intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 6. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

  1. PHÒNG GD&ĐT TP. THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG A. PHẦN VĂN BẢN I. Truyền thuyết 1. Nêu khái niệm truyện truyền thuyết (SGK/17). 2. Nêu đặc điểm của truyện truyền thuyết (SGK/18). 3. Sưu tầm các văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. II. Truyện cổ tích 1. Nêu khái niệm truyện cổ tích (SGK/37). 2. Nêu đặc điểm của truyện cổ tích (SGK/38). 3. Sưu tầm các văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích. III. Thơ lục bát 1. Khái niệm thể thơ lục bát (SGK/60). 2. Đặc điểm của thể thơ lục bát (SGK/60). IV. Luyện tập *Bài tập 1: Sưu tầm các văn bản thuộc thể loại truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. *Bài tập 2: Chỉ ra các đặc điểm của truyện truyền thuyết qua văn bản “Mai An Tiêm”. *Bài tập 3: Chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích qua văn bản “Sự tích hoa cúc trắng”. B. PHẦN TIẾNG VIỆT I. Từ đơn và từ phức (SGK/38) 1. Nêu khái niệm từ đơn và từ phức 2. Phân loại từ phức 3. Cho ví dụ từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) II. Thành ngữ (SGK/19) 1. Khái niệm thành ngữ 2. Nghĩa của thành ngữ 3. Cho ví dụ III. Trạng ngữ (SGK/38) 1. Thế nào là trạng ngữ ? 2. Chức năng của trạng ngữ. 3. Cho ví dụ các loại trạng ngữ. IV. Luyện tập * Bài tập 1: Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau: a. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. (Thánh Gióng) b. Cho đến khi cả gươm và Rùa đều đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. (Sự tích Hồ Gươm) * Bài tập 2: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu dưới đây: 1
  2. a. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị) b. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài) c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài) d. Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru. (Bình Nguyên) * Bài tập 3: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng: a. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. b. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. c. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng rực. d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong học tập. * Bài tập 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng được truyền ngôi báu. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là Lang Liêu tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng. Lang Liêu là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo. Nhưng chẳng may mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ nên chàng chưa biết làm món gì để tham dự cuộc thi. (Bánh chưng, bánh giầy) a. Xác định từ ghép, từ láy và cho biết nghĩa. b. Tìm thành ngữ và nêu nghĩa của thành ngữ. c. Xác định các trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết chức năng của trạng ngữ đó. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN I. Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ 1. Thế nào là tóm tắt văn bản bằng sơ đồ? 2. Nêu các yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản. II. Kể lại một truyện cổ tích 1. Thế nào là kể lại một truyện cổ tích? 2. Nêu yêu cầu đối với kiểu bài kể lại một truyện cổ tích. III. Đề bài tham khảo. Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em. Dàn ý: Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại truyện “Sọ Dừa” bằng lời văn của em. 1. Mở bài: Giới thiệu truyện và lí do kể lại truyện. * Thân bài: - Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: + Ngày xửa, ngày xưa có hai vợ chồng bà lão nghèo, đi ở cho nhà phú ông. 2
  3. + Họ đã già mà chưa có con. + Bà lão vào rừng hái củi, khát nước quá nên uống nước ở cái sọ dừa. + Về nhà, bà có thai. Ít lâu sau, bà lão sinh ra một đứa bé trông như quả dừa, không chân, không tay. + Bà buồn quá định vứt đi nhưng thương con nên để lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. - Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc: + Sọ Dừa đi ở cho nhà phú ông: ▪ Sọ Dừa xin mẹ đi chăn bò cho nhà phú ông. ▪ Cậu chăn bò rất giỏi, đàn bò ngày một béo tốt hẳn ra. Phú ông rất hài lòng. + Sọ Dừa kết hôn cùng con gái út nhà phú ông: ▪ Cả ba cô con gái của phú ông thay nhau đem cơm trưa cho Sọ Dừa. ▪ Hai cô chị ác nghiệt, thường hắt hủi Sọ Dừa. ▪ Cô út đối xử rất tử tế với cậu, vì cô vốn là người hiền lành, tốt bụng. ▪ Cuối mùa ở, Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới con gái phú ông. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. ▪ Trong ba cô con gái của phú ông, chỉ có cô út đồng ý cưới Sọ Dừa. ▪ Đến ngày cưới, trong hình dáng một chàng trai tuấn tú, Sọ Dừa đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. + Sọ Dừa đỗ trạng nguyên và phải đi sứ: ▪ Sọ Dừa ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. ▪ Sọ Dừa được vua cử đi sứ. Trước khi đi, Sọ Dừa trao cho vợ một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà và dặn phải giữ các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến. +Vợ Sọ Dừa sau khi bị hãm hại đã gặp lại chồng: ▪ Hai cô chị hãm hại cô út. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết. ▪ Sọ Dừa và vợ đoàn tụ. + Hai cô chị bỏ đi biệt xứ, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc: ▪ Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng. Hai cô chị thay nhau kể chuyện không may của cô em ra chiều tiếc thương lắm. ▪ Tiệc xong, Sọ Dừa gọi vợ ra. Hai người chị thấy cô em xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề 3
  4. (Đề chỉ mang tính tham khảo) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa. Cô bé vô cùng buồn bã. Một lần, cô bé đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói với cô bé: – Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh,… Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng, cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ năm 2020) Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2. Vì sao cô bé có tâm trạng buồn bã? A. Vì cô bé đi vào rừng và bị lạc. B. Vì mẹ cô bé đang bị bệnh rất nặng. C. Vì cô bé chưa tìm được hoa cúc trắng. D. Vì cô bé nhớ mẹ, muốn về bên mẹ. Câu 3. Vì sao cô bé không mua thuốc cho mẹ? A. Vì nhà cô bé rất nghèo B. Vì không có người bán thuốc C. Vì cô bé không có ở nhà D. Vì mẹ cô bé không uống thuốc Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì? A. Tình phụ tử. B. Tình mẫu tử. C. Tình chị em. D. Tình bà cháu. Câu 5. Phẩm chất tốt đẹp của cô bé trong câu chuyện là gì? A. Lòng hiếu thảo. B. Lòng thương người. C. Lòng dũng cảm. D. Lòng biết ơn. Câu 6. Chi tiết “Cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ… ” thể hiện mong muốn gì của cô bé? A. Cô bé muốn được đi chơi cùng mẹ. B. Cô bé thích bông hoa nhiều cánh hơn. C. Cô bé mong mẹ sống được lâu hơn nữa. D. Cô bé muốn được đi chơi cùng bạn. Câu 7. Hãy sắp xếp các sự việc sau theo đúng nội dung của câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”? (1)Trải qua bao khó khăn, cuối cùng cô bé cũng tìm thấy bông hoa trắng đó nhưng chỉ có vài ba cánh. 4
  5. (2) Nhà nghèo, không có tiền chữa bệnh, cô ngồi khóc và gặp một ông lão đi qua giúp đỡ. (3) Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. (4) Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng mẹ bị bệnh rất nặng trong túp liều tranh dột nát. (5) Vâng lời ông lão,cô bé vào rừng hái lấy một bông hoa cúc trắng duy nhất trên đó. (6) Không đành lòng, cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. A. (1), (4), (6), (2), (5), (3). B. (2), (6), (1), (4), (3), (5). C. (5), (1), (3), (6), (4), (2). D. (4), (2), (5), (1), (6), (3). Câu 8. Từ “hiếu thảo” trong câu “Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình” nghĩa là gì? A. Muốn cha mẹ tặng quà. B. Thích món ăn mẹ nấu. C. Có lòng kính yêu cha mẹ. D. Luôn chăm chỉ học hành. Câu 9. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyên trên? Câu 10. Nếu em là cô bé trong câu chuyện trên khi được ông lão giúp đỡ cách cứu mẹ thì em có làm giống cô bé không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2