intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da ở trẻ em từ trên 3 tháng tuổi

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

51
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả điều trị bệnh còn ống động mạch với phương pháp đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da ở trẻ trên 3 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da ở trẻ em từ trên 3 tháng tuổi

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH<br /> BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở TRẺ EM TỪ TRÊN 3 THÁNG TUỔI<br /> Phạm Hữu Hoà*<br /> Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh còn ống động mạch với phương pháp đóng ống động mạch bằng<br /> dụng cụ qua da ở trẻ trên 3 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<br /> Phương pháp: Một nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 130 bệnh nhân còn ống động mạch trên 3 tháng tuổi<br /> tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 1/2008 đến 12/2009. Chúng tôi ghi nhận các thông số lâm sàng và siêu<br /> âm tim trước khi làm thủ thuật, 1-3 ngày và 1,3,6,12 tháng sau thủ thuật. Đánh giá kết quả điều trị chủ yếu dựa<br /> vào siêu âm tim.<br /> Kết quả: 130 bệnh nhân còn ống động mạch, tuổi trung bình: 35,3 ± 31,6 tháng, cân nặng trung bình: 10,3<br /> ± 5,7 kg, đường kính ống động mạch trung bình: 3,98 ± 1,36 mm, áp lực động mạch phổi trung bình: 32,29 ±<br /> 22,36mmHg. Thủ thuật đóng ống động mạch được thực hiện thành công ở 100% số bệnh nhân. Áp lực động<br /> mạch phổi tâm thu giảm có ý nghĩa ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Tỷ lệ shunt tồn lưu ngay sau thủ thuật là<br /> 5,38%, có 1 bệnh nhân bị hẹp nhẹ gốc nhánh động mạch phổi trái. Kết quả theo dõi trong một năm sau đóng ống,<br /> chỉ còn 2 bệnh nhân có shunt tồn lưu nhỏ < 2 mm. Không có biến chứng nguy hiểm xảy ra với tất cả bệnh nhân.<br /> Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da là phương pháp điều trị an<br /> toàn và hiệu quả ở trẻ từ trên 3 tháng tuổi.<br /> Từ khoá: Đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da; bệnh còn ống động mạch.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> RESULTS OF PERCUTANEOUS OCCLUSION OF PATENT DUCTUS ARTERIOSUS<br /> IN CHILDREN ABOVE 3 MONTHS OLD<br /> Pham Huu Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 180 - 183<br /> Objective: to evaluate the initial and one year follow-up results of transcatheter closure of PDA by devices<br /> in children aged more than 3 months at National Hospital of Pediatrics.<br /> Method: Prospective descriptive study.<br /> Results: Between Jan 2008 and Dec 2009, 130 patients underwent transcatheter closure of PDA using<br /> Amplatzer Duct occluder. The mean age of patients was 35.3 ± 31.6 months, mean weight was 10.3 ± 5.7 kg,<br /> mean diameter of PDA was 3.98 ±1.36mm and the mean pulmonary artery pressure was 32.29 ± 22.36 mmHg.<br /> Complete occlusion obtained in all patients (100%), there was not any patient failed to close and required to send<br /> to surgery; 7 patients had small residual shunt (5,38%); One patient had mild left pulmonary artery stenosis<br /> (0,77%). After one year follow-up, small residual shunt (< 2mm) have been founded in only 2 patients. There<br /> were no major complications in any patients.<br /> Conclusions: Transcatheter closure of PDA is considered safe and efficacious in children more than 3<br /> months old.<br /> Keywords: Percutaneous Occlusion of Patent Ductus arteriosus, Patent Ductus arteriosus.<br /> các bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất. Nếu<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> không được điều trị, phần lớn trẻ sẽ bị các biến<br /> Còn ống động mạch (CÔĐM) là một trong<br /> * Bệnh viện Nhi Trung ương<br /> Tác giả liên lạc: BS. Phạm Hữu Hoà,<br /> <br /> 180<br /> <br /> ĐT: 01692309350,<br /> <br /> E-mail: hoa_nhp@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong(3). Trước kia<br /> phẫu thuật là biện pháp điều trị duy nhất. Ngày<br /> nay, hầu hết các trường hợp ÔĐM có thể điều<br /> trị đóng ống bằng dụng cụ qua da mà không<br /> cần phải phẫu thuật(3,6). Tuy nhiên đối với trẻ sơ<br /> sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng, vì những lý do về<br /> dụng cụ và kỹ thuật…phương pháp điều trị này<br /> còn chưa được áp dụng rộng rãi. Từ 2004, Bệnh<br /> viện Nhi Trung ương đã áp dụng kỹ thuật đóng<br /> ÔĐM bằng dụng cụ qua da để điều trị bệnh<br /> CÔĐM cho trẻ em. Mặc dù gần đây kỹ thuật<br /> này đã được áp dụng cho lứa tuổi sơ sinh,<br /> nhưng việc thực hiện chưa thường qui và với số<br /> lượng chưa nhiều. Vì thế chúng tôi tiến hành đề<br /> tài này với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị<br /> bệnh còn ống động mạch với phương pháp<br /> đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da cho<br /> trẻ em trên 3 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung<br /> ương được theo dõi 1 năm sau thủ thuật.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả bệnh nhân trên 3 tháng tuổi được<br /> chẩn đoán CÔĐM bằng siêu âm tim và được<br /> đóng ÔĐM bằng dụng cụ qua da tại bệnh viện<br /> Nhi trung ương, từ tháng 1/2008- 12/2009. Chọn<br /> mẫu thuận tiện, theo thứ tự thời gian.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> Bệnh nhân trên 3 tháng tuổi; CÔĐM đơn<br /> thuần; đường kính ÔĐM phía phổi > 1,5mm;<br /> Qp/Qs >1,5, Shunt qua ÔĐM là shunt trái-phải;<br /> được điều trị theo phương pháp đóng ống bằng<br /> dụng cụ qua da; có thời gian theo dõi đủ 12<br /> tháng sau khi làm thủ thuật.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> CÔĐM phối hợp với các bệnh tim bẩm sinh<br /> khác; Shunt qua ÔĐM là hai chiều hoặc phảitrái; Bệnh nhân có rối loạn về đông máu nặng,<br /> hoặc các bệnh lý nặng khác kèm theo; được điều<br /> trị bệnh CÔĐM bằng các phương pháp khác.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả tiến cứu.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Thu thập các dữ liệu cần thiết về lâm sàng,<br /> cận lâm sàng, siêu âm tim theo mẫu thiết kế<br /> trước vào thời điểm trước khi làm thủ thuật. Các<br /> thông số siêu âm tim được đánh giá lại vào 1-3<br /> ngày, 1, 3, 6, 12 tháng sau thủ thuật. Thông tim<br /> được thực hiện theo quy trình chuẩn nhằm đánh<br /> giá chính xác về hình thái và kích thước ÔĐM<br /> giúp việc chọn dụng cụ thích hợp đồng thời để<br /> đánh giá vị trí dụng cụ và shunt tồn lưu.<br /> <br /> Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị<br /> - Thành công: Hoàn thành thủ thuật an toàn,<br /> không phải chuyển sang các biện pháp điều trị<br /> khác do các tai biến, biến chứng trong và sau khi<br /> thực hiện thủ thuật.<br /> - Thất bại: Không thực hiện được thủ thuật,<br /> hoặc đã thực hiện được thủ thuật song phải<br /> chuyển sang các biện pháp điều trị khác do các<br /> tai biến, biến chứng trong và sau khi thực hiện<br /> thủ thuật.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Xử lý số liệu theo các thuật toán thống kê<br /> theo chương trình phần mềm SPSS 10.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu<br /> Tuổi, cân nặng<br /> Trong hai năm 2008-2009, có 130 trẻ từ 3<br /> tháng tuổi trở lên bị bệnh CÔĐM được đóng<br /> ống bằng dụng cụ qua da tại Bệnh viện Nhi<br /> Trung ương. Tuổi trung bình: 35,3 ± 31,6 tháng;<br /> cân nặng trung bình: 10,3 ± 5,7 kg.<br /> Lâm sàng<br /> 121/130 (93%) có tiếng thổi liên tục (TTLT) ở<br /> liên sườn 2, 3 bên trái; 7% có tiếng thổi tâm thu.<br /> Cận lâm sàng<br /> Bảng 1: Những triệu chứng X quang tim phổi<br /> Các thông số<br /> Số bệnh nhân (n)<br /> Cung ĐMP vồng<br /> 56<br /> Tăng đậm vùng rốn phổi<br /> 91<br /> Bóng tim to (Chỉ số tim/<br /> 130<br /> ngực > 50% ở trẻ > 2 tuổi,<br /> >55% ở trẻ < 2 tuổi)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 43<br /> 70<br /> 100%<br /> <br /> Cách tiến hành nghiên cứu<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> 181<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Bảng 2: Đặc điểm Siêu âm tim<br /> <br /> Các thông số<br /> Đường kính ÔĐM phía ĐMC(mm)<br /> Đường kính ÔĐM phía ĐMP(mm)<br /> Chiều dài ÔĐM(mm)<br /> FS(%)<br /> EF(%)<br /> Áp lực động mạch phổi tâm thu(mmHg)<br /> <br /> TB(±)<br /> 8,20 ± 2,82<br /> 3,98 ± 1,36<br /> 8,34 ± 2,45<br /> 33,46 ± 3,96<br /> 63,53±5,28<br /> 32,29±22,36<br /> <br /> Bảng 3: Kết quả thủ thuật<br /> Kết quả<br /> Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)<br /> Thực hiện thủ thuật thành công<br /> 130<br /> 100<br /> Không thực hiện được thủ thuật<br /> 0<br /> 0<br /> (Thất bại)<br /> Shunt tồn lưu ngay sau thủ thuật<br /> 7<br /> 5,38<br /> (< 2 mm)<br /> Hẹp nhánh động mạch phổi<br /> 1<br /> 0,77<br /> trái(PG max = 27 mmHg)<br /> Tụ máu nhẹ nơi bộc lộ động<br /> 14<br /> 10,8<br /> mạch, tĩnh mạch đùi<br /> Tuột dụng cụ<br /> 0<br /> 0<br /> Tử vong<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> -Thời gian nằm viện trung bình trong nhóm<br /> nghiên cứu là 8,2 ± 5,7 ngày.<br /> Bảng 4: Thay đổi một số thông số siêu âm tim trước<br /> và sau đóng ÔĐM<br /> Thời điểm<br /> <br /> FS(%)<br /> <br /> Trước can thiệp 33,46 ±<br /> 3,96<br /> Sau can thiệp 3 31,27 ±<br /> ngày<br /> 4,25<br /> Sau can thiệp 1 34,16 ±<br /> tháng<br /> 4,59<br /> Sau can thiệp 3 34,76 ±<br /> tháng<br /> 4,12<br /> Sau can thiệp 6 34,45 ±<br /> tháng<br /> 4,55<br /> Sau can thiệp 34,78 ±<br /> 12 tháng<br /> 3,65<br /> <br /> EF(%)<br /> <br /> Áp lực ĐMP P<br /> tâm thu<br /> (mmHg)<br /> 63,53 ± 32,29 ± 22,36 0,05<br /> 4,83<br /> 64,98 ± 16,60 ± 5,43<br /> 5,07<br /> 65,33 ± 15,76 ± 5,39<br /> 4,89<br /> 65,23 ± 15,24 ± 5.14<br /> 4,57<br /> <br /> Bảng 5: Tỷ lệ shunt tồn lưu trong thời gian theo dõi<br /> 12 tháng sau đóng ống động mạch<br /> Shunt Sau 1 thángSau 3 thángSau 6 tháng Sau 12<br /> tồn lưu<br /> tháng<br /> N<br /> %<br /> N<br /> %<br /> N<br /> %<br /> N<br /> %<br /> Có<br /> 5<br /> 3,8<br /> 2<br /> 1,5<br /> 2<br /> 1,5<br /> 2<br /> 1,5<br /> Không 125 96,2 128 98,5 128 98,5 128 98,5<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Trong 2 năm, chúng tôi có130 bệnh nhân còn<br /> ống động mạch, cân nặng trung bình: 10,3 ± 5,7<br /> <br /> 182<br /> <br /> kg, độ tuổi trung bình là 35,3 ± 31,6 tháng được<br /> đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da và<br /> có thời gian theo dõi 12 tháng sau thủ thuật.<br /> Phần lớn bệnh nhân có kích thước ống động<br /> mạch không lớn và áp lực động mạch phổi chỉ<br /> tăng ở mức nhẹ đến trung bình. Song tất cả bệnh<br /> nhân đều đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn chỉ<br /> định điều trị. So với một vài nghiên cứu trước ở<br /> trong nước thì độ tuổi trung bình được chỉ định<br /> điều trị bằng phương pháp này ở nhóm bệnh<br /> nhân của chúng tôi thấp hơn(8), do đối tượng<br /> nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn là trẻ em.<br /> Tuy nhiên điều này phần nào cũng phản ánh sự<br /> tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh còn ống<br /> động mạch trong những năm qua ở nước ta.<br /> Nhìn chung, bệnh CÔĐM có ảnh hưởng huyết<br /> động được khuyến cáo điều trị sớm trong<br /> những năm đầu đời. Sự cấp bách về thời điểm<br /> điều trị phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng huyết<br /> động do lưu lượng shunt trái - phải quyết định.<br /> Việc chỉ định đúng giúp nâng cao hiệu quả điều<br /> trị, tránh những biến chứng nguy hiểm và đảm<br /> bảo cho trẻ có cuộc sống khoẻ mạnh và phát<br /> triển toàn diện về thể chất sau này(3,4,5).<br /> Với kỹ năng tay nghề thành thạo và việc áp<br /> dụng qui trình kỹ thuật chuẩn, chúng tôi đã tiến<br /> hành thủ thuật thành công cho 100% số bệnh<br /> nhân. Không có tử vong hoặc các biến chứng<br /> nguy hiểm nào xảy ra ngoại trừ 14 trường<br /> hợp(chiếm 10,8%) bị tụ máu nhẹ nơi chọc động<br /> mạch, tĩnh mạch đùi; 7 bệnh nhân (5,38%) còn<br /> shunt ống động mạch tồn lưu sau thủ thuật và 1<br /> bệnh nhân (0,77%) bị dụng cụ chèn vào động<br /> mạch phổi trái gây hẹp nhẹ động mạch phổi trái<br /> sau thủ thuật. Kết quả này tương tự như một số<br /> kết quả nghiên cứu trước đó(1,2,4,6).<br /> Theo dõi sự thay đổi các thông số siêu âm<br /> tim trước và sau đóng ÔĐM 1- 3 ngày, chúng tôi<br /> thấy chỉ số áp lực động mạch phổi tâm thu giảm<br /> nhanh chóng và về mức gần như bình thường<br /> ngay từ những ngày đầu sau đóng ống và sự<br /> khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br /> Điều này cho thấy việc điều trị sớm có hiệu quả<br /> tích cực về mặt huyết động. Chúng tôi cũng<br /> nhận thấy áp lực ĐMP thay đổi gần như không<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> đáng kể vào các thời điểm theo dõi từ 1-12 tháng<br /> sau đóng ống như một số tác giả đã ghi nhận(7).<br /> Shunt tồn lưu là vấn đề rất quan trọng sau<br /> đóng ÔĐM vì còn shunt tồn lưu hay không và<br /> mức độ shunt tồn lưu được xem là thành công<br /> hay thất bại của điều trị. Vì thế cần phải kiểm tra<br /> siêu âm tim thường quy cho các bệnh nhân đã<br /> được đóng ÔĐM. Chúng tôi đánh giá shunt tồn<br /> lưu sớm dựa vào kết quả chụp mạch ngay sau<br /> thủ thuật và sau đó đánh giá trên siêu âm vào<br /> thời điểm 1-3 ngày và 1, 3, 6 và 12 tháng sau<br /> điều trị. Trên siêu âm chúng tôi đánh giá mức<br /> độ shunt tồn lưu dựa vào diện tích và đường<br /> kính của dòng màu qua ÔĐM. Theo một số tác<br /> giả, nếu đường kính dòng màu trên siêu âm < 1<br /> mm được xem là shunt tồn lưu rất nhỏ, từ 1 đến<br /> 2 mm được xem là shunt tồn lưu nhỏ và > 2 mm<br /> là shunt tồn lưu lớn(1,4,5,7). Nghiên cứu của chúng<br /> tôi thấy: ngay sau đóng ÔĐM, có 7 bệnh nhân<br /> (5,38%) còn shunt tồn lưu nhỏ khi siêu âm. Theo<br /> dõi trong 12 tháng sau đó, chúng tôi thấy: sau 1<br /> tháng chỉ còn 5 bệnh nhân (3,8%) còn shunt tồn<br /> lưu và giảm đi còn 2 bệnh nhân (1,5%) sau 3, 6,<br /> và 12 tháng, nhưng tất cả đều là shunt tồn lưu<br /> nhỏ < 2 mm.<br /> Trường hợp bệnh nhân bị hẹp nhẹ nhánh<br /> động mạch phổi trái là một bệnh nhân có ống<br /> động mạch lớn phải sử dụng dụng cụ hơi lớn để<br /> đóng ống. Không có trường hợp nào bị hẹp eo<br /> động mạch chủ thứ phát và viêm nội tâm mạc<br /> bán cấp nhiễm khuẩn sau đóng ÔĐM bằng<br /> dụng cụ trong thời gian theo dõi 12 tháng sau<br /> thủ thuật, kể cả 2 trường hợp còn shunt tồn lưu.<br /> Thời gian nằm viện trung bình của nhóm<br /> bệnh nhân này là 8,2 ± 5,7 ngày, do nhiều bệnh<br /> nhân trong nghiên cứu của chúng tôi vào viện<br /> có kèm viêm phổi. Thông thường những bệnh<br /> nhân không bị các bệnh khác kèm theo thì thời<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> gian nằm viện chỉ từ 1- 3 ngày. So với phẫu<br /> thuật thì số ngày nằm viện sau thủ thuật đóng<br /> ống động mạch bằng dụng cụ thường ngắn hơn<br /> rõ rệt. Mặt khác, phương pháp điều trị này<br /> không phải mổ nên không để lại vết sẹo Nếu<br /> tính về hiệu quả tâm lý, xã hội và kinh tế thì đây<br /> cũng là một lợi ích lớn.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Can thiệp đóng ÔĐM bằng dụng cụ qua da<br /> là phương pháp điều trị hiệu quả: Tỷ lệ thành<br /> công và an toàn cao, tỷ lệ shunt tồn lưu thấp,<br /> thời gian điều trị ngắn, thay đổi nhanh chóng và<br /> rõ rệt về huyết động, giúp bệnh nhân không<br /> phải phẫu thuật nên đảm bảo thẩm mỹ sau điều<br /> trị; mang lại những hiệu quả và các lợi ích to lớn<br /> về tâm lý, xã hội và kinh tế.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Aziz A, Bilkis (2001). The Amplatzer Duct Occluder: Experience in<br /> 209 patients. Journal of the American College of Cardiology Vol.<br /> 37, No.1, 1094-9.<br /> Celiker A, Aypar E, Karagöz T, Dilber E, Ceviz N (2005).<br /> Transcatheter closure of patent ductus arteriosus with Nit-Occlud<br /> coils. Catheter Cardiovasc Interv. Aug;65(4):569-76.<br /> Hugh DA, Howard PG, Eward BC, David JD, Moore P, Michael<br /> MB, Michael AH.(2001). Patent Ductus Arteriousus. Heart Disease<br /> in infant, children, and adolescents. by Lippincott Williams &<br /> Wilkins. Sixth Edition. Volume one. 652-669.<br /> Masura J, Tittel P, Gavora P and Podnar T (2006). Long-term<br /> outcome of transcatheter patent ductus arteriosus closure using<br /> Amplatzer duct occluders. Am Heart J; 151: 755.<br /> Masure J, Tittel P, Gavora P, Podnar T.(2006). Long-term outcome<br /> of transcatheter patent ductus arteriosus closure using Amplatzer<br /> duct occluders. Am Heart J. Mar;151(3):755-755.<br /> Porstmann W, Wierny L, Warneke H.(2006) Closure of the<br /> persistent ductus arteriosus without throracotomy. Ger Med Mon<br /> 1967; 12: 259-261.<br /> Robert HP, Ziyad Hijazi, Daphne TH, Veronica Lewis, William<br /> EH. Multicenter USA Amplatzer Patent Ductus Arteriosus<br /> Occlusion Devive Trial, Initial and One-year Results. J Am Coll<br /> Cardiol 2004; 44: 513-519.<br /> Trần Thị An (2004). Đánh giá kết quả điều trị bệnh còn ống động<br /> mạch bằng phương pháp can thiệp qua da. Luận văn tốt nghiệp bác<br /> sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch, Viện tim mạch Việt Nam.<br /> <br /> 183<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2