intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11 GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 A.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. của động vật khác, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Câu 2 Mô tả đúng về trật tự của một cung phản xạ? A. Cơ quan thụ cảm → đường cảm giác → trung ương thần kinh → đường vận động → cơ quan thực hiện. B. Cơ quan thụ cảm → đường vận động → trung ương thần kinh → đường cảm giác → cơ quan thực hiện. C. Cơ quan thụ cảm → đường vận động → trung ương thần kinh → cơ quan thực hiện → đường cảm giác. D. Cơ quan thụ cảm → đường vận động → trung ương thần kinh → cơ quan thực hiện. Câu 3. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. nằm dọc theo lưng và bụng. C. nằm dọc theo lưng. D. phân bố ở một số phần cơ thể. Câu 4.Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chi bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. Câu 5. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự: A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ. B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh. C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ. D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác. Câu 6: Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.
  2. C. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. Câu 7: Hệ thần kinh dạng ống gồm các thành phần nào sau đây? (1) Não; (2) Hạch thần kinh; (3) Dây thần kinh; (4) Tủy sống A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3). Câu 8. Điện thế hoạt động có ở loại tế bào nào sau đây? A. tế bào khi bị kích thích. B. tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi. C. tế bào bị tổn thương. D. tế bào khi phân chia. Câu 9. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nào sau đây? A. liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên. B. theo cách nhảy cóc từ bao miêlin này sang bao miêlin khác. C. theo cách nháy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. D. liên tục từ bao miêlin này sang bao miêlin khác. Câu 10. Điện thế hoạt động là A. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, bên ngoài màng nơrôn tích điện dương, bên trong tích điện âm. B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, bên ngoài màng nơrôn tích điện dương, bên trong tích điện âm. C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, gồm 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, bên ngoài màng tích điện âm, bên trong tích điện dương. Câu 11: Cơ sở thần kinh của tập tính học được là A. phản xạ không điều kiện. B. phản xạ có điều kiện. C. phản xạ phức tạp, không có sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. D. phản xạ đơn giản, có sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. Câu 12. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước xináp. B. khe xináp. C. chùy xináp. D. màng sau xináp. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây là của tập tính bẩm sinh? A. Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống. B. Được hình thành trong quá trình sống của cá thể.
  3. C. Mang tính đặc trưng cho loài. D. Là các phản xạ có điều kiện. Câu 14. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là chất nào sau đây? A. axêtincôlin và đôpamin. B. axêtincôlin và serôtônin. C. serôtônin và norađrênalin. D. axêtincôlin và norađrênalin. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây là của tập tính học được? A. Được di truyền từ bố mẹ. B. Số lượng ngày càng tăng. C.Mang tính đặc trưng cho loài. D. Là các phản xạ không điều kiện. Câu 16: Tập tính bẩm sinh là A. tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. B. tập tính được hình thành trong qúa trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. C. tập tính không giúp động vật thích nghi với môi trường sống thay đổi. D. tập tính không bền vững, dễ thay đổi. Câu 17: Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là A. phản xạ không điều kiện. B. phản xạ có điều kiện. C. phản xạ phức tạp, có sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. D. phản xạ đơn giản, có sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. Câu 18. Những động vật nào sau đây có hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh? A. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới. B. Động vật bậc cao. C. Người và động vật có xương sống. D. Động vật đơn bào. Câu 19: Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do? A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. C. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. Câu 20: Phản xạ phức tạp thường là phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. B. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. C. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. D. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển.
  4. Câu 21: Hình thức cảm ứng của hệ động vật có hệ thần kinh được gọi chung là A. tập tính. B. vận động cảm ứng. C. đáp ứng kích thích. D. phản xạ. Câu 22: Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở A. ruột khoang. B. giun tròn. C. thân mềm. D. chân khớp. Câu 23. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap. B. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap. C. Màng sau xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng trước xinap. D. Chuỳ xinap Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap. Câu 24. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá. Đây là dạng là tập tính nào sau đây? A. Bảo vệ lãnh thổ. B. Sinh sản. C. Xã hội. D. Kiếm ăn Câu 25. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên. B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể. C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau. D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau. Câu 26 : Cảm ứng nào sau đây không phải là phản xạ? A. Cảm ứng xảy ra ở trùng roi. B. Cám ứng xảy ra ở sâu bướm. C. Cảm ứng xảy ra ở chim sẻ. D. Cảm ứng xảy ra ở ếch. Câu 27: Dưới đây là đặc điểm của phản xạ có điều kiện? (1). Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững. (2). Không di truyền được, mang tính cá thể. (3). Số lượng ngày càng giảm. (4). Có số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia. (5). Có sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. Các phương án đúng là A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (4), (5).
  5. C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 28: Dưới đây là đặc điểm của phản xạ không điều kiện? (1). Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững. (2). Do kiểu gen quy đinh, đặc trưng cho loài. (3). Sinh ra đã có và bền vững. (4). Có số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia. (5). Thường do tủy sống điều khiển. Các phương án đúng là A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 29: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của tập tính học được? (1). Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. (2). Rất bền vững và không thay đổi. (3). Là tập hợp các phản xạ có điều kiện. (4). Do kiểu gen quy định. A. (1), (3) B. (2), (3) C. (2), (4) D. (1), (4) Câu 30: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của tập tính bẩm sinh? (1). Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. (2). Rất bền vững và không thay đổi. (3). Là tập hợp các phản xạ không điều kiện. (4). Do kiểu gen quy định. (1), (2). (3). B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2),(4) Câu 31. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? A. Hoạt động của hệ nội tiết phát triển hơn. B. Tổ chức thần kinh tiến hóa hơn và tuổi thọ dài hơn. C. Tổ chức thần kinh đơn giản và hoạt động hiệu quả. D. Hoạt động của hệ nội tiết chuyên hóa hơn. Câu 32: Cảm ứng nào sau đây không phải là phản xạ? A. Cảm ứng xảy ra ở trùng roi. B. Cám ứng xảy ra ở sâu bướm. C. Cảm ứng xảy ra ở chim sẻ. D. Cảm ứng xảy ra ở ếch. Câu 33. Tập tính đội mũ bảo hiểm khi lái xe môtô tham gia giao thông của người là A. tập tính bẩm sinh. B. tâp tính học được. C. tập tính hỗn hợp. D. tập tính di truyền.
  6. Câu 34: Cho các ví dụ về tập tính của động vật. Có bao nhiêu ví dụ nói về tập tính bẩm sinh của động vật? I.Nhện giăng lưới. II. Gà mổ thức ăn. III. Người đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. IV. Tò vò bắt sâu bướm bỏ vào tổ rồi đẻ trứng và bịt tổ lại. A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, A. chậm và tốn ít năng lượng. B. chậm và tốn nhiều năng lượng. C. nhanh và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn nhiều năng lượng. Câu 36. Trong các động vật sau: (1) giun dẹp; (2) thủy tức; (3) đỉa; (4) trùng roi; (5) giun tròn; (6) gián; (7) tôm. Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 37. Trong các tập tính sau, có bao nhiêu ví dụ về tập tính học được? (1) Trẻ em biết rửa tay trước khi ăn. (2) Con quạ biết gắp sỏi bỏ vào bình để nước dâng lên cho dễ uống. (3) Gà con bỏ chạy khi có bóng đen từ trên cao ập xuống. (4) Con cóc phóng lưỡi ra để bắt con ruồi. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 38 Trong các tập tính sau, có bao nhiêu ví dụ về tập tính bẩm sinh? (1). Trẻ em biết rửa tay trước khi ăn. (2). Con quạ biết gắp sỏi bỏ vào bình để nước dâng lên cho dễ uống. (3). Gà con bỏ chạy khi có bóng đen từ trên cao ập xuống. (4). Con cóc phóng lưỡi ra để bắt con ruồi. A.2 B. 3 C.4 D.5 Câu 39: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật? I. Đảm bảo mật độ phân bố hợp lí. II. Giúp động vật bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. III. Tăng canh tranh giữa các cá thể cùng loài. IV. Tăng khả năng hỗ trợ cùng loài. A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì
  7. A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều. B. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều. C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều. D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp. Câu 42: Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây? (1) kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha (2) hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ (3) tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ A. 1S, 2S, 3Đ. B. 1S, 2Đ, 3S. C. 1Đ, 2Đ, 3Đ. D. 1Đ, 2S, 3Đ. B. TỰ LUẬN. Câu 1: Phản ứng toàn thân của thủy tức có phải là phản xạ không? Vì sao? Câu 2: Các loại phản xạ sau đây thuộc loại phản xạ gì? Hãy mô tả đường đi của xung thần kinh trong các cung phản xạ đó. - Da bị tím tái khi trời lạnh. - Chân co lại khi dẫm phải gai nhọn. Câu 3: Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và động vật hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 4 :Phân biệt lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2