intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp ứng với xạ trị giảm số phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đáp ứng với xạ trị giảm số phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm trình bày đánh giá tình trạng kiểm soát tại chỗ; Đánh giá tác dụng phụ sớm của phác đồ xạ trị giảm số phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm; Khảo sát chất lượng giọng nói sau xạ trị giảm số phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp ứng với xạ trị giảm số phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn sớm

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ ĐÁP ỨNG VỚI XẠ TRỊ GIẢM SỐ PHÂN LIỀU TRONG UNG THƯ THANH QUẢN GIAI ĐOẠN SỚM Nguyễn Kỷ Cương1 TÓM TẮT 63 bệnh nhân, và đều ở mức độ nhẹ, grad 1 theo Mục tiêu: (1) Đánh giá tình trạng kiểm soát phân độ CTCAE 4.0. Chỉ số khuyết tật giọng nói tại chỗ, (2) đánh giá tác dụng phụ sớm của phác sau điều trị có cải thiện so với trước điều trị, bất đồ xạ trị giảm số phân liều trong ung thư thanh kể vị trí bướu. quản giai đoạn sớm và (3) Khảo sát chất lượng Kết luận: Xạ trị giảm số phân liều 2,25Gy x giọng nói sau xạ trị giảm số phân liều trong ung 28 phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn thư thanh quản giai đoạn sớm. sớm đạt kiểm soát tại chỗ 91,2%, tác dụng phụ Đối tượng, phương pháp: Thiết kế nghiên không đáng kể và đạt được cải thiện giọng nói cứu: Tiền cứu, can thiệp lâm sàng không nhóm sau điều trị. Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng hy chứng.Bệnh nhân được xạ trị triệt để với tổng vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo với thời liều 63Gy trong 28 phân liều. Tất cả bệnh nhân gian theo dõi lâu hơn nhằm đánh giá hiệu quả cả ung thư thanh quản nhập khoa Xạ trị đầu cổ, tai phác đồ và các độc tính muộn. mũi họng, hàm mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. Từ khóa: Ung thư thanh quản, ung thư thanh HCM từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2022 theo các quản giai đoạn sớm, xạ trị, xạ trị giảm số phân tiêu chí thu nhận và loại trừ. liều. Kết quả: Chúng tôi thu nhận được 34 bệnh nhân theo các tiêu chuẩn lựa chọn. 100% bệnh SUMMARY nhân đạt đáp ứng hoàn toàn sau 3 tháng trên hình EFFICACY OF HYPOFRACTIONATED ảnh nội soi tai mũi họng và siêu âm vùng cổ. Kết RADIOTHERAPY FOR EARLY STAGE thúc nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 3 trường GLOTTIC CANCER hợp tái phát tại chỗ. Kiểm soát tại chỗ đạt 91,2%. Purpose: The purpose of this study is to Tỷ lệ sống còn đạt 94,1% (2 bệnh nhân tử vong evaluate the treatment outcomes, early toxicity do bệnh lý khác, không ghi nhận tái phát thanh and voice reservation profile of patients with quản tại thời điểm tử vong). Tình trạng viêm da early glottic cancer who underwent và đau họng do xạ trị được ghi nhận ở hơn 90% hypofractionated radiation therapy (RT) with 2.25Gy per fraction. Materials and methods: A prospective 1 Khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt - randomized uncontrolled trial was performed of Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 34 patients T1N0M0 glottic cancer who Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Kỷ Cương underwent definitive RT. The dose fractionation Email: nguyenkycuong@gmail.com scheme is 63Gy in 28 fractions. Results: the trial Ngày nhận bài: 05/9/2023 was performed from May 2019 to May 2022. All Ngày phản biện: 15/9/2023 the patients have complete response at 3 months Ngày chấp nhận đăng: 11/10/2023 575
  2. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 follow-up. With a median follow-up of 15.9 phụ không mong muốn. Tiếp nối nghiên cứu months (range, 3 months to 32 months), 3 local đó, nhiều nghiên cứu khác được thực hiện recurence was reported. These patients were với các kết quả tương tự. treated with surgery and no adjuvant treatment Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu needed. Acute radiation dermatitis (90%) was về xạ trị đối với ung thư thanh quản giai frequent. Only grade 1 toxicity was reported. All đoạn sớm. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu the patients have improved in voice quality này với mong muốn áp dụng kỹ thuật mới xạ which was described by voice handicap index trị giảm số phân liều ung thư thanh quản giai (VHI). đoạn sớm tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Conclusion: Hypofractionated RT with HCM. Với câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là fraction size of 2.25Gy for early glottic cancer is “Phác đồ xạ trị giảm số phân liều trong effective, well voice reservated with no severe ung thư thanh quản giai đoạn sớm tại Bệnh toxicities. We expect to report additional data viện Ung Bướu TP. HCM có cho kết quả with larger patients and longer follow-up. điều trị tương tự với các điều trị trước đây hay không?” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, để điều trị ung thư thanh quản II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giai đoạn sớm có hai mô thức là phẫu thuật 2.1. Thiết kế nghiên cứu: và xạ trị. Tỉ lệ kiểm soát tại chỗ khá tương Tiền cứu, can thiệp lâm sàng không đồng trong các nghiên cứu về phẫu thuật và nhóm chứng. xạ trị ở bệnh nhân ung thư thanh quản giai 2.2. Đối tượng nghiên cứu: đoạn sớm T1, tỉ lệ dao động 90 - 95%[5]. Tuy Tất cả bệnh nhân ung thư thanh quản nhiên, để bảo tồn chất lượng giọng nói sau nhập khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm điều trị thì xạ trị vẫn là mô thức được lựa mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM theo chọn ưu tiên hơn[5,3]. các tiêu chí thu nhận và loại trừ như sau: Một trong những yếu tố tiên lượng cho tỉ Tiêu chuẩn thu nhận lệ kiểm soát tại chỗ đó chính là tổng thời - Ung thư thanh quản T1N0M0. gian xạ trị[5]. Tổng thời gian này liên quan - Mô bệnh học: Carcinom tế bào gai. với phân liều xạ. Do đó nếu nâng phân liều - Chỉ số hoạt động cơ thể KPS ≥ 80. xạ để giảm số phân liều thì kết quả điều trị sẽ - Không đồng mắc bệnh lý ung thư khác. tốt hơn. Tuy nhiên khi nâng phân liều xạ thì - Chưa từng xạ trị vùng đầu cổ. cần chú ý tới độc tính sớm và muộn. Do đó Tiêu chuẩn loại trừ cần tìm ra phân liều xạ phù hợp để cân bằng - Bệnh nhân không đồng ý tham gia giữa hiệu quả và độc tính của phác đồ điều nghiên cứu. trị. Năm 2006, Yamazaki và cộng sự công bố - Bệnh nhân không hoàn tất phác đồ xạ nghiên cứu kéo dài trong vòng 8 năm so sánh trị. trực tiếp giữa phân liều xạ quy ước 2Gy và - Bệnh nhân không tuân thủ theo dõi. phân liều 2,25Gy trong ung thư dây thanh 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: T1[8]. Nghiên cứu đã cho thấy xạ trị giảm số Từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2022 tại phân liều hiệu quả hơn trong việc kiểm soát khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt - tại chỗ và không làm tăng thêm các tác dụng Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. 576
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 2.4. Phương pháp và công cụ đo lường, trị. Tác dụng phụ sớm của xạ trị ghi nhận thu thập số liệu: theo bảng đánh giá CTCAE 4.0. Đánh giá Thu thập số liệu vào bảng thu thập số liệu đáp ứng: theo tiêu chuẩn RECIST 1.1. Đánh (phụ lục), ghi nhận các biến theo hồ sơ bệnh giá giọng nói bằng bảng công cụ VHI. án, kết quả cận lâm sàng, phiếu xạ trị, tờ điều 2.5. Quy trình nghiên cứu: Tiến hành chiếu tia xạ. Trong quá trình 60% bướu ở 1 bên dây thanh và có lan đến chiếu tia xạ, cử động của bệnh nhân như mép trước. Tổng số ngày xạ trị trung bình là nuốt, ho… được giám sát bằng hệ thống 41 ngày. Không có bệnh nhân nào bị gián giám sát bề mặt (OSMS – Optical Surface đoạn. Management System). 3.2. Đặc điểm về kiểm soát tại chỗ: Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU đều được theo dõi sau xạ trị ít nhất 3 tháng. Trong thời gian thực hiện nghiên cứu từ Bệnh nhân có thời gian theo dõi dài nhất là ngày 01/05/2019 đến 01/05/2022, chúng tôi 32 tháng. Trung bình là 15,9 tháng. Đánh giá đã thu nhận được 34 bệnh nhân đưa vào đáp ứng điều trị bằng khám lâm sàng, nội soi nghiên cứu. tai mũi họng gián tiếp, siêu âm cổ và chụp 3.1. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng CT-scan vùng đầu cổ hàm mặt. 100% bệnh của nhóm nghiên cứu: Độ tuổi trung bình nhân đạt đáp ứng hoàn toàn sau 3 tháng trên 65,4 tuổi. Tỉ số nam: nữ là 16:1. Đa phần hình ảnh nội soi tai mũi họng và siêu âm bệnh nhân đang còn hoặc đã từng hút thuốc vùng cổ. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, lá, chiếm tỉ lệ 88,2%. Các bệnh nhân đều có chúng tôi ghi nhận có 3 ca tái phát tại chỗ. tổng trạng tốt, bệnh nội khoa đi kèm được Cả 3 trường hợp tái phát đều được ghi nhận kiểm soát ổn định. Tất cả các trường hợp đều trên hình ảnh nội soi và CT-scan. Các trường có mô bệnh học là carcinôm tế bào gai. Gần hợp tái phát được bấm sinh thiết qua nội soi 577
  4. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 để có bằng chứng về mô bệnh học. nhân trong nghiên cứu đều không còn các 3.3. Đặc điểm về tác dụng phụ sớm của triệu chứng ghi nhận được trong quá trình xạ xạ trị: trị. Tất cả các bệnh nhân đều không có triệu 3.4. Đánh giá chất lượng giọng nói: chứng nặng gây gián đoạn xạ trị. Tình trạng Tất cả bệnh nhân được khảo sát giọng nói viêm da được ghi nhận từ khoảng lần xạ thứ ở thời điểm trước điều trị, ngay sau khi 7, trung bình là sau 19 phân liều. Còn đối với ngưng xạ và 3 tháng sau khi ngưng xạ bằng tình trạng đau họng khi nói chuyện hoặc bảng câu hỏi VHI. Tổng kết và phân tích các nuốt, chỉ ở mức độ nhẹ, không làm bệnh kết quả thu được từ các bảng câu hỏi, chúng nhân thay đổi ăn uống sinh hoạt so với trước tôi ghi nhận: So sánh điểm số VHI trước điều khi xạ trị. Triệu chứng được kiểm soát với trị và điểm số VHI ngay khi hoàn tất xạ trị thuốc kháng viêm, giảm đau mức độ nhẹ. Có chúng tôi ghi nhận vẫn có sự khác biệt có ý 7 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, ghi nghĩa thống kê (p < 0.05). Khi so sánh điểm nhận ở khoảng lần xạ thứ 13. Khi tái khám số VHI trước điều trị và điểm số VHI sau xạ sau xạ trị 1 tháng, đa phần các bệnh nhân đều trị 3 tháng chúng tôi nhận thấy có sự khác còn xạm màu da trong trường chiếu xạ so với biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở thời màu da vùng lận cận. Đậm độ của vùng da điểm sau xạ trị 3 tháng, chúng tôi ghi nhận sau xạ có giảm hơn so với khi bệnh nhân vừa điểm số VHI đa phần là các giá trị 0 điểm, kết thúc xạ trị. Tất cả các bệnh nhân trong chiếm tỉ lệ 38,2%. Đây là phân nhóm bình nghiên cứu đều không còn triệu chứng đau thường của thang điểm đánh giá chất lượng họng. Chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp giọng nói. bệnh nhân còn ho khan sau 1 tháng. Tại thời điểm 3 tháng sau điều trị, tất cả các bệnh 578
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 Chúng tôi chia nhóm theo vị trí bướu (1 ngày (70,6%), 6 bệnh nhân xạ trong vòng 43 bên dây thanh, 2 bên dây thanh, liên quan - 46 ngày, 4 bệnh nhân xạ trong 47 - 50 ngày mép trước) để khảo sát mối tương quan với và 1 bệnh nhân kết thúc xạ trị trong 52 ngày. sự thay đổi điểm VHI tại các thời điểm khảo Lí do trì hoãn do máy hư, xét nghiệm sát. Bất kể vị trí bướu thì điểm số VHI sau COVID-19, nghỉ lễ. điều trị đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống Còn theo tác giả Cetinayak, tỉ lệ kiểm kê so với trước điều trị. soát tại chỗ liên quan đến giai đoạn bướu và yếu tố bướu lan đến mép trước[2]. Nghiên IV. BÀN LUẬN cứu được thực hiện trên 299 bệnh nhân ung Xạ trị đóng một vai trò quan trọng trong thư thanh quản T1-2N0 từ năm 1991 đến việc điều trị tại chỗ các bệnh lý ung thư. năm 2017, sử dụng phác đồ xạ với phân liều Trong bệnh lý ung thư thanh quản, xạ trị tiêu chuẩn 2Gy, tổng liều xạ 66 - 70Gy. Tác giúp loại bỏ khối u, bảo tồn cơ quan lành từ giả phân tích 4 yếu tố tiên lượng kiểm soát đó bảo tồn giọng nói. Đặc biệt phù hợp trên tại chỗ gồm giai đoạn bướu, bướu lan mép những bệnh nhân có chống chỉ định của việc trước, kỹ thuật xạ trị và năng lượng chùm tia. gây mê trong lúc phẫu thuật hoặc dựa vào Kết quả ghi nhận chỉ có giai đoạn bướu và mong muốn của bệnh nhân không muốn mất bướu lan mép trước là liên quan đến kiểm đi một phần nào của cơ thể mình. soát tại chỗ. Cụ thể, kiểm soát tại chỗ đạt Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của 93,1% cho bướu T1 và 78,7% cho bướu T2 nghiên cứu có sự tương đồng với các nghiên (p = 0,001). Khi bướu chưa lan mép trước thì cứu khác về xạ trị trong ung thư thanh quản tỉ lệ kiểm soát tại chỗ đạt 92,7% và khi bướu giai đoạn sớm. lan mép trước tỉ lệ này còn 85,6% (p < 4.1. Kiểm soát tại chỗ: 0,001). Theo tác giả Rudoltz et al, phân liều xạ Tác giả Quách Thanh Khánh thực hiện và tổng thời gian xạ trị là hai yếu tố ảnh nghiên cứu trên 31 bệnh nhân ung thư thanh hưởng đến kiểm soát tại chỗ[7]. Cụ thể, khi xạ quản thanh môn giai đoạn T1N0M0[6]. Phác với phân liều < 2Gy, kiếm soát tại chỗ chỉ đồ xạ trị được sử dụng là tổng liều 66 - đạt 62% so với 87% kiểm soát tại chỗ khi xạ 70Gy, phân liều chuẩn 2Gy, xạ trị 1 lần mỗi với phân liều ≥ 2Gy (p = 0,006). Về thời gian ngày và 5 ngày trong tuần. Thời gian theo xạ trị, 100% đạt kiểm soát tại chỗ khi bệnh dõi của nghiên cứu trung bình là 19,8 tháng, nhân hoàn tất việc xạ trị trong vòng 42 ngày, ít nhất là 6 tháng và nhiều nhất là 38 tháng. 91% nếu xạ trị trong khoảng 43 - 46 ngày, Tỉ lệ kiểm soát tại chỗ đạt 96,8%. Tác giả 74% nếu xạ trong 47 - 50 ngày, 65% nếu xạ cũng phân tích các yếu tố có thể liên quan trong 51 - 54 ngày và 50% nếu xạ trong 55 - đến kiểm soát tại chỗ như: Tuổi, giai đoạn 66 ngày (p = 0,001). Như vậy, đối với ung bướu, vị trí bướu xâm lấn mép trước, tổng thư thanh quản T1 loại carcinoma tế bào gai, liều xạ, thể tích xạ trị. Tuy nhiên các yếu tố phân liều xạ và tổng thời gian hoàn tất xạ trị này đều không liên quan đến tỉ lệ kiểm soát là hai yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát tại tại chỗ. Điều này có khác với một vài nghiên chỗ. cứu khác được tác giả so sánh. Tác giả lý giải Trong số các bệnh nhân của chúng tôi, có có thể là do nghiên cứu có số mẫu còn ít và 24 bệnh nhân hoàn tất xạ trị trong vòng 42 579
  6. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 26 thời gian chưa được dài như các nghiên cứu ghi nhận 91,2% (31 bệnh nhân) đáp ứng khác. hoàn toàn, kết quả tương đồng với nghiên Trong nghiên cứu này, tại thời điểm kết cứu của Yamazaki và nhiều nghiên cứu khác thúc nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 3 trên thế giới về tỉ lệ kiểm soát tại chỗ[8]. Tuy trường hợp tái phát. Cả 3 trường hợp tái phát nhiên chúng tôi chưa tìm ra yếu tố tiên lượng đều được phẫu thuật và ghi nhận đến khi kết cho việc kiểm soát tại chỗ. Có thể do thời thúc nghiên cứu cả 3 bệnh nhân đều ổn định. gian nghiên cứu của chúng tôi chưa bằng các Tổng kết lại qua nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu khác, số mẫu đạt được còn ít. Số bệnh Giai Phân liều/ Tỉ lệ kiểm Biến chứng nhân đoạn tổng liều soát tại chỗ Quách Thanh Khánh 31 T1N0 2Gy/66 - 70Gy 96.8% Viêm da độ 2 93.1% (T1) Cetinayak 299 T1 - 2N0 2Gy/66 - 70Gy 78,2% (T2) 2Gy/66Gy (89) 77% Viêm da, viêm Yamazaki 180 T1N0 2.25Gy/63Gy (91) 92% niêm mạc độ 1 - 12 Viêm da, niêm Nghiên cứu này 34 T1N0 2.25Gy/63Gy 91,2% mạc độ 1 4.2. Tác dụng phụ sớm: không gây ra nhiều tác dụng phụ hơn khi xạ Hai tác dụng phụ của việc điều trị là viêm với phân liều tiêu chuẩn. Đây là đặc điểm da và đau họng được ghi nhận nhiều nhất. Số quan trọng của xạ trị giảm số phân liều. Điều trường hợp viêm da độ 1 chiếm đến 94,1%. này giúp bệnh nhân tuân thủ phác đồ tốt hơn. Có hai trường hợp không ghi nhận triệu 4.3. Chất lượng giọng nói: chứng viêm da. Còn vấn đề đau họng khi nói Năm 2008, nhóm tác giả Bộ môn Tai - chuyện hoặc nuốt cũng được ghi nhận ở phần Mũi - Họng – Đại học Y Dược TP. HCM đã lớn các bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 91,2%. Mức xây dựng và khảo sát phiên bản tiếng Việt độ đau họng được kiểm soát bằng thuốc giảm của VHI trên bệnh nhân[4]. Khảo sát cho thấy đau, kháng viêm mức độ nhẹ. Hai triệu bản dịch phù hợp với bệnh nhân Việt Nam chứng này được ghi nhận chỉ ở mức độ I theo mà vẫn bám sát bản gốc. Thế nên trong CTCAE 4.0. Không ảnh hưởng đến sinh hoạt nghiên cứu này chúng tôi chọn công cụ VHI và gây gián đoạn việc điều trị của bệnh nhân. phiên bản tiếng Việt để khảo sát chất lượng Theo tác giả Quách Thanh Khánh, tổng giọng nói cho bệnh nhân. Bảng câu hỏi gồm liều xạ là yếu tố liên quan đến mức độ viêm 30 câu, đánh giả chất lượng giọng nói ở cả 3 da[6]. Cụ thể trong nghiên cứu 31 bệnh nhân mặt là mặt chức năng, mặt cảm xúc và mặt ung thư thanh môn T1N0, xạ trị khu trú với thực thể. tổng liều 66 - 70Gy, tác giả ghi nhận có Tác giả Al-Mamgani và cộng sự đã dùng 22,6% bệnh nhân bị viêm da độ 2. Và khi bảng câu hỏi VHI để đánh giá chất lượng phân tích các số liệu thu thập được, tác giả giọng nói ở 233 bệnh nhân sau điều trị ung ghi nhận là do tổng liều xạ cao. thư thanh quản[1]. Tác giả nhận thấy từ sau 3 Có thể thấy việc giảm số phân liều, tăng tháng, chất lượng giọng nói gần như không liều xạ lên 2,25Gy với tổng liều xạ 63Gy thay đổi. Do đó, trong nghiên cứu này chúng 580
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 533 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 tôi đánh giá chất lượng giọng nói của bệnh 2. Cetinayak O, Dogan E, Kuru A, et al. nhân ở 3 thời điểm gồm trước khi điều trị, Outcome of Early-Stage Glottic Laryngeal ngay khi hoàn tất xạ trị và sau xạ trị 3 tháng. Carcinoma Patients Treated with Radical Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có Radiotherapy Using Different Techniques. J thể thấy mặc dù số lượng bệnh nhân chưa Oncol. 2019; 2019:8640549. Published 2019 nhiều cũng đã ghi nhận được sự cải thiện Nov 6. doi:10.1155/2019/8640549. chất lượng giọng nói sau xạ trị. Đánh giá kết 3. Edward C. Halperin, David E. Wazer, quả sau điều trị cho thấy tất cả bệnh nhân Carlos A. Perez, Luther W. Brady. đều cải thiện giọng nói nhiều sau 3 tháng. (2019),” Laryngeal cancer: Perez & Brady's Phân tích yếu tố vị trí bướu, chúng tôi nhận Principles and Practice of Radiation thấy không có sự ảnh hưởng đến việc cải Oncology, 7th, Wolters Kluwer, thiện chất lượng giọng nói trong nghiên cứu Philadelphia, chapter 50, pp.3368 – 3327. này. Và với thời gian theo dõi bệnh còn 4. Huỳnh Quang Trí, Nguyễn Hoàng Nam, ngắn, chúng tôi chưa đánh giá được sự thay Nguyễn Hữu Khôi, Phạm Lê An (2008), đổi của giọng nói theo thời gian. “Xây dựng VHI (Voice Handicape Index) phiên bản tiếng Việt”, trong Y học TP Hồ V. KẾT LUẬN Chí Minh, tập 12, Phụ bản số 1. Xạ trị giảm số phân liều 2,25Gy x 28 5. Mendenhall, W.M., Werning, J.W., phân liều trong ung thư thanh quản giai đoạn Hinerman, R.W., Amdur, R.J. and Villaret, D.B. (2004), Management of T1– sớm đạt kiểm soát tại chỗ 91,2%, tác dụng T2 glottic carcinomas. Cancer, 100: 1786- phụ không đáng kể và đạt được cải thiện 1792. https://doi.org/10.1002/cncr.20181. giọng nói sau điều trị. Nhóm nghiên cứu 6. Quách Thanh Khánh, Xạ trị ung thư thanh chúng tôi cũng hy vọng sẽ có những nghiên môn giai đoạn sớm T1a, T1b. Luận văn cứu tiếp theo với thời gian theo dõi lâu hơn BS.CKII, Đại học Y Dược TP. HCM. 2008. nhằm đánh giá hiệu quả và các độc tính 7. Rudoltz MS, Benammar A, Mohiuddin M. muộn của phác đồ xạ trị giảm số phân liều. Prognostic factors for local control and survival in T1 squamous cell carcinoma of TÀI LIỆU THAM KHẢO the glottis. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 1. Al-Mamgani A, van Rooij PH, Woutersen 1993; 26(5):767-772. doi:10.1016/0360- DP, et al. Radiotherapy for T1-2N0 glottic 3016(93)90490-m. cancer: a multivariate analysis of predictive 8. Yamazaki H, Nishiyama K, Tanaka E, factors for the long-term outcome in 1050 Koizumi M, Chatani M. Radiotherapy for patients and a prospective assessment of early glottic carcinoma (T1N0M0): results of quality of life and voice handicap index in a prospective randomized study of radiation subset of 233 patients. Clinical fraction size and overall treatment time. Int J Otolaryngology. 2013; 38(4):306-312. Radiat Oncol Biol Phys. 2006; 64(1):77-82. doi:https://doi.org/10.1111/coa.12139. doi: 10.1016/j.ijrobp.2005.06.014. 581
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2