intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 701 Câu 1: Các hoạt động của giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng chủ yếu trực tiếp lớn nhất của A. tính thất thường nhiệt, ẩm. B. độ ẩm cao của khí hậu. C. sự phân mùa khí hậu. D. các hiện tượng dông, lốc. Câu 2: Địa hình thấp, hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 3: Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TẠI TRẠM HÀ NỘI Theo biểu đồ trên, nhận xét nào đúng về chế độ nhiệt và mưa của Hà Nội? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 270C. B. Mùa mưa vào thời kì đông - xuân. C. Biên độ nhiệt năm trên 100C. D. Tháng II có nhiệt độ thấp nhất. Câu 4: Dựa vào Atlat địa lí VN trang Các miền tự nhiên cho biết lát cắt AB không thể hiện đặc điểm nào của vùng núi Đông Bắc? A. Chủ yếu là núi thấp. B. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. C. Có tính phân bậc rõ rệt. D. Các dãy núi hướng vòng cung. Câu 5: Sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở Trung Bộ do những nguyên nhân nào sau đây? A. Đặc điểm địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng, bão. B. Đặc điểm khí hậu, sinh vật, tác động của con người. C. Đặc điểm địa hình, sinh vật, gió mùa, áp thấp D. Đặc điểm địa hình, biến đổi khí hậu, sinh vật. Câu 6: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do vị trí A. tiếp giáp với Biển Đông. B. chịu tác động của gió mùa. C. chịu tác động của Tín phong. D. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang khí hậu, hãy cho biết trạm khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất? A. Nha Trang. B. Cà Mau. C. Đà Nẵng. D. Hà Nội Câu 8: Ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do Trang 1/4 - Mã đề 701
  2. A. lượng mưa lớn nhất nước B. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. diện mưa bão rộng, đê biển bao bọc. Câu 9: Vùng nào sau đây chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt? A. Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức. B. Thời tiết thất thường và khai thác quá mức. C. Khai thác quá mức và gia tăng dịch bệnh. D. Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường. Câu 11: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là A. miền Trung sớm hơn ở miền Bắc. B. chậm dần từ Bắc vào Nam. C. chậm dần từ Nam ra Bắc. D. miền Bắc muộn hơn miền Nam. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống Sông cho biết Sông nào sau đây có hướng chảy chủ yếu là vòng cung? A. Sông Cả. B. Sông Đà. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Gâm. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và Động vật cho biết rừng ôn đới núi cao phân bố ở vùng núi nào sâu đây? A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết bão xuất hiện với tần suất lớn nhất vào tháng nào sau đây? A. 10. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 15: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG TẠI HÀ HỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0 C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 TP. 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 HCM Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn Tp. Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình các tháng của TP. Hồ Chí Minh luôn trên 250 C. Nhiệt độ trung bình năm của Tp. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội. D. Biên độ nhiệt năm của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 16: Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là A. hướng đông - tây và hướng vòng cung. B. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung. C. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. D. hướng bắc - nam và hướng vòng cung. Câu 17: Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì A. nhiệt độ tăng dần từ phía đông sang phía tây. B. dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản gió mùa Đông Bắc. C. nhiệt độ giảm theo độ cao của địa hình. D. hướng nghiêng địa hình là tây bắc – đông nam. Trang 2/4 - Mã đề 701
  3. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống Sông cho biết nhận định nào sau đây không chính xác? A. Mùa lũ của sông Đà Rằng tập trung vào thu – đông. B. Mùa lũ của Sông Hồng tập trung vào mùa hạ. C. Tổng lưu lượng nước Sông Hồng lớn nhất nước ta. D. Chế độ nước Sông Cửu Long có tính phân mùa rõ rệt. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phu Luông. C. Kiều Liêu Ti. D. Rào Cỏ. Câu 20: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. có các cao nguyên ba dan, xếp tầng. B. có các khối núi cao và đồ sộ nhất nước ta. C. có 3 mạch núi hướng tây bắc – đông nam. D. núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về tài nguyên rừng của nước ta? A. Tổng diện tích rừng đang tăng lên. B. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. C. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái. D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và Động vật, trang các miền tự nhiên cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Pù Mát. B. Bến En. C. Tràm Chim. D. Ba Bể. Câu 23: Gió mùa mùa đông khi thổi đến nước ta có hướng A. tây nam. B. đông nam. C. tây bắc. D. đông bắc. Câu 24: Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là A. vùng nội thuỷ. B. vùng tiếp giáp lãnh hải. C. vùng lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 25: Cho bảng số liệu: Diện tích rừng ở nước ta qua các năm (Đơn vị: Triệu ha) Năm 2005 2010 2015 2020 Tổng số 12,7 13,4 14,1 14,7 Rừng tự nhiên 10,2 10,3 10,2 10,3 Rừng trồng 2,5 3,1 3,9 4,4 Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên về diện tích rừng của nước ta giai đoạn 2005 - 2020? A. Giai đoạn 2005 – 2010 trồng được ít rừng hơn giai đoạn 2015 – 2020. B. Diện tích rừng tự nhiên tăng chậm hơn diện tích rừng trồng. C. Giai đoạn 2005 – 2020 trung bình mỗi năm trồng được 0,33 triệu ha rừng. D. Giai đoạn 2005 – 2020 diện tích rừng trồng tăng 1,76 triệu ha. Câu 26: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do A. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới B. frông và dải hội tụ nhiệt đới. C. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. D. gió tây nam TBg và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 27: Sông ngòi ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì A. sông chảy trên đồng bằng thấp lại đổ ra biển qua nhiều cửa. B. phần lớn sông trong miền đều nhỏ, ngắn, độ dốc lớn. C. phần lớn sông trong miền đều nhận nước từ ngoài lãnh thổ. Trang 3/4 - Mã đề 701
  4. D. ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều. Câu 28: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi A. vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á. B. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. C. vị trí tiếp giáp với Biển Đông. D. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại Đất chính cho biết Đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở đâu? A. Tây Bắc. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ Câu 30: Cho bảng số liệu: Diện tích rừng nước ta, giai đoạn 1943 - 2018 Tổng diện tích rừng Trong đó Năm (triệu ha) Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14,3 14,3 0 1993 7,2 6,8 0,4 2005 12,7 10,2 2,5 2018 14,5 10,3 4,2 (Tài liệu cập nhật một số thông tin, số liệu trong sách giáo khoa Địa lí – NXB Giáo dục) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943-2018, dạng biểu đồ nào sau đây thể hiện được? A. Đường, miền. B. Miền,tròn. C. Đường, tròn. D. Cột, đường. ------ HẾT ------ Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam làm bài Trang 4/4 - Mã đề 701
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
93=>0