intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TỔ SINH ­ HÓA ­ ĐỊA MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2022­ 2023 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học là: a. Cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống b. Có vai trò quan trọng đối với y học, công nghệ sinh học c. Cung cấp các kiến thức cơ bản cho các phân môn Sinh học khác(Thực vật học,  Động vật học) d. Cả a và b Câu 2: Dùng từ: Hình thái,sinh lí, trái ngược nhau, tính trạng, tương phản, đồng  nhất, nhân tố điền vào chỗ trống: +Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về…………. . , cấu tạo…………. . của  một cơ thể. +Cặp tính trạng……………là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính  trạng có biểu hiện………. +Gen là …………di truyền xác định hay kiểm tra một hoặc một số…………. của  sinh vật +Dòng hay giống thuần chủng là giống có đặc tính DT…………các thế hệ sau  giống các thế hệ trước Câu 3: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tíhn trạng  tương phản thì………. a. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn b. F2 phân li theo tính trạng tỉ lệ 3 trội: 1 lặn c. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1  lặ n d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn Câu 4: Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
  2. a. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng b. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng c. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao d. Cả b và c Câu 5: Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì? a/ Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống b/ Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống c/ Để kiểm tra độ thuần chủng của giống d/ Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn. Câu 6: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kiểu gen aa a/ Cá thể có kiểu hình trội b/ Là kiểu gen đồng hợp trội c/ Luôn biểu hiện kiểu hình lặn d/ Cả a, b, c đều đúng. Câu 7:  Biến dị tổ hợp là gì? a/ Biến dị tổ hợp là làm thay đổi những kiểu hình đã có. b/ Biến dị tổ hợp là tạo ra những biến đổi hàng loạt. c/ Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố, mẹ. d/ Cả a và b đều đúng. Câu 8: Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính ? a/ Vì thông qua giảm phân ( phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương  ứng ) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử. b/ Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra  nhiều tổ hợp gen. c/ Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen. d/ Cả a và b. Câu 9: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản  thì:
  3. a/ Sự phân li của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác. b/ F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 2: 1 c/ F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. d/ F2 có tỉ lệ kiểu hình 3: 1 Câu 10: Tính đặc trưng của NST là gì? a. Tế bào mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng b. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ] c. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào d. Cả a và b Câu 11: Chức năng của NST là gì? a. NST mang gen quy định các tính trạng di truyền. b. Sự tự nhân đôi của từng NST cùng với sự phân li trong quá trình phát sinh giao  tử và tổ hợp trong thụ tinh của các cặp NST tương đồng là cơ chế di truyền các  tính trạng c. Là thành phần cấu tạo chủ yếu để hình thành nhân tế bào d. Cả a và b Câu 12: Thế nào là cặp NST tương đồng? a. Là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng b. Gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn  gốc từ bố,một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. c. Là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi. d. Cả a và b Câu 13: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kí phân bào? a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau Câu 14.Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một TB đang ở kì sau của giảm phân II sẽ  có bao nhiêu NST đơn?
  4. a. 16 b. 8 c. 4 d. 2 Câu 15. Nhờ đâu bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được ổn  định qua các thế hệ? a. Do qua giảm phân, bộ NST(2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình  thành bộ NST đơn bội (n) trong giao tử b. Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử  lưỡng bội(2n) đặc trưng cho loài. c. Do trong giảm phân và thụ tinh khpông xảy ra quá trình biến đổi NST d. Cả a, b và c Câu 16. Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào trong  chu kì của tế bào ?  a. Kì trung gian                                            b . Kì sau.             c . Kì giữa ;                                                  d. Kì cuối. Câu 17. ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kỳ sau của nguyên  phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?  a. 4                     b. 8                         c. 16                   d. 32 Câu 18.Nguyên tắc tổng hợp ADN, ARN giống nhau ở điểm: a. Nguyên tắc bổ sung  và nguyên tắc bán bảo toàn. b. Nguyên tắc bổ sung  và nguyên tắc khuôn mẫu c. Nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn   d. Nguyên tắc bổ sung, khuôn mẫu và bán bảo toàn. Câu 19.Có 1 tế bào trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp. Số  tế bào con được tạo   thành là: a. 4               b. 6                          c. 8                       d. 12   Câu 20. Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là : a. Ađenin            b. Timin     c. Guanin                d. Uraxin
  5. Câu 21: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân  là: a. Nhân đôi NST thành NST kép              b. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng c. Phân li NST về hai cực của tế bào       d. Co xoắn và tháo xoắn NST Câu 22. Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là cơ sở cho việc giám định ADN   tìm người thân là gì? a. Sự kết hợp theo nguyên tắc: 1trứng và 1 tinh trùng. b. Sự tạo thành hợp tử. c. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội thành bộ nhân lưỡng bội trong hợp tử d. Sự tổ hợp bộ NST đơn bội của trứng và tinh trùng. Câu 23.. Khi quan sát 1 tế  bào đang phân bào có thoi, người ta thấy các NST kép  đang tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào đó  đang ở kì nào của phân bào ? a. Kì đầu của giảm phân 1                               b. Kì giữa của nguyên phân c.  Kì sau của nguyên phân                                d.   Kì giữa của giảm phâm 1 Câu 24. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ , tổ tiên cho con gọi là: a. Biến dị            b. Đột biến          c. biến dị tổ hợp          d. Di truyền         Câu 25. Bộ NST lưỡng bội là bộ NST: a. Chứa các cặp NST tương đồng            b. Chứa các NST thường và NST giới tính    c. Chỉ chứa các NST thường                      d. Chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng       TỰ LUẬN Câu 1: Một đoạn gen có 4080 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số  nuclêôtit của gen. a. Tính tổng số Nu gen trên.
  6. b. Tính chiều dài của đoạn gen trên. c. Tính số nuclêôtit từng loại (A, T, G, X) của đoạn gen trên. Câu 3: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN trình tự sắp xếp các nuclêôtit như  sau: ­ A – G – X – T – A – X – X – G – T – A – Dựa vào nguyên tắc bổ sung. Hãy xác định: a. Trình tự các nuclêôtit của phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn mạch đơn của  phân tử ADN trên. b. Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đơn của phân tử  ADN trên. Câu 4.Tại sao trong cấu trúc dân số  tỷ  lệ nam, nữ xấp xỉ là 1: 1? Quan niệm cho   rắng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao? Câu 5. Cho một đoạn mạch đơn của phân tử  ADN có trình tự  các Nuclêôtit như  sau : Mạch 1:   A ­ T ­ G ­ X­ A ­ X ­ G ­ A ­ X – T – G a. Viết đoạn mạch đơn thứ 2 bổ sung cho mạch đơn trên ? b.Đoạn mạch đơn thứ hai làm khuôn mẫu để tổng hợp nên phân tử ARN. Hãy viết  đoạn phân tử ARN đó Câu 6. Đem giao phấn cây dâu tây quả đỏ thuần chủng với cây dâu tây quả trắng   thuần chủng ở F1 thu được 100% cây dâu quả đỏ. Lấy cây dâu tây thu được ở F1   lai với nhau. Xác định kết quả ở F2 Câu 7. Môt gen có chiều dài là 5100A0 trong đó số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ 30%   tổng số Nu của gen. Xác định số lượng từng loại Nu của gen trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2