intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng hiện nay

Chia sẻ: ViUzumaki2711 ViUzumaki2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy học tập các môn lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng hiện nay

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 105-113<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0033<br /> <br /> CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP LÍ LUẬN<br /> CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG HIỆN NAY<br /> Nguyễn Hồng Quý<br /> Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh<br /> Tóm tắt. Công tác lí luận nói chung, công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo lí luận<br /> chính trị nói riêng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội, góp phần vào quá trình ổn<br /> định xã hội, đồng thuận về tư tưởng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ chế<br /> độ, tham mưu, hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển<br /> đất nước. Đội ngũ làm công tác lí luận chính trị là những người tiên phong trong việc phổ<br /> biến thế giới quan khoa học và lí tưởng dân chủ, nhân văn, sáng tạo nên nhiều sản phẩm có<br /> giá trị được xã hội thừa nhận, đánh giá tích cực. Bài viết đề cập đến công tác nghiên cứu<br /> và hoạt động giảng dạy học tập các môn lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng<br /> hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này.<br /> Từ khóa: Chủ nghĩa Mác – Lênin; Đổi mới ; Đội ngũ giảng viên; Giảng viên; Lí luận chính<br /> trị; Tư tưởng Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Lí luận chính trị ở nước ta hiện nay được hiểu là hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ<br /> nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,<br /> chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với những tinh hoa tư tưởng chính trị của<br /> dân tộc và nhân loại. Lí luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu về lí luận và thực<br /> tiễn chính trị của giai cấp trong công cuộc đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền nhà nước,<br /> nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ<br /> của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội<br /> chủ nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br /> Chính vì vậy, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lí luận chính trị trong các trường đại<br /> học và cao đẳng ở nước ta hiện nay là một thể thống nhất, không thể tách rời.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> Giáo dục đại học nằm trong hệ thống nền giáo dục quốc dân, có “vị trí đặc biệt” và “tính<br /> đặc thù riêng” của nó. Sở dĩ nói là vị trí đặc biệt bởi đại học là đỉnh tháp của hệ thống cấp bậc đào<br /> tạo, với sứ mệnh là đào tạo chuyên gia, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính<br /> đặc thù riêng của giáo dục đại học là giảng dạy, học tập ở bậc đại học gắn liền với việc nghiên cứu<br /> khoa học. Giảng viên đại học chỉ đúng nghĩa nếu họ đứng trên bục giảng với tư cách “nhà khoa<br /> Ngày nhận bài: 10/10/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016.<br /> Liên hệ: Nguyễn Hồng Quý, e-mail: hongquyvnuhcm@gmail.com<br /> <br /> 105<br /> <br /> Nguyễn Hồng Quý<br /> <br /> học” nếu họ tiến hành hoạt động dạy học như công việc nghiên cứu khoa học thực sự, đồng nhất<br /> và thống nhất. Môi trường giáo dục đại học phải là môi trường của tư tưởng học thuật, văn hóa,<br /> phản ánh và thể hiện đươc tinh hoa trí tuệ của đất nước, của quốc gia dân tộc. Việt Nam đang ngày<br /> càng hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong đó có cả hội nhập về khoa học - công nghệ giáo dục đào tạo. . . bởi đây là những lĩnh vực then chốt, được coi là nền tảng để thúc đẩy kinh tế<br /> phát phát triển đã được không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay coi là quốc<br /> sách quan trọng hàng đầu. Giáo dục đại học (gồm cả sau đại học) phải nỗ lực vượt bậc, tiến kịp<br /> mặt bằng chung của khu vực, quốc tế và thế giới, xứng đáng là diện mạo trí tuệ, tinh thần của dân<br /> tộc có truyền thống văn hóa và văn hiến ngàn năm.<br /> Trong những năm vừa qua, dưới ánh sáng của lí luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh<br /> và đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những thành tựu to lớn có<br /> ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay “nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, đan<br /> xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế với nhiều<br /> nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối<br /> sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí còn nghiêm<br /> trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn<br /> biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn<br /> lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước<br /> ta” [1; 29].<br /> Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng là:<br /> “công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm<br /> quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến lược, tính<br /> thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế, thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm<br /> mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. . . cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức<br /> Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa<br /> cao. . . ” [2; 172-173].<br /> Trong khi khẳng định những kết quả tích cực của công tác lí luận trong những năm đổi mới<br /> vừa qua, Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lí luận đã chỉ rõ “công tác lí luận<br /> còn những hạn chế, khuyết điểm. Nhìn chung, lí luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên<br /> cứu lí luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn. Nghiên cứu về tình hình thế giới, khu vực và<br /> vấn đề thời đại chưa sâu sắc, toàn diện. Kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng<br /> Hồ Chí Minh còn dàn trải, tính hệ thống chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực<br /> tiễn đang đặt ra. . . đội ngũ cán bộ lí luận đông, nhưng không mạnh. . . công tác tuyên truyền, giáo<br /> dục, bồi dưỡng lí luận chính trị còn hạn chế về chất lượng, trùng lắp về nội dung, chương trình<br /> giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp. . . ” [3; 2].<br /> Như vậy, thực tiễn đổi mới và hội nhập quốc tế đang đặt ra những vấn đề cấp bách, đòi<br /> hỏi công tác lí luận (nhất là hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập lí luận chính trị) trong<br /> các trường đại học, cao đẳng hiện nay phải có bước chuyển mình để đáp ứng thực tiễn. Kết luận<br /> 94-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo<br /> dục quốc dân đã nhấn mạnh: “Đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc<br /> dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác<br /> – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời<br /> sống xã hội” [4; 1]. Muốn vậy, trước hết phải “xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lí luận chính<br /> trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây<br /> là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lí luận chính trị trong nhà<br /> trường” [5; 2].<br /> <br /> 106<br /> <br /> Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học...<br /> <br /> Lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn cách mạng đã xác định tính quy luật của quá<br /> trình lí luận tác động đến thực tiễn để hiện thực hóa lí luận: Lí luận phải phản ánh đúng quy luật<br /> phát triển khách quan của xã hội và nhu cầu, lợi ích của quần chúng; Lí luận phải được thâm nhập<br /> vào quần chúng để trở thành tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí cải tạo hiện thực của quần chúng;<br /> Lí luận phải thể hiện mình trong mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch và phương pháp hoạt<br /> động của quần chúng; Tổ chức hoạt động thực tiễn của quần chúng để thực hiện hóa lí luận [6,<br /> tr.289] . Tương ứng với 4 tính quy luật của quá trình tác động nói trên, công tác lí luận chính trị ở<br /> các trường đại học, cao đẳng bao gồm 3 hình thức hoạt động cơ bản: Hoạt động nghiên cứu lí luận<br /> chính trị; Hoạt động giảng dạy lí luận chính trị; Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng.<br /> <br /> 2.1.<br /> <br /> Hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị<br /> <br /> Hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục tồn tại và có những bước phát triển mới nhờ quá<br /> trình “tự điều chỉnh” trong quá trình vận động và phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội vẫn<br /> chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng; toàn cầu hóa vừa mang yếu tố tích cực, vừa mang yếu tố tiêu cực<br /> đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu; cuộc cách<br /> mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão làm cho tri thức khoa học trở thành lực lượng<br /> sản xuất trực tiếp và trở thành động lực của kinh tế tri thức; công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế<br /> ở nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. . . Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước<br /> nhiều nguy cơ và thách thức lớn, trong đó “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong<br /> khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của<br /> một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm<br /> trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình” [7, tr.184-185]<br /> Trong bối cảnh nói trên, cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị ở các<br /> trường đại học, cao đẳng nhằm tìm ra những bước đi mới, những hình thức mới cho phù hợp với<br /> xu thế hội nhập phát triển của đất nước, đảm bảo theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù<br /> hợp với tình hình mới hiện nay, hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị ở các trường đại học, cao<br /> đẳng cần tập trung vào những vấn đề sau:<br /> Một là, nghiên cứu và đúc kết những giá trị cơ bản, bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin,<br /> tư tưởng Hồ Chí Minh.<br /> Giá trị cơ bản, bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là ở sự chân thực về khoa học,<br /> tính cách mạng của nó với mục đích giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp<br /> bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân văn và nhân đạo. Bất chấp<br /> thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh<br /> liệt của mình; với “linh hồn sống” là phép biện chứng duy vật, với “hòn đá tảng kinh tế” là học<br /> thuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ đại duy vật về lịch sử mà nội dung cơ bản là lí thuyết<br /> hình thái kinh tế - xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân... Một nguyên lí này hay một quan<br /> điểm nào đó,. . . của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể bị thực tiễn vượt qua, nhưng về tổng thể, với tư<br /> cách là học thuyết cách mạng và khoa học thì nó không mất đi, mà ngược lại, nó còn sống mãi với<br /> thời gian.<br /> Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nặng nề, không ít nhà xã hội học, nhà<br /> tư tưởng, trong đó có cả những học giả tư sản và đại diện của giới tư sản, đã trở lại với chủ nghĩa<br /> Mác - Lênin, mà thực chất là trở lại với những nguyên lí căn bản trong quản lí kinh tế - xã hội của<br /> học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Điều đó càng chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lênin cho đến nay vẫn là<br /> đỉnh cao của trí tuệ loài người. Cho dù có phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện (đây là điều tất yếu)<br /> thì những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện hiện nay vẫn giữ nguyên giá<br /> trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao<br /> động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Việc các thế lực thù<br /> 107<br /> <br /> Nguyễn Hồng Quý<br /> <br /> địch càng ra sức bài bác chủ nghĩa Mác - Lênin thì càng chứng tỏ tính đúng đắn, tính khoa học và<br /> tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.<br /> Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách<br /> mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này<br /> đến thắng lợi khác. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua<br /> Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định:<br /> Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho<br /> hành động. . . . Và qua các kì đại hội, Đảng ta vẫn nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây<br /> dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin,<br /> tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là những kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử<br /> của Đảng và cách mạng Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay.<br /> Đó là quyết định có tầm lịch sử quan trọng, thể hiện bước tiến trong tư duy lí luận của Đảng ta.<br /> Đương nhiên, nói kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều,<br /> áp dụng một cách máy móc mà phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể; Kiên định<br /> chủ nghĩa Mác - Lênin là kiên định những nguyên tắc lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa<br /> Mác - Lênin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết; đồng thời phải biết vận<br /> dụng và phát triển sáng tạo nó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng tuyên bố: Học thuyết của các<br /> ông không phải là học thuyết nhất thành bất biến mà là học thuyết về sự phát triển, học thuyết của<br /> sự phát triển. Và, V.I.Lênin cũng đã từng nhắc nhở: “Chúng ta không hề coi lí luận của Mác như<br /> là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lí luận đó chỉ đặt<br /> nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi<br /> mặt, nếu như họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”.<br /> Hai là, nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội hiện thực, đồng thời<br /> nghiên cứu làm sáng tỏ mô hình, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã<br /> hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br /> Đứng trước những thay đổi của chủ nghĩa tư bản, nhiều người cho rằng xã hội tư bản hiện<br /> nay không còn giống xã hội tư bản thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX như C. Mác – Ph.Ăngghen và<br /> V.I.Lênin mô tả nữa. Người ta tuyên bố học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã cáo chung và<br /> rằng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một bước mới và không còn là nó nữa.<br /> Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý là chúng ta chưa đánh giá hết khả năng co giãn của<br /> cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản<br /> hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu hoá sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều<br /> tiết của tư bản tư nhân đối với các quá trình kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư<br /> sản thông qua công cụ luật pháp - hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng. Vì vậy, khi đánh<br /> giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai mặt. Một mặt, đúng là những khuyết tật của nó,<br /> những mâu thuẫn của nó, những cặn bã của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát<br /> triển và tự cải tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ.<br /> Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội hiện thực với quá trình ra đời, tồn tại, phát triển và khủng<br /> hoảng, suy thoái cũng như sự xuất hiện mới những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa trên thế giới<br /> hiện nay đòi hỏi phải xem xét, đánh giá về tính chất của thời đại ngày nay. Triển vọng của chủ<br /> nghĩa xã hội được biểu hiện là khả năng phục hồi của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới sau<br /> thời kì khủng hoảng, suy thoái. . . Cơ sở khoa học của các dự báo về chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ<br /> bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa xã tư bản. Sự tồn tại của chủ nghĩa<br /> tư bản là một thực tế nhưng bản thân của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng đang khủng hoảng. Mặt<br /> khác, các trào lưu, xu hướng mới của chủ nghĩa xã hội thế giới đã và đang chứng minh sức sống<br /> của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới.<br /> <br /> 108<br /> <br /> Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học...<br /> <br /> Chủ nghĩa xã hội hiện thực phải được nhìn nhận trong tính đa dạng, phong phú, sinh động<br /> của thực tiễn mà quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng chỉ dẫn. Ngày nay quan niệm đúng<br /> đắn phù hợp về chủ nghĩa xã hội phải là sự kết hợp những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin<br /> với những giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống vốn có của từng quốc gia dân tộc đặt trong bối<br /> cảnh của xã hội đương đại. Sự khôi phục phát triển đa dạng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa<br /> phụ thuộc rất lớn vào sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lí luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và<br /> về xây dựng chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản, của đảng công nhân, đảng cánh tả trên thế giới<br /> trong điều kiện hiện nay. Nghiên cứu, đánh giá về chủ nghĩa xã hội hiện thực và về những mô hình<br /> xã hội xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay là vấn đề lớn. Nó đòi hỏi vừa phải có nhãn quan khoa<br /> học, tầm nhìn thực tiễn sâu rộng.<br /> Ba là, nghiên cứu một cách có hệ thống đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br /> Trong đó, đặc biệt chú trọng đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa –<br /> hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội<br /> chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm<br /> đà bản sắc dân tộc.<br /> Bốn là, nghiên cứu về con người Việt Nam, hệ thống giá trị truyền thống dân tộc để “chăm<br /> lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước,<br /> lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức,<br /> ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn<br /> hóa dân tộc” [8, tr.4].<br /> Năm là, nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy,<br /> học tập lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng phù hợp với đối tượng học tập và đáp ứng<br /> yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong điều kiện mới. Đồng thời nghiên cứu đổi mới phương thức<br /> trong cuộc đấu tranh về tư tưởng, lí luận chính trị hiện nay để bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và chống “diễn biến hòa bình”,<br /> “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để công tác nghiên cứu lí luận chính trị có hiệu quả, các trường<br /> đại học, cao đẳng cần phải có kế hoạch, có lộ trình cụ thể để xây dựng chương trình nghiên cứu lí<br /> luận chính trị với các đề tài khoa học cụ thể và bố trí nguồn kinh phí tương ứng.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Hoạt động giảng dạy và học tập lí luận chính trị<br /> <br /> Giảng dạy và học tập lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng là hoạt động đưa tri<br /> thức lí luận chính trị “thâm nhập vào quần chúng”, góp phần hình thành tư tưởng, niềm tin, ý chí<br /> cách mạng của quần chúng để chuyển hóa lí luận thành lực lượng vật chất cải tạo hiện thực. Do đó,<br /> đội ngũ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị là những người tiên phong trong việc phổ biến thế<br /> giới quan khoa học và lí tưởng dân chủ, nhân văn, sáng tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị, được xã<br /> hội thừa nhận, được đánh giá tích cực.<br /> Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, chúng ta phải thừa nhận một cách thẳng thắn rằng<br /> công tác giảng dạy học tập lí luận chính trị còn nhiều bất cập, chất lượng dạy và học các môn lí<br /> luận chính trị hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng đang có dấu hiệu suy giảm, công tác định<br /> hướng, tổ chức, quản lí chưa đáp ứng tốt những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới chất lượng và mục<br /> tiêu giáo dục, chưa tạo được sự kết nối giữa người dạy và người học, giữa những nội dung trong<br /> sách với thực tiễn cuộc sống. Những mâu thuẫn và bất cập trong chương trình, giáo trình, chất<br /> lượng đội ngũ giảng viên dạy các môn lí luận chính trị. . . ngày càng trở nên gay gắt.<br /> Hiểu một cách tổng thể, trong bối cảnh hiện nay, tri thức lí luận chính trị cần được giảng<br /> dạy và học tập ở các trường đại học, cao đẳng bao gồm: Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh; Cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Giá trị truyền thống<br /> dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.<br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2