intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Địa lí - Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh :................... Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết hướng gió nào sau đây là chủ yếu trong tháng 1 tại trạm Lạng Sơn? A. Bắc. B. Đông nam. C. Nam. D. Đông bắc. Câu 42. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa. B. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm. C. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. D. Mang sắc thái giống vùng ôn đới lạnh. Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với địa hình vùng biển nước ta? A. Địa hình bờ biển đa dạng. B. Thềm lục địa sâu và hẹp. C. Không có nhiều cửa sông. D. Có ít đảo lớn nhỏ ven bờ. Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết Biển Hồ nằm ở trên cao nguyên nào sau đây? A. Lâm Viên. B. Pleiku. C. Kon Tum. D. Đắk Lắk. Câu 45. Biện pháp để mở rộng diện tích rừng ở nước ta là A. tích cực trồng mới. B. làm ruộng bậc thang. C. cải tạo đất hoang. D. trồng cây theo băng. Câu 46. Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các A. quần đảo. B. đảo ven bờ. C. hải đảo. D. đảo xa bờ. Câu 47. Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây ở nước ta? A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, cho biết loại đất nào sau đây không thuộc nhóm đất phù sa? A. Đất mặn. B. Đất cát biển. C. Đất phèn. D. Đất đỏ badan. Câu 49. Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. có các khối núi cao và đồ sộ nhất nước ta. B. có 3 mạch núi hướng tây bắc - đông nam. C. có các cao nguyên ba dan, xếp tầng đồ sộ. D. núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung. Câu 50. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. C. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh. D. rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá theo mùa. Câu 51. Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển A. xích đạo. B. nhiệt đới. C. ôn đới. D. cận nhiệt đới. Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, cho biết dãy Trường Sơn có hướng nào sau đây? A. Tây bắc – Đông nam. B. Tây – đông. C. Đông bắc – Tây nam. D. Vòng cung. Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông Hồng (trạm Hà Nội) vào tháng nào? A. Tháng 7. B. Tháng 8. C. Tháng 9. D. Tháng 6. Câu 54. Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do A. biên độ nhiệt năm nhỏ. B. phần lớn là đất cát pha. C. khí hậu cận xích đạo. D. lượng mưa trong năm lớn. Trang 1/4 - Mã đề 301
  2. Câu 55. Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là A. nâng hệ số sử dụng. B. đa dạng cây trồng. C. bón phân hóa học. D. chống ô nhiễm đất. Câu 56. Đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta chủ yếu là đất A. mùn. B. feralit có mùn. C. mùn thô. D. feralit. Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản, cho biết mỏ Cam Đường khai thác loại khoáng sản nào sau đây? A. Apatit. B. Graphit. C. Pirit. D. Bôxit. Câu 58. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần A. sinh vật, đất đai, sông ngòi. B. khí hậu, đất đai, sinh vật. C. sông ngòi, đất đai, khí hậu. D. khí hậu, sinh vật, sông ngòi. Câu 59. Gió mùa Đông Bắc gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây? A. Tam Điệp. B. Hoàng Liên Sơn. C. Hoành Sơn. D. Bạch Mã. Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Biển Đông? A. Hưng Yên. B. Nam Định. C. Hòa Bình. D. Hà Nam. Câu 61. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta? A. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. o C. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 C. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. Câu 62. Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Đất thường nghèo, có ít phù sa sông. B. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu. C. Phía tây là các cồn cát và đầm phá. D. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt. Câu 63. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở A. vùng cao nguyên, vỏ phong hóa dày. B. vùng núi đá vôi, mất lớp phủ thực vật. C. vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axít. D. vùng núi cao, nhiệt độ giảm thấp. Câu 64. Nước ta, đai cao nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc vì A. có nền nhiệt độ thấp hơn. B. có nền địa hình thấp hơn. C. có nền địa hình cao hơn. D. có nền nhiệt độ cao hơn. Câu 65. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí A. lục địa phương Bắc. B. chí tuyến bán cầu Nam. C. chí tuyến bán cầu Bắc. D. Bắc Ấn Độ Dương. Câu 66. Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là A. nhiệt đới khô gió mùa có mùa đông lạnh. B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm. D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 67. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi nào sau đây? A. Trường Sơn Bắc. B. Con Voi. C. Hoàng Liên Sơn. D. Tam Điệp. Câu 68. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia Tràm Chim nằm ở phân khu địa lí động vật nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Trung Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Nam Bộ. Câu 69. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam? A. Hoạt động của gió mùa và số giờ chiếu sáng trong năm. B. Sự thay đổi của góc nhập xạ và hoạt động của gió mùa. C. Số giờ chiếu sáng trong năm và dải hội tụ nội chí tuyến. D. Dải hội tụ nội chí tuyến và sự thay đổi của góc nhập xạ. Câu 70. Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở đặc điểm nào sau đây? A. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn. B. Mùa đông đến sớm hơn ở vùng núi thấp. C. Mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn. D. Khí hậu lạnh chủ yếu do gió mùa Đông Bắc. Câu 71. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do tác động kết hợp của A. Hoạt động của frông, gió mùa Đông Bắc và các dãy núi vòng cung. B. Vùng đồi núi rộng và Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của frông. C. Gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và hướng của các dãy núi. D. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của frông. Trang 2/4 - Mã đề 301
  3. Câu 72. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Năm Diện tích đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng (triệu ha) (triệu ha) (triệu ha) 2005 12,7 10,2 2,5 2010 13,4 10,3 3,1 2015 14,1 10,2 3,9 2020 14,7 10,3 4,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích rừng trồng tăng nhanh hơn rừng tự nhiên. B. Diện tích rừng tự nhiên nhỏ hơn diện tích rừng trồng. C. Diện tích rừng trồng lớn hơn diện tích rừng tự nhiên. D. Tổng diện tích đất có rừng đang có xu hướng giảm. Câu 73. Cho biểu đồ tổng số giờ nắng tại một số trạm quan trắc năm 2011 và 2018 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tổng số giờ nắng tại một số trạm quan trắc của nước ta? A. Số giờ nắng tăng dần từ Nam ra Bắc và có sự chênh lệch rất lớn. B. Số giờ nắng của các địa điểm năm 2018 đều nhỏ hơn năm 2011. C. Đà Lạt luôn có số giờ nắng cao nhất, Hà Nội là thấp nhất. D. Số giờ nắng các địa điểm phía Bắc thường lớn hơn phía Nam. Câu 74. Cho bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP HCM 1931 1686 +245 (Nguồn: SGK Địa Lý 12, trang 44) Theo bảng số liệu, để thể hiện lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Cột. Câu 75. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu do A. lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. B. thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế và lượng mưa lớn D. mưa lớn và nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Câu 76. Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là A. các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam và vòng cung. B. đối núi chiếm phần lớn diện tích và chủ yếu là địa hình núi cao. C. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. D. đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nằm chủ yếu ở khu vực ven biển. Câu 77. Hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc từ tháng XI đến tháng IV năm sau đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Kiểu thời tiết lạnh ẩm ở miền Bắc, mùa mưa kéo dài cho Nam Trung Bộ. B. Kiểu thời tiết nắng ấm ở miền Bắc, mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Kiểu thời tiết lạnh khô ở miền Bắc, ổn định không mưa cho Nam Bộ. D. Mùa khô sâu sắc cho vùng ven biển Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 78. Cho Biểu đồ (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2021, https://www.gso.gov.vn) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? Trang 3/4 - Mã đề 301
  4. A. Số giờ nắng trung bình của Hà Nội theo tháng. B. Lượng mưa trung bình của Hà Nội theo tháng. C. Nhiệt độ trung bình của Hà Nội theo tháng. D. Lưu lượng nước trung bình của Hà Nội theo tháng. Câu 79. Sự hình thành gió phơn Tây Nam ở các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta là do tác động kết hợp của A. địa hình đồi núi kéo dài ở phía tây và Tín phong bán cầu Bắc. B. gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu và dãy núi Trường Sơn. C. lãnh thổ hẹp ngang và hoạt động của các loại gió vào mùa hạ. D. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và dãy núi Trường Sơn. Câu 80. Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, các loại gió, đặc điểm địa hình, Biển Đông. B. Biển Đông, bức chắn địa hình, gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão. C. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, ảnh hưởng của Biển Đông, dải hội tụ, bão. D. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, Biển Đông, bão. ------ HẾT ------ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. Trang 4/4 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2