intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị dị vật ống tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ 01/2015-09/2016

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả gắp dị vật ống tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm với phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Gồm 40 bệnh nhân mắc dị vật ống tiêu hóa trên được nội soi ống mềm chẩn đoán và gắp ra thành công tại BVĐK KV Tỉnh An Giang tháng 01/2015 đến tháng 09/2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị dị vật ống tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ 01/2015-09/2016

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ỐNG TIÊU HÓA TRÊN BẰNG NỘI SOI ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG TỪ 01/2015-09/2016 ̣ HÒA, NGUYỄN THỊ HUYỀN LÊ THIÊN HỒ VĂN CỦA, LÊ THANH NHỀN TÓM TẮT : Mục tiêu: đánh giá hiệu quả gắp dị vật ống tiêu hóa trên bằng nội soi ống mềm Phƣơng pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Gồm 40 bệnh nhân mắc dị vật ống tiêu hóa trên đƣợc nội soi ống mềm chẩn đoán và gắp ra thành công tại BVĐK KV Tin ̉ h An Giang tháng 01/2015 tháng 09/2016. Kết quả: Từ 01/2015 tháng 09/2016, có 40 bệnh nhân , tuổi trung bình là 41,03 ± 23,80,tuổi trẻ nhất là 2 và lớn tuổi nhất là 84, có 25 nam, 15 nữ. Trong các loại dị vật thì xƣơng và viên thuốc còn vỏ là thƣờng gặp nhất chiếm 28 trƣờng hợp ( 70% ), có những dị vật hiếm gặp nhƣ hộp quẹt ga, mảnh đồ chơi trẻ em. Vị trí dị vật đƣợc phát hiện nhiều nhất là ở thực quản trên cũng là nơi dị vật đƣợc gắp dễ và nhanh nhất, ngoài ra có 1 trƣờng hợp dị vật ở tá tràng là nơi xa nhất ống soi mềm có thể gắp đƣợc. Tất cả các trƣờng hợp đều đƣợc gắp thành công. Khi gắp chỉ cần gây tê tại chổ và đƣợc cấp toa cho về ngay sau gắp chỉ trừ 7 trƣờng hợp trẻ em < 8 tuổi phải kết hợp gây mê trong quá trình gắp dị vật phải nằm viện lại 1 ngày. Loại dị vật, hình dáng, thời gian dị vật nằm trong ống tiêu hóa trên ảnh hƣởng nhất định đến thời gian gắp và biến chứng gây trƣớc và sau khi gắp. Kết luận: Dị vật ống tiêu hóa trên là 1 cấp cứu thƣờng gặp. Ống soi mềm ngày càng có vai trò quan trọng và chủ yếu trong chẩn đoán và gắp dị vật. ASSESSMENT RESULTS OF TREATMENT FOREIGN BODIES UPPER GASTROINTESTINAL TRACT BY ENDOSCOPY HOSES AT REGIONAL AN GIANG PROVINCE HOSPITAL FROM 01/2015 TO 09/2016 ABSTRACT Background : Foreign bodies upper gastrointestinal tract is oesophageal objects is a universal emergency, an accident, the real danger to the lives of patients and has a high mortality rate. Objective and methods : evaluate the effectiveness of foreign bodies picked on by the gastrointestinal tract endoscopy hoses. Prospective study describes interrupted, 40 patients at Regional An Giang Province Hospital from 01/2015 to 09/2016. Results : There were 40 patients, at an average age of 41,03 ± 23,80 years, ranging from 2 years to 84 years. The male to female ratio was 5:3. In all kinds of foreign bodies, the bones and shell pill is the most common accounting for 28 cases (70%), there are rare foreign bodies such as lighters boxes, pieces of children's toys. Position the object is detected in the esophagus at most on where the object is also easy and quick to pick up the most, in addition there is one case of a foreign object in the duodenum is the farthest place possible, flexible tube is gripping. When picking just anesthetics and prescription issued for Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 106
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 the soon pick, except 7 cases of children
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 2.2 Chẩn đoán: 2.2.1. Lâm sàng [10]: - Bệnh nhân thƣờng có cảm nuốt vƣớng và nuốt đau sau hõm ức, xƣơng ức, ứa nhiều nƣớc bọt, nôn ói do dị vật vƣớng lại tại thực quản trên và thực quản dƣới. - Bệnh nhân có tình trạng đau thƣợng vị, hội chứng dạ dày - tá tràng do dị vật gây sang chấn cho dạ dày và tá tràng, cũng có trƣờng hợp gây triệu chứng của hẹp môn vị do dị vật tƣơng đối lớn. 2.2.2. Cận lâm sàng [10]: a. X quang: - Đa số dị vật có thể phát hiện khi chụp X quang, tuy nhiên một số ít không thấy đƣợc trên phim X quang. - Xquang vùng cổ thẳng- nghiêng có thể phát hiện những dị vật cản tia nhƣ xƣơng, viên thuốc còn vỏ, đồng xu, ... ngoài ra nếu có kinh nghiệm đọc phim Xquang có thể phát hiện những dị vật không cản tia thông qua hình ảnh tăng kìch thƣớc khoảng mô mềm trƣớc thân sống, khoảng khí to bất thƣờng trong lòngthực quản, ... - X quang tim phổi thẳng: nếu nghi ngờ dị vật vƣớng lại tại thực quản giữa và dƣới. - X quang bụng đứng không sửa soạn để đánh giá dị vật tại dạ dày: hình dạng, kìch thƣớc, đã qua khỏi dạ dày chƣa... Nhiều khi cầu chụp ở tƣ thế nằm sẽ đánh giá chình xác hơn tƣ thế đứng do dị vật di chuyển về phình vị dễ quan sát hơn trên phim X-quang. - Một số trƣờng hợp tại thời điểm chụp X quang mà dị vật còn nằm tại D1 của hành tá tràng thì nội soi khẩn cấp có thể vẫn gặp đƣợc dị vật (loại nhỏ) và gắp kịp thời (ví D2 là nơi dị vật Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 108
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 có thể đi khá nhanh nếu có thể). Nếu dị vật có tính cản quang thí quan sát đƣợc kìch thƣớc và vị trí của dị vật là chính xác). b. Nội soi ống mềm : - Đánh giá chình xác vị trì, kìch thƣớc, và các tổn thƣơng do dị vật gây ra. Qua nội soi có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để gắp dị vật. - Nội soi ống mềm kết hợp gây mê nội khí quản, hội chẩn ngoại khoa trong trƣờng hợp bệnh nhi từ 2 tuổi đến 15 tuổi, hay tiên lƣợng cuộc soi kéo dài hoặc có khả năng thất bại. c. CT-Scanner: - Có thể xử dụng CT-Scan để xác định chính xác dị vật còn nằm trong dạ dày hay đã trôi qua tá tràng hay xa hơn nữa , nhằm có hƣớng xử trí tích cực và nhanh chóng hơn. d. Các xét nghiệm tiền phẫu: - TQ, TCK, nhóm máu ABO, Rh. trong 1 số trƣờng gắp qua ngả nội soi thất bại, cần phải can thiệp ngoại khoa. 2.3. Chỉ định nội soi : - Các dị vật tại ống tiêu hóa trên. - Các dị vật lớn có nguy cơ tắc nghẹt. - Các dị vật có khả gây tổn thƣơng thành dạ dày. - Bệnh nhân phải hợp tác nội soi gắp dị vật, nếu bệnh nhân quá kích thích hay là bệnh nhi từ 2-15 tuổi có thể giải thích cho bệnh nhân và ngƣời nhà để tiến hành nội soi kết hợp gây mê nội khí quản. 2.4. Chống chỉ định nội soi : - Bệnh nhân không đồng ý nội soi. - Nghi các dị vật này đã làm thủng thực quản dạ dày, tuy nhiên hiện naycó các dụng cụ kẹp bít lổ thủng nên tùy vào kinh nghiệm của bác sĩ và dụng cụ có sẵn có thể cân nhắc để tiến hành nội soi gắp dị vật kèm bít lại lổ thủng. - Dị vật đã trôi qua khỏi D2. 2.5. Qui trình thủ thuật : 2.5.1. Dụng cụ và thuốc : - Máy nội soi và nguồn sáng. - Thuốc tê, bôi trơn họng: Xylocain gel, Xylocain spray. - Kím răng chuột, kìm ba chấu, rọ lấy dị vật, thòng lọng cắt polype. 2.5.2. Nhân sự : - Bác sĩ nội soi: 01. - Kỹ thuật viên: 02. - Có thể phối hợp hồi sức hỗ trợ trong trƣờng hợp bệnh nhân cần đƣợc đặt nội khí quản bảo vệ đƣờng thở khi nội soi hay trong trƣờng hợp bệnh nhi, bệnh nhân quá kích thích. 2.5.3. Chuẩn bị bệnh nhân : - Giải thích, ký cam kết. - Đánh giá tổng trạng bệnh nhân, chỉ định, chống chỉ định. - Gây tê vùng hầu họng bằng Xylocain 2%. - Tháo răng giả nếu có. - Đặt ngáng miệng bảo vệ máy soi. - Bệnh nhân nằm nghiêng trái. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 109
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 2.5.4. Kỹ thuật : - Đặt máy soi, kiểm tra vị trì kìch thƣớc của dị vật, kiểm tra kỹ tổn thƣơng của ống tiêu hóa do dị vật gây ra. - Lựa chọn dụng cụ thích hợp để gắp dị vật tùy theo hình dạng kìch thƣớc của dị vật. Dị vật hính tròn thƣờng lựa chọn rọ lƣới gắp dị vật. Đồng xu đƣợc gắp ra tốt nhất bằng kím răng chuột, thòng lọng cắt polyp hoặc rọ lƣới... - Với những sắc bén khi gắp có thể gây tổn thƣơng niêm mạc thì có thể dùng cap. -Sau khi đã cố định chắc dị vật thì kéo ra từ từ, vừa kéo vừa quan sát tránh làm tổn thƣơng niêm mạc. 2.5.5. Theo dõi sau thủ thuật : - Theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật nếu có nghi nghờ thủng hay chảy máu. 2.6. Tai biến và xử trí : - Chảy máu: Tiêm và kẹp cầm máu, nếu không hiệu quản => xử trí ngoại khoa. - Thủng: xử trí ngoại khoa. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 110
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu : - Tất cả các bệnh nhân nhập viện đƣợc nội soi thực quản dạ dày bằng ống soi mềm phát hiện có dị vật trong ống tiêu hóa trên trong thời gian từ 01/01/2015  30/09/2016. * Tiêu chuẩn chọn bệnh : bệnh nhân đƣợc nội soi thực quản dạ dày bằng ống soi mềm có dị vật ống tiêu hóa trên đến khám hay nhập viện vào BVĐK KV Tỉnh An Giang t ừ 01/01/2015  30/09/2016. * Tiêu chuẩn loại trừ : + Bệnh nhân khai nuốt dị vật mà nội soi không phát hiện trong lòng ống tiêu hóa trên. + Bệnh nhân mắc dị vật ở vùng hầu họng đƣợc chẩn đoán và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu : 3.2.1. Phƣơng pháp : nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. - Số liệu đƣợc thu thập theo bảng đƣợc tạo sẳn. - Xử lý thống kê: Dùng phần mềm SPSS 20.0 . 3.2.2 Phƣơng pháp tiến hành: Phƣơng pháp nghiên cứu: thu thập thông tin từ kết quả nội soi gắp dị vật, hồ sơ bệnh án và khai thác bệnh nhân tại phòng nội soi 01/01/2015  30/09/2016. Phƣơng tiện nghiên cứu: +Dụng cụ: máy nội soi Olympus CV150, nguồn sáng Halogen, dụng cụ gắp là kềm sinh thiết, thòng lọng.Ống nội soi có kênh bơm rửa – hút ,bộ phận điều khiển bên ngoài và nơi để đƣa dụng cụ vào làm thủ thuật. Ngoài ra có các cáp bao lấy dị vật đƣợc tái sử dụng ống mủ cứng của dụng cụ thắt tĩnh mạch thực quản hay dụng cụ tự chế từ núm vú cao su cho trẻ bú ( đã có trính bày ở phần trên ). +Bệnh nhân nằm nghiêng trái (sau khi đã xịt tê họng bằng lidocain 10% ), miệng ngậm ống nhựa cứng rỗng để không cắn ống soi. Bác sĩ từ từ đƣa ống nội soi vào miệng quan sát hạ họng rồi đi qua miệng thực quản một cách dễ dàng để vào thực quản, dạ dày, tá tràng. Khi phát hiện thấy di vật, ngƣời phụ sẽ đƣa kềm vào gắp dị vật theo sự dẫn đƣờng của ống nội soi và lấy dị vật ra cùng với ống nội soi. + Bệnh nhi < 15 tuổi không hợp tác khi soi, sẽ kết hợp với Khoa Gây Mê Hồi Sức tiến hành gây mê nội khí quản sau đó tiến hành gắp dị vật. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : - Trong mẫu khảo sát 40 bệnh nhân : có 25 nam ( 62,5 % ), 15 nữ ( 37,5 % ). - Tuổi trung bình là 41,03 ± 23,80 , tuổi cao nhất là 84, thấp nhất là 2 . - Tuổi trung bình của nam là 41,32 ± 25,50 , tuổi cao nhất là 84, thấp nhất là 2 . - Tuổi trung bình nữ là 40,53 ± 21,53 , tuổi cao nhất là 77, thấp nhất là 2 . - Bệnh nhân thƣờng ở vùng nông thôn 31 ( 77,5 % ) chỉ có 9 ( 22,5 % ) ở tại Châu Đốc. - Triệu chứng nhập viện : nuốt đau 28(70%), nuốt vƣớng 5(12,5%), đau bụng 3(7,5%), không triệu chứng 4(10%). 4.1. Tỷ lệ các loại dị vật : - Các loại dị vật mắc phải gồm có nhiều loại với các số lƣợng và tỷ lệ nhƣ sau : + Xƣơng : 21 ( 52,5 % ) kt trung bình 3,24 cm Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 111
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 + Viên thuốc còn vỏ : 7 ( 17,5 % ) 2,43 cm + Đồng xu : 4 ( 10,0 % ) 3,00 cm + Răng giả : 2 ( 5,0 % ) 4,50 cm + Đinh vìt : 2 ( 5,0 % ) 2,50 cm + Hạt lồng mức : 1 ( 2,5 % ) 3,00 cm + Hộp quẹt ga : 1 ( 2,5 % ) 7,00 cm + Mảnh thức ăn : 1 ( 2,5 % ) 5,00 cm + Mảnh đồ chơi : 1 ( 2,5 % ) 3,00 cm Nhận xét : Trong tổng số các dị vật thí các xƣơng chiếm tỉ lệ lớn (52,5%) trong đó xƣơng cá chiếm tỉ lệ 66,7 % trong các loại xƣơng (trong 21 trƣờng hợp mắc xƣơng có xƣơng cá 14, xƣơng gà 4, xƣơng vịt 3). 4.2 Đặc điểm của các lại dị vật ống tiêu hóa trên : 4.2.1 Vị trí mắc kẹt của các loại dị vật : - Dị vật thƣờng kẹt lại ở những vị trí với tỷ lệ nhƣ sau : + 1/3 trên thực quản : 28 ( 70 % ) + 1/3 giữa thực quản : 4 ( 10 % ) + 1/3 dƣới thực quản: 1 ( 2,5 % ) + Vùng phình vị : 5 ( 12,5 % ) + Vùng hang vị : 1 (5%) + Tá tràng : 1 ( 2,5% ). Nhận xét : Vị trí mắc kẹt dị vật thƣờng gặp nhất là phìa dƣới cơ thắt thực quản trên còn ở dạ dày thí thƣờng ở phình vị. 4.2.2 Mối liên quan của loại dị vật và vị trí mắc kẹt : Bảng 1 : Mối liên quan của loại dị vật và vị trí mắc kẹt : Thực quản Phình Hang Tá Tổ ng Trên Giữa Dƣới vị vị tràng Số case Số case Số case Số case Số case Số case Số case (tỷ lệ (tỷ lệ (tỷ lệ (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) (tỷ lệ (tỷ lệ %) %) %) %) %) 18 ( 45 1 ( 2,5 21 ( 52,5 Xƣơng 2(5) ) ) ) Đồng xu 2(5) 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) 4 ( 10 ) Viên thuốc 6 ( 15 ) 1 ( 2,5 ) 7 ( 17,5 ) Hạt 1 ( 2,5) 1 ( 2,5 ) Răng giả 1 ( 2,5) 1 ( 2,5 ) 2(5) Đinh vìt 2(5) 2(5) Hộp quẹt 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh thức 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) ăn Mảnh đồ 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) chơi Tổ ng 28 (70) 4 ( 10 ) 1 ( 2,5) 5 ( 12,5 ) 2(5) 40 (100) Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 112
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Nhận xét : dị vật là xƣơng, viên thuốc còn vỏ thƣờng kẹt ở thực quản, nhất là thực quản trên, còn đồng xu hay đinh vìt thí có khuynh hƣớng đi xuống dạ dạy hơn có thể là trọng lực lay là bề mặt trơn láng của đồng xu, với p = 0.013 có ý nghĩa thống kê. 4.2.3 Thời gian đến nội soi sau khi mắc dị vật: - Thời gian từ sau khi bị dị vật đến lúc đƣợc nội soi tiến hành gắp dị vật : + < 12 h : 6 ( 15 % ) + 12-24h : 14 ( 35 % ) + 24-48h : 9 ( 22,5 % ) + > 48h : 11 ( 27,5 % ) Nhận xét : Ta thấy bệnh vào viện trong vòng 24 giờ đầu chiếm tỉ lệ cao nhất 50%. 4.2.4 Hình dáng các loại dị vật : - Các loại dị vật mắc có nhiều hình dáng khác nhau với tỷ lệ nhƣ sau : + Hình que : 15 ( 37,5 % ) + Hình chữ nhật : 2 (5%) + Hình tam giác : 10 ( 25 % ) + Hình thoi : 1 ( 2,5 % ) + Hình tròn : 4 ( 10 % ) + Hình vòng cung : 2 (5%) + Hình vuông : 6 ( 15 % ) Nhận xét : Dị vật đa số là xƣơng động vật nên thƣờng có hình que và hình tam giác, ngoài ra còn có nhiều viên thuốc chƣa bóc vỏ nên ảnh hƣởng rất nhiều đến thao tác gắp dị vật do tính chất sắc nhọn có thể làm tổn thƣơng niêm mạc ống tiêu hóa trong quá trình kéo dị vật ra. 4.2.5 Mối liên quan giữa loại dị vật và thời gian đến nội soi : Bảng 2 : Mối liên quan giữa loại dị vật và thời gian đến soi : 48h Tổ ng Thời gian Số case Số case Số case Số case đến nội soi ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) Xƣơng 6 ( 15 ) 6 ( 15 ) 9 ( 22,5 ) 21 ( 52,5 ) Đồng xu 3 ( 7,5 ) 1 ( 2,5 ) 4 ( 10 ) Viên thuốc còn vỏ 5 ( 12,5 ) 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) 7 ( 17,5 ) Hạt 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Răng giả 2(5) 2(5) Đinh 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) 2(5) Hộp quẹt ga 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh thức ăn 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh đồ chơi 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Tổ ng 20 ( 50 ) 9 ( 22,5 ) 11 ( 27,5 ) 40 ( 100 ) Nhận xét : xƣơng là dị vật thƣờng gặp nhất và thƣờng bệnh nhân tự điều trị ở nhà bằng nhiều cách nên đến bệnh viện trễ còn các dị vật khác gây khó chịu nhiều hơn và bệnh nhân sợ biến chứng nên đến sớm hơn, với p=0,18 không có ý nghĩa thống kê. 4.2.6 Mối liên quan giữa thời gian đến nội soi và biến chứng của dị vật khi nằm trong ống tiêu hóa trên : Bảng 3 : Mối liên quan giữa thời gian đến nội soi và biến chứng của dị vật khi nằm trong ống tiêu hóa trên : Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 113
  9. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Không Viêm Xuất huyết Tổ ng Thời gian Số case Số case Số case Số case đến nội soi ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) 48h 3 ( 7,5 ) 7 ( 17,5 ) 1 ( 2,5 ) 11 ( 27,5 ) Tổ ng 32 ( 80 ) 7 ( 17,5 ) 1 ( 2,5 ) 40 ( 100 ) Nhận xét : thời gian dị vật dị vật càng nằm lâu trong thực quản dạ dày sẽ gây viêm là điều tất nhiên thậm chì có 1 trƣờng hợp bị xuất huyết tiêu hóa do vỏ bao viên thuốc cắt niêm mạc dạ dày, với p=0,024 có ý nghĩa thống kê. 4.2.7 Mối liên quan giữa loại dị vật và biến chứng của dị vật khi nằm trong ống tiêu hóa trên : Bảng 4 : Mối liên quan giữa loại dị vật và biến chứng của dị vật khi nằm trong ống tiêu hóa trên : Không Viêm Xuất huyết Tổ ng Thời gian Số case Số case Số case Số case đến nội soi ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) Xƣơng 14 ( 35 ) 7 ( 17,5 ) 21 ( 52,5 ) Đồng xu 4 ( 10 ) 4 ( 10 ) Viên thuốc còn vỏ 6 ( 15 ) 1 ( 2,5 ) 7 ( 17,5 ) Hạt 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Răng giả 2(5) 2(5) Đinh 2(5) 2(5) Hộp quẹt ga 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh thức ăn 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh đồ chơi 1 ( 2,56 ) 1 ( 2,5 ) Tổ ng 32 ( 80 ) 7 ( 17,5 ) 1 ( 2,5 ) 39 ( 100 ) Nhận xét : xƣơng là dị vật thƣờng gặp nhất và thƣờng bệnh nhân tự điều trị ở nhà bằng nhiều cách nên nhiều trƣờng hợp để lâu gây viêm, còn trƣờng hợp bệnh nhân bị cắt vào niêm mạc dạ dày gây xuất huyết là do bệnh nhân cứ nghĩa là đi ra đƣợc nên đến trễ, với p=0,31 không có ý nghĩa thống kê. 4.3 Kết quả gắp dị vật ống tiêu hóa trên bằng ống soi mềm : - Tất cả 40 trƣờng hợp khi soi thấy dị vật đều gắp thành công chiếm tỷ lệ 100%, 36(90%) trƣờng hợp gắp bằng kiềm cá sấu, 4(10%) trƣờng hợp gắp bằng thòng lọng. Trong đó có 7 trƣờng hợp ( 17,5 % ) phải gây mê nội khí quản khi gắp do bệnh nhân nhỏ tuổi ( 2 bé 2t, 3 bé 5t, 2 bé 8t ) không thể hợp tác khi soi và nằm lại bệnh viện 1 ngày, còn lại 33 trƣờng hợp ( 82,5 % ) gây tê tại chổ là tiến hành soi gắp dị vật đƣợc và cấp toa cho về sau khi gắp. - Tất cả 40 trƣờng hợp không bị biến chứng khi soi và kéo dị vật ra, có vài trƣờng hợp xây sát nhẹ niêm mạc thực quản. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 114
  10. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 4.3.1 Mối liên quan giữa loại dị vật và và thời gian gắp dị vật : Bảng 5 : Mối liên quan giữa loại dị vật và và thời gian gắp dị vật : 10-15 > 15 phút Tổ ng Thời gian gắp < 5 phút 5-10 phút phút dị vật Số case Số case Số case Số case Số case thành công ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) Xƣơng 20 ( 50 ) 1 ( 2,5 ) 21 ( 52,5 ) Đồng xu 3 ( 7,5 ) 1 ( 2,5 ) 4 ( 10 ) Viên thuốc còn vỏ 6 ( 15 ) 1 ( 2,5 ) 7 ( 17,5 ) Hạt 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Răng giả 2(5) 2(5) Đinh 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) 2(5) Hộp quẹt ga 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh thức ăn 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Mảnh đồ chơi 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Tổ ng 29 ( 72,5 ) 6 ( 15 ) 2(5) 3 ( 7,5 ) 40 ( 100 ) Nhận xét : xƣơng ,viên thuốc còn vỏ là dị vật hay gặp nhất nhƣng thƣờng ở thực quản nên rất dễ gắp ra, còn những dị vật còn lại có hình dạng phức tạp và ở dạ dày nên mất nhiều thời gian và có thể kết hợp gây mê mới gắp ra thành công, với p=0,006 có ý nghĩa thống kê. 4.3.2 Mối liên quan giữa vị trí dị vật và và thời gian gắp dị vật : Bảng 6 : Mối liên quan giữa vị trí dị vật và và thời gian gắp dị vật : Thời gian gắp < 5 phút 5-10 phút 10-15 phút > 15 phút Tổ ng dị vật Số case Số case Số case Số case Số case thành công ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) ( tỷ lệ % ) 1/3 trên TQ 24 ( 60) 4 ( 10 ) 28 ( 70 ) 1/3 giữa TQ 4 ( 10 ) 4 ( 10 ) 1/3 dƣới TQ 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Phình vị 1 ( 2,5 ) 2(5) 2(5) 5 ( 12,5 ) Hang vị 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Tá tràng 1 ( 2,5 ) 1 ( 2,5 ) Tổ ng 29 ( 72,5 ) 6 ( 15 ) 2(5) 3 ( 7,5 ) 40 ( 100 ) Nhận xét : dị vật kẹt ở thực quản thƣờng dễ và gắp ra nhanh hơn còn ở dạ dày nhiều lúc lẫn với thức ăn nên mất nhiều thời gian hơn, với p=0,025 có ý nghĩa thống kê. Các loại dị vật minh họa : + Dị vậtthực quản : Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 115
  11. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 + Dị vật dạ dày : V. BÀN LUẬN : - Trong mẫu khảo sát 40 bệnh nhân : có 25 nam 15 nữ tỷ lệ nam : nữ là 5:3. - Tuổi trung bình là 41,03 ± 23,80 , tuổi cao nhất là 84, thấp nhất là 2 . Tuổi trung bình gần bằng của công bố Ngô Vƣơng Mỹ Nhân 47,6 ± 16,1 ( nhỏ nhất 19 tuổi lớn nhất 87 tuổi), chúng tôi tiến hành thành công ở cả bệnh nhi 2 tuổi. - Tuổi trung bình của nam là 41,32 ± 25,50 , tuổi cao nhất là 84, thấp nhất là 2 . - Tuổi trung bình nữ là 40,53 ± 21,53 , tuổi cao nhất là 77, thấp nhất là 2 . - Bệnh nhân thƣờng ở vùng nông thôn 31 ( 77,5 % ) chỉ có 9 ( 22,5 % ) ở tại Châu Đốc. - Triệu chứng nhập viện : nuốt đau 28(70%), nuốt vƣớng 5(12,5%), đau bụng 3(7,5%), không triệu chứng 4(10%). 5.1. Tỷ lệ các loại dị vật : - Trong tổng số các dị vật thí các xƣơng chiếm tỉ lệ lớn (52,5%) trong đó xƣơng cá chiếm tỉ lệ 66,7 % trong các loại xƣơng (trong 21 trƣờng hợp mắc xƣơng có xƣơng cá 14, xƣơng gà 4, xƣơng vịt 3), có hơi cao hơn nhƣ công bố của Phan Thị Hoài Thanh (46,2%) ở thành phố Hồ Chì Minh. Trong khi đó kết quả của các tác giả ở miền Bắc cho thấy tỉ lệ mắc xƣơng cá thấp hơn nhiều nhƣ Trịnh Thị Lạp (27,1%). Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng xƣơng là loại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 116
  12. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 dị hay gặp nhất ở nƣớc ta nhƣng chủng loại có khác, có lẽ do thói quen sử dụng thực phẩm thông dụng ở từng địa phƣơng khác nhau. Kết quả này phù hợp với các báo cáo của các tác giả trong nƣớc, cũng nhƣ một số các tác giả châu Á, nơi có tập quán ăn uống khá giống Việt Nam nhƣ Nandi P và Ong GB [15].Kế đến là sự bất cẩn trong uống thuốc còn vỏ. 5.2 Đặc điểm của các lại dị vật ống tiêu hóa trên : - Vị trí mắc kẹt dị vật thƣờng gặp nhất là phìa dƣới cơ thắt thực quản trên. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tƣơng đồng với các nghiên cứu trong nƣớc nhƣ Lê thị Hà [5], Trịnh Thị Lạp [6]. Ngoài ra trong nghiên cứu chúng tôi còn có dị vật ở dạ dày tá tràng thì phình vị là nơi phát hiện dị vật nhiều nhất. - Dị vật là xƣơng, viên thuốc còn vỏ thƣờng kẹt ở thực quản, nhất là thực quản trên, còn đồng xu hay đinh vìt thí có khuynh hƣớng đi xuống dạ dạy hơn có thể là trọng lực lay là bề mặt trơn láng của đồng xu. - Bệnh nhân vào viện trong vòng 24 giờ đầu chiếm tỉ lệ cao nhất 50%. Tỉ lệ nhập viện sớm trong vòng 48 giờ đầu là 72,5% . So sánh thời gian nhập viện sớm thì kết quả của chúng tôi tƣơng đồng các tác giả trong nƣớc nhƣ Trịnh Thị Lạp (45,9%), thấp hơn Nguyễn Tƣ Thế ( 60,4% ). Tuy nhiên so với nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài còn thấp: theo Akn Eraslan Balc 83,2% BN nhập viện sau hóc 12 giờ. Thời gian đến nội soi thƣờng là từ 12-24h do chủ yếu là mắc xƣơng nên bệnh nhân thƣờng cố gắng tìm cách nuốt cho trôi và khi không đƣợc mới đến bệnh viện, thậm chí 3 ngày sau mắc xƣơng. Ngoài ra ở Châu Đốc và các vùng phụ cận chỉ có Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang có khả năng gắp dị vật và đa phần là bệnh nhân ở nông thôn nên cũng kéo dài thời gian đến nội soi. - Dị vật đa số là xƣơng động vật nên thƣờng có hình que và hình tam giác, ngoài ra còn có nhiều viên thuốc chƣa bóc vỏ nên rất sắc nhọn chiếm 34 ( 85 % ) nên ảnh hƣởng rất nhiều đến thao tác gắp dị vật do tính chất sắc nhọn có thể làm tổn thƣơng niêm mạc ống tiêu hóa trong quá trình kéo dị vật ra. Phòng nội soi có chế 1 dụng cụ gắn vào đầu ống soi để bao lấy dị vật nhằm bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa trong quá trình kéo dị vật ra. - Xƣơng là dị vật thƣờng gặp nhất và thƣờng bệnh nhân tự điều trị ở nhà bằng nhiều cách nên đến bệnh viện trễ còn các dị vật khác nhƣ răng giả, viên thuốc còn vỏ , ... gây khó chịu nhiều hơn và bệnh nhân sợ biến chứng nên đến sớm hơn, với p=0,18 không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra có những dị vật không gây triệu chứng nhƣ đồng xu nhƣng ngƣời nhà lo sợ nên cũng đƣợc bệnh nhân đến sớm hơn. - Thời gian dị vật dị vật càng nằm lâu trong thực quản dạ dày sẽ gây viêm nhiễm xung quanh dị vật nhất là ngƣời già ít cảm giác đau. Xƣơng là dị vật thƣờng gặp nhất và thƣờng bệnh nhân tự điều trị ở nhà bằng nhiều cách nên nhiều trƣờng hợp để lâu gây viêm. Có 1 trƣờng hợp bị xuất huyết tiêu hóa niêm mạc dạ dày do vỏ bao viên thuốc nằm trong dạ dày 2 ngày nên cắt niêm mạc dạ dày là do bệnh nhân cứ nghĩa là đi ra ngoài đƣợc nên đến trễ. 5.3 Kết quả gắp dị vật ống tiêu hóa trên bằng ống soi mềm : - Tất cả 40 trƣờng hợp khi soi thấy dị vật đều gắp thành công chiếm tỷ lệ 100%, 36(90%) trƣờng hợp gắp bằng kiềm cá sấu, 4(10%) trƣờng hợp gắp bằng thòng lọng. Trong đó có 7 trƣờng hợp ( 17,5 % ) phải gây mê nội khí quản khi gắp do bệnh nhân nhỏ tuổi ( 2 bé 2t, 3 bé 5t, 2 bé 8t ) không thể hợp tác khi soi và nằm lại bệnh viện 1 ngày, còn lại 33 trƣờng hợp ( 82,5 % ) gây tê tại chổ là tiến hành soi gắp dị vật đƣợc và cấp toa cho về sau khi gắp. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 117
  13. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 - Tất cả 40 trƣờng hợp không bị biến chứng khi soi và kéo dị vật ra, có vài trƣờng hợp xây sát nhẹ niêm mạc thực quản kết quả này cũng tƣơng đồng với công bố Ngô Vƣơng Mỹ Nhân 97%. - Xƣơng ,viên thuốc còn vỏ là dị vật hay gặp nhất nhƣng thƣờng ở thực quản nên rất dễ gắp ra còn những dị vật còn lại có hình dạng phức tạp và ở dạ dày nên mất nhiều thời gian và có thể kết hợp gây mê mới gắp ra thành công.Dị vật kẹt ở thực quản thƣờng dễ và gắp ra nhanh hơn còn ở dạ dày nhiều lúc lẫn với thức ăn nên mất nhiều thời gian hơn. VI. KẾT LUẬN : - Trong mẫu khảo sát có 40 bệnh nhân trong đó tỷ lệ nam : nữ là 5:3, tuổi trung bình là 41,03 ± 23,80, tuổi nhỏ nhất là 2, lớn nhất là 84. Bệnh nhân thƣờng ở nông thôn (77,5%) và nhập viện với tình trạng chủ yếu là nuốt khó ( 70%). - Loại dị vật thƣờng gặp nhất là xƣơng động vật 21 (52,5%), kế đến bất cẩn uống viên thuốc chƣa bóc vỏ 7 (17,5%), thƣờng kẹt ở dƣới cơ thắt thực quản trên 28 (70%), còn các dị vật khác nhƣ đồng xu, đinh vìt thƣờng trôi xuống dạ dày, thậm chí qua lổ môn vị nằm ở tá tràng D2 1 (2,5%). Thời gian đến nội soi thƣờng là từ 12-24h do chủ yếu là mắc xƣơng nên bệnh nhân thƣờng cố gắng tìm cách nuốt cho trôi và khi không đƣợc mới đến bệnh viện, thậm chí 3 ngày sau mắc xƣơng. Khi dị vật kẹt trong ống tiêu hóa trên nhất là thực quản > 24h có thể gây viêm nhiễm xung quanh làm cho thao tác gắp dị vật gặp nhiều khó khăn có khi bị bến chứng thủng thực quản. - Tất cả 40 trƣờng hợp khi soi thấy dị vật đều gắp thành công chiếm tỷ lệ 100%, 36(90%) trƣờng hợp gắp bằng kiềm cá sấu, 4(10%) trƣờng hợp gắp bằng thòng lọng. Do thao tác nhẹ nhàng và có dụng cụ bao lấy dị vật nên ít bị biến chứng khi soi và kéo dị vật ra, chỉ có vài trƣờng hợp xây sát nhẹ niêm mạc thực quản. Xƣơng ,viên thuốc còn vỏ là dị vật hay gặp nhất nhƣng thƣờng ở thực quản nên rất dễ gắp ra, còn những dị vật còn lại có hình dạng phức tạp và ở dạ dày nhiều khi lẫn thức ăn nên mất nhiều thời gian và sự hợp tác của bệnh nhân mới gắp ra thành công. Tuy vậy tất cả 33 trƣờng hợp ( 82,5 % ) ngƣời lớn chỉ cần gây tê họng là tiến hành soi gắp dị vật đƣợc và cấp toa cho về sau khi gắp. - Có 7 (17,5 %) trƣờng hợp trẻ em (2 bé 2tuổi, 3 bé 5tuổi, 2 bé 8tuổi) do ống tiêu hóa trên nhỏ hơn ngƣời lớn và với những dị vật khó nhƣ : 2 đồng xu ở thực quản trên, 1 hạt lồng mức ở thực quản giữa, 1 đồng xu, 1 đinh vìt, 1 mảnh đồ chơi ở phình vị và 1 đồng xu ở tá tràng D2, thì cần phải gây mê nội khí quản khi gắp. Do không có ống soi nhỏ cho trẻ em nên chúng tôi có hội ý với các thầy ở BV Chợ Rẫy, sau khi đƣợc hƣớng dẫn vẫn dùng đƣợc ống soi ngƣời lớn cho những bé này, chúng tôi đã tiến hành gắp thành công tất cả và không bị biến chứng nào khi kéo dị vật ra. Các bé đƣợc nằm lại bệnh viện chờ thoát mê và xuất viện sau đó 1 ngày. - Từ khi bệnh viện triển khai gắp dị vật ống tiêu hóa trên thƣờng làm tất cả bằng ống soi mềm, gần nhƣ không còn sử dụng ống cứng ngoại trừ khi bệnh nhân nhập viện bác sĩ nội soi không có ở Châu Đốc do bệnh viện chƣa bố trí trực nội soi cấp cứu. VII. KIẾN NGHỊ : + Để phòng ngừa dị vật ống tiêu hóa trên, mọi ngƣời không nên ăn uống vội vàng. + Phải cẩn thận bóc hết vỏ thuốc khi uống thuốc. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 118
  14. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 + Không nói chuyện và cƣời đùa trong khi ăn, không nên uống rƣợu say nhắm đồ ăn có lẫn xƣơng. + Đối với trẻ em và ngƣời già, cần loại bỏ xƣơng trƣớc khi ăn. + Khi bị hóc không nên chữa mẹo. Khi phát hiện dị vật, cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để đƣợc soi gắp kịp thời, tránh các biến chứng. + Không cho trẻ em cầm, chơi những vật dụng nhỏ nhƣ đồng xu, đinh vìt, .. bé thƣờng có thói quen cho vào miệng và nuốt là rất nguy hiểm nhất là có thể lọt vào khí quản gây bít tắc đƣờng thở cấp tính có thể dẫn đến tử vong. - Cần tập huấn cho cho ngƣời thân của trẻ cách nhận biết và cách xử lý hóc dị vật ở trẻ em : + Việc phát hiện, nhận biết và xử trì đúng hóc dị vật là cực kỳ quan trọng. Cần nghĩ tới dị vật đƣờng thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tìm tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tính trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết nhƣng có những trƣờng hợp trẻ ngƣng thở và tử vong ngay sau đó. + Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đƣờng thở, tùy từng trƣờng hợp mà có cách xử trì hợp lý. Cần giữ bính tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ ví chƣa chắc lấy ra đƣợc mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hìt sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn. + Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc đƣợc nói đƣợc thí giữ nguyên tƣ thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đƣờng thở sẽ lấy ra. + Nếu trẻ có biểu hiện tìm tái, khó thở nặng, ngƣng thở, không khóc đƣợc, không nói đƣợc thí sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. Có 2 loại thủ thuật can thiệp 1. Với trẻ dƣới 2 tuổi, dùng phƣơng pháp vỗ lƣng ấn ngực : + Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của ngƣời sơ cứu, đầu hƣớng xuống đất. Lƣu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lƣng giữa 2 xƣơng bả vai của trẻ. + Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của ngƣời sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chƣa, có thở, khóc đƣợc chƣa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chƣa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chƣa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 119
  15. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 ấn vào vùng thƣợng vị (vùng trên rốn và dƣới xƣơng ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dƣới liên tiếp. + Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chƣa, nếu chƣa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới. 2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn đƣợc gọi là phƣơng pháp Heimlich: - Trường hợp trẻ còn tỉnh : + Để cho trẻ đứng. Ngƣời sơ cứu đứng phìa sau lƣng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phìa trƣớc ngang thắt lƣng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trì ở vùng thƣợng vị, dƣới xƣơng ức của trẻ. Ấn mạnh theo hƣớng từ dƣới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chƣa hóc dị vật ra thí có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần. - Trường hợp hôn mê, bất tỉnh : + Đặt trẻ nằm ngửa. Ngƣời sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dƣới xƣơng ức của trẻ. Ấn mạnh từ dƣới lên trên 5 cái liên tiếp. + Trong tính huống bệnh nhân hôn mê và không thở đƣợc thí trƣớc tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chƣa ra, trẻ vẫn chƣa thở đƣợc thí cần thí kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở đƣợc, hồng hào hơn. + Đặc biệt lƣu ý, sau các bƣớc sơ cứu, nếu dị vật hóc ra đƣợc thí vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trƣờng hợp có thể còn sót dị vật. Tài liệu tham khảo : Tiếng Việt : 1. Huỳnh Anh, Phạm Sĩ Hoãn ( 1999 ), “ Tính hính dị vật thực quản tại Bệnh viện Đà Nẵng ”, Nội san Đại hội lần thức X Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, tr 266-269. 2. Vũ Trung Kiên, Vũ Thị Nguyệt Anh ( 1999 ), “ Dị vật thực quản ở ngƣời cao tuổi gặp tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Thái Bình từ 1/1996-6/1998”, Nội san Đại hội lần thức X Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, tr 281-285. 3. Chữ Ngọc Bình, Đặng Hanh Biên ( 2008 ), “ Đánh giá kết quả điểu trị dị vật đƣờng ăn tại Bệnh viện Việt Nam Cu ba từ 1/2004-6/2008”, Tạp chí Tai Mũi Họng, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, (4),tr 23-26. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 120
  16. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 4. Nguyễn Văn Đức, Nhan Trừng Sơn ( 1996 ), “ Dị vật đƣờng ăn trẻ em gặp tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng I trong 10 năm 1985-1995 ”, Tạp chí Tai Mũi Họng, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam,tr 30-34. 5. Lê Thị Hà ( 2006 ), “ Tính hính dị vật thực quản tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh 1/2004-12/2005 ”, Tạp chí Tai Mũi Họng, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, (1),tr 22-28. 6. Trịnh Thị Lạp ( 1994 ), “ Tình hình dị vật thực quản tại Bệnh viện Đa Khoa Thái Bình trong 5 năm 1985-1999 ”, Luận văn Chuyên khoa II, Đại học Y Dƣợc Hà Nội. 7. Trần Phƣơng Nam ( 2006 ), Nghiên cứu đặc điểm lâm sang và kết quả điều trị dị vật thực quản tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Chuyên khoa II, Đại Học y khoa Huế. 8. Ngô Vƣơng Mỹ Nhân ( 2009 ), “ Đánh giá lấy dị vật đƣờng ăn bằng ống nội soi cứng và ống nội soi mềm từ 08/2006-08/2008 ”, Tạp chí Tai Mũi Họng, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, (3),tr 23-26. 9. Huỳnh Ngọc Phƣợng, Nguyễn Hữu Khôi ( 2006 ), “ Lấy dị vật hạ họng bằng nội soi mềm ”, Nghiên cứu Y học TPHCM, tập 10 ( phụ bản 1 ) 2006, trang 36, Đại học Y Dược TPHCM. 10. Nhan Trừng Sơn ( 2004 ), Tai Mũi Họng nhập môn, Nhà xuất bản y học, trang 349. 11. Võ Tấn ( 1983 ), Dị vật thực quản Tai Mũi Họng thực hành tập III, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 207-214. 12. Phan Thị Hoài Thanh, Chu Lan Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung ( 1999 ), “ Tính hình dị vật đƣờng ăn tại Trung tâm Tai Mũi Họng từ tháng 1/1991-12/1997 ”, Nội san Đại hội lần thứ X , Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, tr 269-274. 13. Nguyễn Tƣ Thế ( 2004 ), “ Đánh giá dịch tể và đặc điểm lâm sàng dị vật đƣờng ăn vào khám và điểu trị tại Khoa tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ƣơng Huế từ tháng 3/2005 - 5/2006 ”, Nội san Đại hội lần thứ XI , TPHCM, tr 164-170. Tiếng Anh : 14. Akn Eraslan Balc, Sevval Eren and Mehmet Nesimi Eren (2004), "Esophageal foreignbodies under cricopharyngeal level in children: an analysis of 1116 cases", InteractiveCardiovascular and Thoracic Surgery, 3, pp14-18. 15. Nandi P, Ong GB (1978), “Foreign body in oesophagus: review of 2394 cases", Br J Surg,65(1), pp 5-9. 16. Veronica J Rooks (2004), "Esophagus, Foreign body", eMedicine Specialties, pp 4- 15. 17. O. Ekberg, K. Aksglaede, A. L. Baert ( 2003 ). “ Radiology of pharynx and the esophagus ” Springer,2003, page 167, Sweden. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2