intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa ung thư thực quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 9 năm (1999-2007)

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình này nhằm đánh giá thực trạng của bệnh nhân ung thư thực quản đến viện, khả năng phẫu thuật, các loại phẫu thuật được tiến hành tại khoa ngoại lồng ngực Bệnh viện Chợ Rẫy và hiệu quả của các phương thức điều trị kết hợp của những năm gần đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa ung thư thực quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 9 năm (1999-2007)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA UNG THƯ THỰC QUẢN<br /> TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TRONG 9 NĂM (1999-2007)<br /> Nguyễn Công Minh *<br /> Mục tiêu: Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính tử vong cao. Điều trị chủ yếu hiện nay vẫn là phẫu thuật.<br /> Công trình này nhằm đánh giá thực trạng của BN ung thư TQ đến viện, khả năng phẫu thuật, các loại phẫu<br /> thuật được tiến hành tại khoa Ngoại lồng ngực BVCR và hiệu quả của các phương thức điều trị kết hợp của<br /> những năm gần đây.<br /> Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Trong 9 năm (1999-2007) chúng tôi có 451 BN ung thư TQ: nhiều<br /> nhất là 50-70, tuổi trung bình là 51 (trẻ nhất 39 và lớn tuổi nhất là 94). Nam gấp 10 lần nữ. Hầu hết BN đến<br /> viện trong giai đoạn trễ. Đa số sang thương ở 1/3 giữa, 62% và nhiều nhất là ung thư tế bào gai, 84%. Phẫu<br /> thuật 3 đường mổ được chọn (35%), phẫu thuật Orringer (5%). Đa số đều được điều trị kết hợp hóa hoặc hóa-xạ<br /> sau mổ. Biến chứng sau mổ là 18% và tử vong 8,3%. Không có BN nào sống 5 năm. BN sống lâu nhất là 2 năm<br /> 7 tháng.<br /> Kết luận: Cho đến hiện nay, mặc dù phẫu thuật vẫn giữ vai trò chủ lực trongđiều trị các ung thư TQ giai<br /> đoạn sớm, nhưng hóa trị hoặc hóa-xạ trị kết hợp luôn được tôn trọng trong điều trị giai đoạn tiến triển khu trú.<br /> Vì đa số BN của chúng tôi đến muộn nên chỉ định mổ không còn ý nghĩa triệt để nữa. Các PT chúng tôi thực<br /> hiện chỉ là PT tạm bợ, giúp BN ăn uống được, do đó tỷ lệ sống 5 năm không có, mặc dù tất cả đều có hóa trị hoặc<br /> hóa-xạ kết hợp. Làm sao chẩn đoán sớm để mổ triệt để là yếu tố thành công trong điều trị ung thư TQ.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SURGICAL TREATMENT OF THE ESOPHAGEAL CANCER AT CHORAY HOSPITAL IN 9 YEARS<br /> (1999-2007)<br /> Nguyen Cong Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 143 - 151<br /> Objective: Cancer of the esophagus is a highly lethal malignancy. Until now, the optimal treatment is<br /> operation. This reseach will focus on the actual situation of the esophageal cancer at the Depatment of cardiothoracic surgery in ChoRay hospital, the surgical for esophagectomy and the results of the combined modality<br /> aproaches on these diseases in the recently years.<br /> Methods and Results: During 9 years, between 1/1999 to 12/2007, we are 451 esophagus cancer: the peak<br /> from 50-70 years old, the mean age 51 (range 39-94). male is 10 times more than female. All of them were in the<br /> late stage. 62% in the midle third of the esophagus and the squamous cell carcinoma was popular, 84%. The<br /> triincision esophgectomy technique is prefered, 35% and after that is Orringe’s technique, 5%. Most of them were<br /> combined chemo or chemoradiotherapy post-operative. The complication was 18% and 8,3% mortality. The 5<br /> years survival rate of 0%, the latest survival person was 2 years and 7months.<br /> Conclusion: Although surgery may be consider for selected patients with early stage, radiation conbined<br /> with chemotherapy is prefered with locally advanced disease. Because of the late stage disease, the curative<br /> treatment was not radical significance. All of our operations were palliatives, the 5 years survival rate was none,<br /> though combined chemo or chemoradiotherapy post-operative. Early stage intramural esophageal cancer for<br /> radical en bloc esophagectomy is the optimal condition.<br /> nhất của thực quản (TQ) và là một trong 10 loại<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> ung thư gặp hàng đầu ở Việt Nam. Theo 1 thống<br /> Ung thư thực quản là một bệnh thường gặp<br /> * Bệnh viện Trưng Vương<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> 1<br /> <br /> kê của Viện tầm soát ung thư quốc gia Mỹ thì<br /> mỗi năm, ỡ Mỹ có 16.470 người được phát hiện<br /> ung thư TQ và có đến 14.280 BN chết hàng năm<br /> vì bệnh này(4,16). Nhiều giả thuyết cho rằng loại<br /> ung thư này có liên quan đến yếu tố nhiễm độc<br /> thức ăn của môi trường, thiếu dinh dưỡng, thiếu<br /> sinh tố, thiếu máu, vệ sinh răng miệng kém, ăn<br /> uống đồ nóng. Còn ở các nước phương Tây thì<br /> chủ yếu là do rượu và thuốc lá.<br /> <br /> Tuổi<br /> Bảng 1<br /> Tuổi<br /> ≤ 40<br /> 41-50<br /> 51-60<br /> 61-70<br /> ≥ 70<br /> TS<br /> <br /> BN nam BN nữ<br /> 7<br /> 3<br /> 91<br /> 7<br /> 135<br /> 9<br /> 111<br /> 14<br /> 63<br /> 11<br /> 407<br /> 44<br /> <br /> Tổng Số<br /> 10<br /> 98<br /> 144<br /> 125<br /> 74<br /> 451<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 2%<br /> 22%<br /> 32%<br /> 28%<br /> 16%<br /> 100%<br /> <br /> Tuổi chiếm đa số là 50-70 (60%).<br /> <br /> Điều trị chủ yếu hiện nay vẫn là phẫu thuật,<br /> nhưng vì BN đến muộn nên phẫu thuật tạm bợ<br /> chiếm đa số, tỷ lệ sống 5 năm còn thấp.<br /> <br /> Trung bình 51 tuổi. BN nhỏ tuổi nhất là 39,<br /> lớn nhất là 94 tuổi<br /> <br /> Thực quản là một “ống cơ”, ít nguồn máu<br /> nuôi, nên phẫu thuật TQ là phẫu thuật khó, dễ<br /> bục khi khâu nối. Công trình này nhằm đánh giá<br /> thực trạng của BN ung thư TQ đến viện, khả<br /> năng phẫu thuật, các loại phẫu thuật được tiến<br /> hành tại BVCR và hiệu quả của các phương thức<br /> điều trị kết hợp của những năm gần đây.<br /> <br /> Lâm sàng<br /> Nuốt nghẹn<br /> Nuốt nghẹn là TC đặc hiệu của ung thư TQ<br /> (số bảng)<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Bảng 2<br /> <br /> - Tất cả BN bị ung thư thực quản và tâm vị<br /> được xác định kết quả sinh thiết qua nội soi và<br /> chẩn đoán hình ảnh học và được điều trị phẫu<br /> thuật tại khoa Ngoại lồng ngực BVCR trong 9<br /> năm (1/1999-12/2007). Chúng tôi không nghiên<br /> cứu 45 BN cắt TQ qua khe hoành và 49 BN phẫu<br /> thuật nội soi được mổ tại khoa Ngoại tổng quát<br /> trong cùng thời gian trên.<br /> - Chúng tôi chỉ khảo sát trên những BN mà<br /> chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt TQ, kết hợp<br /> với hóa-xạ trị kết hợp. Chúng tôi không đi sâu<br /> vào những BN điều trị phẫu thuật tạm bợ hoặc<br /> đặt Stent mà có hóa hoặc xạ trị.<br /> - Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả<br /> cắt ngang có đối chứng.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong 9 năm (1999-2007) BVCR có 451 BN<br /> ung thư TQ nhập viện phải can thiệp phẫu thuật<br /> hoặc thủ thuật tạm bợ nuôi ăn. Chúng tôi có 357<br /> BN được phẫu thuật tại khoa Ngoại lồng ngực<br /> BVCR trong thời gian trên.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> 2<br /> <br /> Giới<br /> Nam 407 BN (90%), Nữ: 44 BN (10%). Nam<br /> gần gấp 10 nữ.<br /> <br /> Mức độ nuốt nghẹn<br /> ĐỘ 1<br /> ĐỘ 2<br /> ĐỘ 3<br /> ĐỘ 4<br /> ĐỘ 5<br /> <br /> n=357<br /> 0<br /> 23<br /> 129<br /> 196<br /> 9<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 0<br /> 6%<br /> 36%<br /> 55%<br /> 3%<br /> <br /> Có 6 mức độ nuốt nghẹn: độ 1 (ăn uống bình<br /> thường). Độ 2 (ăn phải kèm theo uống nước mới<br /> nuốt được. Độ 3 (chỉ ăn được thức ăn nhão như<br /> cháo. Độ 4 (chỉ nuốt được thức ăn lỏng). Độ 5<br /> (chỉ nuốt được nước bọt). Độ 5 (không thể nuốt<br /> được gì cả).<br /> Trên 357 BN đến viện, Tất cả đều nuốt<br /> nghẹn, trong đó nuốt nghẹn độ 3 và 4 chiếm đa<br /> số, 91% (P< 0,001). Tất cả ở giai đoạn quá trễ.<br /> Lâm sàng của BN giai đoạn trễ<br /> 126/ 357 BN đến viện có lâm sàng ở giai đoạn<br /> muộn, chiếm tỷ lệ 35%.<br /> Bảng 3<br /> BN giai đoạn trễ<br /> U xâm lấn & hạch trên CT<br /> Suy kiệt<br /> Hạch thượng đòn<br /> Khàn giọng<br /> <br /> Số bn<br /> 23/357<br /> 56<br /> 33<br /> 4<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 6%<br /> 16%<br /> 9%<br /> 1%<br /> <br /> BN giai đoạn trễ<br /> Viêm phổi tái đi tái tại<br /> TỔNG SỐ<br /> <br /> Số bn<br /> 10<br /> 126/357<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 3%<br /> 35%<br /> <br /> Ngoài TC nuốt nghẹn, các dấu hiệu của giai<br /> đoạn muộn như: suy kiệt (16%), đã có hạch<br /> thượng đòn (9%), khàn giọng (1%)<br /> <br /> Tần suất và vị trí ung thư thực quản<br /> Bảng 4<br /> Vị trí tổn thương<br /> 1/3 TRÊN<br /> 1/3 GIỮA<br /> 1/3 DƯỚI<br /> THỰC QUẢN-TÂM VỊ<br /> <br /> n=357<br /> 13<br /> 222<br /> 76<br /> 46<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 4%<br /> 62%<br /> 21%<br /> 13%<br /> <br /> U thực quản ở 1/3 trên thì ít, chỉ có 4%, trong<br /> khi ung thư ở 1/3 giữa chiếm nhiều nhất, 62%,<br /> sau đó đến 1/3 dưới (P< 0,001)<br /> <br /> Chiều dài của u thực quản<br /> Bảng 5<br /> Chiều dài của u<br /> < 4 cm<br /> 4-8 cm<br /> > 8 cm<br /> <br /> n=325<br /> 88/325<br /> 218<br /> 19<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 27%<br /> 67%<br /> 6%<br /> <br /> Trên 325 BN được đánh giá trên CT scan cho<br /> thấy: đa số BN thuộc nhóm có khối u dài 4-8 cm,<br /> chiếm tỷ lệ 67% (P< 0,001). Điều này chứng tỏ số<br /> BN đến trễ chiếm tỷ lệ cao, chỉ định mổ triệt để<br /> khó khăn.<br /> Bảng 6: Kết quả GPB<br /> Tổn thương GPBL<br /> Ung thư tế bào tuyến<br /> Ung thư tế bào gai<br /> Dị sản tế bào gai<br /> <br /> N=327<br /> 40<br /> 274<br /> 13<br /> <br /> TỶ LỆ<br /> 12%<br /> 84%<br /> 4%<br /> <br /> - Trên 357 BN tại khoa Ngoại lồng ngực,<br /> không kể những BN nặng, suy kiệt với phim<br /> chụp TQ có cản quang đã rõ trên lâm sàng,<br /> chúng tôi không nội soi sinh thiết nữa.<br /> - Trên 327 BN có xét nghiệm GPBL cho thấy:<br /> ung thư tế bào gai chiếm đa số, 84%, ung thư tế<br /> bào tuyến chỉ có 12%. (P< 0,001).<br /> <br /> Các phẫu thuât thực hiện<br /> 357 BN được mổ mở tại khoa Ngoại lồng<br /> ngực, cho thấy<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Bảng 7<br /> Phẫu thuật<br /> Cắt TQ tạo hình dạ dày (3 đường<br /> mổ)<br /> PT Orringer<br /> PT tạo hình TQ bằng đoạn đại<br /> tràng (Colon by pass)<br /> PT tạm bợ: mở dạ dày nuôi ăn<br /> Mở hổng tràng nuôi ăn<br /> Nong chỗ hẹp hoặc đặt Stent TQ<br /> Tổng số<br /> <br /> Số bn<br /> 126<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 35%<br /> <br /> 19<br /> 11<br /> <br /> 5%<br /> 3%<br /> <br /> 147<br /> 33<br /> 21<br /> 357<br /> <br /> 41%<br /> 9%<br /> 7%<br /> 100%<br /> <br /> - Từ 1999-2004 tạo hình TQ bằng đoạn đại<br /> tràng chiếm đa số (9/11 BN, 82% trên tổng số PT<br /> dùng đại tràng thay thế).<br /> - Chúng tôi chỉ có 44% (156/ 357) BN còn mổ<br /> cắt TQ được, trong đó phẫu thuật 3 đường mổ<br /> (cắt TQ-tạo hình dạ dày-nối ở cổ) được sử dụng<br /> nhiều nhất, 35%.<br /> Các thủ thuật và phẫu thuật tạm bợ chiếm tỷ<br /> lệ cao đáng kể, 201 BN (57%) số BN đến viện.<br /> Điều này chứng tỏ đại đa số BN ung thư TQ của<br /> chúng tôi đều trong giai đoạn muộn. Và đó cũng<br /> là lý do giải thích tỷ lệ sống còn 5 năm trên BN<br /> của chúng tôi không có.<br /> <br /> Biến chứng và tử vong sau mổ<br /> Biến chứng sớm<br /> Bảng 8<br /> Biến chứng<br /> Xì miệng nối khu trú ở cổ<br /> Xì miệng nối trong bụng<br /> Xì chỗ khâu, gây viêm mủ trong<br /> ngực<br /> Khàn giọng<br /> Dò dịch dưỡng trấp màng phổi<br /> TỔNG CỘNG<br /> <br /> Số bn<br /> 11<br /> 2<br /> 8<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> 7%<br /> 1%<br /> 5%<br /> <br /> 6<br /> 2<br /> 29/156<br /> <br /> 4%<br /> 1%<br /> 18%<br /> <br /> - Trong số 8 bục miệng nối gây viêm mủ<br /> trong ngực:<br /> 6 từ cổ đổ xuống ngực: 4 BN xin về (chúng<br /> tôi coi như BN tử vong).<br /> 2 BN còn lại được mổ lại và mở TQ ra da,<br /> sống.<br /> 2 xì mép khâu dạ dày tạo hình, BN xin về (tử<br /> vong).<br /> - Khảo sát 156 BN được phẫu thuật cắt TQ,<br /> 18% có biến chứng, trong đó biến chứng dò<br /> <br /> 3<br /> <br /> miệng nối ở cổ chiếm nhiều nhất, nhưng đa số<br /> lành tốt sau 7-10 ngày.<br /> - Trong 11 BN cầu nối đại tràng: 2 xì miệng<br /> nối ở bụng, phải mở bụng khâu lại, tốt.<br /> - 2 BN bị dò dưỡng trấp màng phổi, 1 tự lành<br /> và 1 phải can thiệp, tốt.<br /> - Liệt dây TK quặc ngược: chúng tôi có 6 BN,<br /> chiếm tỷ lệ 4%.<br /> <br /> Biến chứng muộn<br /> Trong 156 BN được nối tại cổ, có 13 BN (8%)<br /> bị chít hẹp 1-3 tháng sau mổ. Tất cả đều được<br /> nong để duy trì ăn uống.<br /> Tử vong<br /> Tỷ lệ tử vong sau mổ, chiếm 8,3% (13/156):<br /> - 6 BN xin về (đã nêu trên), trong đó có 4 BN<br /> làm PT 3 đường mổ, 2 BN mổ đường bụng.<br /> - 4 BN tạo hình đại tràng: 2 xì miệng nối cổ<br /> gây viêm mủ ngực, 1 xì miệng nối trong bụng<br /> (cả 3 xin về). 1 viêm phổi.<br /> - 3 BN chết vì bệnh nền của người cao tuổi: 2<br /> đột quỵ (xin về) và 1 nghi đến nhồi máu cơ tim<br /> (trong đó có 2 BN mở ngực).<br /> • 6/126 (4,8%) BN có mở ngực tử vong.<br /> • 2/19 (10,5%) BN PT Orringer tử vong<br /> <br /> Theo dõi<br /> 141 BN được theo dõi và có trở lại hóa hoặc<br /> kết hợp hóa-xạ trị cho thấy: BN sống lâu nhất<br /> là 2 năm 7 tháng, BN chết sớm nhất là 8 tháng<br /> 12 ngày.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm bệnh nhân<br /> Tuổi, giới tính và yếu tố nguy cơ<br /> • Trong nghiên cứu này, tuổi nhiều nhất là<br /> 40-70, nhưng BN dưới 60 vẫn chiếm hơn phân<br /> nửa, 56%. Điều này cho thấy tần suất ung thư<br /> TQ bắt đầu từ tuổi trung niên và tăng dần theo<br /> tuổi. Khuynh hướng nghiêng về người trẻ lại<br /> tăng lên trong những năm gần đây.<br /> Theo các công trình của các tác giả trên thế<br /> giới thì tuổi 60- 70 chiếm ưu thế(11,18).<br /> • Nam gần gấp 10 lần nữ.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> 4<br /> <br /> Theo Brugge(11) thì nam gấp từ 4-6 lần nữ và<br /> tần suất ung thư TQ tăng gấp 25-100 lần, trên<br /> người nghiện nặng rượu và thuốc lá.<br /> <br /> Lâm sàng<br /> - Lớn tuổi + nuốt nghẹn + giảm cân là triệu<br /> chứng thường gặp nhất trong ung thư TQ.<br /> - Nuốt nghẹn có ý nghĩa đặc hiệu, quan<br /> trọng, nhưng nuốt nghẹn lại là dấu hiêu muộn<br /> của bệnh. Vì thực quản không có thanh mạc nên<br /> dễ dãn to, do đó khi BN đi khám vì nuốt nghẹn<br /> thì ung thư đã thâm nhiễm đến cơ vòng thực<br /> quản trên 60% các trường hợp(11).<br /> Tất cả BN chúng tôi đến viện vì nuốt nghẹn,<br /> trong đó nuốt nghẹn độ 3 và 4 chiếm đa số, 91%.<br /> Tất cả đều ở giai đoạn trễ.<br /> Theo Peter thì chưa đầy 5% BN tình cờ phát<br /> hiện qua nội soi tiêu hóa, thường là loại ung thư<br /> tế bào gai giai đoạn nội thành(11).<br /> Vị trí tổn thương<br /> Trong công trình này, ung thư ở 1/3 giữa TQ<br /> chiếm nhiều nhất, 62%, kế đó là 1/3 dưới, 21%.<br /> Theo Giusti(11) và Cs:<br /> -U ở thực quản cổ: chiếm 8-10% BN, hầu hết là<br /> K tế bào gai, thường xâm lấn vào mạch máu lớn<br /> và khí quản, phần lành còn lại không đủ rộng,<br /> do đó một số lớn phải chuyển sang điều trị tạm<br /> bợ. Do đó dù muốn phẫu thuật cắt TQ tam bợ<br /> này cũng rất khó, nên BN tiên lượng xấu(11).<br /> -U ở 1/3 giữa TQ ngực chiếm đa số, 50%, nằm<br /> sát với khí quản và ĐM chủ, nên chỉ cắt triệt để,<br /> nếu u chưa ăn xuyên khỏi thành TQ và di căn<br /> hạch vùng (một điều ít gặp). Tuy nhiên khi mổ<br /> cũng phải cố gắng lấy hết hạch để tăng tỷ lệ sống<br /> còn (do tái phát tại chỗ và chèn ép khí quản)(11).<br /> -U ở TQ thấp và tâm vị chiếm 40%, đa số là<br /> loại ung thư tế bào tuyến.<br /> • Là vị trí ung thư TQ cho nhiều cơ hội để<br /> mổ triệt để nhất, trừ phi u đã xâm lấn và di<br /> căn xa.<br /> • Vì u có khuynh hướng lan rộng lớp dưới<br /> niêm, nên phải cắt rộng mô lành (trên đại thể).<br /> Phải cắt rộng 10 cm từ ranh giới trên u, để tránh<br /> <br /> tái phái ở miệng nối.<br /> Cụ thể: *Phía trên phải cắt cắch u 10cm hoặc<br /> cắt ngang TQ ở cổ; *Phía dưới cắt > 50% phần<br /> gần của dạ dày (11,18).<br /> <br /> Chiều dài thương tổn ung thư<br /> Đánh giá trên CT scan của chúng tôi, cho<br /> thấy: đa số BN thuộc nhóm có khối u dài 4-8 cm,<br /> chiếm tỷ lệ 67%. Điều này chứng tỏ số BN đến<br /> trễ chiếm tỷ lệ cao, chỉ định mổ triệt để khó<br /> khăn, tỷ lệ sống còn 5 năm rất thấp.<br /> • Dấu hiệu của giai đoạn trễ: Nếu u > 8cm,<br /> trục TQ bất thường trên phim cản quang hoặc có<br /> nhiều hạch vùng to (trên CT scan). Các công<br /> trình nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chiều dài<br /> u < 4 cm thì phẫu thuật tốt nhất. Ít thuận lợi hơn,<br /> nếu u 4-8 cm và khi u > 8 cm thì không còn cơ<br /> hội nữa(11)<br /> • Trong công trình của Takagi(12), với<br /> carcinom tế bào tuyến: *Chiều dài u < 5cm thì<br /> 40% bệnh còn khu trú, 25% bệnh đã ăn lan và<br /> 35% đã di căn hoặc không còn cắt được. *Với u<br /> dài > 5cm thì 10% còn khu trú, 15% xâm lấn hạch<br /> trung thất và 75% đã di căn.<br /> Giải phẫu bệnh và yếu tố tiên lượng<br /> Trong nghiên cứu này cho thấy: ung thư tế<br /> bào gai chiếm đa số, 84%.<br /> • Ung thư tế bào gai là loại ác tính gặp nhiều<br /> nhất trong ung thư thực quản (95%), tiên lượng<br /> xấu(12).<br /> • Ung thư biểu mô tuyến < 10%, xuất phát từ<br /> biểu mô tế bào tuyến ở nơi tiếp giáp từ TQ qua<br /> tâm vị của dạ dày hoặc ung thư ở tâm vị ăn lên<br /> TQ. Là loại ung thư xuất hiện ngày càng nhiều,<br /> trên 50% trường hợp ở các nước phương Tây.<br /> 10% trong số đó là do bệnh lý trào ngược dạ<br /> dày-TQ, phát hiện sớm dưới dạng bệnh Barrett<br /> TQ.<br /> • Chưa đầy 1% là những ung thư TQ hiếm<br /> gặp như sarcoma cơ trơn, sarcoma cơ vân,<br /> carcinoma tế bào nhỏ.<br /> <br /> Các phương thức phẫu thuật<br /> • Phẫu thuật (PT) là phương pháp điều trị<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> triệt để, nhưng đa số BN thường phát hiện muộn<br /> nên chỉ 41% BN lúc chẩn đoán dương tính là có<br /> thể mổ được, trong đó đến 87% là phẫu thuật<br /> tạm bợ(11,18). (Mổ triệt để là cắt TQ và nạo hạch<br /> thành khối. Mổ tạm bợ: chủ yếu là cắt TQ, giúp<br /> ăn uống được).<br /> • Trong lần nghiên cứu này, có hơn phân<br /> nửa (57%) là điều trị tạm bợ và chỉ có 43% là còn<br /> cắt được TQ.<br /> <br /> Chọn lựa phẫu thuật<br /> -Đại đa số các trường hợp, chúng tôi chọn<br /> PT 3 đường mổ 126 BN, 35%; PT Orringer ít<br /> hơn, 5%.<br /> -Theo báo cáo của Giuli(18) với số liệu 790 cắt<br /> TQ từ nhiều trung tâm y khoa lớn thì 67% làm<br /> PT. Ivor-Lewis, 12% làm PT 3 đường mổ và 12%<br /> làm PT Orringer.<br /> -Trong lịch sử, có 6 phẫu thuật (PT) để cắt<br /> ung thư thực quản(11,18): 1). Chỉ mở ngực T (PT<br /> Sweet): chỉ có tính lịch sử. 2). Mở ngực bụng (trái)<br /> chỉ dùng được khi u ở gần tâm vị, ngày nay ít<br /> dùng. 3). PT 2 đường mổ (PT. Ivor Lewis) gồm<br /> mở bụng để di động dạ dày và mở ngực P để cắt<br /> TQ rồi nối miệng TQ-dạ dày trong ngực (nếu<br /> bục miệng nối, tử vong cao). 4). PT 3 đường mổ<br /> gồm mở bụng, mở ngực P, và mở cổ. Dùng khi u<br /> ở cao, cần cắt TQ trong ngực rồi nối TQ-dạ dày ở<br /> cổ. Đây là PT phổ biến nhất, tử vong ít. Ưu thế<br /> của PT này là K TQ 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới, qua<br /> đó có thể nạo hạch trung thất và hạch bụng tr6n,<br /> kèm theo cắt TQ thành khối. 5). PT mở bụng cắt<br /> TQ qua khe hoành và nối ở cổ (PT Orringer)<br /> thường được sử dụng cho các ung thư TQ thấp.<br /> 6). PT Colon bypass chỉ áp dụng cho K TQ giai<br /> đoạn sớm (nội thành TQ), hiệu quả sinh lý thích<br /> hợp, ít biến chứng trào ngược(11,18).<br /> -Thực tế, người ta đã so sánh PT Orringer<br /> với PT 3 đường mổ (ưu thế hiện nay). Bởi biến<br /> chứng hậu phẫu và tỷ lệ tử vong không khác<br /> nhau đáng kể (5% so với 8%). Trên nhiều công<br /> trình với số liệu lớn cho thấy theo dõi trung hạn<br /> và sống còn dài hạn, không khác nhau có ý<br /> nghĩa(12,8,10,16).<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2