intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng rau hữu cơ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

531
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng rau hữu cơ trình bày về mục tiêu đào tạo, thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu, danh mục mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian học tập, chương trình và giáo trình mô đun đào tạo, chương trình mô đun nghề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng rau hữu cơ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG RAU HỮU CƠ (Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
  2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG RAU HỮU CƠ (Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Trồng rau hữu cơ Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, có trình độ tiểu học trở lên và có nhu cầu học tập. Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: + Trình bày được kiến thức cơ bản về sản xuất rau hữu cơ: Ch ọn đất, làm phân ủ, chế biến thuốc thảo mộc, trồng cây xua đuổi, cây hàng rao + Nêu được các điểm chính quy trình về trồng các cây rau: gieo h ạt, trồng cây, chăm sóc, quản lý dịch hại, thu hoạch và sơ chế s ản ph ẩm theo tiêu chuẩn PGS ( Hệ thống đảm bảo có sự tham gia) + Nhận biết được một số loại giống cây rau, phân bón, + Xác định được loại sâu hại chính và đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp. + Sử dụng được các công thức luân canh trong phòng trừ sâu bệnh; + Vận dụng quy trình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chu ẩn PGS vào mô hình trồng rau tại địa phương. - Kỹ năng: + Thực hiện nghiên cứu thị trường và lập được kế hoạch, tổ ch ức kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cây rau hữu cơ cơ đạt hiệu quả. + Thực hiện thành thạo các thao tác ủ phân hữu cơ, chế biến thu ốc thảo mộc, sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch h ại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu qu ả, an toàn và b ảo v ệ môi trường. + Vận dụng được kiến thức cơ bản về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất để thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh các sản phẩm cây rau theo phương pháp hữu cơ. + Tổ chức quản lý sản xuất trồng rau hữu cơ có hiệu quả, theo đúng theo tiêu chuẩn PGS.
  3. - Thái độ: + Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi. + Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt . + Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng 2. Cơ hội việc làm Người có chứng chỉ sơ cấp nghề kỹ thuật trồng rau h ữu cơ có th ể b ố trí làm việc tại trang trại, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất rau hữu cơ; Có thể trực tiếp sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PSG tại địa phương nơi sinh sống. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian khóa học: 3 tháng - Tổng thời gian học tập: 13 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 436 giờ - Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, ki ểm tra k ết thúc khóa học: 44 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu - Thời gian học tập : 480 giờ. - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 416 giờ. + Thời gian học lý thuyết: 84 giờ. + Thời gian học thực hành: 332 giờ. III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã MĐ Tên mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyế hành tra * t MĐ 01 Chuẩn bị trước gieo trồng 92 16 68 8 MĐ 02 Sản xuất cây giống 48 12 32 4 MĐ 03 Trồng và chăm sóc rau hữu cơ 132 24 92 16 MĐ 04 Quản lý dịch hại cây rau 80 16 56 8 MĐ 05 Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 64 8 48 8 MĐ 06 Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ 48 8 36 4 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng số 480 84 332 64 * Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.
  4. V. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết chương trình mô đun kèm theo) VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào t ạo ngh ề; Th ời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng rau hữu cơ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghê. Khi học ̀ viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình tr ở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 01 “Trồng và chăm sóc rau hữu cơ”, mô đun 04 “Quản lý dịch hại cây rau ”, mô đun 06 “ Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình gồm 6 mô đun như sau: - Mô đun 01: “Chuẩn bị trước gieo trồng” có thời gian đào tạo là 92 gi ờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 8 gi ờ ki ểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để th ực hi ện các công vi ệc chọn đất, lập kế hoạch sản xuất, ủ phân hưu cơ, làm đất, lên luống, bón phân lót, trồng cây hàng rào, cây phân xanh, cây dẫn dụ, xua đuổi. - Mô đun 02: “Sản xuất cây giống” có thời gian đào tạo là 48 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 4 giờ ki ểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hi ện các công vi ệc ch ọn các loại hạt giống, gieo hạt, chăm sóc cây giống. - Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc rau hữu cơ”có thời gian đào tạo là 132 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc trồng cây rau, tưới nước, bón thúc, che phủ đất, bấm ngọn, tỉa cành, phá váng, làm giàn quản lý sâu, bệnh hại và các dịch hại khác. - Mô đun 04: “Quản lý dịch hại cây rau” có thời gian đào tạo là 80 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 gi ờ ki ểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để th ực hi ện các công vi ệc chế biến thuốc thảo mộc, xây dựng công thức luân canh cây trồng, phòng và trừ các loại sâu, bệnh hại cây rau. - Mô đun 05: “Thu hoạch và bảo quản sản phẩm ” có thời gian đào tạo là 64 giờ trong đó có 8 giờ lý thuyết, 48 gi ờ th ực hành và 8 gi ờ ki ểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch sản phẩm, sơ loại, bảo quản sản phẩm và đăng ký chất lượng sản phẩm.
  5. - Mô đun 06: “Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ” có thời gian đào tạo là 40 giờ trong đó có 8 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc thực hiện được quảng bá, bán sản phẩm rau và tính toán được hiệu quả kinh tế Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa h ọc bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy ngh ề h ệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học TT Mô đun kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Vân đap, trắc nghiệm ́ ́ Không quá 60 phút 2 Thực hành nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 12 giờ 3. Các chú ý khác - Chương trình dạy nghề “Trồng rau hữu cơ” có th ể tổ chức giảng d ạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề. - Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho vi ệc b ố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức gi ảng d ạy, các c ơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị trước gieo trồng Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Trồng rau hữu cơ
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ TRƯỚC GIEO TRỒNG Mã số của mô đun: MĐ 01 (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 74 Thời gian mô đun: 92 giờ giờ Kiểm tra kết thúc mô đun: 02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Mô đun chuẩn bị trước gieo trồng là mô đun bắt buộc được bố trí đầu tiên trong nghề trồng rau hữu cơ. - Tính chất: + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của ngh ề trồng rau hữu cơ. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ s ố gi ờ lý thuy ết và th ực hành; + Nội dung mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng về thiết lập vườn trồng rau hữu cơ, lập kế hoạch sản xuất, làm phân ủ, làm đất, bón phân, tr ồng cây phân xanh, cây dẫn dụ xua đuổi, cây hàng rào. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Trình bày được các bước thiết lập vườn trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS; - Lập được kế hoạch sản xuất rau hữu cơ, trồng các cây dẫn dụ xua đuổi, cây hàng rào, cây phân xanh; - Thực hiện được các công việc ủ phân, vệ sinh đồng ruộng, làm đ ất, rạch hàng, xử lý sâu bệnh và bón lót cho rau hữu cơ; - Nhận thức được ý nghĩa của công tác chuẩn bị sản xuất rau hữu cơ. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN : 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số Thời gian (giờ) TT Lý Tên các bài trong mô đun Tổng Thực Kiể thuy số hành m tra ết 1 Thiết lập vườn trồng rau hữu cơ theo 16 4 11 1 bộ tiêu chuẩn PGS 2 Lập kế hoạch sản xuất 16 4 11 1 3 Kỹ thuật làm phân ủ 18 2 15 1 4 Kỹ thuật làm đất 18 2 15 1 5 Kỹ thuật trồng cây phân xanh, cây hàng 20 4 14 2 rào, cây dẫn dụ, xua đuổi Kiểm tra kết thức mô đun 2 2 Cộng 92 16 68 8 Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian
  8. kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Thiết lập vườn rau hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn PGS Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm rau hữu cơ, vì sao phải sản xuất rau h ữu cơ, nguyên tắc và tiêu chuẩn sản xuất rau hữu cơ. - Lựa chọn được đất sản xuất tập trung đủ tiêu chuẩn PGS, đăng ký sản xuất theo bộ tiêu chuẩn. - Thiết kế hệ thống tưới tiêu, nhà ủ phân, nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm. - Vẽ phác hoạ các bộ phận chính ở vườn dự định sản xuất rau hữu cơ. A. Nội dung: 1. Khái niệm rau hữu cơ 2. Vì sao phải canh tác theo nông nghiệp hữu cơ 3. Nguyên tắc cơ bản sản xuất rau theo nông nghiệp hữu cơ 4. Tiêu chuẩn hữu cơ 5. Tìm đất sản xuất tập trung 5.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau hữu cơ 5.2. Quan sát thực địa 6. Quy hoạch thiết kế vườn rau 6.1. Điều kiện về vùng sản xuất 6.2. Nội dung quy hoạch vườn 6.3. Thiết kế các khu sản xuất 7. Chọn địa điểm xây dựng vườn. 7.1. Địa điểm xây dựng vườn ươm 7.2. Địa điểm xây dựng vườn trồng 8. Một số vườn trồng rau hữu cơ. 8.1. Vườn rau truyền thống 8.2. Vườn rau có mái che 8.3. Vườn rau có phủ nilong 8.4. Vườn rau dùng lưới chắn côn trùng 8.5. Vườn rau trong nhà lưới 9. Đăng ký sản xuất theo bộ tiêu chuẩn PGS 9.2. Quy trình thực hiện 9.3. Các bước tiến hành B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ, nguyên tắc, bộ tiêu chuẩn h ữu cơ. - Điều tra đánh giá các yếu tố xây dựng vườn trồng rau hữu cơ - Đăng ký sản xuất theo bộ tiêu chuẩn hữu cơ PGS
  9. C. Ghi nhớ Bộ tiêu chuẩn hữu cơ PGS Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Lập được bản kế hoạch sản xuất rau hữu cơ đáp ứng được thời vụ gieo trồng, điều kiện sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. A. Nội dung: 1. Khái niệm lập kế hoạch 2. Phân loại kế hoạch 3. Các nguyên tắc của lập kế hoạch sản xuất rau hữu cơ 4. Xác định mục tiêu 5. Xác định kết quả cần đạt được 6. Xác định các hoạt động 7. Xác định trách nhiệm các bên tham gia 8. Lên biểu kế hoạch 9. Tổ chức thực hiện và đánh giá B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Lập kế hoạch ủ phân hữu cơ - Lập kế hoạch trồng cây phân xanh, cây hàng rào, cây dẫn d ụ xua đuổi - Lập kế hoạch trồng rau hữu cơ theo năm C. Ghi nhớ Tiến trình các bước trong quá trình lập kế hoạch Bài 3: Kỹ thuật làm phân ủ Thời gian:18 giờ Mục tiêu: - Xác định được các bước trong quy trình làm phân ủ. - Phân biệt được các loại vật liệu làm phân ủ - Thực hiện được các công việc trong quá trình làm phân ủ A. Nội dung: 1. Khái niệm phân ủ 2. Tác dụng của phân ủ 3. Kỹ thuật ủ phân 4. Quy trình ủ phân
  10. 4.1. Các vi sinh vật tham gia vào trong quá trình phân huỷ 4.2. Lựa chọn vật liệu ủ phân 4.3. Vật liệu ủ phân 4.4. Địa điểm ủ phân 4.5. Những điều cần lưu ý trước khi đắp đống ủ 4.6. Tạo đống ủ 4.7. Sử dụng các chế phẩm thúc đẩy trong quá trình ủ phân 4.8. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình ủ phân 4.9. Quản lý phân ủ 4.10. Thời gian sử dụng phân ủ 4.11. Cách sử dụng phân ủ B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Thực hành làm phân ủ hữu cơ C. Ghi nhớ Những lưu ý khi ủ phân và quản lý phân ủ Bài 4: Kỹ thuật làm đất Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các bước làm đất trồng rau hữu cơ như: Vệ sinh ruộng, làm đất, rạch hàng, bón phân lót. - Thực hiện được các công việc vệ sinh ruộng, làm đất, rạch hàng, bón phân lót. A. Nội dung: 1. Vệ sinh đồng ruộng 2. Làm đất 2.1. Chuẩn bị máy móc và công cụ làm đất 2.2. Cày đất 2.3. Làm đất nhỏ 3. Lên luống 4. Bón phân lót B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Vệ sinh ruộng - Làm đất, rạch hàng/bổ hố - Bón phân lót C. Ghi nhớ Bài 5: Kỹ thuật trồng cây hàng rào, cây phân xanh, cây dẫn dụ xua đuổi Thời gian:20 giờ Mục tiêu: Lựa chọn và trồng được các loại, cây hàng rào, cây phân xanh và cây
  11. dẫn dụ xua đuổi phù hợp trồng trong khu vực sản xuất rau hữu cơ A. Nội dung: 1. Cây hàng rào 1.1. Mục đích trồng cây hàng rào 1.2. Giới thiệu các loại cây hàng rào 1.3. Kỹ thuật trồng cây hàng rào 2. Cây phân xanh 2.1. Lợi ích của cây phân xanh 2.2. Giới thiệu các loại cây phân xanh 2.3. Kỹ thuật trồng cây phân xanh 3. Cây dẫn dụ, xua đuổi 3.1. Mục đích trồng cây dẫn dụ, xua đuổi 3.2. Giới thiệu các loại cây dẫn dụ, xua đuổi 3.3. Kỹ thuật trồng cây dẫn dụ, xua đuổi B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Trồng cây hàng rào - Trồng cây dẫn dụ, xua đuổi - Trồng cây phân xanh C. Ghi nhớ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun Chuẩn bị trước gieo trồng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng rau hữu cơ. - Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn Trồng cây hàng rào, cây phân xanh, ủ phân hữu cơ - Dụng cụ phục vụ thiết kế như bút vẽ, giấy A4, A0, bản đồ, sơ đồ 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người: - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - 500 m2 (hay 01 ha) vườn trồng rau hữu cơ (có thể thuê, mượn của cơ sở trồng rau hữu cơ ở gần địa điểm của lớp học). - Phân gà 1000 kg, phân trâu, bò 1000 kg - Cây cỏ voi 300 cây - Cây phân xanh 500 cành - Các dụng cụ giản đơn như dao, leng (xẻng), cuốc … mỗi loại có 06 cái. 4. Điều kiện khác: Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động… V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
  12. 1. Phương pháp đánh giá a. Kiểm tra định kỳ - Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng ngh ề thông qua bài th ực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ th ực hi ện và k ết qu ả thực hành của học viên. b. Kiểm tra kết thúc mô đun - Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện + Thiết kế khu vườn ươm, khu trồng rau diện tích 1000 m2 + Lập kế hoạch trồng rau h ữu c ơ cho m ột năm v ới di ện tích 5000 m 2 + Ủ phân chuồng với số l ượng phân trâu, bò 500 kg + Làm đất với diện tích 100 m 2 + Trồng cây phân xanh, cây hàng rào 200 m 2 - Kiểm tra cá nhân: Học viên trình bày kỹ thuật thiết kế khu vườn sản xuât, ủ phân chuồng, làm đất, trồng cây phân xanh, cây hàng rào. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Lập kế hoạch sản xuất, các bước tiến hành làm phân ủ h ữu cơ, k ỹ thuật làm đất - Thực hành: Ủ phân, làm đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, rạch hàng, bón phân lót... VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau hữu cơ áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và day nghề dưới 3 thang, trước ̣ ́ hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo ngh ề cho lao đ ộng nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau hữu cơ có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá t ập hu ấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết ph ải th ực hiện. Ph ần lý thuyết giảng dạy tại lớp phần thực hành giảng dạy tại th ực đ ịa, v ườn thực hành, có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để th ực
  13. hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm - Thực hành: Sử dụng phương pháp làm mẫu (theo trình tự hướng dẫn kỹ năng). 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: Lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật làm phân ủ, kỹ thuật làm đất trồng rau hữu cơ - Thực hành: Các bước thực hiện ủ phân hữu cơ, làm đất trồng rau hữu cơ. 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: [1] . Hội nông dân Việt Nam (2007). Làm phân ủ thật đơn giản. Tài liệu dự án “Phát triển khuôn khổ cho sản xuất và marketing Nông nghi ệp h ữu c ơ t ại Việt Nam” [2]. Tạ Thị Thu Cúc. (2007). Kỹ thuật trồng rau ăn lá. Nhà xuất bản Phụ Nữ [3]. Nguyễn Mạnh Chinh (2004) Sổ tay trồng rau an toàn. Nhà xuất bản NN [4]. Trung tâm khuyến nông quốc gia (2010). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [5]. Tổ chức ADDA – Đan Mạch (2008). Tài liệu tập huấn nông dân về sản xuất hữu cơ tại Việt Nam [6]. WWW. vietnamorganic.vn
  14. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất cây giống Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Trồng rau hữu cơ
  15. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO SẢN XUẤT CÂY GIỐNG Mã số của mô đun: MĐ 02 (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 34 Thời gian mô đun: 48 giờ giờ Kiểm tra kết thúc mô đun: 02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Mô đun sản xuất cây giống là mô đun được bố trí sau mô đun chu ẩn bị trước gieo trồng rau hữu cơ. - Tính chất: + Đây là mô đun kỹ năng chuyên môn nghề kỹ thuật trồng rau hữu cơ. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Trình bày được tiêu chuẩn một cây giống tốt. - Xác đinh thời gian gieo, xác định cách gieo, chuẩn bị đất gieo ươm, chuẩn bị hạt giống và xử lý hạt, thực hiện gieo ươm và chăm sóc cây giống - Thực hành sản xuât giống rau bắp cải, cà chua, dưa chuột, đậu cô ve. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN : 1 .Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số Thời gian (giờ) TT Lý Tên các bài trong mô đun Tổng Thực Kiể thuy số hành m tra ết 1 Chuẩn bị làm cây giống 12 3 8 1 2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống 26 6 19 1 3 Chuẩn bị cây giống xuất vườn 8 3 5 Kiểm tra kết thức mô đun 2 2 Cộng 48 12 32 4 Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành
  16. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Lựa chọn vị trí sản xuất cây giống - Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và ghép. - Thực hiện các công việc chăm sóc vườn ươm A. Nội dung: 1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm 1.1. Điều kiện khí hậu 1.2. Điều kiện đất đai 2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm 2.1. Các loại vườn ươm 2.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm cố định 2.3. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm tạm thời 3. Những chú ý khi chọn địa điểm vườn ươm cây giống 4. Các phương pháp gieo ươm hạt giống 4.1. Phương pháp nhân giống hữu tính (bằng hạt). 4.1.1. Phương pháp gieo hạt cà chua 4.1.2. Phương pháp gieo hạt cải bắp 4.1.3. Phương pháp gieo hạt dưa chuột 4.1.4. Phương pháp gieo hạt đậu đỗ 4.2. Nhân giống bằng phương pháp ghép (áp dụng đối với giống cà chua) 5. Chuẩn bị đất làm vườn ươm 6. Chăm sóc và tưới nước 7. Quản lý dịch hại B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Vườn ươm cố định và vườn ươm tạm thời - Các phương pháp gieo ươm hạt giống C. Ghi nhớ Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím Bài 2: Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây giống Thời gian:26 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các bước gieo ươm và chăm sóc cây giống rau, bắp cải, dưa chuột, cà chua; - Thực hiện được các công việc chăm sóc cây giống rau, bắp c ải, d ưa chuột, cà chua; A. Nội dung: 1. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cà chua 1.1. Thời vụ trồng 1.2. Giống cà chua 1.3. Xử lý hạt giống
  17. 1.4. Gieo hạt 1.5. Chăm sóc cây giống 1.5.1. Làm giàn che 1.5.2. Tưới nước 1.5.3. Bỏ rơm rạ che phủ ra khỏi luống 1.5.4. Nhổ cỏ, định cây 1.5.5. Bón phân thúc 1.5.6. Quản lý sâu bệnh 1.5.7. Huấn luyện cây giống 2. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cải bắp 2.1. Thời vụ trồng 2.2. Giống 2.3. Xử lý hạt giống 2.4. Gieo hạt 2.5. Chăm sóc cây giống 2.5.1. Làm giàn che 2.5.2. Tưới nước 2.5.3. Bỏ rơm rạ che phủ ra khỏi luống 2.5.4. Nhổ cỏ, định cây 2.5.5. Bón phân thúc 2.5.6. Quản lý sâu bệnh 3. Kỹ thuật gieo và chăm sóc dưa chuột 3.1. Thời vụ trồng 3.2. Giống 3.3. Xử lý hạt giống 3.4. Gieo hạt 3.5. Chăm sóc cây giống 4. Kỹ thuật gieo và chăm sóc đậu côve 4.1. Thời vụ trồng 4.2. Giống B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Gieo hạt - Làm giàn che - Tưới nước - Làm cỏ - Bắt sâu C. Ghi nhớ
  18. Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Xác định được thời điểm cây xuất vườn; - Thực hiện các công việc chăm sóc trước khi xuất vườn; - Lựa chọn được những cây giống theo tiêu chuẩn trước khi xuât vườn. A. Nội dung: 1. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn 1.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn 1.2. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn 2. Kỹ thuật chăm sóc cải bắp trước khi xuất vườn 2.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn 2.2. Kỹ thuật chăm sóc cải bắp trước khi xuất vườn 3. Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột trước khi xuất vườn 3.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn 3.2. Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột trước khi xuất vườn B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Phân loại cây giống - Nhổ cây giống C. Ghi nhớ Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun Sản xuất cây giống trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng rau hữu cơ. - Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn sản xuất cây bắp cải, cà chua. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người: - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - 360 m2 vườn sản xuất cây giống (có thể thuê, mượn của cơ sở trồng rau hữu cơ ở gần địa điểm của lớp học). - 200 g hạt bắp cải, 100 g hạt cà chua - Các dụng cụ giản đơn như dao, leng (xẻng), cuốc … mỗi loại có 06 cái. 4. Điều kiện khác: Mỗi học viên có đủ bộ bảo hộ lao động nh ư áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng bảo hộ lao động…
  19. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ + Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp - tự luận - trắc nghiệm; + Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái đ ộ thực hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình th ực hiện và bài báo cáo th ực hành để đánh giá cho từng bài thực hành; - Kiểm tra kết thúc môn học: + Phần lý thuyết: Kiểm tra viết (tự luận hay trắc nghiệm) tổng hợp các kiến thức của môn học; + Phần thực hành: Các thao tác trong từng bước của việc thực hiện qui trình 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Tiêu chuẩn cây giống tốt, kỹ thuật chăm sóc cây giống giai đoạn v ườn ươm. - Thực hành: Làm đất, bón phân, tưới nước, che phủ, quản lý sâu bệnh hại giai đoạn vườn ươm. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau hữu cơ áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và day nghề dưới 3 thang, trước ̣ ́ hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo ngh ề cho lao đ ộng nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun chuẩn bị trước gieo trồng rau hữu cơ có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá t ập hu ấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun - Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết ph ải th ực hiện. Ph ần lý thuyết giảng dạy tại lớp phần thực hành giảng dạy tại th ực đ ịa, v ườn thực hành, có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để th ực hiện các bài thực hành trong mô đun. - Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm - Thực hành: Sử dụng phương pháp làm mẫu (theo trình tự hướng dẫn kỹ năng). 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: Tiêu chuẩn một cây giống tốt - Thực hành: Làm đất, bón phân, chăm sóc cây giống.
  20. 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: [1]. Bộ môn rau quả (2010), Giáo trình trồng rau. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [2]. Vũ Hữu Yên (2001). Giáo trình Trồng trọt. NXB Giáo dục 2001. [3]. Trung tâm khuyến nông quốc gia (2010). Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [4]Trung tâm khuyến nông T.P Hồ Chí Minh Cẩm nang trồng rau ăn lá . 2009 [5] ADDA – Việt nam . Canh tác hữu cơ. www. Vietnamorganic.vn [6] ADDA – Việt nam . Cẩm nang trồng rau hữu cơ. Vietnamorganic.vn [7] ADDA – Việt nam. Sổ tay PGS cho người sản xuất rauVietnamorganic.vn [8] ADDA – Việt nam. Giáo trình huấn luyện nông dân sản xuất hữu cơ. Vietnamorganic.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2