intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ 11 -NĂM 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM ( 7đ) A. LÍ THUYẾT SỰKHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI Nhận biết Câu 1. Các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa theo A. trình độ phát triển kinh tế - xã hôi. B. đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội. C. đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế. D. đặc điểm tự nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật. Câu 2. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển? A. Hoa Kì.B. Nhật Bản. C. Bra-xin. D. Đức. Câu 3.Ở các nước phát triển, ngành nào sau đây đóng góp nhiều nhất trong GDP? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Lâm nghiệp. Câu 4. Nhóm các nước đang phát triển thường có quy mô GDP như thế nào? A. Lớn. B.Trung bình và thấp. C. Trung bình cao. D.Thấp Câu 5. Các nước đang phát triển có A. GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI cao. B. GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và tuổi thọ cao. C. GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI thấp. D. GDP/người thấp, nợ nước ngoài ít và HDI thấp. Thông hiểu Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các nước phát triển? A. Quy mô GDP lớn, tăng trưởng GDP khá ổn định. B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp. C. Trong GDP, ngành dịch vụ có tỉ trọng thấp nhất. D. Trong GDP, ngành nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất. Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là do A.trình độ phát triển kinh tế. B. phong phú về tài nguyên. C. sự đa dạng về chủng tộc. D. phong phú nguồn lao động. Câu 8.Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do A. môi trường sống thích hợp. B. chất lượng cuộc sống cao. C. nguồn gốc gen di truyền. D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Câu 9. Để phân biệt các nước phát triển và đang phát triển theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội không sử dụng chỉ tiêu nào sau đây? A. Thu nhập bình quân GNI/người. B. Cơ cấu nền kinh tế. C. Chỉ số phát triển con người. D. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
  2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ. AN NINH TOÀN CẦU Nhận biết Câu 10. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau. B. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau. C. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn. D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng. Câu 11. Biểu hiện nào sau đây là của toàn cầu hóa kinh tế? A. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp. B. Các giao dịch quốc tế về thương mại bị hạn chế. C. Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng rộng rãi. D. Vai trò của các công ty đa quốc gia giảm sút. Câu 12. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập và hoạt động từ năm A. 1995. B. 1994. C. 1989. D. 1945. Câu 13. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu? A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế. B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu. C. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới. Câu 14. Mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc (UN) là A.thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước. B. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. C. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. D. hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do. Câu 15.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có A. chung mục tiêu và lợi ích phát triển. B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều. C.tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau. D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau. Câu 16. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế là A. hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu. B. các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng. C. các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi. D. hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển. Câu 17. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là A. các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. B. gia tăng số lượng các tổ chức khu vực trên thế giới. C. hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển. D. nhiều tổ chức liên kết khu vực lớn được hình thành. Thông hiểu Câu 18. Quá trình toàn cầu hóa gây ra thách thức nào đối với các nước đang phát triển? A. Hàng rào thuế quan bị bãi bỏ. B. Gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên. C. Đón đầu được công nghệ hiện đại. D. Tạo điều kiện chuyển giao khoa học công nghệ. Câu 19. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. B. tác động xấu đến môi trường xã hội. C. làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. D. làm tăng cường các hoạt động tội phạm . Câu 20. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau
  3. C. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn. D. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế. Câu 21. Mặt trái nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là A. làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. B. làm suy giảm quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia. C. làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới. D. tăng nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều quốc gia. Câu 22. Các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa để A. Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia. B. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ. C. Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững. D. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. KHU VỰC MỸ LA TINH Nhận biết Câu 23. Đặc điểm xã hội nổi bật ở hầu hết các nước Mỹ La Tinh là A. điều kiện sống của dân cư đô thị cao. B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp. C. phần lớn dân cư sống ở nông thôn. D. chênh lệch giàu nghèo lớn. Câu 24. Đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Mĩ La tinh? A. Amadôn. B. Mixixipi. C. La Plata. D. Pampa. Câu 25. Dãy núi nổi tiếng nhất ở Mỹ La Tinh là A. An-pơ. B. An-tai. C. An-đet. D. Cooc-đi-e. Câu 26. Phần lớn lãnh thổ Mỹ La Tinh có khí hậu A. nóng, ẩm. B. lạnh, khô. C. nóng, khô. D. lạnh, ẩm. Thông hiểu Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh? A. Chính trịkhông ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên. C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều. Câu 28. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là A. hiện đại hóa sản xuất. B. thất nghiệp, thiếu việc làm. C. quá trình công nghiệp hóa. D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Câu 29. Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tếở nhiều nước Mĩ La tinh là A. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu. B. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát. C. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu. D. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài. LIÊN MINH CHÂU ÂU Nhận biết Câu 30. Cơ quan đầu não đứng đầu EU hiện nay là A. Các ủy ban chính phủ. B. Hội đồng bộ trưởng. C. Quốc hội Châu Âu. D.Hội đồng Châu Âu. Câu 31. Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển. B.Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua. C. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  4. D. Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan, Bỉ. Câu 32. Cơ quan có vai trò quan trọng trong các quyết định của EU là A. Hội đồng Châu Âu. B. Cơ quan kiểm toán C. Tòa án Châu Âu. D. Nghị viện Châu Âu. Câu 33. Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về A.con người, hàng hóa, cư trú, dịch vụ. B.dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người. C.dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D.tiền vốn, con người, dịch vụ, cư trú. Câu 34. Tổng số các nước thành vịên của EU hiện nay (2007) là A. 25. B. 26. C. 27. D. 28. Câu 35. Nước nằm giữa châu Âu, nhưng hiện nay chưa gia nhập EU là A. Thụy sĩ. B. Ai-len. C. Na Uy. D. Bỉ. Câu 36. Các nước nào sau đây ở châu Âu hiện nay vẫn chưa gia nhập EU? A.Anh, Pháp. B.Pháp, Đức. C. Đức, Na Uy. D. Na Uy, Thụy Sĩ. Câu 37.Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời từ năm A. 1951. B. 1957. C. 1967. D. 1993. Câu 38. Vào năm 2016, nước nào sau đây ra khỏi EU? A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Thụy Điển. Câu 39.Cơ quan nào sau đâycủa EU dự thảo nghị quyết và dự luật ? A. Ủy ban châu Âu. B.Hội đồng bộ trưởng EU. C.Nghị viện châu Âu. D. Toà án châu Âu. Câu 40.Cơ quan nào sau đây quyết định các chính sách lớn của EU? A.Cơ quan Kiểm toán. B.Hội đồng bộ trưởng. C.Nghị viện châu Âu. D. Toà án châu Âu. Thông hiểu Câu 41. Phát triển liên kết vùng ở châu Âu không nhằm chủ yếu vào việc thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết về A. xã hội. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 42. Ở Liên minh châu Âu (EU), một luật sư người I-ta-li-a có thể làm việc ở Béc - lin như một luật sư Đức là biểu hiện của A.tự do di chuyển. B. tự do lưu thông tiền vốn. C. tự do lưu thông dịch vụ. D. tự di lưu thông hàng hóa. Câu 43.Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc: A.bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán. B.các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất. C.nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác. D.bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hoá của mỗi nước. Câu 44.Phát biểu nào sau đây không đúng với thương mại của EU? A. Kinh tế của các nước phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu. B.EU là bạn hàng lớn nhất của các nước thuộc thế giới thứ ba. C. EU không cổ động cho tự do buôn bán thế giới. D. Các nước đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan với nhau. Câu 45.Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong Liên kết vùng? A.Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày. B.Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng. C.Các trường học phối hợp tổ chức khoá đào tạo chung. D. Tổ chức các hoạt động chính trị. Câu 46. Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ - rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là A. thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. B. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. C. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. B.đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp.
  5. Câu 47.Tự do lưu thông hàng hoá là .A.tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc .B.tự do đối với các dịch vụ vận tải, du lịch .C. Bãi bỏ các hạn chế đối với glao dịch thanh toán D. Hàng hoá bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng. Câu 48.Tự do di chuyển trong EU không bao gồm tự do: A. cư trú. B. đi lại. C. thông tin liên lạc. D. chọn nơi làm việc. Câu 49.Tự do lưu thông dịch vụ trong EU không bao gồm tự do đối với các dịch vụ: A. thông tin liên lạc. B.giao thông vận tải. C. ngân hàng, du lịch. D. chọn nơi làm việc. Câu 50.Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc .A.bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất .C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác .D.bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hoá của mỗi nước B. KĨ NĂNG: một số câu về nhận xét bảng số liệu, biểu đồ II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1.Giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La tinh. Câu 2.Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đem lại những cơ hội gì cho nước ta? Câu 3.Cho bảng số liệu: GDP/người theo giá hiện hànhcủa một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020 (Đơn vị: USD) Quốc gia Năm 2000 Năm 2020 Ac - hen - ti - na 7708 8579 Bra - xin 3749 6797 Mê - hi - cô 7158 8329 Chi - lê 5100 13232 (Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022) a. Vẽ biểu đồ thể hiện GDP/người theo giá hiện hànhcủa một số quốc gia Mỹ La Tinh năm 2000 và năm 2020. b. Từ biểu đồ rút ra nhận xét. Câu 4. Cho bảng số liệu: Tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới qua các năm (Đơn vị: tuổi) Nhóm nước Nước Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Phát triển Ca-na-đa 80 81 81 Nhật bản 82 83 83 Phần lan 79 80 81 Đang phát triển Mô-dăm-bich 42 48 53 Ha-i-ti 52 61 63 In-đô-nê-xi-a 68 71 71
  6. Thế giới 67 69 71 Dựa vào bảng số liệu, rút ra nhận xét về tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới qua các năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2