intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng tổng hợp toàn bộ kiến thức môn học trong học kỳ này. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng

  1. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 9 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Chƣơng I: Các thí nghiệm của Men đen: - Biết được kiểu hình, kiểu gen và các phép lai giữa một hay hai cặp tính trạng. - Trình bày được nội dung quy luật phân li độc lập, ý nghĩa của biến dị tổ hợp. - Viết được sơ đồ lai. Chƣơng II: Nhiễm sắc thể: - Nêu được cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể. - Trình bày được diễn biến của các quá trình nguyên phân, giảm phân, quá trình phát sinh giao tử. - Biết được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. - Nêu được thế nào là hiện tượng di truyền liên kết và ý nghĩa của nó. Chƣơng III: ADN và gen - Cấu trúc hóa học của ADN. - Tóm tắt khả năng tự nhân đôi của phân tử ADN. - So sánh cấu tạo của ADN và ARN. - Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ: - Gen  mARN  Prôtêin  Tính trạng. - Áp dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập Chƣơng IV: Biến dị - Khái niệm đột biến gen, đột biến NST; Các dạng đột biến gen, đột biến NST. - Phân biệt thường biến với đột biến. - Vẽ sơ đồ và giải thích nguyên nhân phát sinh các thể dị bội 2n + 1; 2n – 1. - Giải thích: Vận dụng hiểu biết mối quan hệ giữa Kiểu gen – môi trường và Kiểu hình để nâng cao năng suất cây trồng. - Bài tập liên quan đến đột biến gen. B. CÂU HỎI ÔN TẬP: I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tính trạng là A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 2: Tính trạng trội là A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ½. B. tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp. C. tính trạng luôn biểu hiện ở F1. D. tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn. Câu 3: Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen? 1
  2. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh. C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt. D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt. Câu 4 : Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu? A. Từ bố. B. Từ mẹ. C. Một từ bố, một từ mẹ. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 5: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 6: Tính đặc thù của DNA mỗi loài được thể hiện ở A. Số lượng ADN. B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X). D. Chứa nhiều gen. * Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 7 ,8. Xét các đoạn gen I, II, III sau: 3’ –AGTTGA- -AGXTGA- -GAGXTGA- 5’ –TXAAXT- → -TXGAXT- → -XTXGAXT- I II III Câu 7: Từ gen I sang gen II là dạng đột biến gì? A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G. B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. C. Thay 1 cặp X-G bằng 1 cặp T-A. D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp X-G. Câu 8: Từ gen II sang gen III là dạng đột biến nào? A. Thay thế 2 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit. C. Đảo vị trí của 2 cặp nucleotit. D. Mất 2 cặp nucleotit. Câu 9 : Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa? A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa. B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa. C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong. D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào. Câu 10 : Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân? A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian. B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con. C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con. D. Cả A và B. Câu 11 : NST kép là A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động. B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc. Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Theo định luật phân li của Menđen, khi lai giữa các cá thể khác nhau về … và …, thế hệ lại thứ … xuất hiện cả tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ …” 2
  3. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG A. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn. B. Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn. C. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; nhất; 3 trội : 1 lặn. D. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn. Câu 13: Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li là gì? 1. Các tính trạng ở P thuần chủng. 2. Số lượng cá thể thu được trong thí nghiệm phải lớn. 3. Gen trong nhân và trên NST thường. 4. Một gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn. A. 1, 2 và 4. B. 1, 3 và 4. C. 1, 2, 3 và 4. D. 1 và 4. Câu 14: Mạch khuôn của gen có trình tự nucleotit là: …-TGXAAGTAXT-… Trình tự của mARN do gen tổng hợp là A. …-TGXAAGTAXT-… B. …-TXATGAAXGT-… C. …-AXGUUXAUGA-… D. …-AGUAXUUGXA-… II. Tự luận (7 điểm). Câu 1: Vì sao nói rằng biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống? - Nhờ có các biến dị tổ hợp, trong quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn làm xuất hiện các tính trạng mới, qua đó giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể (những biến dị) mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất để tạo ra những giống có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Câu 2: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A - T; G - X theo nguyên tắc bổ sung. Câu 3. Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tƣơng đồng? - Cặp NST tương đồng là cặp NST có hình thái, kích thước giống nhau. Cặp NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Câu 4. Phân biệt thƣờng biến và đột biến. Thường biến Đột biến - Là những biến đổi kiểu hình phát sinh - Biến đổi trong cơ sở vật chất di trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp truyền (ADN, NST) của MT. - Không di truyền - Di truyền được - Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, - Xuất hiện ngẫu nhiên. tương ứng với điều kiện ngoại cảnh - Thường có hại cho sinh vật và con - Thường có lợi cho sinh vật người 3
  4. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG Câu 5: Sự khác nhau NST thường và NST giới tính NST giới tính NST thường Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng - Thường tồn tại với một số cặp lớn bội. hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n – 1 cặp). - Có thể tồn tại thành cặp tương đồng - Luôn tồn tại thành cặp tương (XX) hoặc không tương đồng (XY) . đồng. - Có sự khác nhau giữa đực và cái. - Chủ yếu mang gen quy định đặc điểm giới tính của cơ thể và các tính trạng - Giống nhau ở cả giới đực và cái. thường có liên quan, liên kết với giới - Chỉ mang gen quy định tính trạng tính. thường. Câu 6. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở ngƣời? - Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y. Sự phân li của cặp NST XX trong phát sinh giao tử chỉ tạo ra 1 loại trứng mang NST X. Qua thụ tinh 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra loại tổ hợp XX (con gái), XY là con trai với số lượng ngang nhau. Câu 7. Tại sao đột biến gen thƣờng gây hại cho sinh vật ? + Chúng phá vở sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã được qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên + Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein + Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. 8. Một số bài tập: Bài 1: Một gen có chiều dài L = 5100Ao và có tỉ lệ số Nuclêôtit loại A = 20%. Trên mạch đơn thứ nhất có T1 = 350, và trên mạch đơn thứ hai có X2 = 250. Hãy xác định: a) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b) Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn của gen. Bài 2: Một đoạn gen có 4080 Ao có %A - %G = 18%. a. Tính N, vòng xoắn, khối lượng của phân tử AND. b. Tính %, só lượng từng loại nu. Bài 3: Một gen có tổng số nuclêôtit là 2400. Gen có số liên kết hiđrô trong các cặp A – T bằng số liên kết hiđrô trong các cặp G – X trong gen. Gen bị đột biến thay thế hai cặp A – T bằng hai cặp G – X. Hãy tính số nuclêôtit loại X trong gen sau đột biến Bài 4: Gen D dài 4080 Å. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến nói trên. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2