intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da trên động vật thực nghiệm của dung dịch mafenid acetat

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da của dung dịch mafenid acetate (MA) trên các chủng vi khuẩn (VK) thường gặp trong bỏng trên thỏ thực nghiệm. Phương pháp: sử dụng phương pháp khuếch tán trên thạch để đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da trên động vật thực nghiệm của dung dịch mafenid acetat

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN IN VITRO VÀ<br /> TÍNH KÍCH ỨNG DA TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM<br /> CỦA DUNG DỊCH MAFENID ACETAT<br /> Lương Quang Anh*; Nguyễn Như Lâm*; Hồ Anh Sơn**; Nguyễn Lĩnh Toàn**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da của dung dịch mafenid<br /> acetate (MA) trên các chủng vi khuẩn (VK) thƣờng gặp trong bỏng trên thỏ thực nghiệm .<br /> Phương pháp: sử dụng phƣơng pháp khuếch tán trên thạch để đánh giá tác dụng kháng khuẩn<br /> in vitro. 6 thỏ khỏe mạnh đƣợc đắp thuốc trên da lƣng và theo dõi điểm kích ứng da sau 72 giờ<br /> tiếp xúc. Kết quả: thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Shigella flexneri, Salmonella typhi,<br /> Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus pumilus, Bacillus subtilis, Bacillus<br /> cereus, Sarcina lutea. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với Pseudomonas<br /> aeruginosa phân lập đƣợc tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia. Tuy nhiên, VK vẫn<br /> phát triển mạnh khi tiếp xúc với dung dịch MA có nồng độ < 5%. Điểm kích ứng bằng 0 khi đắp<br /> thuốc trên lƣng của thỏ thí nghiệm. Kết luận: dung dịch MA 5% có tác dụng kháng khuẩn tốt với<br /> nhiều chủng VK, trong đó có trực khuẩn mủ xanh phân lập đƣợc tại Viện Bỏng Quốc gia và<br /> không kích ứng khi sử dụng trên thỏ.<br /> * Từ khóa: Mafenid acetat; Tác dụng kháng khuẩn; Kích ứng da.<br /> <br /> Evaluation of Antibacterial Activities In Vitro and Skin Irritation of<br /> Mafenide Acetate Solution on Rabbits<br /> Summary<br /> Objectives: Evaluation of antibacterial activities in vitro and skin irritation of mafenide acetate<br /> (MA) solution on rabbits. Methods: Determination of antibacterial activities in vitro by the agar<br /> well diffusion method. Assessment of skin irritation grade on 6 healthy rabbits that were topically<br /> applied the drug on its back after 72 hours of contact. Results: The drug had effectiveness on<br /> Shigella flexneri, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus<br /> pumilus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Sarcina lutea. With regard to Pseudomonas aeruginosa<br /> isolated from samples obtained at Intensive Care Unit, MA solution showed its germicide similarly.<br /> Conversely, the baterium kept with its powerful growth when the drug at doses below 5% was<br /> applied on. The skin irritation grade was at zero. Conclusions: The drug showed good antimicrobial<br /> activities on some bacteria species including Pseudomonas aeruginosa isolated from our hospital.<br /> It had no skin irritation when applied on experimental rabbits.<br /> * Key words: Mafenide acetate; Antibacterial activities; Skin irritation.<br /> * Viện Bỏng Qu c gia<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lương Quang Anh (luongquanganh@vmmu.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 27/05/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/09/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/09/2015<br /> <br /> 17<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn trong bỏng<br /> đang trở thành vấn đề lớn, ảnh hƣởng<br /> trực tiếp đến chất lƣợng điều trị bệnh<br /> nhân (BN), nhất là trong tình trạng còn<br /> thiếu các thuốc kháng khuẩn tại chỗ thực<br /> sự có hiệu quả. Trong đó, trực khuẩn mủ<br /> xanh là VK Gram âm hàng đầu gây nhiễm<br /> khuẩn bệnh viện, đặc biệt ở các BN bỏng.<br /> Điều trị vết thƣơng, vết bỏng nhiễm trực<br /> khuẩn mủ xanh rất khó khăn vì VK này có<br /> khả năng đề kháng cao đối với hầu hết<br /> các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các<br /> chủng đa kháng kháng sinh, làm tăng chi<br /> phí điều trị cũng nhƣ làm tăng tỷ lệ tử<br /> vong ở BN bỏng [1, 2, 3].<br /> MA là thuốc thuộc nhóm sulfamid đã<br /> đƣợc sử dụng ở các trung tâm điều trị<br /> bỏng trên thế giới. Đây là thuốc có độ an<br /> toàn cao, hiệu quả diệt khuẩn tốt, trong<br /> đó có trực khuẩn mủ xanh. MA chủ yếu<br /> sử dụng dƣới dạng dung dịch và dạng<br /> kem, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một<br /> thuốc kháng khuẩn khác. Viện Bỏng Quốc<br /> gia đã bào chế thành công dung dịch MA<br /> 5% đạt tiêu chuẩn cơ sở. Vì vậy, nghiên<br /> cứu này đƣợc thực hiện nhằm: Bước đầu<br /> đánh giá tác dụng háng huẩn in vitro và<br /> tính ích ứng da của chế phẩm, làm cơ<br /> sở hoa học cho việc ứng dụng chế phẩm<br /> này trong điều trị BN bỏng.<br /> NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ<br /> PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Nguyên vật liệu và đối tƣợng<br /> nghiên cứu.<br /> * Nguyên vật liệu:<br /> - Dung dịch MA 5% do Viện Bỏng Quốc<br /> gia sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở.<br /> 18<br /> <br /> - Thuốc đối chiếu: streptomycin sulfat<br /> 16 IU/ml đối với thử kháng khuẩn VK<br /> Gram (-), benzathin penicillin 20 IU/ml đối<br /> với thử kháng khuẩn VK Gram (+). Môi<br /> trƣờng canh thang nuôi cấy vi sinh vật<br /> gồm: NaCl 0,5%, pepton 0,5%, cao thịt<br /> 0,3%, nƣớc vừa đủ 100 ml. Môi trƣờng<br /> thạch thƣờng gồm: NaCl 0,5%, pepton 0,5%,<br /> cao thịt 0,3%, thạch 1,6%, nƣớc vừa đủ<br /> 100 ml.<br /> * Đ i tượng nghiên cứu:<br /> - Chủng vi sinh vật kiểm định do Bộ<br /> môn Vi sinh - Sinh học, Đại học Dƣợc<br /> Hà Nội cung cấp, bao gồm: VK Gram (-):<br /> Escherichia coli (EC), Proteus mirabilis (Pro),<br /> Shigella flexneri (Shi), Salmonella typhi<br /> (Sal), Pseudomonas aeruginosa (Pseu).<br /> VK gram (+): Staphylococcus aureus (SA),<br /> Bacillus pumilus (BP), Bacillus subtilis (BS),<br /> Bacillus cereus (BC), Sarcina lutea (Sar).<br /> - Phân lập chủng trực khuẩn mủ xanh<br /> từ mẫu bệnh phẩm tại Khoa Hồi sức Cấp<br /> cứu, Viện Bỏng Quốc gia. 6 thỏ đực khỏe<br /> mạnh, cân nặng 2.000 ± 100 g, đạt tiêu<br /> chuẩn thí nghiệm.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Phương pháp đánh giá tác dụng háng<br /> huẩn in vitro:<br /> - Xác định vòng vô khuẩn của chế phẩm<br /> bằng phƣơng pháp khuếch tán trên thạch<br /> đối với một số chủng VK quốc tế.<br /> + Tiến hành: các khoanh giấy lọc vô<br /> trùng đƣợc tẩm 3 lần với dung dịch mẫu<br /> thử, sấy ở nhiệt độ < 60oC đến khô hết<br /> dung môi. Cấy vi sinh vật kiểm định vào<br /> môi trƣờng canh thang, nuôi cấy cho phát<br /> triển trong tủ ấm 37oC từ 18 - 24 giờ đến<br /> nồng độ 107 tế bào/ml. Môi trƣờng thạch<br /> thƣờng vô trùng (làm lạnh về 45 - 500C)<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> đƣợc cấy vi sinh vật kiểm định với tỷ lệ<br /> 2,5 ml/100 ml. Lắc tròn để vi sinh vật<br /> phân tán đều trong môi trƣờng thạch<br /> thƣờng, đổ vào đĩa petri vô trùng với thể<br /> tích 20 ml/đĩa, để thạch đông lại. Khoanh<br /> giấy lọc đã tẩm chất thử đặt lên bề mặt<br /> môi trƣờng thạch thƣờng chứa vi sinh vật<br /> theo sơ đồ định sẵn. Ủ các đĩa petri có<br /> mẫu thử trong tủ ấm ở nhiệt độ 37oC<br /> trong 18 - 24 giờ. Đọc kết quả, đo đƣờng<br /> kính vòng vô khuẩn bằng thƣớc kẹp<br /> Panmer có độ chính xác 0,02 mm.<br /> + Đánh giá kết quả: dựa vào đƣờng<br /> kính vòng vô khuẩn và đánh giá theo công<br /> thức sau:<br /> n<br /> <br /> D<br /> D=<br /> <br /> <br /> i 1<br /> <br /> n<br /> <br /> <br /> <br /> n<br /> <br /> i<br /> <br /> SD =  ( D  D)<br /> i 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> i<br /> <br /> n 1<br /> <br /> <br /> <br /> D : Đƣờng kính trung bình vòng vô<br /> khuẩn, Di: Đƣờng kính vòng vô khuẩn.<br /> SD: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu<br /> chỉnh, n: Số thí nghiệm làm song song.<br /> - Xác định vòng vô khuẩn của chế phẩm<br /> bằng phƣơng pháp khuếch tán trên thạch<br /> đối với Pseudomonas aeruginosa phân<br /> lập tại Viện Bỏng Quốc gia.<br /> * Tiến hành: tạo một lỗ có đƣờng kính<br /> 10 mm trên bề mặt đĩa thạch. Đổ dung<br /> dịch thử vào lấp đầy lỗ trên bề mặt môi<br /> trƣờng thạch thƣờng chứa Pseudomonas<br /> aeruginosa đã phân lập từ mẫu bệnh phẩm<br /> tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng<br /> Quốc gia theo sơ đồ định sẵn. Ủ các đĩa<br /> petri có mẫu thử trong tủ ấm ở nhiệt độ<br /> 37oC trong 24 giờ. Sau đó, lấy các đĩa petri<br /> ra đọc kết quả. Đo đƣờng kính vòng vô<br /> khuẩn bằng thƣớc chia độ tính bằng mm.<br /> <br /> - Xác định sơ bộ sự phát triển của<br /> Pseudomonas aeruginosa phân lập tại<br /> Viện Bỏng Quốc gia khi tiếp xúc với thuốc<br /> ở các nồng độ khác nhau.<br /> Từ dung dịch MA 5%, tiến hành pha<br /> các dung dịch MA có nồng độ giảm dần<br /> tƣơng ứng với nồng độ 1/2, 1/4, 1/8, 1/16<br /> và 1/32 so với nồng độ MA 5%. Hút chính<br /> xác 1 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm<br /> chứa 100 µl hỗn dịch chứa 108 VK/ml.<br /> Cấy hỗn dịch VK và thuốc vào các đĩa<br /> petri thạch thƣờng, để trong tủ ấm ở nhiệt<br /> độ 370C trong 24 giờ. Sau đó, lấy các đĩa<br /> petri ra để theo dõi sự phát triển của VK<br /> trên các đĩa thạch tƣơng ứng với VK tiếp<br /> xúc với thuốc ở nồng độ khác nhau.<br /> * Phương pháp đánh giá tính ích ứng<br /> da trên thỏ thực nghiệm:<br /> - Thử nghiệm tiến hành trên 6 thỏ.<br /> Trên mỗi thỏ, mỗi bên tại vùng da lƣng đã<br /> cạo, đắp thuốc thử dạng dung dịch. Bên<br /> phải đặt thuốc thử nghiệm, bên trái đặt<br /> dung dịch natri clorid 0,9%. Nhúng đều<br /> lƣợng thuốc thử vào gạc đã tiệt trùng có<br /> diện tích 2,5 x 2,5 cm. Áp gạc có thuốc<br /> thử vào vùng da định thử (đã cạo sạch<br /> lông). Cố định miếng gạc trong 4 giờ để<br /> đảm bảo miếng gạc luôn áp vào da thỏ.<br /> Sau 4 giờ, bóc gạc, rửa sạch vùng da<br /> bằng nƣớc cất. Nhận định kết quả sau 4,<br /> 24, 48, 72 giờ đắp thuốc.<br /> Đánh giá phản ứng trên chỗ da đặt<br /> thuốc xem mức độ kích ứng gây ban đỏ<br /> hoặc phù theo thang điểm đƣợc quy định<br /> sẵn nhƣ sau:<br /> - Đánh giá phản ứng của da ở trạng<br /> thái gây ban đỏ, có vẩy xƣớc (A).<br /> Không có ban đỏ: 0 điểm; ban đỏ rất nhẹ:<br /> 1 điểm; ban đỏ nhận thấy rõ: 2 điểm; ban đỏ<br /> 19<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> <br /> vừa phải đến nghiêm trọng: 3 điểm; ban<br /> đỏ có vẩy xƣớc nhẹ: 4 điểm.<br /> <br /> 3 điểm; phù nề nghiêm trọng (viền phồng<br /> ≥ 1 mm): 4 điểm.<br /> <br /> - Đánh giá phản ứng của da ở trạng<br /> thái phù nề (B).<br /> <br /> - Đánh giá kết quả: lấy trung bình của<br /> 2 điểm A và B là điểm kích ứng da của<br /> chế phẩm. Chế phẩm đạt yêu cầu về<br /> độ kích ứng da có điểm kích ứng da<br /> bằng 0.<br /> <br /> Không phù nề: 0 điểm; phù nề nhẹ:<br /> 1 điểm; phù nề nhẹ có viền phồng:<br /> 2 điểm; phù nề vừa phải có viền phồng:<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Kết quả đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro.<br /> * Kết quả xác định vòng vô khuẩn trên các chủng VK qu c tế:<br /> Tiến hành đo vòng vô khuẩn khi cho thuốc tiếp xúc với các chủng VK quốc tế.<br /> Bảng 1: Kết quả đo vòng vô khuẩn của dung dịch MA trên các chủng VK.<br /> VI SINH VẬT<br /> <br /> MẪU<br /> <br /> D ˉ(mm)<br /> <br /> s<br /> <br /> VI SINH VẬT<br /> <br /> MẪU<br /> <br /> D ˉ(mm)<br /> <br /> s<br /> <br /> Pseu<br /> <br /> 2<br /> <br /> 11,02<br /> <br /> 0,03<br /> <br /> SA<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10,37<br /> <br /> 0,65<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9,29<br /> <br /> 0,21<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10,91<br /> <br /> 0,28<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3,02<br /> <br /> 0,12<br /> <br /> 4<br /> <br /> 10,00<br /> <br /> 0,41<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 10,29<br /> <br /> 0,24<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 15,51<br /> <br /> 0,37<br /> <br /> 2<br /> <br /> 11,53<br /> <br /> 0,38<br /> <br /> 2<br /> <br /> 17,04<br /> <br /> 0,54<br /> <br /> 3<br /> <br /> KK<br /> <br /> 3<br /> <br /> 18,72<br /> <br /> 0,72<br /> <br /> 4<br /> <br /> KK<br /> <br /> 4<br /> <br /> 21,27<br /> <br /> 0,52<br /> <br /> 5<br /> <br /> KK<br /> <br /> 5<br /> <br /> 18,83<br /> <br /> 0,31<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> KK<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 23,70<br /> <br /> 0,42<br /> <br /> 2<br /> <br /> 14,07<br /> <br /> 0,21<br /> <br /> 2<br /> <br /> 13,03<br /> <br /> 0,05<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11,19<br /> <br /> 0,80<br /> <br /> 3<br /> <br /> 13,87<br /> <br /> 0,33<br /> <br /> 4<br /> <br /> 10,63<br /> <br /> 0,26<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3,15<br /> <br /> 0,26<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,03<br /> <br /> 0,05<br /> <br /> 5<br /> <br /> 11,27<br /> <br /> 0,19<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 10,43<br /> <br /> 0,49<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 17,00<br /> <br /> 0,14<br /> <br /> 2<br /> <br /> 8,97<br /> <br /> 0,53<br /> <br /> 2<br /> <br /> 14,39<br /> <br /> 0,29<br /> <br /> 3<br /> <br /> 8,80<br /> <br /> 0,51<br /> <br /> 3<br /> <br /> 16,43<br /> <br /> 0,42<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8,54<br /> <br /> 0,04<br /> <br /> 4<br /> <br /> 14,20<br /> <br /> 0,86<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,13<br /> <br /> 0,10<br /> <br /> 5<br /> <br /> 9,33<br /> <br /> 0,24<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 12,53<br /> <br /> 0,23<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 25,57<br /> <br /> 0,45<br /> <br /> Pro<br /> <br /> Shi<br /> <br /> Sal<br /> <br /> 20<br /> <br /> BS<br /> <br /> BP<br /> <br /> Sar<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br /> EC<br /> <br /> 2<br /> <br /> KK<br /> <br /> 3<br /> <br /> BC<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10,57<br /> <br /> 0,46<br /> <br /> KK<br /> <br /> 3<br /> <br /> 8,30<br /> <br /> 0,20<br /> <br /> 4<br /> <br /> KK<br /> <br /> 4<br /> <br /> 11,13<br /> <br /> 0,09<br /> <br /> 5<br /> <br /> KK<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 17,00<br /> <br /> Chuẩn<br /> <br /> 21,83<br /> <br /> 0,85<br /> <br /> 0,82<br /> <br /> (Ghi chú: KK: kìm khuẩn).<br /> Dung dịch bào chế có tác dụng trên nhiều chủng VK nhƣ: Shigella flexneri, Salmonella<br /> typhi, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus pumilus, Bacillus<br /> subtilis, Bacillus cereus và Sarcina lutea. Trong đó, đáng chú ý là thuốc đều có tác dụng<br /> kháng VK Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. Đây là 2 chủng VK<br /> hay gặp trên vết bỏng. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về MA [4, 6]. Ngoài<br /> ra, thuốc chỉ có tác dụng kìm khuẩn đối với VK Escherichia coli, Proteus mirabilis.<br /> <br /> Hình 1a: Vòng vô khuẩn trên<br /> Pseudomonas aeruginos.<br /> <br /> Hình 1b: Vòng vô khuẩn trên<br /> Staphylococcus aureus.<br /> <br /> Hình 1: Hình ảnh vòng vô khuẩn của dung dịch MA trên một số chủng VK<br /> (Ghi chú: Mẫu chuẩn: Ở vị trí điểm 0 giờ.<br /> Mẫu 2, 3, 4 (từ trái qua phải tính từ mẫu chuẩn): mẫu thử dung dịch MA).<br /> * Kết quả đánh giá tác dụng kháng khuẩn<br /> trên chủng VK phân lập được tại bệnh viện:<br /> Kết quả xác định vòng vô khuẩn trên<br /> chủng VK phân lập tại Viện Bỏng Quốc gia:<br /> Lấy mẫu bệnh phẩm từ Khoa Hồi sức<br /> Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia và phân lập<br /> Pseudomonas aeruginosa. Đây là chủng<br /> VK bệnh viện, có khả năng đề kháng cao<br /> với thuốc kháng khuẩn.<br /> * Giá trị vòng vô khuẩn của dung dịch<br /> MA trên Pseudomonas aeruginosa phân<br /> lập tại Viện Bỏng Qu c gia:<br /> <br /> Mẫu 1: 5,0 mm; mẫu 2: 7,0 mm; mẫu 3:<br /> 7,0 mm.<br /> Nhƣ vậy, dung dịch MA có tác dụng<br /> kháng khuẩn đối với Pseudomonas<br /> aeruginosa phân lập tại Viện Bỏng Quốc<br /> gia. Đáng chú ý, đây là chủng VK gặp tại<br /> khoa Hồi sức Cấp cứu, vì vậy có thể sử<br /> dụng chế phẩm này trong điều trị BN<br /> bỏng nặng với mục đích dự phòng nhiễm<br /> trực khuẩn mủ xanh.<br /> 21<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0