intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

86
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường là tư liệu tham khảo giúp cho học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, phục vụ cho việc học tập và ôn luyện kiến thức, nắm được cấu trúc đề thi chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG TỔ LÝ­ HÓA – SINH ­ CÔNG NGHỆ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC 8  NĂM HỌC: 2020 – 2021 A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Chất có ở đâu? Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. ­ Hỗn hợp là gì? Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp. ­ Chất tinh khiết là gì? Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác.  Chỉ có chất tinh  khiết mới có những tính chất nhất định. ­ Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào tính chất nào? Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý để tách chất ra khỏi hỗn hợp. Câu 2: Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối. ­ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ  và trung hòa về điện. Nguyên tử  gồm hạt nhân mang điện  tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm : ­ Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron (n) ­ Trong mỗi nguyên tử: số p = số e  Nguyên tử  khối là khối lượng của nguyên tử  tính bằng đơn vị  cacbon. Mỗi nguyên tố  có   nguyên tử khối riêng biệt. ­ Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy   đủ tính chất hóa học của chất. ­ Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất, các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành   là nguyên tử. ­ Phân tử  khối là khối lượng của phân tử  tính bằng đơn vị  cacbon, bằng tổng nguyên tử  khối của các nguyên tử trong phân tử. Câu 3: Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ. ­ Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.VD: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, …  ­  Hợp chất  là những chất tạo nên từ  hai nguyên tố  hóa học trở  lên. VD: nước, đá vôi,   đường, axit clohiđric, khí metan….  Câu    4:  Nêu ý nghĩa của công thức hóa học   Mỗi công thức hóa học chỉ  một phân tử  của chất (trừ  đơn chất A) và cho biết: nguyên tố  tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất và phân tử khối.   Câu    5:  a/ Hóa trị là gì?  Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của  nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. b/ Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức. ­ Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học, tích của chỉ  số  và hóa trị  của nguyên tố  này  bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  2. a b ­ Biểu thức :   A B y    x × a = y × b . x Câu 6: Thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học? ­ Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đở nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu. ­ Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới. B. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO: Câu 1: Những cách viết sau chỉ ý gì ? a/ 2 Al b/ 3 CH4 c/ 5 CO2 d/ 6 H2 e/ 4 H2SO4 f/ 2 CaCO3 Câu 2:   Dùng các chữ số, kí hiệu hóa học và công thức hóa học diễn đạt các ý sau:     a/  Tám phân tử khí cacbonđioxit                   b/ Sáu nguyên tử sắt     c/  Ba nguyên tử magiê                                   d/ Phân tử muối ăn      e/  Ba phân tử khí oxi                                      f/ Tám phân tử nước Câu 3: Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Mg, Fe và 2 Zn Câu 4:  Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hiđro, nước, đường saccarozo  (C12H22O11),  nhôm oxit (Al2O3), Canxi cacbonat (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl),  dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo. Câu 5: a)Tính hóa trị của nguyên tố Al trong hợp chất AlCl3 biết Cl hóa trị I   b) Tính hóa trị của Cu trong hợp chất CuSO4 biết nhóm (SO4) hóa trị II Câu 6: Lập CTHH của những hợp chất sau và nêu ý nghĩa của công thức hóa học đó:  Fe (II) và O; Na (I) và NO3 (I) ;  Ba (II) và PO4 (III) Câu 7: Trong số các chất có CTHH sau, công thức nào đúng, công thức nào sai? Nếu sai hãy  sửa lại cho đúng:  KO, MgNO3, MgCl3, CaO, KCO3, CaNO3, Na2O, HSO4 Câu 8: Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố  X liên kết với bốn nguyên tử H và   nặng bằng nguyên tử O. a. Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. b. Viết CTHH của hợp chất trên và nêu ý nghĩa của CTHH đó. c. Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.  Câu 9 :   Biết tổng số hạt proton,nơtron,electron trong một nguyên tử là 155. Số hạt có mang  điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tìm số hạt proton, nơtron, electron. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2