intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học mới vào nghề

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

83
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học cho họ cơ hội học tập và nghiên cứu cao hơn, cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao nghề dạy học hiện tại cũng như tương lai, kinh nghiệm học tập trong trường sư phạm có ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại của giáo viên tiểu học mới vào nghề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học mới vào nghề

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 149-156<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0160<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LỰA CHỌN NGHỀ DẠY HỌC<br /> VÀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TRONG TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐẾN NĂNG LỰC<br /> CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MỚI VÀO NGHỀ<br /> Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang<br /> Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, có nhiều nghiên cứu đề cập đến hoạt động<br /> chuyên môn và đào tạo giáo viên. Giáo viên tiểu học mới vào nghề (1-3 năm) cần được hỗ<br /> trợ về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động<br /> đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần<br /> lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học cho họ cơ hội học tập<br /> và nghiên cứu cao hơn; cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao<br /> nghề dạy học hiện tại cũng như tương lai;kinh nghiệm học tập trong trường sư phạm có<br /> ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Một số tồn<br /> tại như nội dung chương trình và thực tập sư phạm cho sinh viên cần được cải tiến sao cho<br /> phù hợp với thực tiễn dạy học.<br /> Từ khóa: Giáo viên mới vào nghề, lí do chọn nghề giáo, năng lực chuyên môn, đào tạo,<br /> trường tiểu học.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Nghề dạy học là một nghề cao quý. Đây là một nghề đòi hỏi người thầy phải chuyên về một<br /> kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đạt được và tính luỹ qua nghiên cứu không ngừng và nghiêm<br /> túc; nó cũng đòi hỏi một năng khiếu cá nhân và trách nhiệm tập thể đối với giáo dục và bổn phận<br /> của học sinh [1].<br /> Nhiều nghiên cứu và báo cáo quốc tế đã tập trung vào đào tạo và phát triển chuyên môn<br /> nghiệp vụ cho giáo viên. Trong báo cáo Vấn đề Giáo viên, khảo sát so sánh về đào tạo giáo viên<br /> đã được thực hiện và cũng chỉ ra các vấn đề suy giảm trong chất lượng đào tạo (OECD, 2005) [2],<br /> TESSA, mạng lưới cho việc nâng cao đào tạo giáo viên tại Tiểu vùng Sa-ha-ra Châu Phi (Thakrar,<br /> Zinn & Wolfenden 2009) [3], hay INNOTE, phát triển đối tác các trường PT và ĐH tại Liên minh<br /> Châu Âu, nhằm mục đích phát triển kế hoạch phát triển cho đội ngũ giáo viên mới (Zaki, 2011)<br /> [4]. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế có tập trung trực tiếp<br /> vào vấn đề bản sắc giáo viên, gọi tên là TALIS, khảo sát quốc tế về dạy và học, được thực hiện tại<br /> 23 quốc gia (OECD, 2005).<br /> Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017<br /> Liên hệ: Phạm Thị Thanh Hải, e-mail: haiphamtt@vnu.edu.vn<br /> <br /> 149<br /> <br /> Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang<br /> <br /> Một số nghiên cứu liên quan như “Nghề nghiệp của người giáo viên” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc,<br /> 2010) [5] đã đề cập vai trò của người giáo viên trong bối cảnh nhà trường mới, giáo viên là huấn<br /> luyện viên, là người cố vấn, là nhà quản lí quá trình học tập, và cũng là người cùng tham gia vào<br /> quá trình học tập. Đề tài khoa học “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình đào tạo giáo<br /> viên chất lượng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục tiểu học hiện đại thời kì hội nhập” (Nguyễn Thị<br /> Ban, 2012) [6] cũng có nhận định chung từ các tài liệu tổng quan rằng, trọng tâm trong đào tạo<br /> giáo viên hiện nay chuyển từ quan điểm “truyền thống” sang quan điểm mới hướng vào người học<br /> để giảng dạy tốt hơn. Từ quan niệm đúng đắn về vai trò của giáo dục, yếu tố quyết định chất lượng<br /> giáo dục là đội ngũ giáo viên. Do đó, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào chất lượng tay nghề<br /> của giáo viên, bao gồm: kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp giáo viên.<br /> Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề hoạt động chuyên<br /> môn và đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương trình khoa học giáo dục cấp<br /> Bộ “Đổi mới đào tạo giáo viên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”<br /> được thực hiện từ năm 2011-2014 đã có kết quả với một số các đánh giá thực trạng và đề xuất giải<br /> pháp đổi mới đào tạo giáo viên. Đề tài nghiên cứu “Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm<br /> cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì mới” có hệ thống các cơ<br /> sở khoa học về đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong các trường sư phạm, đề xuất phát<br /> triển chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh<br /> viên trong các trường đại học sư phạm (Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự) [7]. Tác giả Hà Thị<br /> Lan Hương cũng đề cao vai trò quyết định của người giáo viên mà trên hết là các trường sư phạm –<br /> “cái nôi” đào tạo giáo viên tương lai có ảnh hưởng lớn tới sự sẵn sàng của giáo viên tham gia vào<br /> công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện [8]. Các tác giả Vũ Thị Mai Hường và Nguyễn Thị Liên cho<br /> rằng sinh viên sư phạm cần phải được trang bị những tri thức cơ bản, năng lực phù hợp với yêu cầu<br /> đổi mới trước khi trở thành các giáo viên thực thụ [9, 10]. Nghiên cứu về kĩ năng của sinh viên sư<br /> phạm, tác giả Lê Mỹ Dung cũng chỉ ra rằng việc định hướng Nghề nghiệp tương lai có tác động rõ<br /> nét tới khả năng làm chủ cảm xúc của các giáo viên tương lai[11]. Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung<br /> và Đỗ Thị Thuận trong nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp<br /> cũng khẳng định rằng quá trình sinh viên tốt nghiệp bước vào nghề là “bước chuyển đổi phức tạp,<br /> có tính chất bước ngoặt”, phần nào phản ánh quá trình được đào tạo tại các cơ sở sư phạm [12].<br /> Mặc dù đã có những nghiên cứu về nghề giáo viên nhưng chưa có nghiên cứu nào cho đối<br /> tượng giáo viên mới vào nghề (từ 1-3 năm). Vì vậy, Bài viết đánh giá về nghề nghiệp của giáo viên<br /> tiểu học mới vào nghề; Một số lí do khi lựa chọn nghề giáo viên; Kinh nghiệm cá nhân trong dạy<br /> học và kiến thức đã được đào tạo ở các trường sư phạm đã ảnh hưởng như thế nào đối với thực<br /> hành nghề nghiệp trong những năm đầu tiên tại nơi công tác.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Nghiên cứu này được thực hiện năm học 2016-2017, tại các trường tiểu học thuộc 7 vùng<br /> kinh tế của Việt Nam gồm: Trung du và miền núi Bắc bộ (Hà Giang), Bắc Trung bộ (Nghệ An),<br /> đồng bằng Sông Hồng (Hải Phòng), duyên hải Nam trung bộ (Quảng Nam), Tây nguyên (Gia Lai),<br /> Đông Nam bộ ( Tây Ninh) và đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ). Đối tượng khảo sát gồm 320<br /> giáo viên tiểu học mới vào nghề (từ 1-3 năm) ở Việt Nam. Nội dung khảo sát gồm các vấn đề về<br /> (i) lí do khi lựa chọn nghề giáo viên; (ii) Kinh nghiệm cá nhân trong những năm đầu dạy học.<br /> Các trường tiểu học được khảo sát cho thấy hầu hết là các giáo viên nữ, giáo viên nam ở<br /> 150<br /> <br /> Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm...<br /> <br /> các trường tiểu học chỉ chiếm 17.19%. Tỉ lệ chênh lệch giữa giáo viên nam và giáo viên nữ không<br /> chỉ tồn tại ở Việt Nam mà là thực trạng chung của giáo dục thế giới. Giáo viên được khảo sát hầu<br /> hết đều được đào tạo chính quy và được tập huấn đầy đủ, có 3.13% giáo viên là có bằng sau đại<br /> học, như vậy có thể thấy về trình độ đào tạo của giáo viên khá đồng đều và đảm bảo về kiến thức<br /> chuyên môn, các giáo viên được trang bị đầy đủ các kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn thông<br /> qua các lớp tập huấn chuyên môn.<br /> Các trường tham gia khảo sát rải đều khu vực nông thôn miền núi (chiếm 60.31%). Số còn<br /> lại ở khu vực thành phố là những trường có điều kiện rất thuận lợi.<br /> Những thông tin dưới đây sẽ cho thấy những lí do lựa chọn nghề, cảm nhận về nghề cũng<br /> như những khó khăn và thuận lợi của giáo viên tiểu học mới vào nghề , từ đó phát hiện những vấn<br /> đề cần quan tâm và điều chỉnh cần thiết, kịp thời nhằm hỗ trợ những giáo viên tiểu học mới vào<br /> nghề trong phát triển nghề nghiệp.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu và bàn luận<br /> <br /> 2.2.1. Lí do lựa chọn nghề của giáo viên tiểu học mới vào nghề<br /> Bảng 1 dưới đây là ý kiến của giáo viên tiểu học mới vào nghề về những lí do lựa chọn nghề<br /> dạy học.<br /> Bảng 1. Ý kiến giáo viên về lí do lựa chọn nghề dạy học<br /> <br /> Các lí do lựa chọn<br /> nghề dạy học<br /> <br /> Với trình độ về giảng<br /> dạy, tôi chắc chắn có<br /> việc<br /> Là giáo viên tôi chỉ<br /> làm việc nửa ngày,<br /> có tới ba/bốn kỳ nghỉ<br /> một năm.<br /> Tôi xem dạy học là<br /> một nghề<br /> Mọi<br /> người<br /> (họ<br /> hàng/bạn bè) ưu ái<br /> việc giảng dạy như<br /> một lĩnh vực học tập<br /> nghiên cứu.<br /> Tôi luôn thích làm<br /> việc với trẻ nhỏ<br /> Việc giảng dạy cho<br /> tôi cơ hội để học tập<br /> nghiên cứu cao hơn.<br /> Có cơ hội để làm<br /> công việc khác ngoài<br /> dạy học<br /> Dạy học có mức<br /> lương tốt.<br /> <br /> Rất tán thành<br /> <br /> Tán thành<br /> <br /> Không tán thành<br /> <br /> Không trả lời<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> SL<br /> <br /> %<br /> <br /> 28<br /> <br /> 8.75<br /> <br /> 183<br /> <br /> 57.19<br /> <br /> 93<br /> <br /> 29.06<br /> <br /> 16<br /> <br /> 5.00<br /> <br /> 2.76<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1.56<br /> <br /> 51<br /> <br /> 15.94<br /> <br /> 253<br /> <br /> 79.06<br /> <br /> 11<br /> <br /> 3.44<br /> <br /> 1.92<br /> <br /> 32<br /> <br /> 10.00<br /> <br /> 94<br /> <br /> 29.38<br /> <br /> 175<br /> <br /> 54.69<br /> <br /> 19<br /> <br /> 5.94<br /> <br /> 2.35<br /> <br /> 65<br /> <br /> 20.31<br /> <br /> 199<br /> <br /> 62.19<br /> <br /> 45<br /> <br /> 14.07<br /> <br /> 11<br /> <br /> 3.44<br /> <br /> 3.03<br /> <br /> 139<br /> <br /> 43.44<br /> <br /> 171<br /> <br /> 53.44<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2.19<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0.94<br /> <br /> 3.42<br /> <br /> 152<br /> <br /> 47.50<br /> <br /> 146<br /> <br /> 45.63<br /> <br /> 12<br /> <br /> 3.75<br /> <br /> 10<br /> <br /> 3.13<br /> <br /> 3.45<br /> <br /> 11<br /> <br /> 3.44<br /> <br /> 76<br /> <br /> 23.75<br /> <br /> 224<br /> <br /> 70<br /> <br /> 9<br /> <br /> 2.81<br /> <br /> 2.17<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1.56<br /> <br /> 58<br /> <br /> 18.13<br /> <br /> 245<br /> <br /> 76.57<br /> <br /> 12<br /> <br /> 3.75<br /> <br /> 2.07<br /> <br /> 151<br /> <br /> Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang<br /> <br /> Phần lớn giáo viên tiểu học mới vào nghề lựa chọn nghề dạy học có lí do “Việc giảng dạy<br /> cho tôi cơ hội để học tập nghiên cứu cao hơn” (Mean = 3.45 với 47.50% ý kiến rất tán thành và<br /> 45.63% ý kiến tán thành) và “Tôi luôn thích làm việc với trẻ nhỏ” (Mean = 3.42 với 43.44% ý kiến<br /> rất tán thành và 53.44% ý kiến tán thành). Rất ít giáo viên đồng ý khi lựa chọn nghề với lí do “Là<br /> giáo viên tôi chỉ làm việc nửa ngày, có tới ba/bốn kỳ nghỉ một năm” (Mean = 1.92 với 1.56% ý<br /> kiến rất tán thành và 15.94% ý kiến tán thành) và “Dạy học có mức lương tốt” với Mean = 2.07<br /> ý kiến rất tán thành chiếm 1.56% và 18.13% ý kiến tán thành. Như vậy cho thấy hầu hết các giáo<br /> viên đều tán thành lí do chọn nghề do yêu thích và có nhận định tốt về vị trí của nghề dạy học<br /> trong xã hội.<br /> Một số giáo viên đưa ra những lí do chọn nghề còn chưa rõ ràng, phân vân nên chưa trả lời<br /> câu hỏi này. Do vậy, có đến 52 giáo viên (chiếm 16.25%) cho rằng nếu được chọn lại nghề thì họ<br /> sẽ không chọn nghề giáo viên nữa, mặc dù đây là con số không cao nhưng cũng đặt ra vấn đề cho<br /> các nhà quản lí cần quan tâm để tìm hiểu lí do cụ thể, để có những hỗ trợ khắc phục vấn đề này.<br /> Hầu hết các giáo viên tiểu học mới vào nghề đều đánh giá nghề dạy học là nghề cao và<br /> rất cao trong xã hội (66.56% ý kiến đánh giá là cao và 6.56% là rất cao). Điều này cũng cho thấy<br /> những cảm nhận của giáo viên tiểu học khi chọn nghề dạy học. Hầu hết các giáo viên khi lựa chọn<br /> nghề dạy học đều cảm nhận rất tích cực nghề (50.31% ý kiến đánh giá là khá tích cực và 46.25%<br /> là rất tích cực)<br /> <br /> 2.2.2. Ảnh hưởng của quá trình học tập ở trường sư phạm đến cách dạy học của giáo viên<br /> tiểu học mới vào nghề<br /> Giáo viên tiểu học mới vào nghề đều cho thấy kinh nghiệm khi mình còn là sinh viên có<br /> ảnh hưởng tới cách mình dạy hiện tại (70.00% ý kiến của giáo viên), điều này cho thấy những kiến<br /> thức, kỹ năng thực hành sư phạm, thái độ đối với nghề nghiệp và được học tập và rèn nghề rất có<br /> giá trị thực tiễn và hữu ích. Như vậy, kiến thức đã được đã được đào tạo ở các trường sư phạm có<br /> ảnh hưởng rất lớn đến kinh nghiệm cá nhân trong dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề<br /> trong những năm đầu tiên tại nơi công tác.<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của quá trình học tập ở trường sư phạm đến chất lượng dạy học<br /> Kinh nghiệm khi còn là sinh viên<br /> có ảnh hưởng tới chất lượng dạy học<br /> <br /> Có<br /> Không<br /> Không trả lời<br /> <br /> Số lượng<br /> 224<br /> 95<br /> 1<br /> 320<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 70.00<br /> 29.69<br /> 0.31<br /> 100.00<br /> <br /> Những trải nghiệm khi còn là<br /> một sinh viên trong giáo dục đào tạo<br /> đã có ảnh hưởng đến cách dạy học<br /> Tỷ lệ %<br /> Số lượng<br /> Có<br /> 125<br /> 39.06<br /> Không<br /> 58<br /> 18.13<br /> Một mức độ nào đó<br /> 136<br /> 42.50<br /> Không trả lời<br /> 1<br /> 0.31<br /> <br /> Nghiên cứu khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên tiểu học mới vào nghề về ảnh hưởng<br /> của kinh nghiệm khi còn là sinh viên tới hoạt động giảng dạy. Theo ý kiến đánh giá của giáo<br /> viên thì kinh nghiệm khi còn là sinh viên có ảnh hưởng tới chất lượng dạy học (70% ý kiến đánh<br /> giá).Những trải nghiệm của giáo viên khi còn là sinh viên tại trường có ảnh hướng nhiều đến cách<br /> dạy của giáo viên mới vào nghề (39.06% ý kiến có ảnh hưởng và 42.50% ý kiến là có ảnh hưởng<br /> ở một mức độ nào đó), chỉ có một lượng ít các giáo viên (18.13% ý kiến) là cho rằng những trải<br /> nghiệm khi còn là một sinh viên trong giáo dục đào tạo không có ảnh hưởng gì đến cách dạy học<br /> của mình hiện nay.<br /> 152<br /> <br /> Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm...<br /> <br /> Hình 1 dưới đây cho biết các nhân tố liên quan đến hoàn cảnh gia đình của học sinh, ảnh<br /> hưởng đến cá nhân khi làm giáo viên. Ba nhân tố ảnh hưởng được đưa ra cho thấy các nhân tố đều<br /> có ảnh hưởng đến giáo viên mặc dù không phải là thường xuyên. Cụ thể với nhân tố hoàn cảnh gia<br /> đình xa cách, giáo viên có cả vai trò chăm sóc giáo huấn (tư vấn cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần)<br /> (41.56% ý kiến đôi khi, 31.25% Hầu hết thời gian và 18.75% Gần như luôn luôn); Học sinh đến<br /> từ gia đình hạnh phúc (52.50% ý kiến đôi khi, 16.60% Hầu hết thời gian và 12.50% Gần như luôn<br /> luôn) và Việc phụ huynh rèn giữ con mình ở nhà, do vậy cư xử ở lớp học cải thiện (50.50% ý kiến<br /> đôi khi, 18.40% Hầu hết thời gian và 12.50% Gần như luôn luôn).<br /> <br /> Hình 1. Các nhân tố, liên quan đến hoàn cảnh gia đình<br /> của học sinh, ảnh hưởng đến cá nhân khi làm giáo viên<br /> Như vậy trong ba nhân tố ảnh hưởng đưa ra thì nhân tố Bởi vì hoàn cảnh gia đình xa cách,<br /> giáo viên có cả vai trò chăm sóc giáo huấn (tư vấn cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần) là nhân tố<br /> ảnh hưởng nhiều nhất đến cá nhân khi làm giáo viên.<br /> <br /> 2.2.3. Sự hỗ trợ từ phương diện chuyên môn cho giáo viên tiểu học mới vào nghề<br /> Đánh giá sự hỗ trợ từ Hiệu trưởng hay Trưởng phòng về chuyên môn, ý kiến giáo viên cho<br /> thấy cụ thể như sau: hỗ trợ kiến thức (62.50% ý kiến không hề hỗ trợ; 34.06% ý kiến hỗ trợ Một<br /> mức nhất định nào đấy); Hỗ trợ quản lí lớp học (63.75% ý kiến không hề hỗ trợ; 33.13% ý kiến hỗ<br /> trợ Một mức nhất định nào đấy) và cuối cùng là Hỗ trợ phát triển chuyên môn giáo viên (74.38%<br /> ý kiến không hề hỗ trợ; 23.13% ý kiến hỗ trợ Một mức nhất định nào đấy).<br /> Như vậy ở cả 3 nội dung khảo sát thì vấn đề về Phát triển chuyên môn giáo viên là hầu như<br /> các giáo viên tiểu học mới vào nghề không được hỗ trợ gì từ Hiệu trưởng cũng như trưởng phòng<br /> Giáo dục-Đào tạo.<br /> Giáo viên tiểu học mới vào nghề được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng từ các cơ quan<br /> chuyên môn (Bộ GDĐT) đều đánh giá chất lượng các khóa đào tạo bồi dưỡng do Bộ GDĐT tổ<br /> chức là rất tốt (20.32%) và cũng tốt (49.69% ý kiến), chỉ có 28.13% giáo viên là không trả lời, đây<br /> là những giáo viên mà chưa được tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng từ Bộ GDĐT.<br /> Do đặc thù về vị trí địa lí trường tiểu học và trình độ giáo viên, các giáo viên dạy ở khu vực<br /> nông thôn nhận định mức độ hữu ích của các khóa bồi dưỡng là hơn hẳn các giáo viên dạy ở các<br /> 153<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2