intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác xã hội ở Việt Nam - Lịch sử phát triển và triển vọng

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

The paper talking about briefly history of social work in Vietnam, process from traditional society to professional social work as present- opinions and practice of Vietnamese people on social work; Analysis some issues of social work in Vietnam in the World context. The paper also address on training of social work in the universities, especially in Thang Long University and it’s perspective.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác xã hội ở Việt Nam - Lịch sử phát triển và triển vọng

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN<br /> VÀ TRIỂN VỌNG<br /> GS. TS. Lê Thị Quý<br /> Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long<br /> Abstract: The paper talking about briefly history of social work in Vietnam, process<br /> from traditional society to professional social work as present- opinions and practice of<br /> Vietnamese people on social work; Analysis some issues of social work in Vietnam in the<br /> World context. The paper also address on training of social work in the universities,<br /> especially in Thang Long University and it’s perspective.<br /> 1. Lược sử phát triển ngành CTXH Việt Nam:<br /> Mỗi một ngành khoa học đều có lịch sử phát triển của mình nhưng lịch sử đó được thể<br /> hiện thế nào trong tài liệu thì rất khác nhau. Chẳng hạn, ở Việt Nam, các ngành Lịch sử, Văn<br /> học, Ngôn ngữ, Dân tộc học, Nghệ thuật thì tài liệu tương đối phong phú còn một số ngành<br /> mới như Triết học, Sinh vật học, Xã hội học thì không có. Ngành Công tác xã hội (CTXH)<br /> cũng là một ngành mới và cũng chưa có cuốn sách lịch sử nào về CTXH Việt Nam. Tuy<br /> nhiên, những hoạt động từ thiện đã được đề cập trong các giai đoạn phát triển lịch sử mà<br /> chúng tôi sưu tầm được khi người dân bị mất mùa, chiến tranh, thảm họa thiên tai, khủng<br /> hoảng gia đình…đã chỉ cho chúng ta thấy các hoạt động này là tiền thân của CTXH chuyên<br /> nghiệp ở nước ta. Thời Trần (1225-1400), quan điểm Nới sức dân, lấy dân kế sâu rễ bền gốc<br /> rất phổ biến trong triều đình. Điều đó đã quyết định những chính sách về an sinh xã hội, tạo<br /> sự an bình cho đời sống nhân dân, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh”. Sử chép:” Trần Thánh<br /> Tông (1258-1278) là một vị vua nhân từ độ lượng, hết lòng chăm lo việc nước. Về đối nội,<br /> nhà vua khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang điền trang thái ấp bằng cách chiêu tập<br /> những người nghèo đói lưu lạc, giúp họ an cư lạc nghiêp”( Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký).<br /> Chính điều này đã giúp cho quân dân đoàn kết ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông- Một<br /> đội quân có sức mạnh phi thường thời đó.<br /> Thời Lê, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quy trách nhiệm cho chính quyền địa<br /> phương và cả chính quyền trung ương phải hỗ trợ người dân khi họ bị đói kém, mất mùa hoặc<br /> gặp rủi ro. Một ví dụ : Luật Hồng Đức ( thế kỷ 15), điều 11,12 chương Hộ môn đã viết<br /> :”Những kẻ không ai nuôi dưỡng, quan sở tại có nhiệm vụ dựng lều nuôi dưỡng. Nếu ai<br /> không làm hoặc không làm tròn thì bị trừng trị bằng roi”.<br /> Dưới triều Gia Long (thế kỷ 18-19), ở kinh đô Huế đã thành lập các Dương tế sở để<br /> nuôi dưỡng người già , trẻ em. Nguồn thu từ ruộng công. Sau này các địa chỉ này gọi là các<br /> “Cô nhi viện” (Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn thị Kim Hoa đồng chủ biên, 2015)<br /> Trong thời thuộc Pháp (1862-1945), do ngành CTXH đang phát triển ở Pháp nên<br /> chính quyền thực dân đã cho thành lập 1 cô nhi viện theo hình mẫu Pháp ngoài ra còn có các<br /> trường mù Nguyễn Đình Chiểu, trường câm điếc Lái Thiêu. Các nhân viên CTXH được đào<br /> tạo từ Pháp hoặc các linh mục, các sơ. Đây có thể coi là giai đoạn đầu tiên của CTXH chuyên<br /> nghiệp ở nước ta.<br /> Năm1947, hội “Chữ thập đỏ” thành lập trường Caritas tại Sài Gòn. Những người học<br /> có thể từ vài tháng tới 2 năm. Sau khi tốt nghiệp, họ làm việc tại các trung tâm y tế, phòng xã<br /> hội, quân đội. Năm 1968, trường CTXH do bộ Xã hội được thành lập với hỗ trợ của UNDP.<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 351<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> Đến 1975, trường đào tạo được 300 cán bộ xã hội ( đến nay còn khoảng 40 người đang làm<br /> việc)<br /> Tại miền Bắc ( 1945-1975, do hoàn cảnh chiến tranh nên chính phủ kháng chiến ( sau<br /> này là chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) đã lập các hội “Giúp binh sỹ bị nạn”,<br /> động viên khuyến khích phụ nữ đan áo len ủng hộ các chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Các<br /> công tác trợ giúp, từ thiện được giao cho các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội<br /> nông dân, hội cựu chiến binh…Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi với các<br /> thương binh, gia đình liệt sỹ, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa… Sau ngày thống<br /> nhất ( 1975), chiến tranh đã không chỉ làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế mà còn phải giải<br /> quyết hậu quả quá lớn. Điều này khiến cho CTXH của đất nước thời kỳ này đã phải tập trung<br /> vào các vấn đề cấp bách nhất. Đó là :<br /> - Hỗ trợ trên 8,8 triệu người có công, chiếm gần 10% dân số, trong đó có 1.146.250<br /> liệt sĩ; trên 80.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; trên 800.000 thương binh, 1.253 Anh hùng<br /> Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động; 101.138 người giúp đỡ cách mạng; trên 200.000<br /> người bị địch bắt tù đày; khoảng hơn 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến...Hiện nay, hàng<br /> vạn người có công được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, hơn 6.000 Bà mẹ Việt<br /> Nam anh hùng còn sống được phụng dưỡng tới cuối đời. 5 năm qua (2010-2014), cả nước đã<br /> đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” gần 1.500 tỷ đồng, xây mới trên 55.600 nhà tình<br /> nghĩa, sửa chữa hơn 39.000 căn nhà.<br /> 2. Hoạt động CTXH hiện nay :<br /> Ngày 25 tháng 12 năm 2001, thủ tướng chính phủ ký phê duyệt Đề án phát triển nghề<br /> công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 ( Gọi tắt là Đề án 32). Bắt đầu từ đây đánh dấu bằng sự<br /> ra đời của CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam.<br /> Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, cả nước có hơn 9 triệu người nghèo, 7,5 triệu người<br /> cao tuổi, 5,4 triệu người khuyết tật, 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180.000 người<br /> nhiễm HIV, gần 170.000 người nghiện ma túy và hơn 15.000 người hoạt động mại dâm. Một<br /> nhận xét khác cho rằng : có tới hơn 40% dân số có nhu cầu CTXH. Điều này đặt ra những<br /> thách thức to lớn cho ngành CTXH Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Việt Nam<br /> có khoảng 63 Trung tâm bảo trợ xã hội ở tất cả các tỉnh thành của cả nước. Cả nước có hơn<br /> 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn<br /> (81,5%) chưa qua đào tạo. Tại TP.Hồ Chí Minh, nơi đi đầu về CTXH chuyên nghiệp trong cả<br /> nước, nơi có tiềm năng lớn nhất về nhân lực CTXH, có tới hơn 5.000 người làm việc trong<br /> lĩnh vực này, số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự<br /> do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện cũng lên tới gần chục nghìn người;<br /> số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới<br /> 162.000 người nhưng phần lớn cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về CTXH. Mặc dù còn<br /> rất trẻ nhưng ngành CTXH Việt Nam đang có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội và dần<br /> được xã hội công nhận. Có thể nói Việt Nam là một trong những nơi có nhiều điều kiện thực<br /> tế để phát triển ngành CTXH nhất thế giới.<br /> 3. Đào tạo nhân viên CTXH- Hiện thực và triển vọng:<br /> Năm 1992, lớp cử nhân CTXH đầu tiên đào tạo ở trường Đại học Mở thành phố Hồ<br /> Chí Minh; Sau đó, năm 1995 lớp cử nhân đầu tiên về CTXH với trẻ em tại đại học Khoa học<br /> xã hội và Nhân văn được tổ chức. Đến tháng 10/2014 bộ Giáo dục và Đào tạo phê chuẩn<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 352<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> chương trình khung CTXH trình độ đại học và cao đẳng. Hiện nay, cả nước có trên 30 trường<br /> đại học và gần 10 trường nghề đang đào tạo ngành CTXH ở nhiều cấp độ khác nhau như thạc<br /> sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo ngắn hạn.<br /> Từ năm 2011 -2015 bốn cơ sở được cấp phép đào tạo cao học CTXH. Đó là học viện<br /> hàn lâm KHXH Việt Nam, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, trường đại<br /> học Thăng Long, đại học Lao động- Xã hội ( Hà Nội ).<br /> Nguồn giáo viên và các nghiên cứu<br /> viên CTXH chủ yếu từ các ngành khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học, Giới.<br /> Bắt đầu có các tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo chuyên ngành CTXH từ nước ngoài trở về tham<br /> gia nghiên cứu và giảng dạy.<br /> Hiện nay, CTXH đang kết hợp kinh nghiệm của đất nước với lý thuyết CTXH phương<br /> Tây để nghiên cứu, giảng dạy. Các chương trình giảng dạy được thiết kế đã kết hợp các lý<br /> thuyết CTXH hiện đại với thực tiễn của đất nước ( Cả những vấn đề chung với những đặc thù)<br /> đã mang lại cho sinh viên những đam mê về một ngành khoa học mới.<br /> Tương lai, ngành CTXH sẽ phát triển mạnh ở nước ta và đóng góp tíc cực vào việc cải<br /> cách xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng hơn.<br /> 4. Chương trình đào tạo CTXH tại trường đại học Thăng Long Hà Nội<br /> 4. 1 Đào tạo đại học:<br /> Năm 2005 được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Thăng Long<br /> đã mở đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Công tác xã hội, và trở thành một trong mười<br /> một trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy ngành CTXH bậc đại học. Nhà<br /> trường đã có những cử nhân công tác xã hội đầu tiên trong cả nước vào năm học 2007-2008.<br /> Đến nay, quan điểm của Bộ môn là “Lấy sinh viên làm trụ cột” để thực hiện chương<br /> trình đào tạo phục vụ sinh viên, truyền thụ kiến thức và kỹ năng nghề cho các em. Bộ môn kỳ<br /> vọng các sinh viên khi ra trường có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề, yêu công bằng, yêu<br /> thương và tôn trọng mọi người, đặc biệt là người yếu thế trong xã hội, có tinh thần say mê<br /> nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu và thực hành công tác xã hội, có khả năng<br /> phát hiện và giải quyết những vấn đề xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi và nâng cao năng<br /> lực của người yếu thế, có khả năng đóng góp vào chính sách phát triển của đất nước.<br /> Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo đại học chuyên ngành Công tác xã hội của<br /> Trường Đại học Thăng Long hiện nay bao gồm 3 giáo sư, 3 tiến sỹ, 2 thạc sỹ và các giáo viên<br /> thỉnh giảng là các chuyên gia có kinh nghiệm từ các trường đại học, các bộ ngành và giáo<br /> viên nước ngoài.<br /> Giảng viên của Bộ môn vừa đảm đương công tác giảng dạy chuyên môn, vừa tham gia<br /> nghiên cứu các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường và các đề tại quốc tế. Các giảng viên<br /> còn tích cực đưa sinh viên đi thực tập tại các mạng lưới nghề nghiệp như Trung tâm CTXH<br /> Quảng Ninh, mạng Hành động vì Phụ nữ ( NEW), Viện nghiên cứu Giới và Phát triển (<br /> INGAD), Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển ( TaDri), Trung tâm Nắng Mai, Ngôi<br /> nhà bình yên, Hội Hồng thập tự, làng trẻ Hòa Bình ( Thanh Xuân), làng trẻ SOS Hà Nội,<br /> trường du lịch Hoa Sữa, Hội khuyết tật...Sinh viên còn được tham gia các câu lạc bộ trong và<br /> ngoài trường để chủ động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm học tập và giao lưu văn nghệ.<br /> Bộ môn Công tác xã hội đã và đang không ngừng cải thiện mọi điều kiện hỗ trợ sinh<br /> viên trong học tập. Bộ môn đã xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ ở các lĩnh vực<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 353<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> chuyên môn. Ngoài những môn bắt buộc, sinh viên sẽ lựa chọn chuyên môn mà mình quan<br /> tâm, yêu thích, và tham gia nghiên cứu khoa học. Quy chế đào tạo của trường theo học chế tín<br /> chỉ giúp cho sinh viên chủ động sắp xếp kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện<br /> cá nhân trong khuôn khổ chương trình của từng ngành. Với lợi thế của học chế tín chỉ cho 3<br /> kỳ học/năm, 9 tuần học/kỳ, tùy theo năng lực và nguyện vọng, sinh viên có thể học xong<br /> chương trình quy định và làm khóa luận.<br /> Bộ môn cũng thường xuyên xây dựng danh sách và tập hợp tư liệu, tài liệu, học liệu về<br /> công tác xã hội để phối hợp cùng với thư viện nhà trường cung cấp và thúc đẩy hoạt động đọc<br /> và nghiên cứu của sinh viên. Hiện tại Bộ môn đã đưa ra một danh mục tài liệu gồm hơn 1.000<br /> đầu sách (cả tiếng Việt và tiếng Anh ) từ các nguồn thư viện và phòng lưu trữ khác nhau về<br /> công tác xã hội .<br /> Môi trường đào tạo Công tác xã hội của trường Đại học Thăng Long cũng tạo điều<br /> kiện cho sinh viên được học tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác trong các ngôn ngữ phổ biến<br /> (Nhật, Pháp, Trung, Ý), cũng như được trang bị đầy đủ tri thức tin học, Internet.<br /> Sau 11 năm đào tạo chương trình cử nhân công tác xã hội, Bộ môn công tác xã hội<br /> trường Đại học Thăng Long đã có bảy khóa sinh viên ra trường. Sinh viên công tác xã hội khi<br /> hoàn thành đủ 110 tín chỉ được tham gia thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận.<br /> Trường đại học Thăng Long hiện nay là thành viên của Hiệp hội CTXH thế giới và<br /> Hiệp hội các trường đại học CTXH thế giới (IASSW); là 1 trong hai trường thành viên của<br /> Hiệp hội đào tạo CTXH châu Á – Thái Bình Dương (APASWE), thành viên của Hội Đào tạo<br /> Công tác xã hội Việt Nam.<br /> Bộ môn CTXH trường đại học Thăng Long đang có dự án đào tạo, trao đổi giáo viên<br /> và sinh viên trong giảng dạy và học tập với trường đại học Linneaus (Thụy Điển) trong 8<br /> năm. Sắp tới bộ môn còn có kế hoạch hợp tác với các trường Hàn Quốc, Philippine…<br /> 4.2. Đào tạo sau đại học :<br /> Hiện nay trường đại học Thăng Long đã dạy xong chương trình đào tạo thạc sỹ khóa<br /> đầu tiên và đang chuẩn bị cho sinh viên làm luận văn tốt nghiệp. Khóa thứ hai đã được tuyển<br /> sinh. Sau khóa đào tạo đầu tiên này, chúng tôi sẽ tổng kết và rút kinh nghiệm cho những khóa<br /> sau.<br /> 4.3. Các hoạt động đối ngoại :<br /> Trong hai ngày 18-19/ 1/2014, Trường Đại học Thăng Long Hà Nội đã phối hợp với<br /> Hiệp hội dạy nghề Công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội thế<br /> giới, Trường đại học Lao động xã hội, trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo quốc<br /> về “Nâng cao năng lực công tác xã hội tại Việt Nam”. Tham gia Hội thảo có 32 giáo sư, tiến<br /> sỹ đầu nghành đại diện cho 5 châu lục dẫn đầu là TS Vimla Nadkarni, Chủ tịch IASSW. Về<br /> phía Việt Nam có 150 các giáo sư, tiến sĩ, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các trung tâm<br /> đào tạo, các cán bộ hoạt động công tác xã hội trong và và các tổ chức quốc tế đang hoạt động<br /> tại Việt Nam. Các chủ đề của Hội thảo rất đa dạng, bổ ích và thiết thực cho ngành đào tạo<br /> công tác xã hội ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để những người tham gia đào tạo công tác xã<br /> hội chuyên nghiệp trình bày các vấn đề của Việt Nam và thảo luận các giải pháp phát triển<br /> công tác xã hội trong tương lai trong quá trình hòa nhập với thế giới.<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 354<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> Ngoài ra, các cán bộ của Bộ môn đã tham gia nhiều khóa tập huấn, hội thảo về CTXH<br /> trong nước và quốc tế. Những kiến thức được cập nhật đã giúp cho các giảng viên có kiến<br /> thức vững vàng để giảng dạy và nghiên cứu về CTXH không chỉ đóng góp cho trường mà còn<br /> cho đất nước.<br /> <br /> Các đại biểu dự hội nghị quốc tế tại Trường Thăng Long 18-19/1/2014<br /> <br /> Các đại bểu quốc tế với lãnh đạo khoa và bộ môn Công tác xã hội<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 355<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2