intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 8 MÃ ĐỀ CN803 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: …/…./2023 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm của em chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Hình nào không phải là khối đa diện? A. Hình nón. B. Hình chóp đều. C. Hình lăng trụ đều. D. Hình hộp chữ nhật. Câu 2. Hình chiếu vuông góc của vật thể theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng hình chiếu bằng được gọi là A. hình chiếu đứng. B. hình chiếu cạnh. C. hình chiếu bằng. D. hình chiếu vuông góc. Câu 3. Đâu là tính chất của cao su? A. Có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, không dẫn điện, không bị oxi hóa. B. Có màu trắng sáng, cứng, dẻo, dễ gia công, dễ bị oxi hóa. C. Có tính đàn hồi cao, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. D. Độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Câu 4. Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu A. biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. B. biến chuyển động lắc thành chuyển động quay. C. biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. D. biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. Câu 5. Đâu là sản phẩm làm từ chất dẻo nhiệt? A. Túi nhựa, chai nhựa. B. Săm, lốp. C. Chi tiết máy: lớp lót ống, trục bánh xe. D. Chất thay thế chống vỡ. Câu 6. Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào? A. Con trượt. B. Thanh truyền. C. Tay quay. D. Giá đỡ. Câu 7. Thay đổi phụ tùng máy móc đơn giản bị hỏng, mòn là công việc của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí? A. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc. B. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị. C. Kĩ sư cơ khí. D. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí. Câu 8. Với bộ truyền động ăn khớp, đĩa xích, bánh răng có số răng nhiều hơn thì quay với tốc độ A. bằng nhau. B. nhanh hơn. C. chậm hơn. D. có thể nhanh hoặc chậm hơn. Câu 9. Dụng cụ cưa tay không có bộ phận nào? A. Chốt. B. Ổ trục. C. Lưỡi cưa. D. Khung cưa. Câu 10. Để đo đường kính trong của một kích thước không lớn lắm, cần sử dụng dụng cụ nào? A. Ê ke. B. Dụng cụ lấy dấu. C. Thước cặp. D. Thước lá. Câu 11. Các sản phẩm từ gang là A. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp,... B. làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính,... C. làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước,... D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện,... Câu 12. Cơ cấu tay quay con trượt không được ứng dụng trong A. máy có động cơ đốt trong. B. máy khâu đạp chân. C. nồi cơm điện. D. máy cưa gỗ. Câu 13. Đâu là nguyên nhân gây tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện? A. Đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp. B. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất. C. Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện. D. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện. 1/CN803
  2. Câu 14. Người lao động trong lĩnh vực cơ khí đòi hỏi có phẩm chất nào? A. Ưa sạch sẽ, cẩn thận, tỉ mỉ. B. Sáng tạo, có niềm yêu thích với con chữ. C. Kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật. D. Có khả năng thuyết trình tốt. Câu 15. Vật liệu phi kim loại được sử dụng phổ biến trong cơ khí là A. chất dẻo, cao su. B. kim loại đen. C. vật liệu tổng hợp. D. kim loại màu. Câu 16. Hành động nào sau đây đảm bảo an toàn điện? A. Thả diều gần đường dây điện. B. Tắm mưa gần đường dây diện cao áp. C. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. D. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp. Câu 17. Căn cứ vào tính chất, vật liệu chia làm hai nhóm là A. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại. B. vật liệu kim loại, vật liệu tổng hợp. C. vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp. D. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp. Câu 18. Có mấy nhóm nguyên nhân chính xảy ra tai nạn điện? A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 19. Đâu không phải biểu hiện của tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện? A. Chạm vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở. B. Tiếp xúc với khu vực có dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. D. Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ. Câu 20. Để kiểm tra ổ cắm có điện hay không, người ta sử dụng A. găng tay. B. tua vít. C. bút thử điện. D. ủng cách điện. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Em hãy đọc bản vẽ chi tiết sau theo trình tự trong bảng: Trình tự Nội dung Kết quả đọc đọc bản vẽ 1. Khung - Tên gọi chi tiết ? tên - Vật liệu ? - Tỉ lệ ? 2. Hình - Tên gọi hình chiếu ? biểu diễn - Các hình biểu diễn ? khác (nếu có) 3. Kích - Kích thước chung của ? thước chi tiết - Kích thước các thành ? phần của chi tiết 4. Yêu cầu - Gia công ? kĩ thuật - Xử lí bề mặt ? Câu 2. (2 điểm) a) Kể tên 4 dụng cụ gia công cơ khí cầm tay. b) Để đảm bảo an toàn khi dũa, em cần lưu ý gì? Câu 3. (1 điểm) Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò rỉ điện. Em hãy nêu cách cứu người bị tai nạn điện trong trường hợp này? ------ HẾT ------ 2/CN803
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2