intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo dẫn đến nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở vùng này rất lớn, nhưng thực trạng năng lực và kết quả đào tạo trên địa bàn còn thấp xa so với nhu cầu của các địa phương và doanh nghiệp thuộc Vùng. Vậy, làm thế nào để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng này? Bài báo đã phân tích và đề xuất 5 giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của các địa phương và doanh nghiệp ở đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp

Nguyễn Quốc Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 81(05): 41 - 44<br /> <br /> CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÙNG TRUNG DU<br /> MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ NHỮNG CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC GIẢI ĐÁP<br /> Nguyễn Quốc Tiến*<br /> Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đào tạo nguồn nhân lực du lịch để phát triển hoạt động du lịch Vùng trung du miền núi Bắc Bộ một trong 7 vùng du lịch giàu tiềm năng của nước ta đang là một đòi hỏi bức thiết. Hiện nay, nhu<br /> cầu sử dụng lao động qua đào tạo dẫn đến nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở vùng này rất<br /> lớn, nhưng thực trạng năng lực và kết quả đào tạo trên địa bàn còn thấp xa so với nhu cầu của các<br /> địa phương và doanh nghiệp thuộc Vùng. Vậy, làm thế nào để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực<br /> du lịch cho vùng này? Bài báo đã phân tích và đề xuất 5 giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nhằm đáp<br /> ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của các địa phương và doanh nghiệp ở đây.<br /> Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Vùng du lịch; Nhân lực du lịch; Du lịch vùng; Trung<br /> du miền núi Bắc Bộ<br /> <br /> Phát triển du lịch – “Ngành công nghiệp<br /> không khói” để tăng trưởng kinh tế là hướng<br /> đi đúng đắn, được ưu tiên lựa chọn ở nhiều<br /> nước trên thế giới. Đặc biệt, với một nước<br /> giàu tài nguyên du lịch như nước ta, thì việc<br /> phát triển du lịch càng có ý nghĩa, tầm quan<br /> trọng lớn. Đó chẳng những là việc khai thác,<br /> phát huy tiềm năng, lợi thế của đất nước, mà<br /> còn là việc làm thiết thực để đẩy mạnh<br /> chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, tạo<br /> ra nhiều việc làm cho người lao động, cải<br /> thiện đời sống nhân dân, mở rộng và tăng<br /> cường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền<br /> trong nước, giữa nước ta với các nước trên<br /> thế giới...*<br /> Để phát triển du lịch, ngoài yếu tố tài nguyên<br /> du lịch, chính sách của Nhà nước, vốn đầu tư<br /> cơ sở vật chất kỹ thuật... thì việc đào tạo<br /> nguồn nhân lực cho Ngành để nhanh chóng<br /> có một đội ngũ những người làm du lịch có<br /> nghề, giỏi nghề là việc cấp thiết và có tầm<br /> quan trọng hàng đầu. Vậy thực trạng năng lực<br /> và kết quả đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho<br /> Vùng trung du- miền núi Bắc Bộ hiện nay<br /> như thế nào? Cần có những giải pháp gì để<br /> đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân<br /> lực du lịch cho các địa phương và doanh<br /> nghiệp trên địa bàn này? Đó là vấn đề chúng<br /> tôi muốn đề cập trong bài viết.<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0912580531; Email: nqtientn@yahoo.com.vn<br /> <br /> Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ<br /> (TDMNBB) theo Quyết định số 91/2008/QĐBVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của<br /> Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch<br /> (phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du<br /> lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm<br /> 2020) gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng<br /> Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang,<br /> Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,<br /> Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình[1], có<br /> diện tích hơn 95.460 km2 và số dân trên<br /> 11,064 triệu người (kết quả tổng điều tra dân<br /> số 01- 4- 2009 do Tổng cục thống kê công<br /> bố), chiếm khoảng 28,8% diện tích tự nhiên<br /> và gần 12,9% dân số cả nước. Đây là một<br /> trong 7 vùng du lịch của đất nước, có tiềm<br /> năng, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn<br /> rất phong phú, đa dạng, bao gồm: các vườn<br /> quốc gia (Hoàng Liên Sơn, Ba Bể...), các thác<br /> nước (Bản Giốc...), các hồ lớn trên núi (Núi<br /> Cốc, Ba Bể, Cẩm Sơn, Thác Bà...), nhiều đảo<br /> trên hồ, hang động, cổng trời, cao nguyên đá,<br /> rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử (Điện<br /> Biên Phủ, Nhà tù Sơn La, Đền Hùng, An toàn<br /> khu Định Hóa, Tân Trào, hang Pác Bó...), các<br /> di tích văn hóa, lễ hội và phong tục tập quán<br /> của gần 40 dân tộc anh em. Khu vực này có<br /> thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái,<br /> lịch sử- văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao mạo<br /> hiểm và du lịch quá cảnh. Tại đây sẽ hình<br /> thành các khu du lịch quốc gia có vai trò động<br /> 41<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quốc Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> lực thúc đẩy phát triển du lịch Vùng<br /> TDMNBB như: Pác Bó, Bản Giốc (Cao Bằng);<br /> Ba Bể (Bắc Kạn); Điện Biên Phủ, Pá KhoangMường Phăng (Điện Biên); Sa Pa (Lào Cai);<br /> Thác Bà (Yên Bái); Hồ Hòa Bình (Hòa Bình);<br /> Đền Hùng (Phú Thọ); ATK (Thái Nguyên,<br /> Tuyên Quang, Bắc Kan); Định Hóa (Thái<br /> Nguyên ), Mộc Châu (Sơn La). Mục tiêu phát<br /> triển du lịch của Vùng theo Quy hoạch là: Phấn<br /> đấu đến năm 2020 khách du lịch quốc tế đạt<br /> khoảng 1.600.000 lượt người, khách du lịch nội<br /> địa đạt khoảng 12.500.000 lượt người với thu<br /> nhập du lịch khoảng 1.300 triệu USD[1].<br /> Thực hiện được mục tiêu đó, ngành Du lịch<br /> vùng TDMNBB cần phải có một lực lượng<br /> lớn lao động qua đào tạo nghiệp vụ. Theo dự<br /> báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch,<br /> thì số lao động trong Ngành phải qua đào tạo<br /> nghiệp vụ ở Khu vực năm 2011 là 27.330<br /> người, hàng năm tăng thêm từ 2.480 đến<br /> 3.280 người, đến năm 2015 số lao động phải<br /> được đào tạo nghiệp vụ lên tới 38.510 người<br /> và đến 2020 con số này là 60.000 người.<br /> Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch nêu<br /> trên chỉ có thể được đáp ứng tốt qua hoạt<br /> động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo<br /> <br /> 81(05): 41 - 44<br /> <br /> với sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan<br /> quản lý Ngành ở trung ương và địa phương<br /> cùng sự ủng hộ thiết thực của các doanh<br /> nghiệp du lịch trên địa bàn. Vụ Đào tạo Bộ<br /> Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng với các cơ<br /> sở đào tạo của Bộ và của các bộ ngành khác<br /> có đào tạo về khách sạn - du lịch trên địa bàn<br /> khu vực này đã có nhiều giải pháp để mở<br /> rộng ngành, nghề và quy mô đào tạo nhằm<br /> đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào<br /> tạo của các cơ quan, đơn vị trong ngành Du<br /> lịch ở đây. Song, qua nghiên cứu thực tế,<br /> chúng tôi thấy năng lực và kết quả đào tạo<br /> nguồn nhân lực du lịch của các cơ sở đào tạo<br /> trên địa bàn Vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ<br /> hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lao<br /> động qua đào tạo của Vùng.<br /> Theo thống kê của Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa,<br /> Thể thao và Du lịch, thì hiện nay trên địa bàn<br /> Vùng có 17 cơ sở tham gia đào tạo nguồn nhân<br /> lực du lịch, gồm 01 trường đại học, 12 trường<br /> cao đẳng, 04 trường trung cấp (xem biểu).Tuy<br /> nhiên, ngoài Trường Cao đẳng Thương mại<br /> và Du lịch - Bộ Công Thương đào tạo tất cả<br /> các chuyên ngành, nghề có trong ngành du<br /> lịch và có số lượng học sinh, sinh viên<br /> (HSSV) tương đối lớn, thì phần lớn các<br /> <br /> Cơ sở đào tạo du lịch Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ<br /> TỈNH<br /> 1. Hòa Bình<br /> 2. Sơn La<br /> 3. Điện Biên<br /> 4. Lai Châu<br /> 5. Lào Cai<br /> 6. Yên Bái<br /> 7. Phú Thọ<br /> 8. Hà Giang<br /> 9.Tuyên Quang<br /> 10. Cao Bằng<br /> 11. Bắc Kạn<br /> 12.Thái Nguyên<br /> <br /> 13. Lạng Sơn<br /> <br /> CƠ SỞ ĐÀO TẠO<br /> Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Cao đẳng Văn hóa nghệ<br /> thuật Tây Bắc<br /> Cao đẳng Sơn La<br /> Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; Cao đẳng Sư<br /> phạm Điện Biên<br /> <br /> GHI CHÚ<br /> 02 trường cao đẳng<br /> 01 trường cao đẳng<br /> 2 trường cao đẳng<br /> <br /> Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật<br /> Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch Yên Bái<br /> Cao đẳng Hóa chất; Đào tạo nghề: Trường Cao đẳng<br /> Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ<br /> <br /> 01 trường trung cấp<br /> 01 cao đẳng<br /> 02 cao đẳng<br /> <br /> Đại học KT&QTKD; Cao đẳng Công nghiệp thực<br /> phẩm; Cao đẳng Thương mại và du lịch; Cao đẳng<br /> VHNT Việt Bắc<br /> Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Trung cấp kinh tế Lạng<br /> sơn; Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn<br /> <br /> 01 trường đại học,<br /> 03 trường cao đẳng<br /> <br /> 14. Bắc Giang<br /> Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang<br /> Nguồn: Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch<br /> <br /> 01 trường cao đẳng<br /> (chuyên nghiêp),<br /> 2 trường trung cấp<br /> 1 trường trung cấp<br /> <br /> 42<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quốc Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> trường còn lại mới chỉ đào tạo một vài chuyên<br /> ngành thuộc ngành học QTKD (Nhà hàng,<br /> Khách Sạn, Lữ hành) hoặc ngành Việt Nam<br /> học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) hoặc<br /> ngành Văn hóa (chuyên ngành Văn hóa du<br /> lịch)[2] với số lượng HSSV rất khiêm tốn,<br /> thậm chí có trường chỉ 20 - 30 HSSV/ khóa<br /> học. Với ngành nghề và quy mô đào tạo như<br /> thế, thì số HSSV tốt nghiệp các trường này và<br /> số lao động trong Ngành được đào tạo, bồi<br /> dưỡng ( kể cả đào tạo nghề ngắn hạn dưới 03<br /> tháng) hàng năm còn thấp xa so với nhu cầu<br /> sử dụng lao động qua đào tạo của Ngành trên<br /> địa bàn Khu vực. Thực trạng này đặt ra ba câu<br /> hỏi cần được giải đáp:<br /> 1- Tại sao nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực<br /> của ngành Du lịch rất lớn, nhưng các trường<br /> đào tạo về du lịch vẫn khó tuyển sinh? Phải<br /> chăng nhận thức của nhiều doanh nghiệp và<br /> của xã hội về tầm quan trọng của ngành Du<br /> lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho<br /> ngành Du lịch vẫn còn bất cập? Phải chăng<br /> việc quảng bá tuyên truyền về ngành nghề đào<br /> tạo chưa đủ? Phải chăng chất lượng đào tạo<br /> chưa cao và việc sử dụng lao động qua đào tạo<br /> chưa được các doanh nghiệp coi trọng?...<br /> 2- Làm thế nào để các em yêu thích và sẵn<br /> sàng theo học các nghề xã hội có nhu cầu rất<br /> cao, nhưng lại ít người học như Kỹ thuật chế<br /> biến sản phẩm ăn uống?<br /> 3- Làm thế nào để tăng cường hợp tác giữa<br /> nhà trường và các sở quản lý Ngành, các<br /> doanh nghiệp trên địa bàn Khu vực trong việc<br /> đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực<br /> du lịch cho từng địa phương và cơ sở?<br /> Nhằm góp phần giải đáp những câu hỏi trên,<br /> chúng tôi có ý kiến sau: Du lịch là một ngành<br /> dịch vụ xã hội điển hình, phục vụ du khách ăn<br /> uống, nghỉ ngơi, tham quan các danh lam<br /> thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa và vui<br /> chơi, giải trí...Vì thế, yếu tố thu hút, thỏa mãn<br /> nhu cầu và để lại ấn tượng tốt đẹp trong du<br /> khách, ngoài chất lượng của những sản phẩm<br /> hàng hóa hữu hình, chính là yếu tố cơ sở vật<br /> chất kỹ thuật và con người phục vụ. Trong đó,<br /> yếu tố con người có tầm quan trọng hàng đầu.<br /> Người lao động trong ngành Du lịch, nhất là<br /> cán bộ, nhân viên phục vụ ở các nhà hàng,<br /> khách sạn, những hướng dẫn viên... ngoài cái<br /> <br /> 81(05): 41 - 44<br /> <br /> đẹp về hình thể, trang phục, phải có cái đẹp<br /> về tâm hồn, đặc biệt là việc giao tiếp, ứng xử<br /> có văn hóa, phù hợp với từng loại du khách.<br /> Hơn thế, người trực tiếp phục vụ khách ăn,<br /> nghỉ, tham quan, vui chơi...phải nắm vững<br /> kiến thức và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp<br /> (tính chuyên nghiệp cao) mới có thể phục vụ<br /> tốt khách hàng, chiếm được tình cảm, niềm<br /> tin của khách và để lại ấn tượng tốt đẹp trong<br /> họ. Muốn vậy, những người lao động này<br /> phải được tuyển chọn và đào tạo tốt. Song<br /> trên thực tế hiện nay, tỷ lệ cán bộ, nhân viên,<br /> nhất là nhân viên trực tiếp phục vụ khách ở<br /> các cơ sở kinh doanh trong Ngành, đã qua đào<br /> tạo còn thấp. Một số đáng kể chủ doanh<br /> nghiệp (chủ nhà hàng, nhà nghỉ...) chưa nhận<br /> thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nhân<br /> viên qua đào tạo, kết hợp với tính cạnh tranh<br /> về chất lượng dịch vụ trên thị trường chưa<br /> cao, dẫn đến lối kinh doanh “ăn sổi”, đề cao<br /> lợi nhuận trước mắt, không chú trọng sự phát<br /> triển bền vững lâu dài, nên đã chủ động thuê<br /> mướn, sử dụng số lượng lớn người lao động<br /> chưa qua đào tạo để trả tiền lương, tiền công<br /> thấp và dễ thay đổi khi cần thiết. Điều này đã<br /> dẫn tới chất lượng dịch vụ kém, chẳng những<br /> để tiếng xấu cho các cơ sở kinh doanh đó, mà<br /> còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình<br /> ảnh chung của ngành Du lịch Việt Nam.<br /> Để khắc phục tình trạng trên, tăng nhanh số<br /> lượng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi<br /> dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho Vùng,<br /> chúng tôi mạnh dạn đề nghị với các cơ quan<br /> quản lý ngành Du lịch các cấp và các cơ sở<br /> kinh doanh trong Ngành như sau:<br /> Một là, các cơ sở kinh doanh phải nhận thức<br /> rõ việc sử dụng lao động qua đào tạo để nâng<br /> cao chất lượng dịch vụ chẳng những là việc<br /> cần thiết để thu hút khách hàng, nâng cao hiệu<br /> quả kinh doanh của chính doanh nghiệp, mà<br /> còn là trách nhiệm đối với ngành Du lịch, với<br /> đất nước. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp<br /> cần có những giải pháp chủ động, tích cực để<br /> nâng cao tỷ lệ cán bộ, nhân viên qua đào tạo<br /> nghề nghiệp của doanh nghiệp mình.<br /> Hai là, việc sử dụng lao động, nhất là cán bộ<br /> nhân viên trực tiếp phục vụ trong các cơ sở<br /> kinh doanh nhà hàng ăn uống, khách sạn... có<br /> 43<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quốc Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> liên quan trực tiếp tới chất lượng phục vụ<br /> khách hàng, lợi ích người tiêu dùng, uy tín,<br /> hình ảnh của doanh nghiệp và của Ngành, nên<br /> phải được quản lý chặt chẽ. Nhà nước (trực<br /> tiếp là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cần<br /> có quy định mang tính pháp quy về tiêu chuẩn<br /> người lao động trong các cơ sở kinh doanh<br /> của Ngành như phải có sức khỏe, không bệnh<br /> tật truyền nhiễm, ngoại hình khá và phải qua<br /> đào tạo nghề ít nhất từ 3 tháng trở lên (cấp<br /> chứng chỉ), coi đó là một trong những điều<br /> kiện kinh doanh bắt buộc (tương tự như kinh<br /> doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...). Có<br /> như vậy mới sớm tạo ra được đội ngũ nhân<br /> viên chuyên nghiệp ở các đơn vị kinh doanh<br /> trong Ngành và mới thực hiện được văn minh<br /> thương mại dịch vụ. Điều này được nhiều<br /> nước trên thế giới như Cộng hòa Liên bang<br /> Đức, Pháp, Mỹ... đã thực hiện từ lâu.<br /> Ba là, cần tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát<br /> của các cơ quan quản lý Ngành các cấp về việc<br /> thực hiện các điều kiện kinh doanh, nhất là<br /> điều kiện về người lao động được đào tạo, sức<br /> khỏe của họ... để đảm bảo tính chuyên nghiệp<br /> trong phục vụ và lợi ích người tiêu dùng.<br /> Bốn là, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan<br /> quản lý ngành Du lịch với các cơ quan quản<br /> lý Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo (Bộ, Sở<br /> Giáo dục Đào tạo) và dạy nghề (Bộ, Sở<br /> LĐTB&XH) các cấp để tăng cường kiểm tra,<br /> phát hiện và loại bỏ những cơ sở đào tạo<br /> không đủ điều kiện (đội ngũ giáo viên, cơ sở<br /> vật chất kỹ thuật) đào tạo các ngành nghề về<br /> kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú, hướng<br /> <br /> 81(05): 41 - 44<br /> <br /> dẫn du lịch... nhằm đảm bảo chất lượng đào<br /> tạo nguồn nhân lực cho Ngành.<br /> Năm là, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa<br /> các cơ sở kinh doanh trong Ngành với các cơ<br /> sở đào tạo nguồn nhân lực về du lịch để gắn<br /> kết giữa đào tạo với sử dụng người lao động.<br /> Trong mối quan hệ đó, các cơ sở kinh doanh<br /> sẽ cung cấp địa bàn thực tế, thực hành, thực<br /> tập cho học sinh, sinh viên, còn các nhà<br /> trường sẽ tìm hiểu nhu cầu, lắng nghe và tiếp<br /> thu ý kiến của các doanh nghiệp để đổi mới,<br /> hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình,<br /> phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật<br /> và đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất<br /> lượng, hiệu quả đào tạo và đáp ứng tốt hơn<br /> nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo ở các<br /> trình độ khác nhau của các doanh nghiệp...<br /> Thực hiện được những giải pháp nêu trên,<br /> chúng ta có thể tin tưởng rằng sự nghiệp đào<br /> tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch trên<br /> địa bàn trung du, miền núi phía Bắc cũng như<br /> trên phạm vi cả nước sẽ phát triển mạnh mẽ<br /> và đạt kết quả tốt.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quyết định<br /> số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm<br /> 2008 của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL phê duyệt<br /> Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng trung<br /> du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.<br /> [2]. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Kỷ yếu Hội<br /> thảo quốc gia lần thứ II “Đào tạo nhân lực du lịch<br /> theo nhu cầu xã hội”(gồm Báo cáo và Tập hợp<br /> tham luận), tài liệu do Bộ Văn hóa Thể thao và Du<br /> lịch phát hành, tháng 8-2010.<br /> <br /> SUMMARY<br /> WORKING OF TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCESIN NORTHERN<br /> MOUNTAINOUS MIDLAND AND QUESTION SHOUL BE ANSWERED<br /> Nguyen Quoc Tien* - College of Trade and Tourism<br /> Training human resources for tourism development of tourist activities in the northern<br /> mountainous midland - one of seven regional tourism potential of our country is an urgent<br /> requirement. Currently, the demand for trained workers to the training needs of tourism human<br /> resources in this area is very large, but the real situation and the capacity of training results in the<br /> area are also far lower than the needs of local and regional enterprises. So, how to promote human<br /> resources training and tourism for the region? This paper has analyzed and proposed solutions in<br /> order to promote training to meet human resources needs of the local tourism and businesses here.<br /> Keywords: Training of human resources in tourism; tourism region; tourism human resources;<br /> tourism regions; the northern mountainous midland<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912580531; Email: nqtientn@yahoo.com.vn<br /> <br /> 44<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2