intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN - QUẢNG NAM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIŨA KÌ II NGỮ VĂN 10 NĂM 2022-2023 I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM) ĐỀ 1 Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội. Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu: Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v. V.. Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này.. (Trích Hương cuội, Theo Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân, NXB Hội nhà văn, 2018) Chọn 1 đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 2. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
  2. D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 3. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? A. Sinh hoạt B. Nghệ thuật C. Báo chí D. Chính luận Câu 4. Đoạn trích viết về thú vui nào của cụ Kép? A. Uống rượu B. Ngâm thơ C. Chơi hoa D. Chơi chữ Câu 5. Cụ Kẹp nghĩ rằng mình không phù hợp để chơi hoa vì lí do nào sau đây? A. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. B. Nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong C. Đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó D. Gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội. Câu 6. Cụ Kép đối xử với hoa bằng tình cảm, thái độ như thế nào? A. Trân trọng, nâng niu, lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ B. Phó mặc, thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay C. Đắm đuối, mê mẩn đến quên ăn, quên ngủ, không quan tâm đến điều gì khác ngoài hoa D. Bình thường, không yêu, không ghét.
  3. Câu 7. Với tính cách của cụ Kép, theo em vì sao cụ không trồng lan Bạch ngọc? A. Vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc B. Vì lan Bạch ngọc màu trắng, cụ không thích màu trắng C. Vì lan Bạch ngọc không đẹp, cụ chỉ thích trồng những giống lan đẹp nổi bật D. Vì lan Bạch ngọc khó chăm và nhẹ nhàng, yểu điệu phù hợp với phụ nữ. Câu 8. Thú vui của cụ Kép trong đoạn trích trên là thú vui như thế nào? A. Thanh cao, tao nhã B. U mê, vô bổ C. Nhàm chán, giết thời gian D. Độc đáo, khác người Trả lời câu hỏi: Câu 9. Phân tích tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật nổi bật trong câu văn sau: Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội. Câu 10. Con người có nhiều thú vui, theo em, nên theo đuổi những thú vui như thế nào? ĐỀ 2 Đọc đoạn văn trích sau: Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào người chồng muốn, đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy. Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say. Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời
  4. của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Nhân vật trung tâm của đoạn trích là: A. Dì Hảo B. "Hắn" C. Tôi D. Bà tôi Câu 2. Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là: A. Nghị luận, tự sự B. Nghị luận, miêu tả C. Tự sự, biểu cảm D. Miêu tả, thuyết minh Câu 3. Hoàn cảnh đáng thương của dì Hảo được miêu tả qua những chi tiết nào? A. Đứa con chết, mà dì thì què liệt B. Con chết, dì bị què liệt, chồng mắng chửi, bỏ dì bơ vơ C. Con chết, dì bị què liệt và buôn bán thua lỗ D. Cơ nghiệp của dì tan tác theo gió bốn phương. Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau là gì: Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. A. So sánh B. Liệt kê C. So sánh, điệp từ
  5. D. So sánh, nói quá. Câu 5. Hình ảnh "hắn" Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say có nét tương đồng với chi tiết kể về nhân vật nào? A. Lão Hạc (Lão Hạc, Nam Cao) B. Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) C. Phương Định (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê) D. Ông Sáu (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) Câu 6. Đề tài, chủ đề của truyện là gì? A. Viết về người nông dân, phản ánh bi kịch bị tha hóa của người nông dân B. Viết về người trí thức, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người trí thức C. Viết về người trí thức, phản ánh bi kịch tinh thần của người trí thức trước Cách mạng tháng Tám D. Viết về người nông dân, phản ánh nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám Câu 7. Bi kịch của người phụ nữ được phản ánh trong đoạn trích là gì? A. Họ bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn B. Họ bị tha hóa cả về nhân hình, nhân tính C. Họ phải sống cuộc sống mất tự do, bị cầm tù về thể xác và tinh thần. D. Họ không chỉ chỉ nghèo khổ về vật chất, họ còn bị đối xử bất công, bị tra tấn về tinh thần Trả lời câu hỏi: Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. Câu 9. Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn văn trên. Câu 10. Tư tưởng nhân đạo của đoạn trích được thể hiện như thế nào?
  6. ĐỀ 3 76 tuổi đầu, mỗi bữa thất thểu ăn một lưng cơm, bà lão lòa ở nhờ một đứa cháu họ, thật đã lắm phen cực nhục. Cháu bà, bác đánh giậm, với vợ, một chị mò cua bắt ốc, khốn thay, dưới nách hai đứa con mọn, cũng lắm phen nhăn nhó vì chẳng đủ ăn. Hai mươi năm về trước, bà lão lòa này còn là người có của trong làng. Con trai bà nó chơi, nó phá, nó bán ruộng, cầm nhà rồi nó bỏ bà nó đi, chẳng biết đi đâu, lòng mẹ đối với con tuy có giận mà vẫn có thương, bà khóc lóc một mình đến nỗi lòa cả mắt. Trong thời bà còn giàu có, ngoài những việc cúng tiền tô tượng đúc chuông, bà còn năng giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà mà đến khi bà gặp bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả. Cũng vì xưa kia đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà, bác đánh giậm đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt nuôi cô trong lúc hoạn nạn. Nhưng vốn bị ma nghèo ám ảnh, mới nuôi cô được độ ba năm, bác đánh giậm đã thấy nản lòng. Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc người vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm. Quên hẳn cái ơn ngày trước, bác ta chỉ còn biết xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác. (Trích “Bà lão lòa”, Vũ Trọng Phụng) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính? A. Tự Sự B. Miêu tả C. Biểu cảm Câu 2: Nhan đề cung cấp thông tin gì? A. Đề tài B. Nhân vật chính C. Chủ đề D. Bức thông điệp Câu 3: Nhân vật chính của đoạn trích trên là? A. Bà lão lòa B. Hai mẹ con bà lão lòa C. Bà lão lòa, hai vợ chồng người cháu họ D. Hai bố con người cháu họ Câu 4: Nội dung của đoạn trích là? A. Cực nhục và kí ức B. Bà lão chết C. Gia cảnh bà lão lòa D. Bà lão lòa phải đi ở Câu 5: Dòng nào nói ĐÚNG về ngôi kể của đoạn trích? A. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, chứng kiến những sự việc sảy ra B. Người kể chuyện toàn tri, quan sát bằng toàn năng, biết hết mọi sự việc C. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, vừa diễn tả được cảm xúc nhân vật D. Dùng 2 ngôi kể luân phiên để kể chuyện bà lão lòa và gia đình người cháu
  7. Câu 6 : Dòng nào nói lên cảm hứng đoạn trích? A. Phê phán người cháu tệ bạc B. Xót thương cho bao kiếp người cơ cực C. Ngợi ca tấm lòng người cháu D. Lên án người con trai của bà lão lòa Câu 7: Các sự việc trong đạn trích được sắp xếp theo trình tự nào? A. Thời gian quá khứ B. Không gian C. Hiện thực, hồi ức đan xen D. Tất cả các ý trên Câu 8: Suy nghĩ của em về bà lão lòa trong đoạn trích trên và cho biết mục đích việc nhớ lại những hành động giúp đỡ người nghèo của bà Câu 9: Thông điệp ý nghĩa II. LÀM VĂN (4.0 ĐIỂM) 1. Phân tích nhân vật Cô hàng xén trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Thạch Lam. 2. Phân tích nhân vật Sơn trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam). 3. Phân tích vẻ đẹp nhân vật mẹ Lê trong truyện “Nhà mẹ Lê”(Thạch Lam).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2