intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NHÓM SINH HỌC Môn: SINH HỌC – Lớp 10 Năm học: 2023 – 2024 Đề cương gồm 04 trang I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận 50% (20 câu trắc nghiệm + 02 câu Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Bài 1. Giới thiệu khái quát môn Sinh học - Khái niệm và đối tượng của Sinh học. - Vai trò của Sinh học. Bài 2. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học. - Các bước của phương pháp quan sát. - Một số quy định (bằng hình ảnh) về an toàn trong phòng thí nghiệm; phân biệt tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời. - Sơ đồ quy trình nghiên cứu khoa học. - Khái niệm Tin-Sinh học. - Một số thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học. Bài 3. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. - Khái niệm cấp độ tổ chức sống. - Đặc điểm chung của thế giới sống. Bài 4. Các nguyên tố hóa học và nước. - Học thuyết tế bào. - Nguyên tố đa lượng, vi lượng; đặc điểm nguyên tố carbon. - Cấu trúc và đặc tính lý, hóa của nước. - Vai trò sinh học của nước với tế bào. Bài 5. Các phân tử sinh học. 1. Carbohydrate. - Cấu tạo hóa học; công thức cấu tạo chung. - Các loại đường đơn và vai trò. - Các loại đường đôi và vai trò. 1
  2. - Vai trò của một số loại đường đa. 2. Lipid. - Cấu trúc chung và vai trò của dầu, mỡ. - Tính chất lưỡng cực của phospholipid - Cholestrol tốt (HDL) và xấu (LDL). 3. Protein. - Chức năng của protein. - Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của Protein 4. Nucleic acid - Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian. - Chức năng của DNA. - Phân loại và chức năng của RNA. Bài 7. Tế bào nhân sơ. - Đặc điểm chung của TB nhân sơ. - Vai trò thành tế bào. - Đặc điểm DNA của vi khuẩn. Bài 8. Tế bào nhân thực - Đặc điểm chung TB nhân thực. - Đặc điểm nhân, ty thể, lạp thể và một số bào quan khác. 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý - Số lượng nucleotit, chiều dài, khối lượng, chu kỳ xoắn của DNA. - Số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotit. 3. Một số bài tập minh họa hoặc đề minh họa: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Câu 1: Nucleic acid gồm A. DNA và NNA. B. DNA và RAN. C. DNA và RNA. D. DAN và RNA. Câu 2: Một chất hữu cơ có công thức phân tử dạng Cn(H2O)m. Chất này có thể là A. nucleic acid. B. carbohydrate. C. lipid. D. protein. Câu 3: Cấu trúc được coi là trung tâm thông tin của tế bào nhân thực là: A. Vùng nhân. B. Ty thể. C. Lục lạp. D. Nhân. Câu 4: Cho các đặc điểm sau: 1/ Mang thông tin di truyền. 2/ Truyền đạt thông tin di truyền. 3/ Bảo quản thông tin di truyền. 4/ Hoạt hoá thông tin di truyền. 2
  3. Những đặc điểm thể hiện chức năng của DNA gồm: A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 1,3,4. D. 1,2,4. Câu 5: Một phân tử DNA của vi khuẩn có 3000 nucleotide. Số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide của phân tử DNA kể trên. Số liên kết hydro có trong phân tử DNA này là: A. 3000. B. 3600. C. 4500. D. 3900. Câu 6: Thuốc kháng sinh penicillin có khả năng diệt vi khuẩn Gr+ bằng cách A. hoà tan màng sinh chất của vi khuẩn. B. ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào. C. hoà tan vùng nhân của vi khuẩn. D. ngăn không cho vi khuẩn có khả năng phân đôi tế bào. Câu 7: Ở động vật bậc cao, loại tế bào nào dưới dây chứa nhiều ty thể nhất? A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào gan. C. Tế bào thận. D. Tế bào dạ dày. Câu 8: Sinh học là ngành khoa học A. nghiên cứu về động vật và thực vật. B. nghiên cứu về sự sống. C. nghiên cứu về động vật, thực vật, nấm, vi khuẩn. D. nghiên cứu về ĐV, thực vật, nấm. Câu 9: Thế giới sống rất đa dạng nhưng cũng có nhiều đặc điểm chung. Đây là kết quả của đặc điểm nào dưới đây? A. Các cấp độ tổ chức sống có khả năng tự điều chỉnh. B. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. C. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở. D. Thế giới sống liên tục tiến hoá. Câu 10: Các bác sỹ thường khuyến cáo “ăn nhiều chất béo trans thường…” A. dẫn tới xơ vữa động mạch. B. dẫn tới bệnh lý về xương, khớp. C. dẫn tới bệnh gout. D. dẫn tới suy dinh dưỡng. Câu 11: Thay đổi cấu trúc không gian của protein thường dẫn tới hiện tượng nào dưới đây? A. Protein bị hoà tan trong tế bào. B. Protein bị biến tính và mất chức năng sinh học. C. Protein bị biến tính nhưng chức năng sinh học không bị ảnh hưởng. D. Protein không bị biến tính nhưng chức năng sinh học có thể thay đổi. Câu 12: Giải phẫu sinh vật là kỹ thuật thuộc A. phương pháp thực nghiệm khoa học. B. phương pháp quan sát. 3
  4. C. phương pháp thực nghiệm khoa học và quan sát. D. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. Câu 13: Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống đều được cấu tạo từ A. bào quan. B. mô. C. tế bào. D. hệ cơ quan. Câu 14: Nước có vai trò rất quan trọng đối với tế bào chủ yếu do A. được kết hợp từ hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxi. B. nước có khả năng bay hơi trong mọi điều kiện. C. đặc tính phân cực. D. các liên kết cộng hoá trị trong mỗi phân tử nước. Câu 15: Nguyên tố đa lượng A. là những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào và cơ thể. B. là những nguyên tố có khối lượng phân tử lớn. C. là những nguyên tố chỉ tham gia vào cấu tạo các enzym. D. là những nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo các hormon. Câu 16: Vi khuẩn thuộc nhóm sinh vật nhân sơ là do: A. Cơ thể chỉ là một tế bào. B. Tế bào chia thành 3 vùng: nhân, tế bào chất, màng. C. Vùng nhân của tế bào chưa có màng bao bọc. D. Kích thước cơ thể rất nhỏ bé. Câu 17: Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là A. Amino acid. B. Photpho lipid. C. Nucleotit. D. Glucose. Câu 18: Cho các chất sau: 1/ H2O. 2/ CaCO3. 3/ Protein. 4/ Lipid. 5/ Carbohydrate. 6/ Nucleic acid. Có bao nhiêu chất là phân tử sinh học trong tế bào? A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 19: Thịt của vật nuôi khác nhau (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) đều được cấu tạo chủ yếu từ các phân tử protein. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi loại thịt đều có vị và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Các phân tử protein đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid nhưng khác nhau về thành phần. B. Các phân tử protein đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid nhưng khác nhau về số lượng. C. Các phân tử protein đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid nhưng khác nhau về số lượng, thành phần. 4
  5. D. Các phân tử protein đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid nhưng khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp. Câu 20: Đặc tính chung của lipid là A. cấu trúc đa phân. B. kị nước. C. hoà tan trong nước. D. luôn có hoạt tính sinh học cao. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. a. Học thuyết tế bào hiện đại gồm những nội dung nào? (1.5 điểm) b. Những thông số nào về DNA là đặc trưng cho mỗi loài? (1.0 điểm) Câu 2. a. So sánh những đặc điểm cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. (1.5 điểm) b. Một chuỗi polipeptide có 1500 amino acid. Xác định số liên kết peptide và số phân tử nước bị mất đi khi hình thành liên kết peptide đó. (1.0 điểm) 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2