intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm kỹ thuật và kết quả nội soi niệu quản tán sỏi xung hơi điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện 4

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sỏi niệu quản (SNQ) và đánh giá kết quả nội soi niệu quản tán sỏi bằng năng lượng xung hơi. Đối tượng và phương pháp: 63 bệnh nhân (BN) SNQ, điều trị bằng nội soi niệu quản tán sỏi xung hơi từ tháng 4 - 2012 đến 6 - 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm kỹ thuật và kết quả nội soi niệu quản tán sỏi xung hơi điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện 4

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI NIỆU QUẢN<br /> TÁN SỎI XUNG HƠI ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN 4<br /> Trần Văn HiÕn*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sỏi niệu quản (SNQ)<br /> và đánh giá kết quả nội soi niệu quản tán sỏi bằng năng lượng xung hơi. Đối tượng và phương<br /> pháp: 63 bệnh nhân (BN) SNQ, điều trị bằng nội soi niệu quản tán sỏi xung hơi từ tháng<br /> 4 - 2012 đến 6 - 2014. Phương pháp: tiến cứu mô tả. Kết quả: đau vùng thắt lưng 100%;<br /> đái buốt 49,20%; đái đục 22,22%; 96,82% BN có 1 viên sỏi; sỏi cản quang 100%; kích thước<br /> sỏi trung bình 12,6 x 5,5 mm; sỏi 1/3 dưới niệu quản 80,96% và 1/3 giữa niệu quản 19,04%.<br /> Tán sỏi đơn thuần 68,26%; tán sỏi kết hợp gắp mảnh sỏi 26,98%; thời gian xử lý sỏi trung bình<br /> 42 phút, tỷ lệ đặt JJ-stent sau tán sỏi 33,33%; tán sỏi thành công 98,41% (tốt 93,65%;<br /> trung bình 4,76%), thất bại 1,59%; tai biến 9,52%, biến chứng sớm 12,69%. Kết luận: nội soi<br /> niệu quản tán sỏi bằng xung hơi là phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm hại, có hiệu quả<br /> điều trị cao, an toàn cho BN SNQ 1/3 dưới và 1/3 giữa.<br /> * Từ khóa: Sỏi niệu quản; Nội soi niệu quản tán sỏi xung hơi.<br /> <br /> Technical Characteristics of Ureteral Calculi and Results of Pneumatic<br /> Ureterolithotripsy at 4 Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: Comment some clinical and subclinical technical characteristics of ureteral calculi<br /> and evaluate the result of pneumatic ureterolithotripsy. Patients and method: A prospective crosssectional study was performed on 63 mid-lower ureteral stone patients treated by pneumatic<br /> ureterolithotripsy at 4 Hospital from April, 2012 to June, 2014. Results: Flank pain 100%; dysuria<br /> 49.2%; pyuria 22.22%; 96.82% of patient had one ureteral stone, opaque stone 100%; stone size<br /> was 12.6 x 5.5 mm; lower, mid-ureteral stone were 80.96% and 19.04%, respectively. Pure<br /> lithotripsy was in 68.2% of patients, lithotripsy and removal with forceps or basket 26.98%; mean<br /> duration of manipulate 42 mins, JJ-stent placement after procedure 33.33%; success rate 98.41%<br /> (good 93.65%, acceptable 4.76%), failure rate 1.59%; perioperative complication 9.52%, and early<br /> postoperative complication 12.69%. Conclusion: Pneumatic ureterolithotripsy is high effective,<br /> safe surgical procedure for lower and mid-ureteral calculi.<br /> * Key words: Ureteral calculi; Pneumatic ureterolithotripsy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sỏi niệu quản được điều trị bằng các<br /> phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa<br /> kinh điển. Từ năm 1980, có thể điều trị<br /> <br /> SNQ bằng các phương pháp ít xâm<br /> lấn như tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật<br /> nội soi lấy sỏi, tán sỏi nội soi ngược dòng.<br /> <br /> * Bệnh viện 4<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trần Văn HiÕn (hientranv4@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 07/11/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/12/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 29/12/2014<br /> <br /> 118<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br /> <br /> Phương pháp tán SNQ qua nội soi niệu<br /> quản ngược dòng được áp dụng tương<br /> đối phổ biến, do kỹ thuật không quá phức<br /> tạp, hậu phẫu nhẹ nhàng, BN hồi phục<br /> nhanh, tuy nhiên, phương pháp này cũng<br /> có những tai biến, biến chứng nhất định<br /> [1].<br /> Tại Bệnh viện 4, chúng tôi áp dụng kỹ<br /> thuật tán SNQ qua nội soi ngược dòng từ<br /> tháng 4 - 2012. Trong nghiên cứu này,<br /> chúng tôi nhận xét về các triệu chứng lâm<br /> sàng, cận lâm sàng chính và đánh giá kết<br /> quả thực hiện kỹ thuật tán SNQ qua nội<br /> soi niệu quản ngược dòng.<br /> <br /> - Chỉ định và chống chỉ định tán sỏi<br /> qua nội soi niệu quản theo Hội Tiết niệu<br /> Mỹ [11].<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 63 BN SNQ, được điều trị bằng phương<br /> pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược<br /> dòng tại Bệnh viện 4 từ tháng 4 - 2012<br /> đến 6 - 2014.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> - BN được chẩn đoán là SNQ 1 bên<br /> hoặc 2 bên.<br /> - Kích thước sỏi ≤ 2 cm.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - BN có các bệnh lý rối loạn đông máu.<br /> - Có thai, viêm đường niệu, nhiễm trùng.<br /> - Hẹp lòng niệu quản, hẹp niệu đạo,<br /> u bàng quang.<br /> - Bệnh lý nội khoa có ảnh hưởng đến<br /> quá trình gây tê và phẫu thuật.<br /> - BN có dị tật đường niệu không có<br /> khả năng đặt được máy.<br /> <br /> + Trung bình (sỏi được tán vụn, nhưng<br /> lấy chưa hết hoặc có tổn thương xước<br /> niêm mạc niệu quản hoặc chảy máu nhẹ).<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Tiến cứu có định hướng.<br /> - Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng<br /> và cận lâm sàng chính của BN SNQ.<br /> <br /> 119<br /> <br /> - Thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua nội soi<br /> niệu quản bằng ống soi cứng [7].<br /> - Đánh giá các tai biến, biến chứng<br /> của tán sỏi qua nội soi niệu quản.<br /> - Đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật<br /> tán sỏi. Thành công gồm 3 mức độ:<br /> + Tốt (sỏi được tán vụn thành những<br /> mảnh nhỏ 1 - 2 mm hoặc được lấy ra hết,<br /> không có tai biến, biến chứng).<br /> <br /> + Kém (tán được sỏi, có tai biến<br /> nhưng không phải chuyển phương pháp<br /> điều trị).<br /> + Thất bại: không tiếp cận được ống<br /> soi với sỏi hoặc xảy ra tai biến nặng,<br /> không thể tiếp tục thực hiện kỹ thuật.<br /> - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br /> 17.0.<br /> * Tiến hành kỹ thuật:<br /> - Phương tiện:<br /> + Hệ thống nguồn sáng.<br /> + Ống soi niệu quản cứng đường kính<br /> 9 Fr, dây dẫn, hệ thống tưới rửa, sonde JJ...<br /> + Máy tán sỏi xung khí nén hiệu Kal<br /> Storz (Đức).<br /> - Giảm đau: gây tê tủy sống.<br /> - Tư thế BN: tư thế sản khoa, chân<br /> bên niệu quản soi để thấp cùng mặt<br /> phẳng thân người làm cho niệu quản<br /> không gấp khúc, dễ quan sát màn hình<br /> khi thao tác.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br /> <br /> - Thao tác kỹ thuật: soi kiểm tra bàng<br /> quang, luồn dây dẫn vào niệu quản, đưa<br /> ống soi niệu quản đến sát với viên sỏi,<br /> đưa que tán đến viên sỏi và tán vỡ sỏi<br /> vụn đến < 3 mm, súc rửa niệu quản, đặt<br /> JJ niệu quản khi có chảy máu, nhiều sỏi<br /> vụn, còn sỏi trên thận.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Tuổi, giới.<br /> Nam 46 BN (73,01 %); nữ 17 BN<br /> (26,99%).<br /> * Phân bố BN theo nhóm tuổi:<br /> ≤ 30 tuổi: 7 BN (11,11%): 31 - 40 tuổi:<br /> 12 BN (19,04%); 41 - 50 tuổi: 19 BN<br /> (30,15%); 51 - 60 tuổi: 15 BN (28,80%);<br /> 61 - 70 tuổi: 6 BN (9,52%); > 70 tuổi:<br /> 4 BN (1,38%). Tuổi trung bình 49,4 ±<br /> 14,88, lớn nhất 74 tuổi, nhỏ nhất 26 tuổi,<br /> hay gặp ở lứa tuổi 30 - 60 (77,99 %).<br /> 2. Đặc điểm lâm sàng.<br /> - Đau vùng mạn sườn thắt lưng: 63 BN<br /> (100,0%), trong đó 24 BN (38,09%) có<br /> cơn đau quặn thận và 39 BN (61,91%)<br /> đau âm ỉ. Đái đục: 14 BN (22,22%);<br /> <br /> đái buốt: 31 BN (49,20%); đái máu đại<br /> thể: 3 BN (4,76%).<br /> - Thận to (dấu hiệu chạm thận dương<br /> tính): 0 BN. 1 BN SNQ 2 bên, chúng tôi<br /> nội soi tán sỏi cùng một lúc.<br /> Theo Ngô Gia Hy và Trần Quán Anh,<br /> đau vùng mạn sườn thắt lưng là triệu<br /> chứng chính của SNQ, cơn đau quặn<br /> thận điển hình xuất hiện khi sỏi di chuyển<br /> hoặc có viêm phù nề, tắc niệu quản cấp<br /> tính [2, 5]. Các triệu chứng khác như đái<br /> buốt (42,86%), đái đục (20,0%), sốt (5,71%),<br /> đái máu đại thể (5,71%).<br /> 3. Đặc điểm trên X quang và siêu âm.<br /> * Vị trí sỏi: 1/3 giữa niệu quản: 12 BN<br /> (19,04%); 1/3 dưới niệu quản: 51 BN<br /> (80,96%). Trần Quán Anh lựa chọn 70 75% SNQ 1/3 dưới, 25 - 30% ở 1/3 giữa<br /> và 1/3 trên [2]. Khi mới ứng dụng kỹ thuật<br /> nội soi niệu quản tán sỏi, người ta thường<br /> chỉ định cho SNQ 1/3 dưới, sau đó dần<br /> mở rộng cho sỏi ở 1/3 giữa và 1/3 trên.<br /> Chúng tôi ứng dụng kỹ thuật này trong<br /> điều kiện kỹ thuật chưa hoàn thiện nên<br /> không chọn sỏi 1/3 trên niệu quản.<br /> <br /> Bảng 1: Kết quả tán sỏi theo vị trí.<br /> Tốt<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Thất bại<br /> <br /> 1/3 trên<br /> 1/3 giữa<br /> <br /> 0<br /> 12<br /> <br /> 0<br /> 12 (19,04%)<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 1/3 dưới<br /> <br /> 51<br /> <br /> 46 (73,01%)<br /> <br /> 4 (6,34%)<br /> <br /> 1 (1,58%)<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 63<br /> <br /> 58 (92,05%)<br /> <br /> 4 (6,34%)<br /> <br /> 1 (1,58%)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> 0<br /> 100<br /> 80,93<br /> <br /> Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Quang và Dương Văn Trung<br /> [6], 2 BN sỏi 2 viên. Chúng tôi ít chọn sỏi nhiều viên vì trong quá trình tán viên sỏi<br /> ở thấp, các viên sỏi ở đoạn trên dễ trôi ngược lên thận và đây được coi là một tai biến.<br /> 120<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br /> <br /> - Độ cản quang của sỏi: 100% BN có<br /> sỏi cản quang. Đặc điểm thổ nhưỡng khu<br /> vực miền Trung có thể ảnh hưởng đến<br /> chất lượng nguồn nước, từ đó liên quan<br /> đến đậm độ cản quang của sỏi.<br /> * Kích thước sỏi:<br /> Kích thước ngang: 5,5 ± 1,9 mm; kích<br /> thước dọc: 12,6 ± 3,7 mm.<br /> * Số lượng sỏi:<br /> 1 viên: 61 BN (96,82%); 2 viên: 2 BN<br /> (3,18%).<br /> * Độ ngấm thuốc trên UIV:<br /> Tốt: 38 BN (60,31%); trung bình: 21 BN<br /> (33,33%); 4 BN (6,36%) chức năng thận<br /> kém nhưng vẫn đạt kết quả tốt.<br /> * Tiền sử can thiệp đường tiết niệu bên<br /> niệu quản soi:<br /> Tán sỏi thận ngoài cơ thể: 5 BN<br /> (7,94%); mổ sỏi thận: 3 BN (4,76%); mổ<br /> SNQ bên tán sỏi: 2 BN (3,17%); không có<br /> tiền sử can thiệp: 53 BN (84,13%). Như<br /> vậy, chỉ định đối với SNQ hình thành sau<br /> tán sỏi ngoài cơ thể là hiệu quả.<br /> 4. Kỹ thuật nội soi niệu quản xử lý<br /> sỏi.<br /> * Đặt ống soi tiếp cận sỏi:<br /> Thành công: 62 BN (98,41%). Đặt ống<br /> soi tiếp cận sỏi thành công là bước quyết<br /> định thành công của kỹ thuật. Nhiều<br /> trường hợp không tìm được lỗ niệu quản<br /> từ bàng quang hoặc không thể đưa ống<br /> soi vào niệu quản, do lỗ niệu quản hẹp,<br /> phải chuyển phương pháp điều trị khác.<br /> Trong nghiên cứu này, 1 BN (1,59%)<br /> không đặt được ống soi vì không tìm thấy<br /> lỗ niệu quản, do đang viêm bàng quang<br /> cấp tính mức độ nặng (một trong những<br /> chống chỉ định của kỹ thuật, chúng tôi coi<br /> đây là một thất bại trong việc chỉ định).<br /> 121<br /> <br /> * Phương pháp xử lý sỏi (n = 63):<br /> Tán sỏi, gắp sỏi: 17 BN (26,98%); gắp<br /> sỏi đơn thuần: 2 BN (3,17%); tán sỏi<br /> đơn thuần: 43 BN (68,26%); không xử lý<br /> được (do không tiếp cận được sỏi): 1 BN<br /> (1,59%).<br /> Trong nội soi niệu quản tán sỏi, có 3<br /> phương pháp xử lý sỏi cơ bản: tán sỏi<br /> thành những mảnh nhỏ (1 - 2 mm) để sỏi<br /> tự đào thải ra ngoài, gắp những viên sỏi<br /> có kích thước nhỏ ra ngoài, tán nhỏ viên<br /> sỏi và gắp những mảnh sỏi vụn ra ngoài.<br /> Chúng tôi áp dụng phương pháp tán sỏi<br /> kết hợp gắp sỏi cho 17 BN (26,98%),<br /> do phương pháp này có thời gian tán sỏi<br /> ngắn. Vì trong thực tế, để tán viên sỏi<br /> thành những mảnh 1 - 2 mm, đòi hỏi<br /> nhiều thời gian; hơn nữa cũng không thể<br /> gắp viên sỏi có kích thước lớn hơn<br /> đường kính của niệu quản ra ngoài một<br /> cách đơn thuần, nếu cố sẽ gây ra tai biến,<br /> biến chứng nặng, có thể gây hẹp niệu<br /> quản sau này. Chúng tôi gắp sỏi đơn<br /> thuần cho 2 BN (3,17%) có sỏi nhỏ đoạn<br /> niệu quản thành bàng quang.<br /> - Sau tán SNQ qua nội soi niệu quản<br /> ngược dòng, 21 BN (33,33%) được đặt<br /> JJ-stent, 41 BN (65,07%) không đặt nòng<br /> niệu quản. Theo Hội Tiết niệu Mỹ, chỉ<br /> định đặt nòng niệu quản sau nội soi tán<br /> sỏi ngược dòng bao gồm: tổn thương<br /> niệu quản, hẹp niệu quản, thận đơn độc,<br /> suy thận và sót mảnh sỏi lớn [7]. Nhiều<br /> tác giả đưa ra lý do đặt nòng niệu quản<br /> sau tán sỏi là tổn thương thành niệu quản<br /> (do sỏi bám dính hoặc do tác động cơ<br /> học của que tán, thời gian tán sỏi dài),<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br /> <br /> còn sỏi vụn nhiều. Tuy nhiên, có một số<br /> quan điểm cho rằng việc đặt nòng niệu<br /> quản hoặc JJ-stent cần chỉ định chặt chẽ,<br /> vì ngoài vấn đề chi phí còn gây ra một số<br /> bất lợi. Cũng có quan điểm ủng hộ việc<br /> đặt nòng niệu quản thường quy sẽ giúp<br /> giảm tỷ lệ hẹp niệu quản, giảm ứ nước<br /> thận và giảm đau. Theo chúng tôi, những<br /> BN sỏi nhỏ, sỏi chưa gây tổn thương niệu<br /> quản, tán sỏi hoặc gắp sỏi thuận lợi, thời<br /> gian thực hiện kỹ thuật ngắn, niêm mạc<br /> niệu quản bình thường sau tán sỏi thì<br /> không cần phải đặt nòng niệu quản.<br /> * Thời gian nội soi xử lý sỏi:<br /> < 30 phút: 36 BN (57,14%); 31 - 60<br /> phút: 24 BN (38,09%); > 60 phút: 3 BN<br /> (4,77%). Thời gian tán sỏi trung bình<br /> 42,00 ± 19,27 phút, dài nhất 75 phút,<br /> ngắn nhất 12 phút. Thời gian này dài hơn<br /> so với các tác giả khác có cùng cơ chế<br /> tán sỏi. Điều này có thể do chúng tôi mới<br /> <br /> triển khai nên kỹ thuật chưa thành thục,<br /> hơn nữa, chúng tôi vẫn sử dụng năng<br /> lượng tán sỏi cơ học có khả năng phá<br /> sỏi hạn chế. 62 BN máy soi tiếp cận được<br /> sỏi, 1 BN không tìm thấy lỗ niệu quản do<br /> niêm mạc bàng quang viêm nặng, phù nề.<br /> * Tai biến khi làm kỹ thuật:<br /> Tai biến (tổn thương niêm mạc): 6 BN<br /> (9,52%), trong đó tai biến sỏi 1/3 giữa<br /> niệu quản 4 BN (33,33%); tai biến sỏi 1/3<br /> dưới niệu quản 2 BN (3,92%).<br /> 5. Kết quả.<br /> * Kết quả thực hiện kỹ thuật (n = 63):<br /> Soi niệu quản thành công: 62 BN<br /> (98,41%), trong đó tốt: 59 BN (93,65%),<br /> trung bình: 3 BN (4,76%). Thất bại,<br /> chuyển mổ mở: 1 BN (1,59%) do bàng<br /> quang viêm phù nề che lấp kín lỗ niệu<br /> quản không tiếp cận được sỏi… Tỷ lệ thành<br /> công này tương đương với một số tác giả<br /> khác có cùng cơ chế tán sỏi [7].<br /> <br /> Bảng 2: Kết quả tán sỏi theo mức độ ứ nước.<br /> Đ<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Không<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Độ 1<br /> <br /> 27<br /> <br /> 42,85<br /> <br /> 25 (92,59%)<br /> <br /> 2 (7,41%)<br /> <br /> Độ 2<br /> <br /> 31<br /> <br /> 49,20<br /> <br /> 30 (96,77%)<br /> <br /> Độ 3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7,95<br /> <br /> 3 (75%)<br /> <br /> 1 (25%)<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 63<br /> <br /> 100<br /> <br /> 33 (94,29%)<br /> <br /> 2 (5,71%)<br /> <br /> Thất bại<br /> <br /> 1 (3,23%)<br /> <br /> * Biến chứng sớm:<br /> Biến chứng sớm (đau quặn thận, nhiễm khuẩn niệu, đái máu): 8 BN (12,69%),<br /> gồm: biến chứng sỏi 1/3 giữa niệu quản: 2 BN (16,66%); sỏi 1/3 dưới niệu quản: 4 BN<br /> (7,84%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN sỏi ở 1/3 giữa có tỷ lệ tai biến và biến<br /> chứng cao hơn sỏi 1/3 dưới niệu quản, nhưng không có ý nghĩa thống kê do số lượng<br /> thực hiện kỹ thuật còn ít.<br /> 122<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2