intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả vận dụng chương trình vận động Hexathlon Mizuno Nhật Bản trong thực tiễn giáo dục thể chất cấp tiểu học Việt Nam

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu những ưu thế của chương trình vận động Hexathlon Mizuno, cũng như kết quả đầu khi vận dụng chương trình vào giờ học thể dục ở một số trường tiểu học đại diện cho các khu vực bắc trung nam ở nước ta và những kiến nghị để có thể vận dụng phù hợp cho các trường tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả vận dụng chương trình vận động Hexathlon Mizuno Nhật Bản trong thực tiễn giáo dục thể chất cấp tiểu học Việt Nam

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VẬN ĐỘNG<br /> HEXATHLON - MIZUNO (NHẬT BẢN) TRONG THỰC TIỄN<br /> GIÁO DỤC THỂ CHẤT CẤP TIỂU HỌC VIỆT NAM<br /> Trần Đình Thuận - Bộ Giáo dục và Đào tạo<br /> Ngày nhận bài: 16/05/2018; ngày sửa chữa: 18/05/2018; ngày duyệt đăng: 04/07/2018.<br /> Abstract: Hexathlon Mizuno - Teaching program containing activities of learning with active games<br /> has been applied widely at primary schools in Japan with aim at developing physical health for<br /> primary students and has gained achievements. This article presents the advantages of HexathlonMizuno Program and its initial results when applying this program to physical education lessons in<br /> some primary schools in northern - middle - southern areas in Vietnam. Some recommendations are<br /> also proposed in this article to apply to the New Primary Physical Education Program of Vietnam.<br /> Keywords: Physical education, active games, Hexathlon program, the New Primary Physical<br /> Education Program.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Trong những năm gần đây, được sự nhất trí của lãnh<br /> đạo Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể<br /> thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, các Vụ Giáo dục<br /> Thể chất, Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện Khoa học Giáo dục<br /> Việt Nam đã cộng tác và phối hợp với Tập đoàn Mizuno<br /> của Nhật Bản để triển khai thử nghiệm Chương trình vận<br /> động cơ bản Hexathlon - Mizuno Nhật Bản (sau đây gọi<br /> tắt là Chương trình vận động Hexathlon) dành cho học<br /> sinh (HS) tiểu học Việt Nam. Đây là một chương trình<br /> vận động cơ bản do tập đoàn Mizuno Nhật Bản nghiên<br /> cứu đề xuất nhằm phát triển thể chất, sức khỏe cho HS<br /> tiểu học. Chương trình này đã được thử nghiệm thành<br /> công và triển khai rộng khắp tại các trường tiểu học của<br /> Nhật Bản. Tại Việt Nam, cho đến năm học 2017-2018 đã<br /> có gần 300 giáo viên cốt cán của 18 tỉnh, thành phố được<br /> tham gia tập huấn chương trình Hexathlon bởi các chuyên<br /> gia cao cấp giáo dục thể chất của Nhật Bản. Kết quả bước<br /> đầu triển khai thử nghiệm chương trình vận động<br /> Hexathlon tại một số trường tiểu học của Hà Nội, TP. Hồ<br /> Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh lân cận đã<br /> cho thấy tính phù hợp và khả thi của chương trình này.<br /> Bài viết đánh giá hiệu quả vận dụng chương trình vận<br /> động Hexathlon trong thực tiễn giáo dục thể chất cấp tiểu<br /> học Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với<br /> mong muốn có thể ứng dụng chương trình này vào dạy học<br /> Thể dục cấp tiểu học, góp phần đổi mới nội dung chương<br /> trình và phương pháp dạy học của môn Giáo dục thể chất<br /> mới sẽ được thực hiện bắt đầu từ năm học 2019-2020.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Chương trình Hexathlon Nhật Bản<br /> Giáo dục Nhật Bản đang nhận được sự quan tâm trên<br /> toàn thế giới. Phong cách giáo dục Nhật Bản hiện nay<br /> 49<br /> <br /> mang đậm các đặc trưng: nuôi dưỡng kĩ năng học tập cơ<br /> bản và thói quen sinh hoạt có kỉ luật cho HS ngay từ cấp<br /> tiểu học và trung học; tiếp nhận giáo dục toán và khoa<br /> học chất lượng cao; có định hướng và cơ chế đào tạo<br /> nhân lực cho ngành công nghiệp; có nội dung đào tạo<br /> ICT tận dụng lợi thế về công nghệ. Trong bối cảnh giáo<br /> dục Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, “Chương trình<br /> vận động Hexathlon dành cho trẻ em” do tập đoàn<br /> Mizuno nghiên cứu, thử nghiệm thành công và được Bộ<br /> Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ<br /> Nhật Bản cho phép triển khai rộng khắp tại nhiều trường<br /> tiểu học của Nhật Bản, đồng thời được chọn để “Phổ biến<br /> phong cách giáo dục Nhật Bản tại nước ngoài”.<br /> “Hexathlon” là chương trình vận động cơ bản để giáo<br /> dục thể chất HS tiểu học, thông qua các trò chơi vận động<br /> có sử dụng dụng cụ do tập đoàn Mizuno sản xuất. Các<br /> dụng cụ tập luyện này đã được nghiên cứu, phát triển có<br /> tính đến yếu tố an toàn và phù hợp với tính năng vận động<br /> tự nhiên của con người. Trò chơi vận động với các dụng<br /> cụ Hexathlon giúp cho HS nắm bắt được các động tác cơ<br /> bản như “chạy”, “nhảy”, “ném” kết hợp với khả năng vận<br /> động của từng cá nhân. Các dụng cụ được tập đoàn<br /> Mizuno nghiên cứu và chế tạo nhằm sử dụng cho vận<br /> động thực chất chứ không phải đồ chơi gồm có: các vòng<br /> tròn bằng nhựa, rào chạy, tên lửa bơm hơi, búa mềm, đĩa<br /> phi thuyền (ảnh chụp trang bên).<br /> Phương pháp dạy học chủ đạo của chương trình<br /> Hexathlon là “lấy HS làm trung tâm” và tổ chức các hoạt<br /> động trò chơi vận động cùng các dụng cụ, với những yêu<br /> cầu từ thấp đến cao dần. Các động tác vận động với độ khó<br /> được nâng lên từ từ, tạo cơ hội và động lực cho HS tham gia<br /> tích cực vào các trò chơi và phát huy được năng lực, phẩm<br /> chất và ý chí của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động.<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br /> <br /> Chương trình có kết hợp việc đo khả năng vận động<br /> của HS với các hoạt động giáo dục vừa học vừa chơi,<br /> thực hành các động tác cơ bản trong thể thao, giúp cho<br /> trẻ em không giỏi vận động cũng cảm thấy hứng thú với<br /> giờ học giáo dục thể chất. Hexathlon được cấu tạo bao<br /> gồm “Bài kiểm tra thể thao (sport test)”để đo các động<br /> tác cơ bản “chạy”, “nhảy”, “ném” ở 6 hạng mục: 1) Chạy<br /> 25m; 2) Chạy vượt rào 25m; 3) Bật xa; 4) Ném “tên lửa<br /> bơm hơi (air rocket)”; 5) Ném “đĩa phi thuyền (air<br /> disk)”; 6) Ném “búa mềm (soft hammer)” và “Chương<br /> trình vui chơi” kết hợp các hạng mục này.<br /> Trong “Hướng dẫn giờ học giáo dục thể chất bậc tiểu<br /> học” của Nhật Bản có quy định các nội dung như “Trò<br /> chơi vận động trong phát triển thể lực”, “Trò chơi vận<br /> động sử dụng dụng cụ, khí cụ”, “Trò chơi vận động chạy,<br /> nhảy”... Đây là tiền đề để HS tiểu học lớp 1, lớp 2 cảm<br /> nhận được niềm vui và sự thoải mái khi vận động cơ thể<br /> thông qua “trò chơi” và tiếp tục giữ được niềm yêu thích<br /> này khi đã trưởng thành. Đó chính là cơ sở để hình thành<br /> thói quen vận động và luyện tập thể dục thể thao thường<br /> xuyên nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát triển sức khỏe, thể<br /> chất của mỗi con người.<br /> Với những ưu điểm lớn về nội dung, phương pháp của<br /> Chương trình khi được thực hiện trong bối cảnh hiện tại ở<br /> Nhật Bản, dự án mở rộng chương trình Giáo dục thể chất<br /> Hexathlon đã được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa<br /> học và Công nghệ Nhật Bản cấp giấy chứng nhận, đồng<br /> thời tiếp tục phổ biến tại một số quốc gia khác trên thế giới.<br /> 2.2. Thử nghiệm vận dụng chương trình vận động<br /> Hexathlon (Nhật Bản) vào các giờ Giáo dục thể chất<br /> cho học sinh tiểu học ở Việt Nam<br /> Nhận thấy đây là một chương trình vận động có thể<br /> vận dụng tốt vào điều kiện của Việt Nam, các vụ chức<br /> năng của Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Viện Khoa học giáo<br /> dục tiến hành các hội thảo tập huấn cho một số tỉnh, thành<br /> phố đại diện cho các khu vực Bắc - Trung - Nam của nước<br /> ta. Trong năm học 2017-2018, chương trình vận động<br /> Hexathlon đã được thử nghiệm và tập huấn triển khai cho<br /> hàng trăm giáo viên dạy môn Thể dục ở tiểu học và quan<br /> sát chuyên gia dạy thử trong giờ Giáo dục thể chất cho HS<br /> lớp 1 ở một số trường tiểu học: Trường Tiểu học Thực<br /> nghiệm, Ba Đình, Hà Nội; Trường Tiểu học Nguyễn Thái<br /> Học, quận 1, TP Hồ Chí Minh; Trường Tiểu học Võ<br /> Trường Toản, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Trường Tiểu<br /> học Trần Văn Ơn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Qua trao<br /> đổi trong các lớp tập huấn, nhiều đại biểu cho rằng<br /> Chương trình có nhiều nội dung phong phú, phương pháp<br /> dạy học tích cực, dụng cụ luyện tập mang tính thẩm mĩ,<br /> đơn giản, linh hoạt rất phù hợp với HS tiểu học và hoàn<br /> toàn có tính khả thi nếu được triển khai tại các trường tiểu<br /> học của Việt Nam. Kết quả của Chương trình này không<br /> <br /> Hình 1. Rào chạy đa năng làm bằng nhựa,<br /> với nhiều bậc cao thấp khác nhau dùng cho<br /> các hoạt động chạy, nhảy... Chân đế của rào chạy<br /> là hình khối chóp nón có nhiều lỗ<br /> <br /> Hình 2. Tên lửa bơm hơi, làm bằng nhựa mềm,<br /> dùng để ném, phóng...<br /> <br /> Hình 3. Búa mềm bằng cao su và nhựa mềm,<br /> dùng để lăng, ném, tung, quăng...<br /> <br /> Hình 4. Đĩa phi thuyền, làm bằng nhựa mềm<br /> được bơm hơi và có hình tròn dùng để ném, lia...<br /> <br /> Hình 5. Vòng bằng nhựa các mầu có đường kính 3 vòng<br /> lần lượt là 385mm, 485mm, 585mm<br /> <br /> 50<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br /> <br /> chỉ dừng lại ở việc tăng số lượng trẻ em và người lớn Việt<br /> Nam yêu thích vận động, thể thao mà còn góp phần hoàn<br /> thiện môi trường thể thao của Việt Nam; về lâu dài sẽ góp<br /> phần đào tạo các vận động viên thể thao thi đấu quốc tế.<br /> Để kiểm chứng các nhận định trên, nhóm nghiên cứu<br /> đã thực hiện Bài kiểm tra thể thao sử dụng Hexathlon<br /> trước và sau chương trình. Các mục của Bài kiểm tra thể<br /> thao gồm 6 hạng mục như trên. Nhóm nghiên cứu theo<br /> dõi quan sát dữ liệu thu được qua đo đạc với các điều<br /> kiện như nhau: theo dõi giá trị đo được trước và sau<br /> chương trình theo từng trường, theo giới tính nam/nữ; so<br /> sánh tỉ lệ cải thiện trước và sau chương trình trong cùng<br /> 1 năm học giữa các trường. Kết quả cụ thể như sau:<br /> - Tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn<br /> Kiếm, Hà Nội:<br /> + Trước khi áp dụng Chương trình Hexathlon, trong<br /> giờ Thể dục (theo chương trình cũ), chọn mẫu ngẫu nhiên<br /> 10 HS lớp 1A1 được đeo dụng cụ đếm số bước chân (của<br /> hãng Omron). Kết quả thu được là số bước bình quân khi<br /> tham gia giờ học thể dục là 392 bước. Thời gian vận động<br /> thực chất của HS trong giờ học thể dục truyền thống chỉ<br /> là 8 phút. Có nhiều thời gian HS chỉ nghe giáo viên giảng<br /> giải mà không vận động.<br /> + Khi thực hiện giờ học Hexathlon, sau khi khởi động,<br /> chọn mẫu ngẫu nhiên 10 HS lớp 1A1 Trường Tiểu học<br /> Trần Quốc Toản chạy vượt rào với cự li 15m (bắt đầu từ<br /> mức thấp và sau đó cao hơn, mỗi mức chạy 2 lần). Sau đó<br /> chơi trò chơi tránh bóng (không để bóng chạm vào người),<br /> sử dụng dụng cụ búa mềm Mizuno (bóng mềm) để ném đi<br /> xa (mỗi HS ném 3-5 lần). Số bước vận động bình quân của<br /> HS tham gia giờ học Hexathlon là 785 bước (nghĩa là tăng<br /> hơn gấp đôi so với giờ học thể dục truyền thống). Sau 3<br /> <br /> tháng thực hiện theo Hexathlon, số bước bình quân khi<br /> tham gia giờ học thể chất đã là 1.568 bước.<br /> - Tại Trường Tiểu học Phương Liên, quận Đống Đa, Hà<br /> Nội: HS lớp 1A2 cũng thực hiện tương tự như HS lớp 1A1<br /> của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản và sau lần đo thực<br /> nghiệm cũng cho kết quả tương tự như đo tại Trường Tiểu<br /> học Trần Quốc Toản với số bước bình quân khi tham gia<br /> giờ học thể dục theo cách Hexathlon là 1.640 bước. Cũng<br /> tại trường này, khi thực nghiệm với 10 HS được chọn ngẫu<br /> nhiên của lớp 1A1 và các em vẫn học theo chương trình thể<br /> dục cũ (2006) thì số bước bình quân chỉ đạt 1.256 bước.<br /> Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn tham gia Hexathlon,<br /> số bước bình quân của HS lớp 1 của các trường tiểu học<br /> được thực nghiệm trên địa bàn TP. Hà Nội đều tăng cao.<br /> - Tại 2 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, quận Hải Châu,<br /> TP. Đà Nẵng và Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều, TP.<br /> Cần Thơ, trong giờ học Thể dục của lớp 1A1 thực hiện theo<br /> chương trình Hexathlon, qua chọn mẫu ngẫu nhiên của mỗi<br /> trường 10 HS được đeo máy đếm số bước chân cũng cho<br /> kết quả tốt với số bước bình quân là 1.795 bước.<br /> Tháng 6/2017, Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã đến<br /> thăm và dự giờ Giáo dục thể chất Trường tiểu học thành<br /> phố Kashihara tỉnh Nara - Nhật Bản. Kế hoạch hướng<br /> dẫn giờ học thể chất của HS lớp 1 của trường theo<br /> chương trình Hexathlon như sau (xem bảng 1).<br /> Kết quả đo được số bước chân trong giờ thể dục của<br /> HS lớp 1 trường tiểu học thành phố Kashihara tỉnh Nara<br /> - Nhật Bản cũng tương đương như kết quả đã thu được<br /> của HS lớp 1 Trường Tiểu học Phương Liên, quận Đống<br /> Đa, Hà Nội, tức là trung bình của số bước chân của HS<br /> lớp 1 trong giờ vận động Hexathlon của Việt Nam và<br /> Nhật Bản đều tăng cao hơn hẳn, thậm chí tăng gần gấp<br /> đôi so với giờ học thể dục truyền thống.<br /> <br /> Bảng 1. Kế hoạch hướng dẫn giờ học thể chất của HS lớp 1<br /> theo chương trình Hexathlon của Trường Tiểu học Kashihara tỉnh Nara - Nhật Bản<br /> Phạm vi<br /> ■ Giải thích nội<br /> dung giờ học của<br /> ngày hôm đó<br /> ■ Khởi động<br /> ■ Trò chơi vận<br /> động, chạy, nhảy<br /> ■ Trò chơi vận<br /> động để phát triển<br /> cơ thể<br /> ■ Trò chơi vận động<br /> để tăng sức ném<br /> <br /> Nội dung thực hiện<br /> ■ Đứng thành hàng nghe thầy giáo (cô giáo) nói<br /> ■ Khởi động<br /> Đi bộ: Vận động trong phạm vi không gian quy định sẵn (đi bộ, đi bộ nhanh), di<br /> chuyển mà không va vào người khác<br /> ■ Trò chơi nhảy (sử dụng dụng cụ Hexathlon)<br /> - Nhảy 1 chân<br /> - Nhảy 2 chân<br /> - Thay đổi cách nhảy theo màu sắc của các vòng nhựa được đặt liên tiếp trên sân tập.<br /> ■ Ném/bắt tên lửa bơm hơi (sử dụng dụng cụ Hexathlon); Ném theo các hướng<br /> ■ Trò chơi chạy vượt rào<br /> Điều chỉnh chiều cao rào từ thấp đến cao<br /> ■ Ném bóng vào trong vòng với độ cao thấp khác nhau (sử dụng dụng cụ Hexathlon)<br /> ■ Ném tên lửa bơm hơi vào trong vòng (sử dụng dụng cụ Hexathlon)<br /> <br /> 51<br /> <br /> Thời gian<br /> 10 phút<br /> <br /> 5 phút<br /> <br /> 15 phút<br /> 10 phút<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br /> <br /> Qua quan sát nét mặt của những HS lớp 1 của Việt và các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng trang thiết<br /> Nam và Nhật Bản trước và sau khi được tham gia chương bị dụng cụ tập luyện phù hợp với sự phát triển của giáo<br /> trình Hexathlon, nhóm nghiên cứu đều nhận thấy sự tự dục thể chất của HS cũng rất cần được quan tâm, đặc biệt<br /> tin và linh hoạt của HS được cải thiện rõ rệt. Nhìn nét mặt là trong giai đoạn hiện nay, khi Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị<br /> rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên môi của các em ban hành nội dung chương trình và sách giáo khoa mới<br /> là minh chứng thể hiện sự yêu thích và mong muốn được môn Giáo dục thể chất ở các cấp học phổ thông.<br /> tham gia nhiều vào các hoạt động, các trò chơi vận động<br /> Các kết quả kiểm chứng ở trên cho thấy tính phù hợp<br /> của chương trình Hexathlon.<br /> của chương trình vận động Hexathlon đối với HS tiểu<br /> Theo số liệu Báo cáo nhanh thống kê sức khoẻ trường học Việt Nam. Các dụng cụ do Tập đoàn Mizuno sản<br /> học năm 2016 của Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa xuất rất đơn giản nhưng khoa học, rẻ tiền, rất phù hợp và<br /> học và Công nghệ Nhật Bản thì thể chất của HS đầu cấp an toàn với trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Cùng với<br /> tiểu học của Nhật Bản và Việt Nam là tương đương nhau. phương pháp tổ chức dạy học mới tích cực, cách tập<br /> Sau nhiều năm thực hiện Chương trình giáo dục cũ, Nhật luyện và sử dụng linh hoạt các dụng cụ của Mizuno phục<br /> Bản đã và đang đổi mới nội dung chương trình giáo dục vụ cho các trò chơi trong chương trình Hexathlon sẽ đảm<br /> phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có bảo cho tính khả thi của chương trình khi triển khai ở<br /> môn học Thể dục ở cấp tiểu học.<br /> Việt Nam.<br /> Để thấy rõ hơn kết quả thực hiện chương trình<br /> 2.3. Kiến nghị vận dụng Chương trình Hexathlon vào<br /> Hexathlon, nhóm nghiên cứu đã sử dụng so sánh đánh<br /> dạy học thể dục cấp tiểu học góp phần đổi mới nội dung<br /> giá kết quả học tập môn Thể dục của HS khối lớp 1 và<br /> phương pháp của chương trình giáo dục thể chất mới<br /> lớp 2 năm học 2017-2018 Trường Tiểu học Trần Quốc<br /> ở Việt Nam<br /> Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo quy định của Bộ<br /> Để có thể vận dụng và đảm bảo tính khả thi của<br /> GD-ĐT thì thấy ở học kì 2 - các lớp 1 và 2 được thực<br /> chương<br /> trình Hexathlon khi vận dụng vào dạy học thể<br /> hiện chương trình Hexathlon - HS đạt mức Hoàn thành<br /> dục<br /> cấp<br /> tiểu học góp phần đổi mới nội dung, phương<br /> tốt đều tăng lên và HS ở mức Chưa hoàn thành giảm một<br /> pháp<br /> dạy<br /> học của chương trình giáo dục thể chất mới của<br /> cách rõ rệt so với học kì 1 HS vẫn thực hiện theo chương<br /> nước<br /> ta<br /> được<br /> thực hiện bắt đầu từ năm học 2019-2020,<br /> trình cũ của môn Thể dục tiểu học.<br /> chúng<br /> tôi<br /> xin<br /> đưa<br /> ra một số khuyến nghị như sau:<br /> Kết quả thực nghiệm cùng các phân tích cho thấy, nếu<br /> - Bộ GD-ĐT cần sớm kí kết biên bản ghi nhớ với tập<br /> trẻ em của Việt Nam được áp dụng Hexathlon vào giờ<br /> Giáo dục thể chất sẽ góp phần tích cực hình thành phẩm đoàn Mizuno - Nhật bản để tiếp tục chỉ đạo thử nghiệm<br /> chất, năng lực và đáp ứng phát triển thể chất con người và triển khai Chương trình này trên phạm vi rộng hơn<br /> mới hiện đại. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh phí nhằm đúc rút kinh nghiệm và từng bước đưa vào Chương<br /> dành cho GD-ĐT còn hạn hẹp, thì việc lựa chọn nội dung trình giáo dục thể chất mới ở cấp tiểu học.<br /> Bảng 2. Đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của HS khối lớp 1 và 2 của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản,<br /> quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm học 2017-2018<br /> (học kì I - chưa thực hiện Hexathlon, học kì II - bắt đầu thực hiện Hexathlon)<br /> Hoàn thành tốt<br /> Hoàn thành<br /> Chưa hoàn thành<br /> Lớp<br /> Sĩ số<br /> HK 1<br /> HK 2<br /> HK 1<br /> HK 2<br /> HK 1<br /> HK 2<br /> 1A<br /> 51<br /> 9<br /> 14<br /> 40<br /> 37<br /> 2<br /> 0<br /> 1B<br /> 53<br /> 8<br /> 12<br /> 43<br /> 41<br /> 2<br /> 0<br /> 1C<br /> 51<br /> 8<br /> 14<br /> 42<br /> 37<br /> 1<br /> 0<br /> 1D<br /> 52<br /> 9<br /> 13<br /> 41<br /> 39<br /> 2<br /> 0<br /> 1E<br /> 52<br /> 11<br /> 15<br /> 41<br /> 37<br /> 0<br /> 0<br /> 1H<br /> 48<br /> 9<br /> 14<br /> 38<br /> 34<br /> 1<br /> 0<br /> 2A<br /> 51<br /> 10<br /> 15<br /> 39<br /> 36<br /> 2<br /> 0<br /> 2B<br /> 47<br /> 12<br /> 15<br /> 34<br /> 31<br /> 1<br /> 1<br /> 2C<br /> 56<br /> 11<br /> 14<br /> 45<br /> 42<br /> 0<br /> 0<br /> 2D<br /> 57<br /> 13<br /> 16<br /> 43<br /> 41<br /> 1<br /> 0<br /> (Theo số liệu báo cáo của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)<br /> <br /> 52<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br /> <br /> - Trước mắt, Bộ GD-ĐT cần có văn bản chỉ đạo các<br /> trường tiểu học có giáo viên vừa được tham gia tập huấn,<br /> sử dụng nội dung và phương pháp của Chương trình để<br /> dạy thử nghiệm tại các trường tiểu học. Sau thời gian thử<br /> nghiệm, Bộ cần tổ chức hội thảo, đánh giá với quy mô<br /> lớn hơn để tập hợp ý kiến cụ thể nhằm nâng cao chất<br /> lượng dạy học môn Thể dục thông qua vận dụng chương<br /> trình Giáo dục thể chất Hexathlon của Nhật Bản tại các<br /> trường tiểu học ở Việt Nam.<br /> - Cần sớm hình thành tổ nghiên cứu sâu về Chương trình<br /> này để giúp Bộ GD-ĐT đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn<br /> nhằm chỉ đạo, áp dụng thí điểm và mở rộng Chương trình<br /> bởi tính khả thi của chương trình đối với HS tiểu học Việt<br /> Nam. Hàng năm cần có tổng kết, đánh giá về công tác này.<br /> - Các địa phương cần tham mưu, báo cáo với các cấp<br /> lãnh đạo tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận<br /> thức trong các cấp quản lí, cán bộ, giáo viên, HS, cha mẹ<br /> HS và cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của sức khỏe<br /> - thể lực đối với HS tiểu học, cũng như về chương trình<br /> Hexathlon - giáo dục thể chất theo phong cách Nhật Bản.<br /> - Các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường<br /> tiểu học đầu tư kinh phí, vận dụng chương trình này tại<br /> địa phương; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ<br /> giữa các giáo viên Thể dục về chương trình này theo<br /> trường, cụm trường; đổi mới phương pháp dạy học và tổ<br /> chức giáo dục thể chất theo kinh nghiệm quý báu của<br /> chương trình Hexathlon Nhật Bản.<br /> - Phối hợp với Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa<br /> học và Công nghệ Nhật Bản và Tập đoàn Mizuno để tổ<br /> chức giao lưu giữa HS, giáo viên giữa Việt Nam và Nhật<br /> Bản để trao đổi kinh nghiệm về chương trình vận động<br /> Hexathlon, tăng cường giáo dục thể chất cho HS tiểu học,<br /> đồng thời củng cố thêm tình hữu nghị của hai quốc gia.<br /> 3. Kết luận<br /> Hexathlon là chương trình vận động cơ bản tiên tiến<br /> nhằm giáo dục thể chất HS tiểu học một cách tích cực.<br /> Nội dung, phương pháp dạy học của chương trình với các<br /> dụng cụ đơn giản, linh hoạt, nhiều cách chơi, rất phù hợp<br /> với lứa tuổi HS tiểu học. Đây là phương pháp dạy học<br /> theo hình thức tổ chức trò chơi vận động nên giáo viên<br /> giảng giải ít; ngược lại, HS được vận động nhiều. Chương<br /> trình tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực vào các trò<br /> chơi vận động với độ khó tăng dần qua cách sử dụng các<br /> dụng cụ Hexathlon đã giúp các em phấn chấn, tự tin và<br /> hăng say tập luyện, vui chơi phát triển thể chất. Số bước<br /> chân trong mỗi giờ học của HS khi được tham gia chương<br /> trình đều tăng cao, mọi HS đều tham gia được vào các trò<br /> chơi và chơi tích cực. Thông qua các trò chơi vận động<br /> trong chương trình Hexathlon, HS tiểu học được trải<br /> nghiệm, được giáo dục kĩ năng sống và phát triển nhân<br /> <br /> 53<br /> <br /> cách, có cơ hội bộc lộ và phát xuất các phẩm chất, năng<br /> lực cần thiết để vận dụng trong đời sống hàng ngày.<br /> Hiện nay, các chuyên gia giáo dục thể chất của hai<br /> quốc gia đang tiếp tục xử lí thêm một vài số liệu phát<br /> triển thể chất và các năng lực khác, trong đó có cả chỉ số<br /> liên quan đến phát triển trí tuệ, hành vi, kĩ năng sống và<br /> bước đầu đã cho kết quả tốt. Chương trình Hexathlon<br /> hoàn toàn có tính khả thi trong bối cảnh của Việt Nam<br /> hiện nay để phát triển thể chất nhằm nâng cao sức khỏe<br /> cho HS tiểu học, đồng thời khắc phục sự “nhàm chán”,<br /> “đơn điệu” của chương trình thể dục cũ (2006) vẫn đang<br /> tồn tại cần được đổi mới.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br /> nghệ Nhật Bản (2016). Báo cáo nhanh thống kê sức<br /> khoẻ trường học.<br /> 日本文部科学省(2016)学校の健康に関する<br /> 簡単報告書<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2017). Báo cáo của Đoàn công tác<br /> khảo sát chương trình Hexathlon - Mizuno Nhật Bản<br /> (tháng 7/2017).<br /> [3] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br /> nghệ Nhật Bản (2017). Chương trình giáo dục thể<br /> chất “Hexathlon” - Mizuno Nhật Bản.<br /> [4] Bộ GD-ĐT(2006). Chương trình môn Thể dục tiểu<br /> học Việt Nam hiện hành (Quyết định số<br /> 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 Ban hành<br /> Chương trình giáo dục phổ thông).<br /> [5] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br /> nghệ Nhật Bản (2017). Chương trình giáo dục thể<br /> chất cấp tiểu học của Nhật Bản.<br /> [6] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br /> nghệ Nhật Bản - Tập đoàn Mizuno (2017). Dự án<br /> thử nghiệm Chương trình giáo dục thể chất<br /> “Hexathlon”.<br /> 日本文部科学省、ミズノ株式会社(2017)ヘキ<br /> サスロン運動プログラムのパイロットプロジ<br /> ェクト(文部科学省が取り組む「日本型教育<br /> の海外展開推進事業(「EDU-Portニッポン」)<br /> [7] Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn<br /> Kiếm, Hà Nội (2018). Báo cáo về Đánh giá kết quả<br /> học tập môn Thể dục của học sinh khối lớp 1 và lớp<br /> 2 năm học 2017-2018.<br /> [8] Phòng Nghiên cứu và phát triển - Chikako<br /> Kamimukai (2018). Tài liệu tập huấn Chương trình<br /> giáo dục thể chất “Hexathlon”.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2