intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1 gồm nhiều câu hỏi tập trung vào kiến thức trọng tâm của học phần Ký sinh trùng thú y 1. Đề cương giúp người học ôn tập và củng cố những nội dung kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1

  1. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Kí Sinh Trùng Thú Y 1 Học kỳ I năm học 2013-2014 Câu 1. Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con ngƣời, lấy ví dụ để chứng minh? - Một số loại bệnh KST ,xảy ra ở thể cấp tính khi phát sinh có khả năng lây lan mạnh, diễn ra nhanh và có tỷ lệ chết cao Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà và thỏ có khả năng gây chết hàng loạt khi không có vaxin - Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: kéo dài, tỉ lệ ốm thấp, tỉ lệ chết ít. Tác hại là âm thầm, dai dẳng, gây thiệt hại lớn do con người ít chú ý.  Tác hại thường thấy: a. KST làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi VD: - Lợn bị nhiễm sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) tăng trong giảm 3kg/tháng so với lợn không bị nhiễm - Lợn bị nhiễm giun đũa (Ascaris suum) tăng trọng giảm 30-40% b. KST làm giảm khả năng cho các sản phẩm chăn nuôi - Thịt: 1 sán lá ruột lợn (F. Buski) làm giảm 60-90g thịt/tháng - Trứng: gà mắc sán lá sinh sản (Prosthogonimus sp), tỷ lệ đẻ giảm khoảng 40% - Sữa: Bò bị mắc sán lá gan (Fasciola sp) sản lượng sửa giảm khoảng 25% Bò mắc Lê dạng trùng sản lượng sữa giảm khoảng 40% c. KST làm giảm phẩm chất của các sản phẩm chăn nuôi VD. Gia súc mắc gạo lợn (Cysticercus cellulosae) nếu lợn bị gạo thì thịt săn chắc, mất phẩm chất, gạo bò (Cysticercus bovis), nhục bào tử trùng (Sarcocystis sp) , cừu bị ghẻ làm lông bị đứt gãy, lông có phẩm chất kém, trâu, bò bị ghẻ, ve làm da bị viêm loét nên da này không thuộc được giảm khả năng sinh sản, cày kéo của gia súc d. KST làm giảm khả năng cày kéo và sinh sản của gia súc VD: vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu, bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của gia súc e. Một số bệnh KST còn truyền lây sang người VD: gạo lợn (Cysticercus cellulosae), gạo bò (Cysticercus bovis), nhục bào tử trùng (Sarcocystis sp), giun bao (Trichinella spiralis), bệnh KST thường ghép thêm các bệnh khác do khi gia súc mắc bệnh KST sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm kế phát. Câu 2. Hiện tƣợng KST và định nghĩa KST, cách gọi tên? a. Hiện tƣợng KST “Hiện tượng ký sinh là một mối quan hệ qua lại rất phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú ở trong hay ngoài một sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, dịch tổ chức để nuôi sống bản thân mình đồng thời gây hại cho sinh vật khác; nhưng sinh vật khác cũng có những phản ứng đối đáp lại nhằm hạn chế những tác hại do sinh vật kia gây nên” 1
  2. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Ngày nay coi hiện tượng này là mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa 2 sv trong đó 1 sv tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sv kia để lấy dịch thể , tổ chức của kí chủ làm thức ăn đồng thời gây hại cho kí chủ. b. Định nghĩa KST . - Sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú trong sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng đồng thời gây hại là ký sinh trùng; sinh vật để cho ký sinh trùng sống ký sinh là ký chủ (vật chủ); - KST nhất thiết phải sống nhờ trên ký chủ, nhưng không nhất thiết toàn bộ quá trình sống (chu kỳ sống) là sống nhờ mà có thể sống tự do hoặc một giai đoạn nào đó hoặc chỉ khi cần chất dinh dưỡng mới sống ký sinh; - KST phải cướp chất dinh dưỡng của ký chủ một cách từ từ (tiệm tiến), chứ không phá hủy tức khắc đời sống ký chủ; - Một số sinh vật tuy không cướp chất dinh dưỡng của ký chủ nhưng vẫn liên quan đến các KST → vẫn gọi là KST VD: muỗi đực, mòng đực - Ký chủ phải là động vật đang sống để KST lấy chất dinh dưỡng Câu 3. Các loại hình KST chủ yếu? cho ví dụ? 1. Nội KST và ngoại KST - Nội KST: KST ký sinh bên trong ký chủ. VD: giun phổi, giun thận - Ngoại KST: KST ký sinh bên ngoài ký chủ. VD: ghẻ, ve... 2. KST tạm thời và KST vĩnh viễn - KST tạm thời: là KST chỉ sống 1 thời gian ngắn trên cơ thể ký chủ chỉ khi nào cần chất dinh dưỡng mới biểu hiện trạng thái ký sinh. VD: ruồi, muỗi - KST vĩnh viễn: là KST gắn bó suốt đời với ký chủ. VD: giun bao (Trichinella spiralis), ghẻ (Sarcoptes) 3. KST chuyên tính và KST kiêm tính - KST chuyên tính: chỉ ký sinh trên một loài ký chủ nhất định. VD: sán dây (Taenia solium và Taenia rhynchus saginatus) ký sinh trong ruột non của người - KST kiêm tính: có thể sống tự do, khi cần thiết sống ký sinh. VD: giun lươn 4. KST gây bệnh và KST truyền bệnh - KST gây bệnh: bản thân gây bệnh cho ký chủ. VD: giun sán - KST truyền bệnh: bản thân không gây bệnh hoặc gây bệnh không đáng kể nhưng truyền bệnh cho ký chủ. VD: ruồi, muỗi 5. KST đơn kỳ và KST đa kỳ - KST đơn kỳ: chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định VD: giun đũa gà (Ascaridia galli), giun đũa lợn (Ascaris suum), giun đũa bê nghé (Neoascaris vitulorum) - KST đa kỳ: ký sinh ở nhiều ký chủ khác nhau VD: sán lá gan loài nhai lại (Fasciola sp) có 49 loài KC 6. KST lạc chỗ - KST lạc chỗ : bình thường KST ký sinh ở 1 vị trí nhất định, do yếu tố khách quan chuyển sang ký sinh ở 1 nơi khác gây bất lợi cho ký chủ VD: giun chui ống mật 2
  3. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 7. KST lạc chủ Câu 4. Nguồn gốc của đời sống ký sinh của KST? a. Nguồn gốc của ngoại ký sinh - Tăng dần mối quan hệ giữa KST với KC Đầu tiên ấu trùng của KST chỉ bám vào bên ngoài KC, nhưng dần dần phù hợp về chất dinh dưỡng → sống ký sinh - KST khi sống bên ngoài (có thể tạm thời) dần dần phù hợp về chất dinh dưỡng của KC → bám chắc thành ngoại ký sinh - Trong quá trình sống ký sinh hữu hạn một số KST phát triển thêm răng móc để bám chắc vào nơi ký sinh → dần dần chuyển thành ngoại ký sinh b. Nguồn gốc của nội ký sinh - Do ngoại KST chui sâu vào mô, tổ chức của KC để lấy nhiều chất dinh dưỡng hơn → nội ký sinh VD: mò bao lông ký sinh sâu trong tuyến nhờn bao lông - Đầu tiên ngoại KS chỉ ký sinh ở bên ngoài nhưng do KC có sự biến thái → ngoại KS chuyển từ bên ngoài vào bên trong KC → nội ký sinh - Một số ngoại KST có tập tính đẻ trứng vào hang hốc của KC, trứng phát triển thành ấu trùng chui sâu vào bên trong → nội ký sinh VD: dòi mũi cừu (Oestrus), dòi dạ dày - Một số ngoại KS đẻ trứng ở bên ngoài rơi vào thức ăn, nước uống → bên trong KC, lâu dần thích nghi trở thành nội ký sinh c. Nguồn gốc của KST đường máu - Đầu tiên một số loại đơn bào ký sinh trong ruột của các động vật không xương sống → các động vật này hút máu nhiều lần KC → thích hợp → KS trong máu của KC đó VD: tiên mao trùng Trypanosoma bắt nguồn từ tiêm mao trùng có trong ruột của ruồi trâu Tabanus → ruồi trâu hút máu trâu bò nhiều lần → KS trong máu trâu bò - Một số đơn bào KS ở KC trong quá trình phân chia thành tiểu phối tử và đại phối tử → kết hợp thành hợp tử → hợp tử chuyển ra máu của KC → động vật khác hút máu truyền sang KC khác → gây bệnh Câu 5. Các đặc điểm của KST? a. Đặc điểm về hình thái - Kích thước của KST rất thay đổi + Có loại có kích thước rất nhỏ (đơn bào, đơn vị tính bằng µ), có loại có kích thước rất lớn (sán dây gây bệnh gạo dài 12m) + Cùng một loài ở giai đoạn trưởng thành có kích thước rất lớn (có thể nhìn thấy bằng mắt thường), giai đoạn ấu trùng có kích thước rất nhỏ (phải nhìn qua KHV) - Hình dạng: rất đa dạng, không ổn định VD: sán lá, sán dây, lê dạng trùng, cầu trùng, giun tròn - Do đời sống KS nên một khí quan không cần thiết bị tiêu giảm VD: giun sán không có cơ quan vận động, cơ quan tiêu hóa không hoàn chỉnh - Do đời sống ký sinh nên phát triển thêm một số khí quan VD: Nội KST: giun sán phát triển thêm răng, móc bám, giác bám 3
  4. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Ngoại KST: phát triển thêm một số cơ quan tạo tính hướng (râu, ăngten, xúc biện) - Một số khí quan chỉ phát triển trong một giai đoạn nhất định sau đó mất đi VD: Miracidium (mao ấu ở sán lá) có mắt, cercaria (vĩ ấu ở sán lá) có đuôi b. Đặc điểm về sinh sản - Cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh và tinh vi, có thể lưỡng tính - KST sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng. VD: giun đũa lợn (Ascaris suum) một con cái đẻ 200.000 trứng/ngày đêm - Hình thức sinh sản đa dạng + Sinh sản hữu tính + Sinh sản vô tính: trực phân, sinh sản bào tử. VD: một miracidium sau khi vào ốc SSVT cho ra 600-800 cercaria + Sinh sản xen kẽ: giai đoạn đầu sức sống của mầm bệnh khỏe → SSVT tăng số lượng, giai đoạn sau sức sống mầm bệnh giảm → SSHT tăng độc lực. VD: Lê dạng trùng (KST đường máu) c. Đặc điểm về sinh thái - KST muốn tồn tại và phát triển phải trải qua một quá trình, quá trình này diễn ra ở trong KC và ở ngoài môi trường. - Trong KC: môi trường nhỏ → môi trường ít tác động đến KC (KC ít biến đổi) → con người khó tác động đến KST - Ngoài môi trường: môi trường lớn, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố → con người có thể tác động được đến KST - Quá trình phát triển của KST bao giờ cũng trải qua các giai đoạn: trưởng thành → trứng → ấu trùng → trưởng thành. Tuy nhiên nhiều loại không phát triển tuần tự mà có sự biến thái (thay đổi hoàn toàn về hình dạng). VD: ruồi, muỗi - KST muốn phát triển phải có vòng đời nhất định, có nhiều kiểu vòng đời + KST ký sinh ở gia súc và gây bệnh cho gia súc. VD: ghẻ + KST ký sinh ở gia súc, đẻ trứng → ra ngoài → AT → KC. VD: giun đũa (Ascaris suum, Ascaridia galli, Neoascaris vitulorum) + KST ký sinh ở gia súc, đẻ trứng → AT → ra ngoài → VCTG → ra ngoài → KC. VD: sán lá gan (Fasciola sp), sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) + KST ký sinh ở gia súc, đẻ trứng → ra ngoài → AT → VCTG → VCBS → KC. VD: sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) + Mầm bệnh ở KC được truyền ra ngoài bởi vật gieo truyền do vật gieo truyền đốt hút máu KC sau đó xâm nhập vào KCCC. Vd: Lê dạng trùng, Tiên mao trùng d. Đặc điểm về hình thức ký sinh - Hình thức KS tùy ý: có thể sống tự do, khi cần thiết thì biểu biện hình thức sống KS. VD: giun lươn - Hình thức KS bắt buộc: trong đời sống bắt buộc phải biểu hiện hình thức sống KS + KS bắt buộc tạm thời: chỉ khi cần chất DD mới KS. VD: ruồi, muỗi + KS bắt buộc ở giai đoạn TT. VD: giun sán + KS bắt buộc ở giai đoạn AT + KS bắt buộc nhưng có tính chất xen kẽ: trong quá trình sống lúc sống tự do, lúc sống ký sinh. VD: ve cứng (Ixodidae) 4
  5. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + KS bắt buộc vĩnh viễn: toàn bộ quá trình sống là sống ký sinh. VD: giun bao (Trichinella sp) Câu 6. Các loại vật chủ của KST. Cho ví dụ? Dựa vào mối quan hệ giữa KST với KC: 1. Ký chủ cuối cùng (KCCC) - Dạng trƣởng thành của KST sống ký sinh - KST sinh sản hữu tính VD: trâu bò là KCCC của sán lá gan loài nhai lại (Fasciola sp) 2. Ký chủ trung gian (KCTG) - Dạng ấu trùng của KST sống ký sinh - KST sinh sản vô tính VD: lợn là KCTG của sán dây Taenia solium 3. Ký chủ bổ sung (KCBS) Trong quá trình phát triển, nhiều mầm bệnh KST sau khi xâm nhập vào KCTG vẫn chưa phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh, chúng phải tiếp tục xâm nhập vào KCTG thứ hai (KCBS) để phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh và xâm nhập vào KCCC VD: cá nước ngọt là KCBS của Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis 4. Ký chủ dự trữ (KCDT) Một số mầm bệnh KST ở môi trường bên ngoài đã phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh nhưng chưa có điều kiện xâm nhập vào KCCC, nó phải vào KCDT để bảo tồn sức sống của mầm bệnh chờ cơ hội xâm nhập vào KCCC. Clonorchis sinensis (KCCC) KCBS (cá chép, cá Trứng mè, cá trắm) KCTG Miracidium (ốc nước ngọt) 5
  6. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Sơ đồ vòng đời phát triển của Clonorchis sinensis (sán lá gan nhỏ) 5. Ký chủ tạm thời (KCTT)  Là ký chủ để cho KST tạm thời lấy chất dinh dưỡng. VD: trâu, bò là KCTT của ruồi, muỗi 6. Ký chủ vĩnh viễn (KCVV)  Là ký chủ để cho KST suốt đời sống ký sinh ở đó. VD: người, động vật ăn thịt là KCVV của giun bao (Trichinella spiralis) 7. Ký chủ bảo tồn (KCBT)  Nhiều KST có thể ký sinh ở nhiều KC khác nhau để thích nghi, ví dụ sán lá gan loài nhai lại (Fasciola sp) có thể ký sinh ở 49 loài KC khác nhau (lợn, thỏ, chó, mèo, người, hươu, nai, hoẵng...). Những KC này chỉ có tính chất bảo tồn căn bệnh, không gây ra các triệu chứng bệnh tích điển hình, tuy nhiên hàng ngày chũng vẫn thải mầm bệnh ra ngoài môi trường. Câu 7. Các con đƣờng xâm nhập của KST vào cơ thể ký chủ, cho thí dụ. ý nghĩa của nó trong công tác phòng trị bệnh? 1. Qua thức ăn, nƣớc uống Đại bộ phận KST thải mầm bệnh qua phân, phân vừa dùng để tưới rau đồng thời gây ô nhiễm môi trường→ mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống → Biện pháp: ăn sạch, uống sôi 2. Qua da  Nhiều mầm bệnh KST có thể tự động xuyên qua da hoặc qua các vết xây sát trên da. VD: giun móc người, chó, giun lươn, giun thận → Biện pháp: - Tắm trải cho gia súc thường xuyên - Vệ sinh môi trường sạch sẽ 3. Qua niêm mạc  Một số bệnh KST truyền bệnh qua sự cọ sát, tiếp xúc giữa hai niêm mạc. VD: bệnh sảy thai do roi trùng (Trychomonas sp) → Biện pháp: Phát hiện sớm những con bị bệnh, cách ly và không cho giao phối với con khỏe. 4. Qua bào thai  Nhiều mầm bệnh KST do con mẹ mắc bệnh nhưng lại truyên bệnh cho con con qua đường tuần hoàn bào thai. VD: bệnh giun đũa bê nghé (Neoascaris vitulorum) → Biện pháp: cho gia súc mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, mầm bệnh bị đóng kén không phát triển được 5. Qua vật gieo truyền  Một số mầm bệnh KST đặc biệt là KST đường máu, KST truyền từ con ốm sang con khỏe phải qua vật gieo truyền đốt hút máu. VD: bệnh tiên mao trùng (Trypanosoma sp) do ruồi trâu (Tabanidae) và mòng (Stomocyst) truyền. → Biện pháp:- Tiêu diệt vật gieo truyền 6
  7. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Tạo điều kiện bất lợi không cho vật gieo truyền sinh sống (khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm...) - Không cho động vật và người tiếp xúc với vật gieo truyền 6. Qua tiếp xúc  Một số mầm bệnh KST (chủ yếu là ngoại KST) truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp. VD: ghẻ, bọ chét. → Biện pháp: - Phát hiện sớm để cách ly - Nuôi đúng mật độ - Vệ sinh môi trường sạch sẽ 7. Tự nhiễm VD: Bệnh sán dây ở người do Taenia rhynchus saginatus và Taenia solium → KL: Có bệnh KST nhiễm qua nhiều con đường, có bệnh chỉ nhiễm qua một con đường → xác định đúng con đường truyền bệnh để dùng các biện pháp thích hợp Câu 8. Những tác động ( ảnh hƣởng) của KST lên cơ thể ký chủ? Các tác động của ký chủ lên KST? a. Tác động ( ảnh hƣởng) của KST lên cơ thể ký chủ 1. Cƣớp chất dinh dƣỡng  KST tự nuôi dưỡng bằng cách ăn tổ chức của KC, cướp một phần thức ăn của KC đã tiêu hóa, hút máu KC. Tác động này tiếp diễn liên tục do nhiều KST làm cho KC gầy yếu, thiếu máu. 2. Ảnh hƣởng của sự di hành  Phần lớn ấu trùng của KST khi xâm nhập vào KC nó phải trải qua quá trình di hành qua nhiều khí quan, gây tổn thương cho những khí quan này. VD: giun đũa lợn (Ascaris suum), giun đũa bê nghé (Neoascaris vitulorum)... 3. Ảnh hƣởng cơ học  Hầu hết KST đều gây ra các tác động cơ giới, ảnh hưởng đến những khí quan mà chúng xâm nhập. Những KST có kích thước lớn, ký sinh với số lượng nhiều gây tắc, thủng, vỡ các khí quan hình ống (ruột, mạch máu, ống dẫn mật).  Nhiều KST có các giác bám, móc bám làm tổn thương nơi ký sinh, làm thủng, rách, gây tróc niêm mạc, xuất huyết, phá hoại tổ chức → viêm cấp tính, mãn tính → sinh vỏ bằng tổ chức liên kết và sơ bọc lấy KST → KST chết → vôi vữa, hạt 4. Tác động đầu độc - KST đầu độc KC bằng độc tố (bao gồm tất cả các sản phẩm trao đổi chất của chúng) gây trúng độc mãn tính cho KC. Tác động đầu độc này còn tùy thuộc vào các pha phát triển của KST: giai đoạn ấu trùng tác động đầu độc mạnh hơn ở giai đoạn trưởng thành. - KST còn đầu độc KC bằng nội, ngoại đốc tố do chính KST tiết ra. Độc tố gây tan máu, hủy hoại mỡ, phá vỡ tế bào KC. KC hấp thụ phải độc tốc của KST gây những biến loạn khác nhau: thần kinh (co giật, bại liệt), tuần hoàn (dung huyết, bần huyết), làm tê liệt các tế bào thực bào. Thành phần của độc tố gồm những men để hủy hoại mô và những chất kháng men để trung hòa men của KC nhằm tiêu hóa KST → KC gầy yếu, chậm lớn 5. Tác động truyền bệnh 7
  8. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Một số ngoại KST hút máu KC gây viêm ngoài da, đồng thời truyền những bệnh nguy hiểm có thể gây thành dịch lưu hành giết hại nhiều gia súc. VD: muỗi truyền bệnh sốt rét, ve truyền bệnh Lê dạng trùng, bọ chét truyền bệnh dịch hạch. - Ấu trùng khi di hành trong cơ thể KC còn mang theo nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh kế phát. Ngoài ra KST khi ký sinh còn gây trạng thái dị ứng quá mẫn cho KC. b. Tác động của ký chủ lên KST KC có thể ảnh hưởng đến sự phát dục và sinh trưởng của KST. Có nhiều trường hợp KC còn truyền KST sang đời sau của mình (giun đũa bê nghé). KC luôn phản ứng để làm giảm những tác hại do KST gây nên, biểu hiện: 1. Phản ứng tại chỗ → Tại nơi KST xâm nhập Tại nơi KST ký sinh - Phản ứng tế bào (đặc biệt nơi KST ký sinh) có hiện tượng tăng sản, tân sản, loạn sản. VD: Sán lá gan (Fasciola sp) ký sinh ở ống dẫn mật làm thành ống mật dày lên, làm giảm kích thước của KST. - Hiện tượng thực bào 2. Phản ứng toàn thân Chịu sự điều tiết của hệ thần kinh trung ương: sốt, sản sinh kháng thể, các cơ quan khác hoạt động bù. → Sự ảnh hưởng của KC đối với KST mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Giống, loài - Tuổi - Thời kỳ sinh trưởng và phát dục của KC - Chế độ dinh dưỡng - Các bệnh khác Câu 9. Những nhân tố ảnh hƣởng đến miễn dịch KST và các ứng dụng của miễn dịch KST? a. Các yếu tố ảnh hƣởng đến MD KST - Giống, loài - Tuổi - Giới tính - Thời kỳ sinh trưởng, phát dục - Chế độ dinh dưỡng - Bệnh ghép b. Ứng dụng của miễn dịch KST - Dùng để chẩn đoán: Dùng KST làm KN: trứng, ấu trùng, một phần hoặc toàn bộ con trưởng thành →chế KN → tiêm vào nội bì KC (0.1-0.2ml) → Phản ứng (+): nơi tiêm có biến đổi (sưng nóng đỏ đau) → Không chính xác, dễ gây phản ứng chéo - Dùng để phân loại và nghiên cứu sự phát dục của KST. VD: giữa giun đũa người (Ascaris lumbricoides) và giun đũa lợn (A. suum) - Dùng để phòng bệnh: chế vaccine + Chiếu tia làm yếu mầm bệnh (AT). VD: bệnh giun phổi loài nhai lại 8
  9. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Nuôi cấy mầm bệnh qua các môi trường khác nhau + Làm yếu mầm bệnh bằng nhiệt độ 400-500C + Tiêm truyền qua động vật thí nghiệm Câu 10. Định nghĩa và cách gọi tên bệnh KST? a. Định nghĩa Bệnh KST là những bệnh phát sinh do căn bệnh là KST (giun sán, tiết túc, đơn bào) hay bệnh KST là bệnh xâm nhiễm. Bệnh KST muốn phát ra phải có 3 điều kiện: - Mầm bệnh: đủ số lượng và độc lực - Nhân tố trung gian truyền bệnh (yếu tố truyền bệnh): phải phù hợp với sự phát triển của KST. Gồm: yếu tố là sinh vật và các yếu tố không phải sinh vật (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) - Động vật cảm thụ: phù hợp về giống, tuổi và tình trạng sức khỏe b. Cách gọi tên bệnh KST * Theo cách thông thường (Việt Nam) - Theo hình thái. VD: sán lá, sán dây, giun đũa, giun tóc… - Theo KC: giun đũa lợn, giun đũa gà, giun đũa bê nghé… - Theo nơi ký sinh: sán lá gan, sán lá phổi, giun thận… - Theo triệu chứng điển hình: bệnh đái đỏ (Lê dạng trùng), bệnh phù chân voi (giun chỉ), bệnh bê nghé ỉa phân trắng * Theo danh pháp quốc tế Mỗi loài KST đều xuất phát từ một cây động vật: Ngành (phylum) → Lớp (class) → Bộ (Order) → Họ (Family) → Giống (Genus) → Loài (Species) Gọi theo danh pháp quốc tế viết đầy đủ tên giống, loài - Viết đầy đủ giống loài: viết bằng chữ in hoa. VD: FASCIOLA GIGANTICA * Theo danh pháp quốc tế (tiếp) - Viết thường: chỉ viết hoa tên giống, không viết hoa tên loài, in nghiêng. VD: Fasciola gigantica - Viết tắt: chỉ viết tên loài, không viết tên giống, in nghiêng. VD: F. gigantica - Khi viết tên giống, tên loài có thể viết kèm theo tên tác giả. VD: Ascaris suum, Goeze, 1982. - Khi viết tên giống, nếu chưa biết tên loài có thể viết kèm theo sp. VD: Fasciola sp - Để viết tên bệnh KST: lấy tên họ, tên bộ, tên giống KST bỏ đuôi thêm osis. VD: Paramphistomatidae → Paramphistomatidosis, Fasciola → Fasciolosis Câu 11. Đặc điểm của bệnh KST? a. Bệnh KST có tính chất theo vùng, mùa rõ rệt Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, khu hệ động –thực vật khác nhau, trình độ dân trí, tập quán sinh hoạt của con người cũng khác nhau - Vùng: các bệnh sán lá thường có nhiều ở vùng đồng bằng Bệnh giun phổi lợn có nhiều ở vùng trung du miền núi - Mùa: các bệnh KST đường máu thường mắc nhiều vào mùa hè 9
  10. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Các bệnh sán lá thường mắc nhiều vào mùa mưa → Nắm vững các đặc điểm này để khoanh vùng phòng chống b. Bệnh KST có tính chất thời hạn rõ rệt KST là một cơ thể sống nên có tuổi thọ nhất định, hết tuổi thọ KST sẽ bị tống ra ngoài → hết bệnh KST. VD: giun đũa lợn sống 7-10 tháng → Nắm vững chu trình phát triển để có biện pháp phòng trừ thích hợp c. Bệnh KST thƣờng biểu hiện ở thể mãn tính kéo dài, ít có triệu chứng bệnh tích điển hình → ít được chú ý, rất dễ dẫn đến các tác hại lớn. d. Bệnh KST thƣờng có một số triệu chứng chính sau: - Viêm: xuất hiện ở hai nơi (nơi KST xâm nhập và nơi KST ký sinh) - Hiện tượng nhiễm độc: do độc tố của KST tiết ra - Hao tổn chất dinh dưỡng → còi cọc, chậm lớn - Hiện tượng dị ứng: nổi mẩn, phát ban Câu 12. Miễn dịch kí sinh trùng? a. Định nghĩa Miễn dịch (MD) là trạng thái của động vật không mắc phải tác hại gây bệnh của một số sinh vật trong khi những sinh vật đó có thể gây hại cho những động vật khác đặt trong những hoàn cảnh tương tự. b. Phân loại miễn dịch 1. Miễn dịch tự nhiên: Chỉ trạng thái tự nhiên của một giống loài động vật không mắc phải tác hại gây bệnh của một số sinh vật. VD: Lợn không mắc giun đũa bê nghé, người không mắc Plasmodium của loài gặm nhấm hay của gà và ngược lại. 2. Miễn dịch thu được Miễn dịch thu đƣợc Miễn dịch thu đƣợc Miễn dịch thu đƣợc chủ động bị động Tự nhiên Nhân tạo Tự nhiên Nhân tạo 10
  11. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 c. Các biểu hiện của MD KST - Hạn chế sự phát triển của ấu trùng trong cơ thể KC - Hạn chế sự đẻ trứng của KST - Rút ngắn tuổi thọ của KST - Làm giảm các triệu chứng bệnh tích của KC Chú ý: đặc điểm của MD KST - Kháng nguyên KST bao gồm bản thân nó và những sản phẩm do nó tiết ra → KC sản sinh KT - Miễn dịch KST là MD không hoàn toàn: không bao giờ tiến tới tiêu diệt toàn bộ KST → không cao, không bền vững, gây phản ứng chéo - MD đa giá và MD mang trùng Câu 13. Dịch tễ học bệnh KST, các điều kiện liên quan đến dịch tễ học bệnh KST?  Dịch tễ học KST nghiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh, con đường truyền bá, phân bố bệnh và những đặc điểm của quá trình phát triển và dập tắt dịch. Những điều kiện liên quan đến DTH bệnh KST bao gồm: 1. Điều kiện tự nhiên - Nhiệt độ, độ ẩm: t = 20-300C, A = 70% - Độ cao cách mặt biển - Khu hệ động thực vật 2. Sự hoạt động của con ngƣời - Trình độ dân trí → Tập quán sinh hoạt - Tập quán chăn nuôi - Sự di chuyển 3. Nguyên nhân mắc bệnh và con đƣờng truyền bệnh VD: bệnh sốt rét là do muỗi truyền Người mắc sán lá gan nhỏ là do ăn gỏi cá 4. Các quy luật của bệnh (động thái của KST) - Quy luật nhiễm bệnh theo vùng → Điều kiện tự nhiên → Tập quán chăn nuôi, tập quán sinh hoạt của con người → Ảnh hưởng đến mầm bệnh và KCTG VD: + Các bệnh sán lá nhiễm cao ở đồng bằng, giảm dần ở trung du và miền núi + Các bệnh do giun phổi lợn, giun thận lợn nhiễm cao ở miền núi, trung du; ít ở đồng bằng + Các bệnh giun đũa không theo quy luật do phát triển trực tiếp - Quy luật nhiễm bệnh theo mùa + Mùa mưa ốc nước ngọt, giun đất phát triển → các bệnh sán lá, giun phổi, giun thận nhiễm cao + Mùa khô ve, ruồi, muỗi phát triển → các bệnh KST đường máu - Quy luật nhiễm bệnh theo tuổi + Một số bệnh nhiễm tăng theo tuổi. VD: bệnh sán lá gan lớn + Một số bệnh giảm theo tuổi. VD: bệnh giun đũa bê nghé, giun tóc, 11
  12. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Một số bệnh tăng lên đến một lứa tuổi nhất định sau đó giảm dần. VD: bệnh giun đũa lợn, giun đũa gà * Chú ý: thời gian hoàn thành vòng đời Thời gian hoàn thành vòng đời tính từ khi KST bắt đầu xâm nhập vào KC qua quá trình di hành về nơi ký sinh thích hợp VD: Ascaris suum Phổi, (KCCC tim ) (A5) Trứng A3 A2 A3 Gan A4 Sơ đồ vòng phát triển của Ascaris suum Câu 14. Nguyên tắc và biện pháp phòng trừ bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên ( theo pavlopski)? Học Thuyết Nguồn Dịch Thiên Nhiên Pavlopski 1. Định nghĩa Nguồn dịch thiên nhiên (NDTN) là một hiện tượng tự nhiên trong đó căn bệnh được tàng trữ trong hoang thú nơi hoang vu chưa có người đến, tuần hoàn trong khu hệ động vật. Mầm bệnh được truyền ra ngoài qua nhân tố trung gian như vật gieo truyền đốt hút máu hoặc ăn thịt lẫn nhau. Cứ như thế tồn tại lâu đời trong thiên nhiên, không chịu sự chi phối của con người. Những bệnh nào truyền theo phương thức này gọi là bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên NDTN gồm 3 bộ phận hợp thành: - Mầm bệnh: vi khuẩn, vi rút, nấm, KST có khả năng gây bệnh, thường tồn tại trong hoang thú và vật gieo truyền. Do quá trình thích nghi nên các hoang thú này không xảy ra bệnh với triệu chứng, bệnh tích điển hình và không chết. - Vật gieo truyền: côn trùng hút máu, ấu trùng (dòi) bản thân truyền bệnh hoặc truyền bệnh cho đời sau - Ký chủ: tất cả các động vật có xương sống, chim thú, gặm nhấm, bò sát đều có tính dị cảm với nguyên nhân bệnh. 2. Đặc điểm của bệnh có tính chất NDTN 12
  13. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Tồn tại lâu dài trong thiên nhiên, không chịu sự chi phối của con người - Bệnh nào phạm vi ký chủ càng rộng, vật gieo truyền càng nhiều thì bệnh lây truyền theo nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp - Ở trong NDTN căn bệnh ở trong hoang thú nhưng do quá trình thích nghi nên những hoang thú đó không có triệu chứng bệnh tích điển hình và không chết, nhưng khi có động vật khác tham gia vào vòng tuần hoàn căn bệnh thì mắc bệnh nặng và chết - Trong một điều kiện nhất đinh bệnh có tính chất NDTN sẽ trở thành bệnh xã hội lây lan khắp thành thị và nông thôn gây tác hại nghiêm trọng cho người và gia súc. * Nguyên nhân: + Vật gieo truyền rời bỏ NDTN xâm nhập vào vùng dân cư + Bộ đội, nhà địa chất, nhà làm kinh tế mới trực tiếp tiếp xúc với NDTN + Chăn nuôi một số động vật quý hiếm 3. Phòng bệnh có tính chất NDTN - Nghiên cứu kỹ nguyên nhân phát sinh bệnh - Nghiên cứu các hoang thú mắc bệnh, vật gieo truyền → Dựa vào thời gian cư trú tại NDTN để đề ra biện pháp phòng trừ thích hợp + Cư trú có tính chất tạm thời (bộ đội hành quân qua rừng, người đi lấy củi) → phòng hộ cá nhân, buộc ống tay, chân, đội mũ, mặc đồ sẫm, bôi thuốc ngoài da có mùi hắc, tránh vật môi giới tiếp xúc và đốt. Nếu phải ngủ lại chon nơi cao ráo, bằng phẳng, tránh nguồn nước, phát quang bụi rậm xung quanh, mắc màn. + Cư trú lâu dài (nhà thám hiểm, địa chất): ngoài biện pháp phòng ngừa cá nhân còn phải dùng biện pháp phòng ngừa công cộng: cải tạo môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, hun đốt, tích cực diệt chuột và các loài gặm nhấm + Cư trú vĩnh viễn: → Chọn địa điểm xây dựng cho phù hợp: bằng phẳng, cao ráo, xa rừng rậm, nguồn nước độc → Trồng cây nông nghiệp, tạo điều kiện bất lợi cho vật môi giới → Thường xuyên cải tạo môi trường xung quanh 4. Ý nghĩa của học thuyết - Học thuyết đã nghiên cứu rõ bản chất của bệnh có tính chất NDTN là bệnh muốn truyền được phải có vật gieo truyền từ đó đề ra biện pháp phòng trừ thích hợp - Học thuyết đã giải quyết một vấn đề lý luận là nguồn gốc bệnh tật của người và súc vật là do bệnh từ NDTN → phương pháp nghiên cứu mới là phòng những bệnh có tính chất NDTN đang có nguy cơ trở thành bệnh xã hội - Ý nghĩa thực tế: bất cứ một khu vực thiên nhiên nào dù không an toàn về dịch bệnh nhưng có nguồn gốc về kinh tế thì vẫn có thể đưa người và gia súc đến khai thác nguồn lợi thiên nhiên sau khi đã nghiên cứu kỹ phương pháp phòng bệnh Câu 15. Học thuyết diệt trừ căn bệnh của K.I.Skrjabin - Các biện pháp phòng trừ bệnh KST ( phòng trừ tổng hợp)? - Mục đích: phòng trừ các bệnh KST nói chung, nhưng chủ yếu là phòng các bệnh do giun sán 13
  14. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 → Chủ động, tích cực cắt đứt một hoặc nhiều khâu trong vòng tuần hoàn căn bệnh → Học thuyết phòng trừ tổng hợp. - Nội dung: gồm 3 khâu + Tẩy trừ + Diệt trừ + Phòng trừ 1. Tẩy trừ - Mục đích:+ Dùng thuốc để tẩy KST ra khỏi KC + Diệt trừ căn bệnh + Phòng cho môi trường không bị ô nhiễm, vật nuôi không bị mắc bệnh - Tiến hành: 5 bước B1: chẩn đoán đúng bệnh để sử dụng đúng thuốc B2: sử dụng thuốc tẩy trừ phù hợp B3: Chọn thời điểm tẩy trừ thích hợp B4: chọn thời gian tẩy trừ thích hợp B5: trong thời gian tẩy trừ phải nhốt gia súc để có điều kiện thu gom, chôn đốt tránh ô nhiễm và có điều kiện chăm sóc gia súc. Thuốc diệt KST: - Chọn thuốc đa giá hoặc hỗn hợp nhiều thuốc đơn giá cùng một lúc - Có hiệu quả cao với KST + Tỷ lệ hiệu lực: chỉ số % giữa gia súc được tẩy ra giun sán với gia súc được tẩy + Cường độ hiệu lực: chỉ số % giữa giun sán được tẩy ra so với tổng số giun sán có + Tỷ lệ sạch sán: chỉ số % giữa gia súc được tẩy sạch giun sán so với tổng số gia súc được tẩy - Liều độc phải cách xa liều tác dụng 2-3 lần - An toàn cho thực phẩm, dễ sử dụng, giá thành rẻ 2. Diệt trừ - Mục đích: + dùng các biện pháp làm cho căn bệnh bị chết (vật lý, hóa học, sinh học) + Phòng bệnh: làm cho môi trường không bị ô nhiễm + Căn bệnh: giun sán trưởng thành, trứng, ấu trùng - Tiến hành: + Diệt căn bệnh ở dạng trưởng thành: khâu tẩy trừ + Diệt căn bệnh ở dạng trứng → ủ phân sinh học + Diệt căn bệnh ở dạng ấu trùng: a. Ấu trùng ở môi trường bên ngoài: > Chuồng trại: xử lý giống trứng > Bãi chăn: chăn dắt luân phiên → Dựa vào thời gian trứng nở thành ấu trùng để quyết định thời gian chăn thả trên bãi chăn đó → Dựa vào thời gian tồn tại của ấu trùng để quyết định thời gian chăn lại trên bãi chăn đó → Luân phiên các loại gia súc trên bãi chăn b. Ấu trùng ở trong KCTG, KCBS: 14
  15. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 > Tạo điều kiện bất lợi không cho KCTG, KCBS sinh sống. VD: bãi chăn không để vũng nước, định kỳ xử lý vôi, các chất sát trùng trên bãi chăn > Tiêu diệt KCTG 3. Phòng trừ - Mục đích: phòng không cho gia súc mắc bệnh → tích cực, chủ động, phòng từ xa - Biện pháp: + Trực tiếp ảnh hưởng đến căn bệnh:  Tẩy giun sán định kỳ: khâu tẩy trừ  Ủ phân diệt trứng, ấu trùng, diệt KCTG: khâu diệt trừ + Không trực tiếp ảnh hưởng đến căn bệnh:  Ăn uống sạch, đầy đủ chất dinh dưỡng  Định kỳ vệ sinh chuồng trại, tổng tẩy uế, vệ sinh thân thể Sử dụng, khai thác hợp lý, chăn nuôi đúng mật độ Câu 16. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng (nguyên lý, cách tiến hành, ƣu nhƣợc điểm, phạm vi ứng dụng) A. CHẨN ĐOÁN ĐỐI VỚI GIA SÚC SỐNG 1. Dựa vào dẫn liệu về dịch tễ học 2. Dựa vào triệu chứng 3. Chẩn đoán bằng miễn dịch 4. Tìm giun sán trưởng thành 5. Xét nghiệm phân tìm trứng và ấu trùng giun sán 5. Xét nghiệm phân tìm trứng và ấu trùng giun sán 15
  16. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 5.1. Phương pháp trực tiếp - Ưu điểm: cho kết quả nhanh, ít tốn kém - Nhược điểm: độ chính xác thấp - Ứng dụng: chẩn đoán được trứng của các loại sán lá, sán dây, giun tròn, đốt sán dây 5.2. Phương pháp gạn rửa sa lắng (dội rửa nhiều lần) - Nguyên lý: trứng giun sán có tỷ trọng nặng hơn tỷ trọng của nước sẽ chìm xuống dưới - Ưu điểm: chẩn đoán được hầu hết trứng các loại sán lá, đốt sán dây - Nhược điểm: không chẩn đoán được trứng giun tròn 5.3. Phƣơng pháp Fülleborn - Nguyên lý: trứng giun sán có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của nước muối bão hòa → nổi lên - Ưu điểm: chẩn đoán trứng các loại giun tròn - Nhược điểm: không tìm được trứng của sán lá 5.4. Phƣơng pháp Darling - Nguyên lý: giống phương pháp Fülleborn + lực ly tâm - Ưu điểm: độ chính xác cao hơn phương pháp Fülleborn 5.5. Phƣơng pháp Cherbovich - Nguyên lý: dùng Na2SO4 bh hoặc MgSO4 bh, ZnSO4 bh - Ứng dụng: trứng giun sán có tỷ trọng lớn (giun phổi lợn, giun đuôi xoắn dạ dày lợn 5.6. Phƣơng pháp đếm trứng Stole 5.7. Phƣơng pháp đếm trứng Mc Master - Phương pháp định lượng: xác định số lượng trứng trong 1g phân - Mục đích: + Xác định vật mang bệnh + Đánh giá hiệu lực thuốc tẩy - Công thức tính: - X = A x 100 Trong đó: X là số trứng có trong 1g phân A là số trứng có trong 0.15ml phân 5.7 Phƣơng pháp Baermann 5.8. Phƣơng pháp Vaid - Nguyên lý: ấu trùng có khả năng hoạt động mạnh khi gặp nước ấm 37-400C 5.9. Phƣơng pháp nuôi ấu trùng - Ứng dụng: + Những giun sán có trứng có hình thái giống nhau + Một số giun sán chỉ có ấu trùng trong phân VD: Ấu trùng giun phổi động vật nhai lại (Dictyocaulus viviparus, D. Filaria) B. CHẨN ĐOÁN ĐỐI VỚI GIA SÚC ĐÃ CHẾT 1. Phƣơng pháp mổ khám toàn diện của K.I. Skrjabin - Mục đích: tìm mọi loài giun sán ký sinh ở mọi khí quan trong cơ thể - Ứng dụng: xác định khu hệ giun sán 2. Phƣơng pháp mổ khám toàn diện đối với một khí quan 16
  17. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Mục đích: tìm mọi loài giun sán ký sinh ở một khí quan trong cơ thể - Ứng dụng: xác định các loại giun sán ở từng hệ cơ quan 3. Phƣơng pháp mổ khám không (phi) toàn diện - Mục đích: tìm một loài giun sán ký sinh ở mọi khí quan trong cơ thể - Ứng dụng: kiểm soát sát sinh, kiểm dịch động vật Câu 17. Đại cƣơng về sán lá? 1. Hình thái, cấu tạo chung của sán lá - Hình dạng: hình lá, dẹp, mỏng, đối xứng hai bên; tuy nhiên có sán có hình trụ (sán lá dạ cỏ - Paramphistomatidae), hình lòng máng (sán máng – Schistosoma sp) - Màu sắc: màu hồng, màu xám hoặc trắng ngà - Kích thước: 0,1mm – 15cm - Cấu tạo: + Bên ngoài: nhẵn hoặc có lớp vẩy, gai bao phủ + Có hai giác bám: giác miệng (GM) và giác bụng (GB), khoảng cách, kích thước, hình thái của hai giác tùy từng loại sán. Thường GM phía trước, GB phía sau, GM < GB (SLTT- Eurytrema sp, GM > GB, SLDC-Paramphistomatidae, hai giác bám nằm hai đầu cơ thể → Chức năng: bám chắc vào nơi ký sinh - Cấu tạo bên trong + Hệ tiêu hoá: kém phát triển. Lỗ miệng → miệng → hầu → thực quản → ruột, ruột chia thành hai nhánh (phân nhánh hoặc hình ống) nằm đối xứng hai bên, ruột tắc không có lối thoát ra ngoài → manh tràng → sản phẩm trao đổi chất được nhu động ngược lên trên và đổ ra ngoài qua lỗ miệng. + Hệ bài tiết: kém phát triển, gồm các tế bào ngọn lửa nằm rải rác khắp cơ thể → ống dẫn → ống dẫn chung → hai ống chính hai bên thân → túi bài tiết nằm phía cuối thân → lỗ bài tiết. + Hệ hô hấp, tuần hoàn: tiêu giảm + Hệ thần kinh: vòng thần kinh ở vùng đầu → 3 dây thần kinh (1 dây lưng và hai dây bên) + Hệ sinh dục: lưỡng tính (riêng sán máng là đơn tính)  Cơ quan sinh dục đực: Hai tinh hoàn (hình khối hoặc bầu dục hoặc phân nhánh, xếp trên dưới nhau hoặc đối xứng) → hai ống dẫn tinh → ống chung → cirus: được kitin hóa, hình lò so, nằm trong túi sinh dục → lỗ sinh dục: nằm ngay trên giác bụng.  Cơ quan sinh dục cái: túi trứng (ootype) hay ngã tư sinh sản, có dạng hình khối tròn, nhỏ, là nơi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Từ ootype thông ra: - Buồng trứng: hình khối tròn hoặc phân nhánh hình hoa. Là nơi sản sinh ra trứng - Thể melis: Tiết chất nhờn làm trơn tử cung, giúp trứng và tinh trùng gặp nhau dễ dàng Giúp trứng gắn lại với nhau thành chùm - Túi chứa tinh: hình ống, chứa tinh dịch dự trữ - Tuyến noãn hoàng: chia thành hai nhánh, phân nhánh hoặc hình chùm, tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi trứng - Tử cung: hình ống, rất dài, một đầu nối với túi trứng, một đầu nối với lỗ sinh dục cái, chứa các trứng đã được thụ tinh - Ống Laurers (âm đạo): hình ống, ngắn - Lỗ sinh dục cái: nằm cạnh lỗ sinh dục đực 17
  18. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 → Sán sinh sản bằng hai cách: tự thụ tinh và thụ tinh chéo - Tự thụ tinh: thực hiện giữa cơ quan sinh dục cái và đực trong cùng một sán - Thụ tinh chéo: giữa CQSD đực và CQSD cái của hai sán khác nhau trong cung một KC * Trứng: + Hình trứng hoặc hình bầu dục, kích thước lớn, màu sắc phụ thuộc nơi ký sinh, giữa phình rộng thon dần về hai đầu, một đầu có nắp trứng + Có 4 lớp vỏ: lớp ngoài cùng không màu → không nhìn thấy được Lớp thứ hai có màu phụ thuộc nơi ký sinh Lớp thứ ba, thứ tư dính chặt vào nhau → Chỉ quan sát được hai lớp vỏ → Ba lớp ngoài có tác dụng bảo vệ trứng về mặt cơ học, lớp trong cùng bảo vệ trứng về mặt hóa học. + Bên trong trứng có rất nhiều phôi bào, hình thái, cách sắp xếp phôi bào tùy từng sán → Do trứng có kích thước lớn, số lượng phôi bào nhiều → tỷ trọng lớn → thường dùng phương pháp gạn rửa sa lắng 18
  19. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 MIRACIDIUM (mao ấu) - Hình dạng: hình tam giác, bên ngoài được bao phủ nhiều lông - Cấu tạo: gồm mắt, các tế bào mầm, hệ bài tiết giống TT - Chỉ tồn tại vài ngày ngoài môi trường - Hoạt động mạnh tìm KCTG SPOROCYST - Hình dạng: hình túi, còn gọi là bào ấu - Chứa nhiều tế bào mầm - SSVT cho ra thế hệ con hoặc cho ra Redia REDIA (lôi ấu) - Hình dạng: hình túi - Cấu tạo: gồm có lỗ miệng, hầu, tế bào mầm của ruột - Từ Redia mẹ SSVT cho ra redia con hoăc cercaria CERCARIA (vĩ ấu) - Cấu tạo: có giác miệng, giác bụng, miệng, hầu, thực quản, manh tràng và đuôi - Thoát ra khỏi ốc, bơi lội một thời gian sau đó tiếp tục phát triển khác nhau tùy vào từng loài ALDOLESCARIA (Nang ấu) - Tài liệu tiếng anh: metacercaria - Được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ nhày, dính cấu tạo bằng hỗn hợp protein, lipid và polysaccharides - Thường bám vào các cây cỏ thủy sinh: bèo tây, rau lấp, củ ấu 19
  20. Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Câu 18. Bệnh sán lá gan loài nhai lại (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)? 1. Hình thái cấu tạo căn bệnh - Do hai loài sán lá Fasciola gigantica và F. hepatica - Nơi ký sinh: gan, túi mật, ống dẫn mật, đôi khi gặp ở tim, phổi, hạch lâm ba, tuyến tụy - KCCC: trâu, bò, dê, cừu, người...(49 ký chủ) - KCTG: ốc nước ngọt giống Limnae, Radix - Dạng trưởng thành + Hình lá, màu đỏ, kích thước lớn, mỏng, dẹp F. gigantica: 25-75mm x 3-12mm, hai cạnh bên gần như song song F. hepatica: nhỏ hơn, 18-51mm x 4-13mm, phía trước phình rộng tạo thành vai giả + Sán có hai giác bám: GM < GB, GM, GB nằm nửa trước thân sán + Hai manh tràng phân nhánh mạnh giống cành cây ở hai bên thân sán + Hai tinh hoàn phân nhánh, xếp trên dưới nhau ở phần sau cơ thể + Buồng trứng phân nhánh ở phía trước tinh hoàn + Tử cung uống khúc hình hoa ở giữa ống dẫn noãn hoàng và giác bụng + Tuyến noãn hoàng phân nhánh mạnh. Nằm dọc hai bên thân tạo thành khung sán - Trứng: + hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu nhỏ hơn có nắp trứng - + Kích thước: 0,125 - 0,170 x 0,060 – 0,1 mm - + Phôi bào to, đều nhau, phân bố đều, màu vàng nâu 2. Vòng đời phát triển - Sán TT ký sinh ở KCCC, tuổi thọ 5-11 năm, thụ tinh, đẻ trứng 6000 trứng/sán/năm - Mỗi sporocyst sinh ra 5-15 redia, mỗi redia sinh ra 15-20 cercaria - Từ một miracidium sinh ra 150-200 cercaria, mỗi ốc nhiễm từ 600-800 cercaria - Thời gian từ khi miracidium xâm nhập vào ốc đến khi phát triển thành cercaria: 50-80 ngày - Aldolescaria có SĐK cao: -40C → -60C, nhiệt độ bình thường sống trên 5 tháng - Thời gian từ khi aldolescaria xâm nhập và KCCC đến khi phát triển thành dạng TT là 3-4 tháng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2