do có tài sản cố định mới tốt hơn mà tài sản cố định cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. - Tài sản cố định bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những tài sản cố định sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, các bản quyền sáng chế phát minh lạc hậu lỗi thời do có nhiều máy móc thiết bị, bản quyền phát minh khác tiến bộ hơn và giá lại rẻ hơn. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ xảy ra đối với các tài sản cố định hữu hình mà còn với cả các tài sản cố định vô hình.
  9. Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó biện pháp có hiệu quả nhất sẽ khắc phục hao mòn vô hình là doanh nghiệp phải coi trọng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất quyết định trong việc tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. 2.Khấu hao tài sản cố định 1.2. Khái niệm Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kì gọi là khấu hao tài sản cố định. Vậy khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định. Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi la tiền khấu hao tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ lại hình thành quĩ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao tài sản cố định là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Trên thực tế khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Về nguyên tắc, việc tính khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản cố định và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Thực hiện khấu tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp: - Khấu hao hợp lí là biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định, khiến cho doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. - Khấu hao hợp lí giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để có thể thực hiện kịp thời việc đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.
  10. - Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí, việc xác định khấu hao hợp lí là một nhân tố quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định: Việc tính khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn đúng đắn các phương pháp khấu hao tài sản cố định là nội dung quan trọng của công tác quản lí vốn cố định trong các doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp khấu hao cơ bản như sau: 2.2.1. Phương pháp khấu hao tuyến cố định ( hay còn gọi là phương pháp đường thẳng- hoặc phương pháp khấu hao bình quân). Theo phương pháp này mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hằng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng. -Căn cứ để tính mức khấu hao hàng năm là nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng định mức TSCĐ đó - Theo thời gian sử dụng, số vốn cố đinh tăng dần và giá trị còn lại của TSCĐ thì giảm dần tương ứng - Tỷ lệ tính khấu hao hàng năm 1 TK = x 100% T -Mức khấu hao hằng năm cho tài sản cố định được xác định theo công thức sau: NG MK = T hoặc MK = TKx NG Trong đó: TK: Tỉ lệ khấu hao hàng năm MK : Là mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định NG : Nguyên giá của tài sản cố định T : Thời gian định mức sử dụng tài sản cố định (năm)
  11. a) Nguyên giá tài sản cố định: Là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định đi vào hoạt động bình thường như: giá mua thực tế phải trả của tài sản cố định (giá ghi trên hoá đơn); các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng; các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)... b ) Thời gian sử dụng tài sản cố định: Là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kỹ thuật - kinh tế của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định. hợp đồng. Ví dụ 1: Một doanh nghiệp mua một tài sản cố định, nguyên giá được xác định là 120 triệu đồng, doanh nghiệp dự kiến sử dụng tài sản cố định trong 8 năm. Đơn vị tính : đồng Tỷ lệ tính khấu hao hằng năm TK= 1/8 Mức trích khấu hao hàng năm là: MK= 120.000.000/8= 15.000.000 đồng *Nhận xét về phương pháp khấu hao theo tuyến tính cố định: - Ưu điểm: Cách trình bày đơn giản, dễ làm, chính xác đối với từng loại tài sản cố định. Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành hoặc chi phí lưu thông một cách đều đặn, làm cho giá thành và chi phí lưu thông được ổn định - Nhược điểm: Khả năng thu hồi vốn chậm, không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của doanh nghiệp và không tránh khỏi hiện tượng hao mòn vô hình do không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Để khắc phục những nhược diểm trên của phương pháp tuyến tính cố định, có thể tuỳ theo đặc điểm của từng loại tài sản cố định ở trong từng doanh nghiệp mà chúng ta có thể sử dụng phương pháp khấu hao nhanh. Các phương pháp khấu hao nhanh gồm phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp với phương pháp khấu hao bình quân và phương pháp khấu hao tổng số. 2.2.2Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
  12. Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao cố định nhân với giá trị còn lại của tài sản cố định, có thể được xác định qua công thức sau: MK = Tk x Gci Trong đó: Mk : Số tiền khấu hao tài sản cố định năm thứ i Gci: Giá trị còn lại của tài sản cố định ở đầu năm thứ i Tk: Tỷ lệ khấu hao cố định Tỷ lệ khấu hao cố định của tài sản cố định trong phương pháp này được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định nhân với một hệ số nhất định. TK = 1/T x Hs x 100% Trong đó: Tk: Tỷ lệ khấu hao hằng năm Hs: Hệ số Các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng hệ số như sau: - Hs= 1,5 nếu T= 7 năm Tỉ lệ khấu hao hàng năm MK Tkh = 100% NG Ví dụ: Một tài sản cố định có giá trị ban đầu là 100 triệu đồng, dự kiến thời gian sử dụng là 5 năm. • Mức khấu hao hằng năm: Tkh = 1/5 x 2x 100 = 40% M1 = Tkx Gc= 40%x 100=40 M2 = Tkx Gc= 40%x (100-40)=24 M3 = Tkx Gc= 40%x (100-64)=14,4 M4 = Tkx Gc= 40%x (100-78,4)=8,64 M5 = Tkx Gc= 40%x (100-87,04)=5,184 • Tỉ lệ khấu hao hàng năm
  13. T1 = 40/100 x 100 %= 40% T2 = 24/100 x 100 %= 24% T3 = 14,4/100 x 100 %= 14,4% T4 = 8,64/100 x 100 %= 8,64% T5 = 5,184/100 x 100 %= 5,184 Kết quả bảng tính khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên: Đơn vị tính: 1 triệu đồng Năm Tỉ lệ khao Mức khấu hao hàng Mức khấu hao Giá trị còn Tỉ lệ khấu hao nhanh năm luỹ kế lại hằng năm 1 40% 100 x 40% = 40 40 60 40% 2 40% 60 x 40% = 24 64 36 24% 3 40% 36 x 40% = 14,4 78,4 21,6 14,4% 4 40% 21,6 x 40% = 8,64 87,04 12,96 8,64% 5 40% 12,96x40%= 5,184 92,224 7,776 5,184% Qua bảng khấu hao trên ta thấy số tiền trích khấu hao hàng năm theo phương pháp này được giảm dần theo bậc thang luỹ thoái. * Nhận xét phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: - Ưu điểm: Khả năng thu hồi vốn nhanh và phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình. - Nhược điểm: Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. Phương pháp kết hợp phương pháp bình quân và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần -Những năm đầu (2/3 thời gian sử dụng ) khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần - Những năm sau (2/3 thời gian sử dụng ) khấu hao theo phương pháp bình quân Lấy giá trị còn lại của TSCĐ chia cho thời gian sử dụng 2.2.3Phương pháp khấu hao tổng hợp Theo phương pháp áp dụng đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp, mức khấu hao của toàn bộ doanh nghiệp tính như sau MKt = TK x NG
  14. Trong đó: MK: Mức khấu hao tài sản cố định toàn doanh nghiệp TK Tỷ lệ khấu hao bình quân toàn doanh nghiệp NG: Nguyên giá của tài sản cố định Tỉ lệ khấu hao bình quân tính như sau TK =Σ fi Zi Trong đó: TK : Tỉ lệ khấu hao bình quân TSCĐ Fi: Tỉ lệ của từng nhóm TSCĐ Zi: Tỉ lệ khấu hao của từng nhóm TSCĐ 2.2.4 Chế độ tính khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản TSCĐ -Chế độ phạm vi tính khấu hao Mọi TSCĐ của doanh nghiệp đều phải được sử dụng và tính khấu hao cơ bản để thu hồi vốn đầu tư, trừ một số TSCĐ sau không thụôc phạm vi tính khấu hao + TSCĐ thuê ngoài hoạt động + TSCĐ đã khấu hao hêt nhưng vẫn còn hoạt động + TSCĐ không cần dùng, chờ điều đi, cất giữ một năm có đăng ký với cơ quan tài chính + Các cơ sỏ hạ tầng phục vụ chung cho xã hội + TSCĐ thuộc phúc lợi của doanh nghiệp + Giá trị quyền sử dụng đất - Mức khấu hao cơ bản của TSCĐ phải đảm bảo bù đắp cả hao mòn vô hình lẫn hao mòn hữu hình của TSCĐ, khuyến khích khấu hao nhanh để doanh nghiệp có điều kiện hiện đại hoá và nhanh chóng đổi mới công nghệ - Sử dụng vốn khấu hao cơ bản + Khấu hao cơ bản của TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp đựoc giữ lại toàn bộ để tái đầu tư, hàng năm phải đăng ký khấu hao đầu tư từ nguồn vốn khấu hao cơ bản. + Khấu hao cơ bản của TSCĐ thuộc nguồn vốn vay phải được dùng để trả tiền vay , khi đã trả hết nợ mà vẫn còn dùng được thì không phải trích khấu hao nữa + Khi khấu hao cơ bản đã được trích mà doanh nghiệp chưa có nhu cầu đầu tư thì doanh nghiệp được sủ dụng vào sản xuất kinh doanh nhưng phải bảo toàn vốn kịp thời khi có nhu cầu đầu tư hoặc khi có quyết định huy động vốn của cơ quan có thẩm quyền
  15. 3.Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ 3.1 ý nghĩa Kế hoạch khấu hao TSCĐ là một trong những nội dung của kế hoạch tài chính doanh nghiệp Thông qua kế hoạch này doanh nghiệp có thể thấy được vốn cố định tăng giảm trong kỳ kế hoạch, khả năng về nguồn tài chính để tái sản xuất giản đơn TSCĐ hoặc tái sản xuât mở rộng TSCĐ từ đó mà có căn cứ lập kế hoạch đầu tư và tìm biện pháp bảo toàn vốn cố định 3.2 Các chỉ tiêu của kế hoạch khấu hao TSCĐ Việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ bao gồm các chỉ tiêu sau: Tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch ( số liệu của năm báo cáo chuyển sang). Bao gồm + Tài liệu từ sổ sách hoặc kiểm kê cuối quý 3 năm báo cáo +Tình hình dự kiến về biến động về tài sản cố định trong quý 4 năm báo cáo Là nguyên giá của toàn bộ TSCĐ thuộc diện phải tính khấu hao hiện có ở thời điểm đầu kỳ kế hoạch, đựoc xác định theo công thức sau NGdk = NGdq4bc + NGtq4bc - NGgq4bc Trong đó: NGdk : nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ năm kế hoạch NGdq4b: nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu quý 4 năm báo cáo NGtq4bc: nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao tăng quý 4 năm báo cáo NGgq4bc: nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao giảm quý 4 năm báo cáo Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng, giảm trong năm kế hoạch Theo quy đinh - TSCĐ tăng trong tháng được tính khấu hao bắt đầu từ tháng sau đó - TSCĐ giảm trong tháng được thôi tính khấu hao bắt đầu từ tháng sau đó (NGt x t sd) NGt = 12 Trong đó -NGt : NG bình quân tăng của TSCĐ trong năm kế hoạch -NGt : NG của TSCĐ tăng trong năm kế hoạch
  16. (NG g x (12-tsd) N Gg = 12 Trong đó -NGg : NG bình quân giảm của TSCĐ trong năm kế hoạch -NGg : NG của TSCĐ giảm trong năm kế hoạch Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao toàn năm kế hoạch NG KH = NGd + NGt - NGg Mức khấu hao bình quân TSCĐ phải trích năm kế hoạch:là số tiền khấu hao phải trích năm kế hoạch M= NG X T K Trong đó M: Mức khấu hao bình quân TSCĐ T K:Tỷ lệ khấu hao chung bình quân năm kế hoạch NG: Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao toàn năm kế hoạch Ví dụ : Một doanh nghiệp có tái liệu như sau(đơn vị tính: triệu đồng) 1.Năm báo cáo a.Tình hình TSCĐ hiện có cuối quý 3 năm báo cáo - Tổng NG TSCĐ :2.000 - Trong đó : + NGTSCĐ thuộc phúc lợi tập thể:150 + Giá trị quyền sủ dụng đất:400 + Số còn lại thuộc phạm vi khấu hao b.Dự kiến biến động TSCĐ trong quý 4 năm báo cáo - Tăng thêm 1 TSCĐ dùng và sản xuất NG:75 - Chuyển 1 TSCĐ từ hoạt động phúc lợi sản xuất NG:50 - Nhượng bán 1 TSCĐ NG:60( đã khấu hao :30) - Mua một TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi giá mua;100 2.Năm kế hoạch - Tháng 3 , mua thêm 1 TSCĐ mới dùng vào sản xuất NG:36
  17. - Tháng 6, nhượng bán 1 TSCĐ NG 48( đã KH :18) - Tháng 9, mua một TSCĐ dùng vào sản xuất NG:50 - Tháng 10, mua một TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi NG:50 Số TSCĐ tăng giảm trên bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, số TSCĐ cần tính khấu hao đầu năm kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn vay chiếm 30% trong tổng số TSCĐ phải tính khấu hao của doanh nghiệp. -Tỷ lệ khấu hao chung bình quân TSCĐ năm kế hoạch là 10% Yêu cầu: Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch Tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch -NG TSCĐ phải tính khấu hao đầu năm báo cáo 2000-150- 400 = 1.450 -NG TSCĐ dự kiến tăng trong quý 4 năm báo cáo 75 +50 =125 -NG TSCĐ dự kiến giảm trong quý 4 năm báo cáo :60 -Tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch ΣNGdk = 1450 +125 -60 =1515 Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng, giảm trong năm kế hoạch 36 + 9 X 50== 3 = 39,5 X NGt = + 12 12 48 X ( 12-6) = 24 NGG= 12 Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao toàn năm kế hoạch NG = 1515 +39,5 - 24 = 1530,5 Mức khấu hao bình quân TSCĐ phải trích năm kế hoạch M= 10% X 1530,5= 153,05 Trong đó: Số tiền khấu hao dùng để trả tiền vay: 1515 x 30 % x 10%= 45,45 Số tiền khấu hao dùng để tái đầu tư: 153,05- 45,45= 107,6 IV. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp 1. Bảo toàn vốn cố định
  18. 1.1 Khái niệm: là doanh nghiệp phải thu hồi đầy đủ giá trị thực của TSCĐ để sao cho với lượng giá trị thu hồi có thể tái đầu tư được năng lực sử dụng ban đầu của TSCĐ 1.2 Biện pháp bảo toàn vốn cố định - Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ + Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá là xác định toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp doanh nghiệp đã chi ra để hình thành TSCĐ là cơ sở để doanh nghiệp tính khấu hao nhằm thu hồi vốn đầu tư + Đánh giá lại TSCĐ theo giá trị còn lại là xác định phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm làm cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục tính khấu hao đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư + Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục( đánh giá lại TSCĐ) là xác định giá trị TSCĐ tại thời điểm đánh giá -Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý Căn cứ vào các dự báo về tiến bộ khoa học kỹ thuật có liên quan đến từng loại TSCĐ và sức chịu đụng của giá thành sản phẩm mà xác định phương pháp khấu hao và mức khấu hao cho phù hợp để bù đắp hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình TSCĐ và có thể thu hồi vốn nhanh để bả o toàn vốn cố định - Nâng cao công súât hoạt động của máy móc thiết bị duy trì công tác bảo đưỡng, bảo quản và sữa chữa TSCĐ, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng, chú trọng đổi mới trang thiết bị và công nghệ Ngoài việc bảo toàn vốn cố định, doanh nghiệp phải phát triển vốn cố định của mình bằng cách khai thác hợp lý các nguồn có thể của doanh nghiệp. 2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định DTT Hsv= VCĐ Trong đó: H: Hiệu suất sử dụng vốn cố định DTT: doanh thu thuần (Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ- Các khoản giảm trừ)
  19. VCĐ: Vốn cố định bình quân Vđ + Vc VCĐ = 2 - Vđ: Vốn cố định đầu kỳ -Vc: Vốn cố định cuối kỳ Vđ= NGTSCĐ đầu kỳ - Mức khấu hao luỹ kế đầu kỳ Vc= NGTSCĐ cuối kỳ - Mức khấu hao luỹ kế cuối kỳ Mức khấu Mức khấu Mức khấu Mức khấu = + hao trích - hao luỹ kế hao luỹ kế hao luỹ kế đầu kỳ của TSCĐ cuối kỳ trong kỳ g iả m Chỉ tiêu này phản ánh; Cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ tham gia tạo ra mấy đồng doanh thu Hàm lượng vốn cố định trong một đồng doanh thu VCĐ Hv= DTT Chỉ tiêu này phản ánh : để tạo ra 1 đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp phải sử dụng hết mấy đồng vốn cố định Doanh lợi vốn cố định LN d= VCĐ Trong đó: d:Doanh lợi vốn cố định LN: lơi nhuận thu được trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ 1 đồng vốn cố định đuợc sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận
  20. Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tài liệu như sau: 1Tổng NGTSCĐ đến đầu năm : 6500, trong đó NG TSCĐ phải tính khấu hao là 6000 2.Số khấu hao đã trích luỹ kế đến đầu năm :1800 3.Trong năm có tình hình biến động TSCĐ như sau: - Tháng 3, muathêm TSCĐdùng cho sản xuất NG:100 - Tháng 4, nhượng bán TSCĐ, NG 150. đã khấu hao 50 - Tháng 6, mua thêm 1 TSCĐ dùng cho quản lý NG 50 - Tháng 10, thanh lý TSCĐ , NG 60, đã khấu hao đủ 4.Doanh thu bán hàng trong năm 12.000 5.Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm 1200 Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ biết tỷ lệ khấu hao bình quân TSCĐ của DN trong năm KH là 10% Giải 1. Vốn cố định đầu năm : 6000- 1800= 4200 2. Tổng NG TSCĐ phải tính khấu hao đến cuối năm 6000 + 100 - 150 + 50 - 60 = 5940 3. Mức khấu hao TSCĐ phải trích trong năm 100 x 9 50 x 6 NGt= + = 100 12 12 NG= 5940 +100 - 110 = 5990 Mk= 5990 x 100%= 599 4. Vốn cố định cuối năm 5940 -( 1800 + 599 - 50 - 60) = 3651 5. Vốn cố định bình quân của doanh nghiệp 4200 + 3651 VCĐ= = 3925,5 2 6. Các chỉ tiêu hiệu quả a. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 12000 HSV= = 3,057 3925,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2