intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động trên sự tăng sinh in vitro tế bào đơn nhân máu ngoại vi người và hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae) thường được sử dụng trực tiếp hoặc dạng chiết xuất để điều trị nhiều bệnh ở Việt Nam. Bài viết trình bày so sánh tác động của các loại cao chiết cây Sài đất trên sự tăng sinh in vitro của tế bào đơn nhân (TBĐN) máu ngoại vi người và hoạt tính chống oxy hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động trên sự tăng sinh in vitro tế bào đơn nhân máu ngoại vi người và hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae

  1. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRÊN SỰ TĂNG SINH IN VITRO TẾ BÀO ĐƠN NHÂN MÁU NGOẠI VI NGƯỜI VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC CAO CHIẾT WEDELIA CHINENSIS (OSBECK) MERR., ASTERACEAE Nguyễn Thị Minh Thuận*, Lê Hoàng Hạnh Đan*, Nguyễn Thị Bảo Anh* TÓMTẮT Đặt vấn đề: Cây Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae) thường được sử dụng trực tiếp hoặc dạng chiết xuất để điều trị nhiều bệnh ở Việt Nam. Mục tiêu: So sánh tác động của các loại cao chiết cây Sài đất trên sự tăng sinh in vitro của tế bào đơn nhân (TBĐN) máu ngoại vi người và hoạt tính chống oxy hóa. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Chiết toàn bộ cây Sài đất (trừ rễ) với ba loại dung môi khác nhau (cồn 96%, cồn 50% và nước nóng). Đánh giá hoạt động ức chế tăng sinh TBĐN được phân lập từ máu ngoại vi người và khả năng chống oxy hóa với các cao chiết Sài đất lần lượt bằng thử nghiệm MTT và gốc tự do DPPH. Kết quả: Cao cồn 50% có khả năng ức chế tăng sinh in vitro của TBĐN máu ngoại vi người mạnh nhất. Đối với thử nghiệm DPPH 0,2mM, nồng độ EC50 của cao cồn 96%, cao cồn 50% và cao nước lần lượt là 78,09; 59,51; và 121,31 μg/mL. Điều này chứng minh cao cồn 50% của Wedelia chinensis có khả năng bắt giữ các gốc tự do DPPH hiệu quả nhất. Kết luận: Sài đất có hoạt tính ức chế tăng sinh tế bào TBĐN và chống oxy hóa. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng cho các thử nghiệm lâm sàng khác tiếp theo. Từ khóa: Wedelia chinensis, tế bào đơn nhân, chống oxy hóa, chống tăng sinh, in vitro ABSTRACT STUDY ON THE EFFECT OF WEDELIA CHINENSIS (OSBECK) MERR., ASTERACEAE: IN VITRO PROLIFERATION OF HUMAN PERIPHERAL BLOOD MONONUCLEAR CELLS AND THEIR ANTIOXIDANT ACTIVITY Nguyen Thi Minh Thuan, Le Hoang Hanh Dan, Nguyen Thi Bao Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 106 - 113 Introduction: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Asteraceae is often used directly or in combination with other medicinal plants in the form of extracts to treat many diseases in Viet Nam. Objectives: Comparison of the effect of Wedelia chinensis extracts on in vitro proliferation of human peripheral blood mononuclear cells and their antioxidant activity. Materials and Methods: Wedelia chinensis extracts were prepared by extracting the whole Wedelia chinensis plant (except root) with different solvents (96% ethanol, 50% ethanol and hot water). Peripheral blood mononuclear cells (PBMCs) that are isolated from human whole blood are used to examine the cellular antiproliferative activity of Wedelia chinensis extracts by the MTT test at different concentrations. Moreover, the antioxydant capacity of these extracts is evaluated using DPPH free radical method. * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Minh Thuận ĐT: 0923559973 Email: ntmthuan@ump.edu.vn 106 B – Khoa học Dược
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Results: The in vitro antiproliferative capacity on PBMCs of all three Wedelia chinensis extracts is determined, of which 50% ethanol extract is the most effective. For the test of capturing 50% DPPH free radical at 0.2mM, the EC50 of 96% ethanol extract, 50% ethanol and hot water are 78.09, 59.51 and 121.31 μg/mL, respectively. These results showed that the 50% ethanol extract of Wedelia chinensis has the best ability to capture the free radicals of DPPH. Conclusion: In our study, all three extracts of Wedelia chinensis have in vitro antiproliferative capacity on PBMCs and antioxidant activity on free radicals of DPPH. These results may be used for the further clinical trials. Keywords: Wedelia chinensis, peripheral blood mononuclear cells, antiproliferative, antioxydant ĐẶTVẤNĐỀ (TBĐN) và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của chúng. Hiện nay, việc điều trị các bệnh suy giảm miễn dịch và các bệnh tự miễn chủ yếu sử ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU dụng thuốc tây y. Tuy nhiên, việc sử dụng các Đối tượng nghiên cứu loại thuốc này trong thời gian dài không chỉ Các mẫu máu toàn phần được thu thập từ 5 gây bất lợi cho bệnh nhân mà còn làm tăng chi tình nguyện khỏe mạnh, cho vào ống vô khuẩn phí điều trị. Ngược lại, dược liệu truyền thống chứa chất chống đông EDTA. Những người tình thường có tác dụng giảm đáng kể tác dụng nguyện này đều có sức khỏe tốt (dựa vào kết quả phụ so với thuốc tây y. Điều này đã và đang khám sức khỏe tổng quát trong vòng 2 tháng hướng các nhà nghiên cứu đến khuynh hướng trước khi lấy mẫu) và thỏa mãn các tiêu chí sau: sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. từ 18-55 tuổi, công thức máu bình thường, không Một nghiên cứu trước đây đã tìm thấy dùng kháng sinh trong thời gian 3 tháng trước trong cao cồn Sài đất có sự hiện diện của acid ngày lấy máu, âm tính với các bệnh viêm gan B, phenolic, flavonoid và saponin(1-3). Đây là viêm gan C, HIV, không dùng thuốc kháng viêm những chất này gây độc tế bào. Ngoài ra, hoặc ức chế miễn dịch và đã ký tên vào bản nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy trong cây Sài đồng thuận tình nguyện cho mẫu nghiên cứu. đất có chứa các hoạt chất như isoflavone, Wedelia chinensis được thu hái ở huyện wedelolactone, norwedelolactone có tác dụng Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong tháng 09/2018 ức chế các tế bào gai(4,5); oleanan, và luteolin và được xử lý sơ bộ như sau: mẫu dược liệu làm giảm sự tăng sinh của các tế bào đơn được rửa sạch nhằm loại bỏ bụi và tạp cơ học, nhân (TBĐN)(6,7). Trong thực tế, cây Sài đất để ráo, sấy khô ở 60oC trong 4 ngày liên tiếp, thường được sử dụng đơn trị hoặc kết hợp bảo quản trong chai thủy tinh tránh ánh sáng, với các cây thuốc khác dưới dạng cao chiết lưu trữ mẫu tại bộ môn Hóa Sinh, khoa Dược, để điều trị ho, viêm họng, mụn nhọt(8-13). Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên Nguyên vật liệu cứu về tác động của cây Sài đất trên các TBĐN, là phân đoạn giàu các tế bào lympho Tủ đông -20oC (Alaska), tủ CO2 (Memmert -Đức). rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ cơ thể Tủ cấy vi sinh (Bộ môn vi sinh, Khoa Dược, chống lại các yếu tố môi trường như vi ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh). khuẩn, virus. Mục tiêu của đề tài này là Buồng đếm hemocytometer Neubauer. nghiên cứu tác động của các cao chiết Sài Giếng 96 tiệt khuẩn có nắp (SPL Lifescience). đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Màng lọc milipore PTFE-0,22µm (Sartorius). Asteraceae) trên sự tăng sinh in vitro của tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi người Dimethyle sulfoxide (DMSO). B – Khoa học Dược 107
  3. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 RPMI-1640 (hãng Gibco). ethanol 50%: Dược liệu khô được đem đi nghiền Ficoll (hãng Hemidia). và rây qua rây có đường kính 2 mm. Sau đó, bột dược liệu được ngâm trong ethanol 96% hoặc Kháng sinh (penicilline-streptomycine) ethanol 50% với tỉ lệ 1:10 (kg/l) trong vòng 72 (hãng Gibco). giờ. Dịch chiết được thu hồi và cô bằng máy cô Huyết thanh thai bò (FBS) (hãng Gibco). quay áp suất giảm ở nhiệt độ 50 oC, sau đó để Phytohaemagglutinin (PHA) (hãng Gibco). trên bếp cách thủy ở 60°C cho đến khi thu được Trypan blue (hãng Sigma). cao đặc. 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5- Điều chế cao toàn phần với nước: Đun sôi diphenyltetrazolium bromide (MTT) (hãng Sigma). bột dược liệu khô với nước trong 30 phút với tỉ lệ 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) (hãng Sigma). 1:10 (kg/L). Lặp lại như vậy thêm 2 lần nữa. Gom dịch chiết của 3 lần đun và cô trên bếp cách thủy Acid ascorbic (hãng Sigma). ở 60oC cho đến khi thu được cao đặc. Phương pháp nghiên cứu Các cao toàn phần sẽ được đem phân tích các Khảo sát thực vật học của cây Sài đất thành phần hóa thực vật và tính độ ẩm để xác Khảo sát đặc điểm hình thái định hiệu suất chiết. Mô tả đặc điểm thực vật học dựa trên quan Phân lập TBĐN từ máu người toàn phần sát cây tươi. Toàn bộ quá trình phân lập TBĐN trong máu Khảo sát cấu tạo vi học của dược liệu và bột dược liệu toàn phần được thực hiện trong 4 giờ kể từ thời Nhận xét cảm quan, quan sát dưới kính hiển điểm lấy máu và trong điều kiện vô trùng. Cho 5 vi và so sánh với tài liệu (nếu có). mL máu toàn phần đã được chống đông EDTA  vào ống Falcon tiệt khuẩn 50 mL. Sau đó pha Đánh giá độ tro và độ ẩm của dược liệu loãng máu với dung dịch đệm phosphat PBS Các dược liệu được đánh giá chỉ tiêu độ tro, độ ẩm (pH 7,2) theo tỉ lệ 1:2 (v/v). Cho dung dịch máu theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam V. pha loãng vào trong một ống falcon tiệt khuẩn Xác định độ ẩm: phụ lục 9.6 DĐVN V (trang khác có sẵn dung dịch Ficoll với tỷ lệ 1: 3 (v/v) PL–203). rồi đem ly tâm với tốc độ 400 xg trong 30 phút ở Xác định độ tro toàn phần: phụ lục 9.8 20°C. Thu lấy lớp TBĐN và rửa các tế bào hai lần DĐVN V (trang PL–204). với 10 mL PBS, ly tâm với tốc độ 200 xg trong 10 Tất cả các chỉ tiêu thử tinh khiết nói trên đều phút ở 20°C. Cắn TBĐN được cho vào môi lấy kết quả là giá trị trung bình của 3 thử nghiệm trường nuôi cấy hoàn chỉnh (MTNCHC) chứa độc lập. RPMI 1640, kháng sinh penicillin-streptomycin và FBS 5%. Tỷ lệ tế bào sống trong huyền phù Định tính sơ bộ thành phần hóa học của được xác định bằng phương pháp nhuộm tế bào dược liệu trypan blue và đếm tế bào bằng buồng đếm Phân tích sơ bộ thành phần hóa học của các hemocytometer. dược liệu có hoạt tính theo quy trình mô tả trong Khảo sát ảnh hưởng của các cao toàn phần giáo trình “Phương pháp nghiên cứu dược liệu” ethanol trên sự tăng sinh in vitro TBĐN bằng của Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại học Y thử nghiệm MTT Dược TP. Hồ Chí Minh, năm 2018. Quy trình đánh giá sự tăng sinh TBĐN Điều chế cao toàn phần ethanol 96%, cao bằng thử nghiệm MTT được thực hiện trên đĩa ethanol 50% và cao nước nuôi cấy tế bào 96 giếng vô khuẩn có nắp với Điều chế cao toàn phần ethanol 96% và các loại cao toàn phần của Sài đất có nồng độ 108 B – Khoa học Dược
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu khác nhau, được chuẩn bị bằng cách pha loãng Mẫu thử cao toàn phần dành cho thử dung dịch cao gốc 40 mg/mL đã lọc qua màng nghiệm ức chế sự tăng sinh in vitro PBMCs gồm lọc tiệt khuẩn 0,22µm vào môi trường nuôi cấy có: TBĐN (mật độ 1×106 tế bào/mL) + cao chiết hoàn chỉnh để thu được các dung dịch cao có dược liệu ở các nồng độ khác nhau. nồng độ 0,2; 2; 20; 100; 200; 400 µg/mL. Sau khi Mẫu chứng âm gồm có: TBĐN (mật độ 1×106 ủ các đĩa trong buồng nuôi cấy tế bào ở 37°C, tế bào/mL) + MTNCHC. 5% CO2 và 90% độ ẩm trong 43 giờ và 67 giờ, tại mỗi thời điểm đánh giá, cho 10 µL dung Mẫu trắng thử cao chiết: cao chiết dược liệu dịch MTT 5 mg/mL vào tất cả các giếng, sau ở các nồng độ khác nhau + MTNCHC. đó bọc giếng bằng giấy nhôm để tránh ánh Mẫu trắng chứng âm: MTNCHC. sáng và tiếp tục ủ thêm 4 giờ. MTT bị khử tạo Từ đó tìm ra nồng độ ức chế trung bình IC50 thành tinh thể formazan màu tím không tan (µg/mL) đã ức chế 50% sự tăng sinh tế bào TBĐN. bởi các tế bào sống, có thể được quan sát dưới kính hiển vi. Hòa tan hoàn toàn formazan Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các cao trong mỗi giếng với 200 µL DMSO/NH3, sau chiết bằng phương pháp loại các gốc tự do đó đo độ hấp thu (Abs) ở bước sóng 595 nm so DPPH với bước sóng tham chiếu ở 655 nm. Mỗi mẫu Pha dung dịch DPPH 0,2 mM và dung dịch làm 3 lần, lấy Abs trung bình. Tính phần trăm đối chiếu acid ascorbic 2 µg/mL trong methanol tế bào bị ức chế tăng sinh (%I) bởi cao chiết so ngay trước khi sử dụng (để tránh ánh sáng). Các với mẫu không có cao dược liệu (chứng âm). mẫu thử được chuẩn bị bằng cách pha loãng dung dịch cao gốc 40 mg/mL đã lọc qua màng Absthử thực (chứng âm thực) = Absthử (chứng âm) - Abstrắng thử lọc tiệt khuẩn 0,22 µm vào MTNCHC để thu (trắng chứng âm) được các dung dịch cao có nồng độ 3,125; 6,25; 12,5; 25; 50; 100; 200; 400 và 800 µg/mL. Bảng 1. Quy trình thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của các cao Sài đất Mẫu thử Mẫu chứng dương Mẫu chứng âm Mẫu trắng thử Mẫu trắng chứng âm Dung dịch cao chiết 400 µL 400 µL DPPH 0,2 mM 400 µL 400 µL 400 µL Acid ascorbic 2 µg/mL 400 µL Methanol 400 µL 400 µL 800 µL Đĩa 96 giếng được ủ tránh ánh sáng trong Xử lý thống kê 30 phút. Sau đó, đo độ hấp thu (Abs) của các Số liệu được xử lý bằng phần mềm mẫu ở bước sóng 515 nm. Mỗi mẫu làm 3 lần, Microsoft Excel 2013. lấy Abs trung bình. Tính phần trăm loại gốc tự Sử dụng thuật toán non – linear regression do DPPH (%EC) bởi dung dịch cao chiết theo của phần mềm Graphpad Prime 7.0 để tính IC50 công thức: và EC50. Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình (mean) ± độ lệch chuẩn (SD – standard deviation). Các giá trị IC50 và EC50 được tính toán bằng thuật toán non-linear regression. Từ đó tìm ra nồng độ hiệu quả trung bình Sự khác biệt giữa các giá trị trung bình được EC50 (µg/mL) đã loại 50% gốc tự do có trong phát hiện bằng phép kiểm t-test. dung dịch DPPH 0,1 mM trong methanol. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê B – Khoa học Dược 109
  5. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 nếu giá trị p
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu và 0,51 đến 54,16% tương ứng với cao chiết chiết ethanol 50% làm giảm sự tăng sinh tế bào ethanol 96%, ethanol 50% và nước và trong 67 hiệu quả nhất với nồng độ IC50 ở 43 giờ và 67 giờ giờ là từ 17,31 đến 77,36%, từ 17,63 đến 82,13% lần lượt là 23,48 µg/mL và 14,62 µg/mL (Bảng 3 và 2,11 đến 60,28% tương ứng với cao chiết và Hình 2). ethanol 96%, ethanol 50% và nước. Như vậy, cao 43giờ A 67 giờ B Hình 2. Sự ức chế in vitro của các cao chiết ethanol 50% ở các nồng độ khác nhau lên TBĐN lúc 43 giờ (A) và 67 giờ (B) Bảng 3. Khả năng ức chế tăng sinh TBĐN của các cao chiết toàn phần cây Sài đất ở các nồng độ khác nhau tại thời điểm ủ 43 giờ và 67 giờ % ức chế (%I) Thời gian ủ 43 giờ Thời gian ủ 67 giờ Nồng độ (µg/mL) Cao ethanol 96% Cao ethanol 50% Cao nước Cao ethanol 96% Cao ethanol 50% Cao nước 200 71,23 80,68 54,16 77,36 82,13 60,28 100 59,27 64,1 46,44 60,13 72,99 53,83 50 46,22 57,18 35,74 52,88 65,32 43,28 10 24,12 35,13 13,27 29,23 42,12 17,25 1 13,56 20,22 0,51 17,31 17,63 2,11 Kết quả đánh giá khả năng loại gốc tự do thấp nhất (59,51 µg/mL), nghĩa là cao ethanol DPPH của các cao chiết 50% có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất Ở nồng độ 400 µg/mL, cao ethanol 96% và trong 3 loại cao, nhưng vẫn còn thấp hơn tác 50% có khả năng loại tác nhân oxy hóa DPPH dụng của acid ascorbic (EC50 = 2,09 µg/mL) (Bảng tương tự nhau và cao hơn cao nước. Tuy nhiên, 4 và Hình 3). nồng độ EC50 (µg/mL) của cao ethanol 50% là Hình 3. So sánh khả năng loại gốc tự do DPPH 0,1mM của cao Sài đất ở các nồng độ khác nhau B – Khoa học Dược 111
  7. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Bảng 4. Nồng độ EC50 (μg/mL) của ba cao chiết Sài đất và của acid ascorbic EC50 của cao ethanol 96% EC50 của cao ethanol 50% EC50 của cao nước EC50 của acid ascorbic (µg/mL) (µg/mL) µg/mL) (µg/mL) 78,09 59,51 121,31 2,09 BÀNLUẬN KẾTLUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác Nghiên cứu này chứng minh cả ba loại cao biệt về hoạt chất giữa ba cao chiết. Saponin, chiết của cây Sài đất (Wedelia chinensis) trong flavonoid và tanin được tìm thấy nhiều hơn dung môi ethanol 96%, ethanol 50%, và nước trong cao chiết ethanol 50% so với cao chiết đều có khả năng ức chế tăng sinh TBĐN và có ethanol 96% và nước; ngược lại, acid polyuronic hoạt tính bắt giữ các gốc tự do DPPH, nhưng cao được tìm thấy nhiều trong dịch chiết nước hơn chiết ethanol 50% có tác dụng sinh học mạnh so với cao chiết ethanol 96% và 50%. Việc so sánh nhất. Những kết quả nghiên cứu này sẽ làm tiền các dung môi chiết xuất có thể giúp tối ưu hóa đề cho các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo hoặc hiệu quả chiết xuất của các hoạt chất trong cây cho nghiên cứu phát triển theo hướng thuốc ức chế miễn dịch. Wedelia chinensis, từ đó đưa ra các hướng đi nhằm tăng hiệu quả điều trị cho các bệnh liên TÀILIỆUTHAMKHẢO quan đến hệ thống miễn dịch. 1. Bora KS, Pant A (2017). Pharmacognostic standardization of Wedelia chinensis Merrill Leaf. Pharmacologia, 8(3):83-89. Đối với thử nghiệm đánh giá khả năng ức 2. Darah I, Lim SH, Nithianantham K (2013). Effects of methanol chế tăng sinh của TBĐN, một số nghiên cứu đã extract of Wedelia chinensis Osbeck (Asteraceae) leaves against pathogenic bacteria with emphasise on Bacillus cereus. Indian chỉ ra rằng sự khử MTT có thể bị ảnh hưởng bởi journal of pharmaceutical sciences, 75(5):533-539. các chất khử có trong môi trường nuôi cấy hoặc 3. Mishra G, Verma N, Sinha R, et al (2009). Hepatoprotective activity of alcoholic and aqueous extract of Wedelia chinensis. các chất có thể làm thay đổi hoạt động của ty Pharmacologyonline, 1:345-356. thể(2,5). Theo kết quả xác định sơ bộ thành phần 4. Pathak SK, Sköld AE, Mohanram V, et al (2012). Activated apoptotic cells induce dendritic cell maturation via hóa thực vật đối với cây Wedelia chinensis, trong engagement of Toll-like receptor 4 (TLR4), dendritic cell- cao chiết có các hoạt chất có tính khử như specific intercellular adhesion molecule 3 (ICAM-3)-grabbing flavonoid, triterpenoid, pheolic và các chất khử nonintegrin (DC-SIGN), and β2 integrins. The Journal of biological chemistry, 287(17):13731-13742. khác có khả năng khử MTT. Mật độ quang mẫu 5. Wei J, Bhatt S, Chang LM, Sampson HA, et al (2012). thử luôn được đọc đối chiếu với mật độ quang Isoflavones, genistein and daidzein, regulate mucosal immune response by suppressing dendritic cell function. PLoS ONE, mẫu trắng thử. Kết quả cho thấy cao chiết 7(10):47979-47979. ethanol 50% có tác dụng ức chế tăng sinh TBĐN 6. Gupta A, Chaphalkar SR (2016). Immunopharmacological activity of saponin from Terminalia arjuna and Prosopis spicigera. hiệu quả nhất trong cả 2 giai đoạn ủ (43 giờ và Journal of Pharmacological Reports, 1:1-4. 67giờ). Như vậy, độ phân cực của ethanol 50% 7. Sternberg Z, Chadha K, Lieberman A, et al (2009). phù hợp với hầu hết các hoạt chất có trong Immunomodulatory responses of peripheral blood mononuclear cells from multiple sclerosis patients upon in Wedelia chinensis. vitro incubation with the flavonoid luteolin: additive effects of IFN-β. Journal of Neuroinflammation, 6(28):1-8. Qua kết quả đánh giá khả năng loại bỏ các 8. Lin SC, Lin CC, Lin YH, Shyuu SJ, et al (1994). gốc tự do DPPH của 3 loại cao chiết, chúng tôi đã Hepatoprotective effects of taiwan folk medicine: Wedelia xác nhận rằng cao chiết Wedelia chinensis có hoạt chinensis on three hepatotoxin-induced hepatotoxicity. The American Journal of Chinese Medicine, 22(2):155-168. tính chống oxy hóa. Những kết quả này tương tự 9. Maji AK, Mahapatra S, Banerji P, et al (2015). với các nghiên cứu trước đây, nhưng trong đó Immunomodulatory effect of Wedelia chinensis and demethylwedelolactone by interfering with various các tác giả không so sánh hoạt động chống oxy inflammatory mediators. Orient Pharm Exp Med, 15(1):23-31. hóa của chiết xuất Wedelia chinensis trong các 10. Mishra G, Garg VK, Singh P, et al (2011). Phytochemical screening and anticonvulsant activity of Wedelia chinensis. dung dịch chiết khác nhau(14,15). 112 B – Khoa học Dược
  8. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, vivo lung cancer bearing C57BL/6 mice. Asian Pacific J Cancer 2(1):39-43. Prev, 13(7):3065-3071. 11. Nitin V, Khosa RL (2009). Effect of costus speciosus and Wedelia 15. Akar Z, Küçük M, Doğan H (2017). A new colorimetric DPPH chinensis on brain neurotransmitters and enzyme monoamine scavenging activity method with no need for a oxidase following cold immobilization stress. Journal of spectrophotometer applied on synthetic and natural Pharmaceutical Sciences and Research, 1(2):22-25. antioxidants and medicinal herbs. Journal of Enzyme Inhibition 12. Nomani I, Mazumder A, Chakraborthy GS (2013). Wedelia and Medicinal Chemistry, 32(1):640-647. chinensis (Asteraceae): An overview of a potent medicinal herb. Int J PharmTech Res, 5(3):957-964. Ngày nhận bài báo: 16/10/2019 13. Tsai CH, Lin FM, Yang YC, et al (2009). Herbal extract of Wedelia chinensis attenuates androgen receptor activity and Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/10/2019 orthotropic growth of prostate cancer in nude mice. Clin Cancer Ngày bài báo được đăng: 20/03/2020 Res, 15(17):5435-5444. 14. Manjamalai A, Berlin Grace VM (2012). Antioxidant Activity of Essential Oils from Wedelia chinensis (Osbeck) in vitro and in B – Khoa học Dược 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2