intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân loại Parant II, III tại Bệnh viện Quân y 103

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân loại parant II, III của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc có phân tích trên 138 bệnh nhân được phẫu thuật lấy răng khôn hàm dưới (RKHD) mọc lệch ngầm theo phân loại phẫu thuật Parant II, III tại Khoa Răng miệng - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2019 - 5/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân loại Parant II, III tại Bệnh viện Quân y 103

  1. EC N KH G C S VI N NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI THEO PHÂN LOẠI PARANT II, III TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 Vũ Hồng Thái1, Nguyễn Khang1, Nguyễn Danh Long1 TÓM TẮT Objectives: Describing the clinical, subclinical Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng characteristics of lower third molar with classification răng khôn hàm dưới theo phân loại parant II, III của bệnh of parant II and III of patients who came for medical nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. examination and treatment at Military Hospital 103. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, Subjects and methods: A prospective, theo dõi dọc có phân tích trên 138 bệnh nhân được phẫu longitudinal study with an analysis of 138 patients who thuật lấy răng khôn hàm dưới (RKHD) mọc lệch ngầm had surgery on lower third molar (LTM) implicitly theo phân loại phẫu thuật Parant II, III tại Khoa Răng deviated according to the classification of Parant II and miệng - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2019 - 5/2020. III surgery at the Dental Department - Military Hospital Kết quả: Tỷ lệ về tuổi cao nhất ở cả hai nhóm là từ 18 103 from 9/2019 - 5/2020. - 24 tuổi (phẫu thuật sử dụng máy: 53,6 % và nhổ thường: Results: The highest rate of age in both groups was 47,8 %). Nhóm nhổ máy, nam giới: 65,2%, nhổ thường, from 18 to 24 years old (using machine operation: 53.6% nam giới: 58,0% và nữ: 42,0%. Không có sự khác biệt về and normal spit: 47.8%). Those who pulled machines, tuổi và giới tính giữa hai nhóm phẫu thuật (p>0,05). Nhóm males: 65.2%, normal spit, males: 58.0% and femlaes: nhổ máy, tỷ lệ Parant III: 53,62%, nhổ thường tỷ lệ Parant 42.0%. There was no difference in age and sex between III: 44,93% và Parant II: 55,07%. Ở cả hai nhóm nhổ máy the two surgical groups (p> 0.05). Group of spit machines, và không sử dụng máy đều có răng lệch gần chiếm tỷ lệ cao Parant III rate: 53.62%, normal spit, Parant III rate: 44.93% nhất lần lượt là 47,8% và 68,1%. Nhóm sử dụng máy tỷ lệ and Parant II: 55.07%. In both groups of machines pulling răng ở vị trí B và C lần lượt là 33,33% và 59,42%, còn ở and not using the machine, the proportion of the deviated nhóm nhổ thường là 30,4% và 66,7%. Tương quan khoảng teeth accounted for the highest proportion, 47.8% and rộng xương loại II ở hai nhóm chiếm đa số, ở nhóm có sử 68.1% respectively. In the group using machines, the dụng máy là 91,3% và nhóm nhổ thường là 92,8%. percentage of teeth in position B and C was 33.33% and Kết luận: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu 59.42%, respectively, while the normal spit group was thuật nhổ RKHD theo Parant II là 27,1 ± 5,44. Nhóm bệnh 30.4% and 66.7%, respectively. The correlation between nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%). Bệnh type II bone width in the two groups accounted for the nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn với 61,6%. Răng khôn nằm majority, in the group using the machine was 91.3% and ngang, lệch gần chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số các răng ở vị the normal spit group was 92.8%. trí B và C. Tương quan xương loại II là 92,0%. Conclusion: The average age of patients with LTM Từ khóa: Răng khôn hàm dưới, phân loại Parant extraction surgery according to Parant II was 27.1 ± 5.44. II, III. The highest proportion of patients aged 18 to 30 years (70.3%). The proportion of male patients was higher SUMMARY: with 61.6%. Wisdom teeth accounted for the highest CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS percentage were horizontal, the proximal. The majority OF LOWER THIRD MOLAR WITH CLASSIFICATION of teeth in position B and C. The bone width correlation OF PARANT II, III type II was 92.0%. 1. Học viện Quân y Ngày nhận bài: 10/07/2020 Ngày phản biện: 16/07/2020 Ngày duyệt đăng: 07/08/2020 159 Tập 59 - Số 6-2020 Website: yhoccongdong.vn
  2. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 Keywords: Lower third molar, Classification of + Bệnh nhân có rối loạn về máu: bệnh bạch cầu, rối Parant II, III. loạn yếu tố đông máu. + Bệnh nhân có tiền sử các bệnh hệ thống mà ảnh I. ĐẶT VẤN ĐỀ hưởng đến quá trình phẫu thuật. Răng khôn hàm dưới là răng mọc cuối cùng trên cung + Phụ nữ có thai và đang cho con bú. hàm khi các răng khác đã mọc ổn định, ở độ tuổi trưởng + Bệnh nhân có rối loạn tâm thần kinh, bệnh nhân thành 18-25 xương hàm gần như không còn phát triển nữa nghiện rượu, sử dụng chất kích thích, người nghiện hút thuốc nên thường bị kẹt, mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vì vậy trong lá (với bệnh nhân hút thuốc ít hơn 10 điếu một ngày được quá trình mọc hay gây biến chứng như: Viêm mô tế bào, yêu cầu dừng hút thuốc trước và sau khi phẫu thuật 1 tuần). sâu mặt xa răng 7, sâu răng 8 hay tiêu xương nâng đỡ răng + Bệnh nhân có sử dụng máy tạo nhịp tim. số 7, ngoài ra có thể gặp đau dây thần kinh vùng đầu lan tỏa - Hồ sơ bệnh án không có đủ các thông tin cần cho hoặc khu trú, có thể gặp Phlegmon (viêm tấy lan tỏa), nặng nghiên cứu. hơn nữa gây nhiễm trùng huyết có thể tử vong [1]. Vấn đề 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu nhổ bỏ RKHD mọc lệch, ngầm có nguy cơ hay đã gây ra Nghiên cứu thực hiện tại khoa Răng Miệng Bệnh tai biến, biến chứng cần được tiến hành càng sớm càng tốt. viện Quân y 103. Thời gian: từ tháng 9 năm 2019 đến Phẫu thuật răng khôn hàm dưới nhiều khi rất khó khăn vì tháng 5 năm 2020. RKHD lệch, ngầm thường đa dạng về vị trí, hình thể, kích 3. Phương pháp nghiên cứu thước, thường kẹt ở giữa răng 7 và cành lên xương hàm - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương dưới hoặc ngầm sâu trong xương, mật độ xương ngày càng pháp tiến cứu, theo dõi dọc có phân tích. cứng chắc, chân răng cũng rất bất thường về số lượng và - Cỡ mẫu nghiên cứu: hình thái, bệnh nhân há miệng hạn chế... Hiện nay nhiều - Sử dụng công thức tính cỡ mẫu trong trường hợp cơ sở trong nước đã sử dụng máy phẫu thuật siêu âm để ước tính tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó thì: phẫu thuật răng số 8. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả thực sự của máy phẫu thuật siêu âm đối với phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới theo phân loại - Trong đó: parant II, III của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh - N: kích thước của tổng thể. Trong trường hợp này viện Quân y 103”. N = 130. - Uα/2: phân vị α/2 của phân phôi chuẩn tắc. Với II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP α=0,05 thì giá trị này là 1,96 1. Đối tượng nghiên cứu - f: tỷ lệ của tiêu thức (đã có thông tin trước). Còn Gồm 138 bệnh nhân được phẫu thuật lấy răng khôn chưa thì lấy f=0,5. hàm dưới mọc lệch ngầm theo phân loại phẫu thuật Parant - ε: phạm vi sai số chọn mẫu. Thông thường phạm vi II, III tại Khoa Răng miệng - Bệnh viện Quân y 103 từ này nằm trong khoảng 5-10%. tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. - Nếu lấy ε=0.08 thì giá trị n>=68 * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi đã tiến - Bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm hành thu thập được 138 bệnh nhân đạt yêu cầu tham gia theo phân loại phẫu thuật Parant II, III. nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành phân thành 2 nhóm - Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt, hiện tại gồm: nhóm 1 gồm 69 bệnh nhân nhổ bằng phương pháp không có nhiễm trùng, sưng, đau. kinh điển; nhóm 2 gồm 69 bệnh nhân nhổ bằng phương - Bệnh nhân có hồ sơ nghiên cứu đầy đủ. pháp có sử dụng máy phẫu thuật siêu âm. - Được theo dõi sau phẫu thuật vào các thời điểm 4. Chỉ tiêu nghiên cứu 24h, ngày thứ 7 và tái khám sau 1 tháng. Tuổi (tính theo năm); Giới tính (nam, nữ); Khoảng - Bệnh nhân tự nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu. rộng xương (loại I, II, III theo phân loại của Pell, Gregory); * Tiêu chuẩn loại trừ Độ sâu R8 (vị trí A1, A2, B, C theo phân loại của Pederson - Bệnh nhân có kèm theo bệnh toàn thân mạn tính có bổ sung của Mai Đình Hưng); Trục R8 so với trục R7; chưa ổn định như: Hình dáng chân răng (cong, thẳng, chẽ, chụm, dùi trống); 160 Tập 59 - Số 6-2020 Website: yhoccongdong.vn
  3. EC N KH G C S VI N NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phân loại theo Parant II (R8 ngầm đứng nằm ngầm sâu 5. Phương pháp xử lý số liệu chân chụm to hay hai chân cong hình móc câu, R8 ngầm Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống sâu lệch xa góc, hay răng nằm ngang, R8 lệch phía lưỡi); kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 với Add-Ins Phân loại theo Parant III (R8 kẹt, hai chân choãi ngược Analysis ToolPak, SPSS 22.0. chiều nhau, R8 ngầm, ngang, hai chân dạng, R8 kẹt hai chân dạng nhỏ). III. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm tỷ lệ về tuổi và giới Nhổ thường (n=69) Sử dụng máy (n=69) Chung Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % n (%) Tuổi Dưới 18 0 0,0 0 0,0 0 (0,0) 18 – 24 33 47,8 37 53,6 70 (50,7) 25 – 30 16 23,2 11 15,9 27 (19,6) 31 – 40 15 21,7 13 18,8 28 (20,3) Trên 40 5 7,2 8 11,6 13 (9,4) p 0,586 Giới tính Nam 40 58,0 45 65,2 85 (61,6) Nữ 29 42,0 24 34,8 53 (38,4) p 0,484 Nhận xét: 0,586 >0,05. Tỷ lệ về tuổi cao nhất ở cả hai nhóm là độ tuổi từ 18 Trong nhóm nhổ sử dụng máy tỷ lệ nam giới chiếm - 24 tuổi, trong đó nhóm phẫu thuật sử dụng máy là 53,6 chủ yếu với 65,2%, nhóm nhổ bằng phương pháp kinh điển % và nhóm nhổ thông thường là 47,8 %. Tỷ lệ về tuổi giữa tỷ lệ nam chiếm 58,0% và nữ chiếm 42,0%. Chưa thấy có hai nhóm không có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = sự khác biệt về giới tính giữa hai nhóm phẫu thuật (p>0,05). Bảng 2. Đặc điểm về phân loại theo Parant Nhổ thường Sử dụng máy Chung Phân loại Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % n (%) Parant II 38 55,07 32 46,38 70 (50,72) Parant III 31 44,93 37 53,62 68 (49,28) Tổng số 69 100 69 100 138 (100) p 0,348 161 Tập 59 - Số 6-2020 Website: yhoccongdong.vn
  4. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 Nhận xét: Parant III chiếm 44,93% và Parant II chiếm 55,07%. Chưa Trong nhóm nhổ sử dụng máy tỷ lệ Parant III chiếm thấy có sự khác biệt về phân loại theo Parant giữa hai 53,62%, nhóm nhổ bằng phương pháp kinh điển tỷ lệ nhóm phẫu thuật (p>0,05). Bảng 3. Đặc điểm về tư thế răng khôn hàm dưới Răng Nhổ thường Sử dụng máy Chung Tư thế Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng % Răng thẳng 0 0,0 2 2,9 2 1,4 Nằm ngang 17 24,6 30 43,5 47 34,1 Lệch gần 47 68,1 33 47,8 80 58,0 Lệch xa 3 4,3 3 4,3 6 4,3 Lệch má 1 1,4 1 1,4 2 1,4 Lệch lưỡi 1 1,4 0 0,0 1 0,7 Tổng số 69 100 69 100 138 100 p 0,053 Nhận xét: Tỷ lệ tư thế răng giữa nhóm dùng máy và nhóm Ở cả hai nhóm nhổ sử dụng máy và không sử dụng không dùng máy khác biệt không có ý nghĩa thống kê với máy đều có số lượng răng lệch gần chiếm tỷ lệ cao nhất p=0,053. lần lượt là 47,8% và 68,1%. Bảng 4. Vị trí độ sâu răng khôn hàm dưới so với răng hàm lớn thứ hai Răng Nhổ thường Sử dụng máy Chung Vị trí Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Vị trí A1 0 0 0 0 0 0 Ví trí A2 2 2,90 5 7,25 7 5,07 Vị trí B 21 30,43 23 33,33 44 31,88 Vị trí C 46 66,67 41 59,42 87 63,04 Tổng số 69 100 69 100 138 100 p 0,547 Nhận xét: máy là 30,4% và 66,7%. Ở cả hai nhóm nhổ sử dụng máy nhận xét: Tỷ lệ về vị trí mọc răng giữa nhóm dùng máy và Răng mọc ở vị trí B và C ở hai nhóm có tỷ lệ cao nhóm không dùng máy khác biệt không có ý nghĩa thống nhất. Ở nhóm sử dụng máy tỷ lệ răng ở vị trí B và C lần kê với p=0,547. lượt là 33,33% và 59,42%, còn ở nhóm không sử dụng 162 Tập 59 - Số 6-2020 Website: yhoccongdong.vn
  5. EC N KH G C S VI N NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 5. Đặc điểm về tương quan khoảng rộng xương Phương pháp Nhổ thường Sử dụng máy Chung Loại Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Loại I 2 2,9 5 7,2 7 5,1 Loại II 64 92,8 63 91,3 127 92,0 Loại III 3 4,3 1 1,4 4 2,9 Tổng số 69 100 69 100 138 100 p 0,384 Nhận xét: cao hơn nữ giới (nam 61,6%, nữ 38,4%), phù hợp với Tương quan khoảng rộng xương loại II ở hai nhóm nghiên cứu của các tác giả trong nước khác. Tác giả trong chiếm đa số, ở nhóm có sử dụng máy là 91,3% và nhóm nước Lê Hữu Toàn thống kê trên 82 bệnh nhân: Nam không sử dụng máy là 92,8%. chiếm tỷ lệ 51,21%; Nữ: 48,79%. Các kết quả này không Tỷ lệ về tương quan khoảng rộng xương giữa nhóm thấy sự khác biệt về tỷ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, dùng máy và nhóm không dùng máy khác biệt không có ý mọc kẹt [5]. Tác giả Đặng Thị Thắm nghiên cứu 100 bệnh nghĩa thống kê với p=0,384. nhân có kết luận tương tự rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ răng khôn mọc lệch, ngầm giữa nam và nữ. IV. BÀN LUẬN * Đặc điểm về tư thế mọc của răng khôn hàm dưới * Đặc điểm về tuổi, giới Chúng tôi dựa vào lâm sàng và phim XQ để đánh giá - Sự phân bố về tuổi: Trong 9 tháng từ tháng 9/ tư thế lệch. 138 bệnh nhân thấy có 80 răng nằm ngang chiếm 2019 đến tháng 5/2020, tại Khoa răng Bệnh viện Quân y tỷ lệ cao nhất 58,0%, 80 răng lệch gần chiếm tỷ lệ 58,00%, 103 đã phẫu thuật nhổ RKHD mọc lệch, ngầm khó cho có 6 răng lệch xa chiếm tỷ lệ 4,3%, 2 răng lệch má chiếm 138 bệnh nhân trong đó lứa tuổi 18-24 chiếm tỷ lệ 50,7%, tỷ lệ 1,4%, có 1 răng lệch lưỡi chiếm tỷ lệ 0,7%. Trong lứa tuổi 25-30 chiếm 19,6%. Như vậy lứa tuổi thanh niên nghiên cứu của chúng tôi RKHD lệch gần chiếm tỷ lệ khá là hay gặp nhất. cao, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Lê Ngọc - Theo nghiên cứu của Venta cho thấy 91% răng Thanh [6], răng mọc lệch má (8,4%), lệch lưỡi (3,6%), lệch khôn hàm dưới mọc lệch ở tuổi 20 [2]. Theo Trần Tấn Tài gần (68,7%), lệch xa (4,8%), mọc ngầm (14,5%). đa số bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới mọc ngầm, lệch * Đặc điểm về độ sâu răng khôn hàm dưới mọc đều trẻ tuổi (29,38 ± 9,8) [3]. lệch, ngầm so với răng hàm lớn thứ hai - Không nên nhổ RKHD quá muộn nếu nhổ răng ở Vị trí răng khôn đóng vai trò quan trọng trong phẫu lứa tuổi muộn thì chân răng đã phát triển hoàn toàn, răng thuật, vị trí càng thấp thì càng khó phẫu thuật do phải mở to, chân răng thường cong, răng đã canxi hóa cứng hơn, xương nhiều, vùng phẫu thuật hẹp, bị răng số 7 cản trở có nhiều đợt viêm nhiễm từ trước và tình trạng sức khỏe nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, RKHD ở vị trí C sẽ kém hơn. chiếm tỷ lệ cao nhất 63,04%, vị trí B nhiều thứ hai chiếm Theo Osaki và cộng sự đã nhận thấy người cao tuổi 31,88%, vị trí A2 chiếm 5,07%. Kết quả này tương tự còn giữ lại răng khôn thì khả năng nhiễm trùng vùng như trong nghiên cứu của Vũ Đức Nguyện [7], ví trí A2 miệng rất cao từ đó tác giả đề xuất nên nhổ răng khôn từ (4,6%), vị trí B (35,7%), vị trí C (60,7%). tuổi trưởng thành [4]. * Đặc điểm về tương quan khoảng rộng xương Độ tuổi hơn 30 trong nghiên cứu là (21,7%) cho thấy Tương quan xương loại II trong nghiên cứu của rằng bệnh nhân còn đến nhổ muộn, chỉ khi đau hoặc có chúng tôi là 92,0% cao hơn hẳn nghiên cứu của Lê Ngọc biến chứng nhiều lần mới đi khám và chữa trị. Công tác Thanh [6] 53%, Lê Bá Anh Đức [8] 34,62%. Có sự khác khám định kỳ phát hiện sớm vẫn gặp nhiều khó khăn. biệt này là do những bệnh nhân của chúng tôi được lựa - Giới: Số bệnh nhân nam đến nhổ RKHD có tỷ lệ chọn phẫu thuật theo Parant II, III. 163 Tập 59 - Số 6-2020 Website: yhoccongdong.vn
  6. JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7 răng tương RKHD theo Parant II là 27,1 ± 5,44. Nhóm bệnh nhân từ quan xương loại I, răng này mọc ngang 900, kẹt răng số 7, 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%). răng 6 bên cạnh đã mất từ lâu. - Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn với 61,6%. - Răng khôn nằm ngang, lệch gần chiếm tỷ lệ cao nhất. KẾT LUẬN - Đa số các răng ở vị trí B và C. - Độ tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu thuật nhổ - Tương quan xương loại II là 92,0%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bá Anh Đức (2014). Đánh giá hiệu quả của ghép huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới khó. Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội. 2. Trần Tấn Tài, Khảo sát mối liên quan giữa sự lành vết thương sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới với mức độ mọc lệch - ngầm. Khoa Răng-Hàm-Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế: 1-4. 3. Lê Hữu Toàn (2019). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch tại khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Quân y 7a. Tạp chí Y Dược thực hành 175 (20): 111-119. 4. Lê Ngọc Thanh (2005). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, XQuang và đánh giá kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm. Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội. 5. Vũ Đức Nguyện (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, XQuang và kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm khó dưới gây mê nội khí quản. Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 6. Naqoosh Haidry, Madhumati Singh, NS Mamatha, et al. (2018). Histopathological evaluation of dental follicle associated with radiographically normal impacted mandibular third molars. Annals of maxillofacial surgery, 8(2): 259. 7. Thomas B Dodson, Srinivas M Susarla (2010). Impacted wisdom teeth. BMJ clinical evidence, 2010. 8. Richard Werkmeister, Thomas Fillies, Ulrich Joos, et al. (2005). Relationship between lower wisdom tooth position and cyst development, deep abscess formation and mandibular angle fracture. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 33(3): 164-168. 164 Tập 59 - Số 6-2020 Website: yhoccongdong.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2