intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 11 GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT Chủ đề: Hô hấp ở động vật với vấn đề phòng bệnh đƣờng hô hấp 1. Khái niệm hô hấp, bề mặt trao đổi khí, tên các hình thức hô hấp ở động vật. 2. Đại diện các hình thức hô hấp ở động vật. 3. Vận dụng kiến thức về hô hấp ở ĐV để giải thích các hiện tượng trong thực tế. 4. Giải thích tại sao nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết; người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết; phổi là cơ quan TĐK hiệu quả của thú. Chủ đề: Tuần hoàn máu với vấn đề bảo vệ tim mạch 1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Chỉ tiêu Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín 1. Đại diện 2. Cấu tạo 3. Đường đi của máu 4. Áp lực của máu 5. Sắc tố hô hấp 2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép Chỉ tiêu Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép 1. Đại diện 2. Cấu tạo tim 3. Số vòng tuần hoàn 4. Đường đi của máu 5. Áp lực của máu trong động mạch 3. Tính tự động của tim là gì? Hoạt động của tim có tính tự động do đâu? Hệ dẫn truyền là gì? Hệ dẫn truyền bao gồm những thành phần nào? Nêu hoạt động của hệ dẫn truyền tim. 4. Chu kì tim là gì? Chu kì tim gồm mấy pha? Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim có thời gian khoảng bao nhiêu? 5. Vì sao tim có thể đập liên tục trong suốt một thời gian dài của đời người không ngơi nghỉ? 6. Khái niệm huyết áp. Nguyên nhân gây huyết áp. Phân biệt huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. 7. Giải thích tại sao: 7.1. Tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập châm và yếu thì huyết áp giảm; 7.2. Những người bị huyết áp cao khi bị xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong hay bại liệt. 8. Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận nào? Hoàn thành bảng sau Bộ phận Các cơ quan Chức năng Tiếp nhận kích thích Điều khiển Thực hiện 9. Vai trò của thận và gan trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu. Chủ đề: Cảm ứng ở thực vật với vấn đề thích nghi của động vật với môi trƣờng 1. Khái niệm hướng động, ứng động; các kiểu hướng động, ứng động. 2. Chỉ ra được các tác nhân gây ra các kiểu hướng động. 3. Xác định được ví dụ nào thuộc ứng động sinh trưởng, không sinh trưởng. Phân biệt được các ví dụ thuộc ứng động không sinh trưởng. 4. Phân biệt hướng động và ứng động (khái niệm, phản ứng của cây, mức độ phản ứng, nguyên nhân). Chủ đề: Cảm ứng ở động vật với vấn đề thích nghi của động vật với môi trƣờng 1. Nêu khái niệm cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ. 2. Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? 3. Trình bày cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. 4. Nhận ra được các bộ phận của cung phản xạ từ 1 ví dụ cụ thể. 5. Phân biệt được cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Nhóm ĐV Đại diện Đặc điểm tổ chức Hình thức cảm Ƣu, nhƣợc điểm thần kinh ứng ĐV có HTK dạng lưới ĐV có HTK chuỗi hạch 1
  2. 6. Giải thích được các hình thức cảm ứng ở các nhóm ĐV có tổ chức thần kinh khác nhau. 7. Giải thích được tại sao khi ngón tay chạm phải kim nhọn hoặc lửa nóng thì ngón tay co lại. B. MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng B. Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ooxxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải CO2 ra ngoài C. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống D. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào Câu 2: Khi nói về hô hấp ngoài ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… B. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… C. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống th ông qua cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… D. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… Câu 3: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm: A. hô hấp ngoài, vận chuyển O2 và hô hấp trong B. hô hấp ngoài, vận chuyển CO2 và hô hấp trong C. hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong D. hô hấp ngoài, trao đổi O2 và hô hấp trong Câu 4: Bề mặt trao đổi khí là: A. Bộ phận cho CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài B. Bộ phận cho O2 từ môi trường khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài C. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài D. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài Câu 5: Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể chia hô hấp ở động vật gồm mấy hình thức chủ yếu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 7: Hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 8: Hình thức hô hấp bằng mang xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 9: Hình thức hô hấp bằng phổi xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 10: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở sâu bọ là A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang Câu 11: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở thú là A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang Câu 12: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở cá là A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang BÀI 18,19: TUẦN HOÀN MÁU Câu 1. Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự A. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puôckin B. nút xoang nhĩ phát xung điện → Bó His → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin 2
  3. C. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin → Bó His D. nút xoang nhĩ phát xung điện → Mạng lưới Puôckin → Nút nhĩ thất → Bó His Câu 2. Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim A. Pha co tâm nhĩ → pha giãn chung → pha co tâm thất B. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung C. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha giãn chung D. pha giãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ Câu 3. Huyết áp là: A. áp lực dòng máu khi tâm thất co B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch Câu 4. Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch Câu 5. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào 1. Lực co tim 4. Khối lượng máu 2. Nhịp tim 5. Số lượng hồng cầu 3. Độ quánh của máu 6. Sự đàn hồi của mạch máu Đáp án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6 Câu 6. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do A. tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. B. tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. C. hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin. D. được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp. Câu 7. Huyết áp cực tiểu xuất hiện ứng với kỳ nào trong chu kì hoạt động của tim? A. Kì tim giãn B. Kì co tâm nhĩ. C. Kì co tâm thất D. Giữa hai kì co tâm nhĩ và co tâm thất Câu 8. Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật "tất cả hoặc không có gì" nghĩa là: A. Cơ tim co bóp suốt đời cho đến khi chết B. Khi cơ tim co bóp sẽ đưa tất cả máu trong hai tâm thất vào hệ động mạch; khi tim nghỉ tâm thất không chứa lượng máu nào C. Khi tim còn đập thì cơ thể tồn tại, nếu tim ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết đi D. Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa Câu 9. Ở người trưởng thành nhịp tim thường là A. 95 lần/phút B. 85 lần / phút C. 75 lần / phút D. 65 lần / phút Câu 10. Trong tuần hoàn kín máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành: A. động mạch và mao mạch. B. mao mạch. C. động mạch và tĩnh mạch. D. tĩnh mạch và mao mạch. Câu11. Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp? A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp. B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp. C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp. Câu12. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu13. Huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch là do A. càng xa tim áp lực của máu càng giảm nên huyết áp giảm dần. B. huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch, từ động mạch chủ đến các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch. C. hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch có vận tốc trao đổi máu nhanh nhất nên huyết áp giảm dần. D. sự đàn hồi của mạch máu khác nhau nên làm thay đổi huyết áp. Câu 14. Mối quan hệ giữa vận tốc máu tổng tiết diện trong hệ mạch là A. tỉ lệ nghịch. B. tỉ lệ thuận. C. bằng nhau. D. không phụ thuộc vào nhau. Câu15. Nhịp tim của trâu là 40 lần/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 1,3125 giây và của tâm thất là 0,9375 giây. Tỷ lệ thời gian của các pha trong chu kỳ tim của trâu 3
  4. A. 1:3:4. B. 2:2:4. C. 2:3:4. D. 1:4:3. Câu 16. Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là: A. 140mmHg; 40mmHg. B. 110mmHg; 40mmHg. C. 110mmHg; 70mmHg. D. 140mmHg; 70mmHg. Câu 17. Hệ tuần hoàn đơn có ở: A. Cá. B. Lưỡng cư. C. Bò sát. D. Chim và thú. Câu18. Hệ tuần hoàn kép có ở: A. Cá,Lưỡng cư, . B. Lưỡng cư, Bò sát. C. Bò sát. D. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và thú. Câu 19. Ở lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim vì: A. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất hụt. B. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 3 ngăn. C. Tim lưỡng cư có 4 ngăn, bò sát có 3 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất hụt. D. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 4 ngăn vách ngăn tâm hoàn chỉnh. Câu 20. Cho các thông tin. 1.Suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.. 2. xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não 3. Suy thận 4. Giảm cân Số phương án đúng về hậu quả của bệnh tăng huyết áp: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 21. Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng HA mà không cần đến thuốc? 1. Giảm cân,vận động thể lực hạn chế căng thẳng2.Giảm lượng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl) 3. Hạn chế uống rượu bia không hút thuốc lá. 4. Ăn muối nhiều nhưng tăng cường vận động Số phương án đúng : A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 22. Tăng Huyết áp là do: 1. tuổi cao,di truyền 2. béo phì, ít vận động 3. thói quen ăn mặn 4. Rối loạn tim mạch do lo âu, căng thẳng Số phương án đúng : A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 23. Loại mạch có tổng tiết diện lớn nhất là: A. Động mạch chủ B. mao mạch C. Tĩnh mạch D. tĩnh mạch chủ Câu 24. Tổng tiết diện của các loại mạch thay đổi như thế nào? A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. B. Tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. C. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và từ mao mạch đến tĩnh mạch. D. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. Câu 25. Ở người trưởng thành thời gian mỗi chu kỳ tim là: A. 0,7 giây B. 0,3 giây C. 0,6 giây D. 0,8 giây Câu 26. Mối quan hệ giữa nhịp tim với trọng lượng cơ thể là: A. Tỉ lệ nghịch. B. Tỉ lệ thuận. C. Bằng nhau. D. Không phụ thuộc vào nhau. Câu 27. Tại sao có sự khác nhau giữa nhịp tim với trọng lượng cơ thể? Động vật có khối lượng cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V: A. Càng lớn, trao đổi chất càng nhỏ. B. Càng nhỏ, trao đổi chất càng mạnh. C. Càng nhỏ, trao đổi chất càng nhỏ. D. Càng lớn, trao đổi chất càng mạnh. Câu 28. Tim lưỡng cư, bò sát, chim thú có số vòng tuần hoàn là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 29. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch : A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. B. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. C. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và từ mao mạch đến tĩnh mạch. D. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch Câu 30. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? A. Tim sử dụng nhiều năng lượng. B. Thời gian nghỉ của tim nhiều. C. Hoạt động của tim đơn giãn. D. Tim không được điều khiển bởi hệ thần kinh. BÀI 20. CÂN BẰNG NỘI MÔI Câu 1. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích Câu 2. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… 4
  5. C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm D. cơ quan sinh sản Câu 3. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm Câu 4. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. trung ương thần kinh C. tuyến nội tiết D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Câu 5. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế A. điều hòa huyết áp B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu C. điều hòa áp suất thẩm thấu D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu Câu 6. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn Câu 7. Khi hàm lượng glucozơ trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo tật tự nào? A. tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng B. gan → glucagôn → tuyến tụy→ glicôgen → glucozơ trong máu tăng C. gan → tuyến tụy → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng D. tuyến tụy → gan → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng Câu 8. Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào? (1) Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh (2) Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ (3) Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ (4) Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 BÀI 24: HƢỚNG ĐỘNG Câu 1. Hƣớng động là A. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. C. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định. D. hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng. Câu 2. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là A.xảy ra nhanh, dễ nhận thấy B.xảy ra chậm, khó nhận thấy C.xảy ra nhanh, khó nhận thấy D.xảy ra chậm, dễ nhận thấy Câu 3. Hai loại hƣớng động chính là A. hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực). B. hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích). C. hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). D. hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất). Câu 4. Hƣớng động dƣơng là hƣớng vận động A. của cơ quan tránh xa nguồn kích thích. B. tránh xa nguồn hóa chất. C. của cơ quan thực vật hướng về phía có kích thích. D. tránh xa nguồn nước. Câu 5. Hƣớng động ở cây có liên quan tới A.các nhân tố môi trường B.sự phân giải sắc tố. C.đóng khí khổng D.thay đổi hàm lượng axitnuclêic Câu 6. Các kiểu hƣớng động âm của rễ là 5
  6. A. hướng đất, hướng sáng. B. hướng nước, hướng hoá. C. hướng sáng, hướng hoá. D. hướng sáng, hướng nước. Câu 7. Các kiểu hƣớng động dƣơng của rễ là A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng. B. hướng đất, hướng sáng, huớng hoá. C. hướng đất, hướng nước, huớng hoá. D. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá. Câu 8. Cơ sở của sự uốn cong trong hƣớng tiếp xúc là A. do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. B. do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C. do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. D. do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 9. Thân và rễ của cây có kiểu hƣớng động nhƣ thế nào? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. C.Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Câu 10. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng sáng. B. Hướng đất C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc. BÀI 25: ỨNG ĐỘNG Câu 1.Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 2. Ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 3. Các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan ( lá, cánh hoa,…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng. A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 4. Vai trò của ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đói với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây A. phát triển lớn lên B. phát triển cao lên C. tồn tại và to ra. D.tồn tại và phát triển Câu 5. Sự vận động nở hoa thuộc A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 6. Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ. Đây là kiểu ứng động dưới tác động của: A. nhiệt độ B. ánh sáng C. độ ẩm D. va chạm Câu 7. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm thuộc kiểu ứng động: A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 8. Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là A. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình tăng do nước di chuyển vào các mô lân cận. B.sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển xuống rễ. C. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển vào thân. D. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận. Câu 9. Trường hợp nào là ứng động sinh trưởng A.hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ B. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm. C. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào. D. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng. Câu 10. Trường hợp nào là là ứng động không sinh trưởng A.hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ B. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm. C. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào. D. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng. Câu 11. Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả A. nhiệt độ B. ánh sáng C. độ ẩm D. va chạm Câu 12. hoa cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối. Đó là ứng động dưới tác động của 6
  7. A. nhiệt độ B. ánh sáng C. độ ẩm D. va chạm Câu 13. Lá của cây trinh nữ cụp lại khi A. nhiệt độ cao B.ánh sáng yếu C. độ ẩm cao D. va chạm Câu 14. Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng là do. A. thay đổi nhiệt độ trong các tế bào khí khổng. B. thay đổi nhiệt độ trong các tế bào khí khổng. C. biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng. D. biến động hàm lượng nước trong các tế bào của thân. Câu 15. Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng? A. Đài hoa B. Đế hoa. C. Cánh hoa D. Cụm hoa Câu 16: Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng? A.Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B.Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở. C.Sự đóng mở của lá trinh nữ. Khí khổng đóng và mở. D.Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. Câu 17: ứng động không sinh trưởng là ứng động A. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. B. có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. C. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào rễ. D.có sự phân chia và lớn lên của các tế rễ. Câu 18: Ứng động nào không theo chu kỳ đồng hồ sinh học? A. Ứng động đóng mở khí khổng. B. Ứng động quấn vòng C. Ứng động nở hoa. D.Ứng động thức ngủ của lá. BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Động vật đa bào có hệ thần kinh dạng nào ? A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới. B. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch. C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống. D. hoặc A, hoặc B, hoặc C. Câu 2: Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó ? A. Co những chiếc vòi lại. B. Co toàn thân lại. C. Co phần thân lại. D. Chỉ co phần bị kim châm. Câu 3: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật như A. nghành ruột khoang. B. giun dẹp, đỉa, côn trùng. C. cá, lưỡng cư, bò sát. D. chim, thú. Câu 4: Một bạn lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên. A. Gai  Thụ quan đau ở tay  Tủy sống  Cơ tay. B. Gai  tủy sống  Cơ tay  Thụ quan đau ở tay. C. Gai  Cơ tay  Thụ quan đau ở tau  Tủy sống. D. Gai  Thụ quan đau ở tay  Cơ tay  Tủy sống Câu 5: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( Như co 1 chân ) khi bị kích thích ? A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên. B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể. C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau. D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau. Câu 6: Cảm ứng của động vật là: A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. D. Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Câu 7: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? A. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận phản hồi thông tin. B. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận phản hồi thông tin. C. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận thực hiện phản ứng. D. Bộ phận trả lời kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng. Câu 8: Hệ thần kinh của giun dẹp có: A. Hạch đầu, hạch thân. B. Hạch đầu, hạch bụng C. Hạch đầu, hạch ngực. D. Hạch ngực, hạch bụng. Câu 9: Ý nào không đúng đối với phản xạ ? A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. Câu 10: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính: A. kích thích  hệ thần kinh  cơ quan thụ cảm  cơ quan thực hiện  hành động. B. kích thích  cơ quan thụ cảm  cơ quan thực hiện  hệ thần kinh  hành động. C. kích thích  cơ quan thực hiện  hệ thần kinh  cơ quan thụ cảm  hành động. D. kích thích  cơ quan thụ cảm  hệ thần kinh  cơ quan thực hiện  hành động. 7
  8. Câu 11: Đặc điểm cảm ứng ở động vật là: A. Xảy ra nhanh , dễ nhận thấy. B. Xảy ra chậm , khó nhận thấy. C. Xảy ra nhanh , khó nhận thấy. D. Xảy ra chậm , dễ nhận thấy. Câu 12: Thế nào là cảm ứng ở động vật ? A. Là sự biểu hiện cách phản ứng của cơ thể động vật trong môi trường phức tạp. B. Là phản ứng lại kích thích của môi trường sống để tồn tại và phát triển. C. Là khả năng nhận biết kích thích từ môi trường của động vật. D. Là khả năng lựa chọn môi trường thích ứng của thể cơ thể động vật. Câu 13: Bộ phận tiếp nhận kích thích của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch là gì ? A. Cơ hoặc các nội quan. B. Hạch thần kinh. C. Cơ quan thụ cảm hoặc thụ thể. D. Chuỗi thần kinh. Câu 14: Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là gì ? A. Cơ, tuyến. B. Thụ thể. C. Cơ quan thụ cảm. D. Chuỗi hạch thần kinh. Câu 15: Ở các dạng động vật không xương sống như giun tròn, giun dẹp, chân khớp. Cảm ứng thực hiện nhờ: A. Dạng thần kinh chuỗi hạch. B. Hệ thần kinh chuỗi . C. Dạng thần kinh ống. D. Các tế bào thần kinh đặc biệt. Câu 16: Hệ thần kinh của côn trùng có A. hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng. B. hạch đầu, hạch thân, hạch lưng. C. hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng. D. hạch đầu, hạch ngực. Câu 17: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào ? A. Diễn ra chậm hơn nhiều. B. Diễn ra ngang bằng. C. Diễn ra nhanh hơn. D. Diễn ra chậm hơn một chút. Câu 18: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang ? A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. C. Tiêu phí nhiều năng lượng. D.Tiêu phí ít năng lượng. Câu 19: Phản xạ của thủy tức khi bị kích thích là: A. Duỗi thẳng cơ thể. B. Co toàn bộ cơ thể. C. Di chuyển đi chỗ khác. D. Co ở phần cơ thể bị kích thích. Câu 20: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do: A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng. C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng. D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể. Câu 21: Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào ? A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích  Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng. B. Các giác quan tiếp nhận kích thích  Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các nội quan thực hiện phản ứng. C. Các giác quan tiếp nhận kích thích  Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các tế bào mô bì, cơ thực hiện phản ứng. D. Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin  Các giác quan tiếp nhận kích thích  Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng. Câu 22: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch? A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 23: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh. C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện. Câu 24: Hệ thần kinh của giun dẹp có A. Hạch đầu, hạch thân. B. Hạch ngực, hạch bụng, hạch lưng. C. Hạch ngực, hạch lưng. D. Hạch ngực, hạch thân, hạch lưng. Câu 25: Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở: A. Ruột khoang. B. Thân mềm. C. Giáp xác. D. Cá. 8
  9. Câu 26: Con châu chấu sẽ phản ứng như thế nào khi dùng kim nhọn châm vào chân trái của nó ? A. Co 1 chân trái. B. Co 2 chân. C. Co toàn thân. D. Đứt chân trái. Câu 27: Con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi dùng kim nhọn châm vào thân nó ? A. Co cục bộ. B. Co các tua. C. Co toàn thân. D. Co phần đuôi. Câu 28: Phản ứng co toàn thân của thủy tức có phải là phản xạ không ? tại sao ? A. Không, tại vì thủy tức chưa tổ chức thần kinh. B. Phải, tại vì thủy tức chưa tổ chức thần kinh. C. Không, tại vì thủy tức đã có tổ chức thần kinh. D. Phải, tại vì thủy tức đã có tổ chức thần kinh. Câu 29: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể A. Hạch não. B. Hạch lưng. C. Hạch bụng. D. Hạch ngực. Câu 30: Cung phản xạ gồm có mấy bộ phận ? A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt) Câu 1: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay ? A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh. C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện. Câu 2: Phản xạ đơn giản thường là phản xạ A. không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. B. không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển. C. không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. D. có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. Câu 3: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện ? A. Thường do tuỷ sống điều khiển. B. Di truyền được, đặc trưng cho loài. C. Có số lượng tế bào thần kinh không hạn chế. D. Mang tính bẩm sinh và bền vững. Câu 4: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào ? A. Thụ quan đau ở da  Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ  Tuỷ sống  Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ  Các cơ ngón ray. B. Thụ quan đau ở da  Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ  Tuỷ sống  Các cơ ngón ray. C. Thụ quan đau ở da  Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ  Tuỷ sống  Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ  Các cơ ngón ray. D. Thụ quan đau ở da  Tuỷ sống  Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ  Các cơ ngón ray. Câu 5: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh? A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới  Chuổi hạch  Dạng ống. B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ. C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường. D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng Câu 6: Khi ta lỡ chạm tay vào hòn than lửa nóng, ta có phản ứng rụt tay lại. Tác nhân kích thích cảm ứng trên là A. cơ tay. B. thụ quan ở tay. C. hòn than lửa nóng. D. tủy sống. Câu 7: Khi ta lỡ chạm tay vào hòn than lửa nóng, ta có phản ứng rụt tay lại. Bộ phận tiếp nhận kích thích cảm ứng trên là: A. cơ tay. B. thụ quan ở tay. C. hòn than lửa nóng. D. tủy sống. Câu 8: Khi ta lỡ chạm tay vào hòn than lửa nóng, ta có phản ứng rụt tay lại. Bộ phận thực hiện phản ứng trên là: A. cơ tay. B. thụ quan ở tay. C. hòn than lửa nóng. D. tủy sống. Câu 9: Khi ta lỡ chạm tay vào hòn than lửa nóng, ta có phản ứng rụt tay lại. Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: A. cơ tay. B. thụ quan ở tay. C. hòn than lửa nóng. D. tủy sống. Câu 10: Hệ thần kinh ống gồm các phần cấu trúc chủ yếu là: A. Não và tủy sống với nhiều hạch và dây thần kinh. B. Não và tủy sống: phân tích, tổng hợp thông tinh rồi chỉ huy. C. Hạch và dây thần kinh nhận kích thích và truyền xung thần kinh. D. Trung ương thần kinh ở trong ống của xương sống. Câu 11: Hệ thần kinh ống gồm các phần chức năng nào? A. Não và tủy sống với nhiều hạch và dây thần kinh. B. Trung ương: phân tích, tổng hợp thông tinh rồi chỉ huy. C. Ngoại biên: tiếp nhận kích thích và truyền xung thần kinh. D. Trung ương (gồm não + tủy) và ngoại biên (hạch và dây thần kinh). Câu 12: Động vật (nhóm động vật) nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? 9
  10. A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. B. Giun dẹp, giun tròn, giun đốt, cá sấu. C. Thủy tức, đỉa, côn trùng. D. Ruột khoang, giun tròn, giun đốt. Câu 13: Ở động vật có hệ thần kinh ống, bộ phận quan trọng bậc nhất xử lí thông tin và quyết định phản ứng là A. não, chủ yếu là bán cầu đại não. B. tủy sống nằm trong xương cột sống. C. mạng thần kinh sọ não. D. mạng thần kinh tủy sống. Câu 14: Mỗi cung phản xạ được thực hiện theo thứ tự như thế nào? A. Đường cảm giác  trung ương  đường vận động  thụ quan  cơ quan trả lời. B. Trung ương  đường vận động  cơ quan trả lời  thụ quan  đường cảm giác. C. Thụ quan  đường cảm giác  trung ương  đường vận động  cơ quan trả lời. D. Cơ quan trả lời  đường cảm giác  trung ương  đường vận động  cơ quan thụ cảm. Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về các loại phản xạ? A. Phản xạ có điều kiện nhanh và chính xác, còn phản xạ không điều kiện chậm và kém chuẩn. B. Phản xạ không điều kiện bền vững và bẩm sinh, phản xạ có điều kiện kém bền và do tập luyện. C. Phản xạ không điều kiện mang tính đặc trưng cho loài, phản xạ có điều kiện mang tính cá thể. D. Phản xạ có điều kiện không di truyền, phản xạ không điều kiện di truyền được cho thế hệ sau. Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phản xạ? (1) Phản xạ được thực hiện thông qua cung phản xạ. (2) Phản xạ không điều kiện trả lời kích thích ko điều kiện. (3) Phản xạ có điều kiện trả lời kích thích có và không có điều kiện. (4) Số lượng phản xạ không điều kiện hạn chế, cố định. (5) Số lượng phản xạ có điều kiện không hạn chế, phong phú. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Phản xạ người rụt tay khi bị kim châm thuộc loại A. phản xạ có điều kiện, vì phải có kim châm mới phản ứng. B. phản xạ không điều kiện, vì bẩm sinh ai cũng có. C. vừa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. D. phản xạ co cơ hoặc phản xạ tuyến tiết. Câu 18: Phản xạ đầu gối ở người thuộc loại phản xạ A. phản xạ có điều kiện, vì phải có vật đập vào gối thì mới phản ứng. B. phản xạ không điều kiện, vì bẩm sinh ai cũng có. C. vừa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. D. phản xạ mang tính chất định khu giống với côn trùng. Câu 19: Nếu có người bất ngờ nhìn thấy một con rắn đang bò về phía mình, rồi giật mình và tránh xa, phản ứng này thuộc phản xạ nào? A. Phản xạ có điều kiện, vì phải đã biết rắn độc nguy hiểm thì mới sợ. B. Phản xạ không điều kiện, vì ai chả sợ rắn độc, nếu nó cắn thì nguy hiểm. C. Ranh giới giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. D. Đây chỉ gọi là phản xạ tự vệ mà bất kì cá thể nào cũng có. Câu 20: Hiện tượng nào sau đây không phải là ví dụ cho phản xạ có điều kiện? A. Nóng làm người toát mồ hôi. B. Dạy chó biết đếm bằng cách sủa. C. Thấy người đến đổ thức ăn vào máng là lợn chạy ra. D. Trâu đang đi, nghe tiếng người kêu “họ” thì đứng lại. Câu 21: Hãy sắp xếp theo thứ tự mức độ tiến hóa của các loại hệ thần kinh ở động vật? A. Hệ thần kinh lưới  Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch  Hệ thần kinh dạng ống. B. Hệ thần kinh lưới  Hệ thần kinh dạng ống  Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. Hệ thần kinh dạng ống  Hệ thần kinh lưới  Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. D. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch  Hệ thần kinh lưới  Hệ thần kinh dạng ống. Câu 22: Trong 3 loại hệ thần kinh, hệ thần kinh lưới là hình thức tiến hóa thấp nhất so với hệ thần kinh chuỗi hạch và ống. Có bao nhiêu giải thích đúng cho nhận định trên? (1) Khắp bề mặt cơ thể cùng nhận kích thích. (2) Khắp bề mặt cùng trả lời kích thích. (3) Không có khu vực phản ứng rõ rệt nên trả lời không chính xác. (4) Phản xạ hầu hết là phản xạ đơn giản. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Động vật có hệ thần kinh dạng ống thích nghi tốt hơn với môi trường sống, vì sao? A. Số lượng các phản xạ rất lớn, phong phú. B. Số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng. C. Thành phần loài và số lượng con cháu ngày càng đông. D. Số lượng các phản xạ không điều kiện ngày càng tăng. 10
  11. Câu 24: Vì sao động vật có hệ thần kinh ống phản ứng với kích thích mau lẹ, chính xác và tính tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn? A. phản ứng mang tính chất định khu. B. phản ứng bằng cách co toàn bộ cơ thể. C. phản ứng theo vùng xác định của cơ thể. D. Phản ứng theo cơ quan có chức năng tương ứng. Câu 25: Ý nào sau đây là cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống? A. Các tế bào thần kinh nằm rái rác trong cơ thể. B. Các tế bào thần kinh tập trung lại thành các hạch thần kinh. C. Các tế bào thần kinh tập hợp lại, cấu trúc theo kiểu “đầu hóa” D. Các tế bào thần kinh cấu tạo theo kiểu mạng lưới thấn kinh. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2